Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Như chúng ta đã biết, thế kỷ XXI là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Với sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội và công nghệ hóa. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi trường mầm non cần phải có đủ các điều kiện: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực và những điều kiện cần thiết khác.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của người cán bộ quản lý trong công tác tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tôi lựa chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non

TÓM TẮT SÁNG KIẾN Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Như chúng ta đã biết, thế kỷ XXI là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Với sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội và công nghệ hóa. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi trường mầm non cần phải có đủ các điều kiện: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực và những điều kiện cần thiết khác. Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của người cán bộ quản lý trong công tác tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tôi lựa chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến - Điều kiện áp dụng sáng kiến: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, Hội cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo thành phố. - Thời gian áp dụng sáng kiến : Năm học 2014 – 2015, năm học 2015 – 2016, 2016 - 2017. - Đối tượng áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non và các cháu học sinh 3. Nội dung sáng kiến Những biện pháp này giúp cho Hiệu trưởng trường mầm non làm tốt công tác tham mưu, tranh thủ sự quan tâm của các lãnh đạo cấp có thẩm quyền để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường, đáp ứng được mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong thời kỳ đổi mới, hướng tới xây dựng nhà trường có đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường mầm non chuẩn Quốc gia trong tương lai. - Tính mới, tính sáng tạo thể hiện: + Hiệu trưởng làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực cùng chăm lo cho giáo dục mầm non. Tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học - Khả năng áp dụng của sáng kiến: + Đề tài “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non” đã được áp dụng trong trường mầm non tôi đang công tác trong năm học 2014 – 2015 đến nay. + Cách thức áp dụng: Trong mỗi biện pháp tôi trình bày rất chi tiết, cụ thể, có tính thiết thực, đan xen giữa lý luận soi sáng thực tiễn. Thông qua việc áp dụng các biện pháp trên đã giúp cho cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường ngày càng khang trang, đầy đủ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. - Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Sáng kiến đã giúp cho Hiệu trưởng nắm chắc thực trạng cơ sở vật chất và sự cần thiết phải đổi mới cho phù hợp với cơ chế phát triển của xã hội, từ đó nỗ lực tham mưu và tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và toàn xã hội xây dựng nhà trường phát triển toàn diện. 4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả từ năm học 2014 – 2015 đến nay bằng những kết quả cụ thể và có khả năng áp dụng tại các trường mầm non trong toàn Thành phố. 5. Đề xuất khuyến nghị Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi áp dụng của đề tài trong phạm vi các trường mầm non trong Thành phố Hải Dương. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 1.1. Cơ sở lý luận Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục có một vị trí hết sức quan trọng đó là thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mục tiêu đó đã được khẳng định rõ trong Luật giáo dục năm 2005 đó là: “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc Tiểu học”. Chính vì lẽ đó mà sự nghiệp Giáo dục nói chung và Giáo dục Mầm non nói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Đặc biệt năm học 2015 – 2016, với nhiệm vụ phát triển giáo dục theo chương trình hành động số 53-CT/TU ngày 12/3/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, tập trung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non có năng lực, có tâm huyết với nghề, đặc biệt phải có cơ sở hạ tầng (lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng chức năng, phòng thực hành) được kiên cố hóa, các trang thiết bị (bàn ghế, giá kệ, máy chiếu, máy tính, đồ dùng phục vụ bán trú) đạt chuẩn đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non trong thời kỳ đổi mới. Với trách nhiệm lớn lao đó, hơn ai hết Hiệu trưởng nhà trường phải năng động, sáng tạo, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, lực lượng toàn xã hội cùng chăm lo cho thế hệ tương lai. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, cơ sở vật chất của các trường mầm non trong toàn thành phố nói chung đã được Đảng và Nhà nước quan tâm song vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn như: Một số đơn vị quy hoạch trường lớp chưa khoa học, còn thiếu phòng học, sân chơi, bãi tập, phòng học không đạt yêu cầu so với quy định, một số công trình đã xuống cấp song chưa được sửa chữa kịp thời, hệ thống đồ dùng, đồ chơi theo danh mục quy định còn thiếu, đồ chơi ngoài trời nghèo làn, đơn điệu... Trường mầm non tôi đang quản lý có 16 phòng học, phân đều về 03 điểm trường, trong đó có 01 điểm được xây từ năm 2011, có khuôn viên rộng rãi, các phòng học đủ diện tích, thoáng mát, công trình vệ sinh khép kín đúng tiêu chuẩn, còn 02 điểm được xây dựng từ năm 1980, một số phòng chỉ đạt được từ 30 – 35m2, hệ thống nhà vệ sinh riêng biệt và dùng chung trong toàn trường, các phòng chức năng chưa đủ theo quy định đồ dùng, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tuy được bổ sung hàng năm song chưa đủ theo yêu cầu từng lứa tuổi, mặc dù nhà trường đã khuyến khích giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo song giá trị sử dụng, tính thẩm mỹ còn hạn chế. Hệ thống đồ dùng, đồ chơi ngoài trời một số đã cũ. Với trách nhiệm là Hiệu trưởng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ mình phải làm gì, làm như thế nào để có một nhà trường với hệ thống trường lớp, trang thiết bị dạy học khang trang, hiện đại đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay, vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Một số biện pháp huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trong trường mầm non”. 2. Điều tra thực trạng Để tiến hành đề tài: “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non” tôi tiến hành khảo sát những nội dung sau đây: Bảng 1: Khảo sát tình hình cơ sở vật chất (từ năm học 2014 – 2015, 2015 – 2016) Năm học Tổng số phòng học Phòng học đúng quy cách Phòng học chưa đúng quy cách Số phòng chức năng còn thiếu 2014 - 2015 16 06 10 02 2015 - 2016 16 08 08 01 Năm học Tổng số bếp ăn Bếp ăn đúng quy cách Bếp ăn chưa đúng quy cách Bếp ăn còn thiếu 2014 - 2015 03 01 02 0 2015 - 2016 03 02 01 0 Bảng 2: Khảo sát kết quả về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học (đơn vị: đồng) Năm học Kinh phí đầu tư các nguồn (sửa chữa + mua sắm) Hỗ trợ tỉnh Thành phố Các đoàn thể và nguồn học phí, ngân sách Dân đóng góp 2014-2015 900.000.000 117.049.000 70.100.000 2015 - 2016 400.000.000 700.000.000 120.870.000 46.600.000 Qua kết quả khảo sát cho thấy: - Tổng số diện tích trong toàn trường là 1415m2, diện tích sân chơi là 600m2, tổng số phòng học tính đến tháng 9 năm 2016 là 16 phòng học, trong đó đúng quy cách là 08 phòng, số phòng chức năng còn thiếu là 01 phòng. - Một số phòng học chưa đúng quy cách, chưa đảm bảo diện tích theo quy chuẩn, một số phòng đã xuống cấp có hiện tượng bị bong tróc, rộp, vữa trần bong ra từng mảng, nhà vệ sinh còn dùng chung, tường bao quanh trường một số chỗ bị đổ, rạn nứt, bếp ăn bán trú chưa đủ diện tích, chưa đúng theo tiêu chuẩn bếp ăn một chiều, sân chơi, tập của trẻ chật hẹp, phòng chức năng còn thiếu so với quy định, cổng trường cũ nát, tường bao đổ siêu vẹo, không đảm bảo về an ninh và an toàn cho trẻ ... đồ dùng, trang thiết bị dạy học còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu theo từng độ tuổi. Mặc dù giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo song tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng chưa cao. - Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo về việc xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất của Hiệu trưởng đã rất cố gắng song hiệu quả chưa cao. - Nhà trường chưa huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của các tổ chức xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển nhà trường. - Tốc độ cải tạo cơ sở vật chất và mở rộng diện tích khuôn viên trường học còn chậm so với nhu cầu thực tế. - Công tác xã hội hóa giáo dục mức độ huy động còn thấp so với điều kiện kinh tế của phụ huynh học sinh. - Công tác tuyên truyền của cán bộ, giáo viên, nhân viên về các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và thu hút sự quan tâm của phụ huynh học sinh với cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế. Sau đây là một số hình ảnh minh họa thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường: Ảnh 1: Tường lớp học bị bong tróc, ẩm mốc, môi trường không an toàn Ảnh 2: Một số bức tường bị nứt, thấm giột mất an toàn Ảnh 3: Phòng học chật hẹp, không đảm bảo diện tích * Từ kết quả khảo sát thực trạng trên tôi tìm ra một số biện pháp nhằm khắc phục như sau: 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Công tác tự bồi dưỡng của Hiệu trưởng và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 3.1.1. Công tác tự bồi dưỡng của Hiệu trưởng Phẩm chất và năng lực là hai yếu tố rất cơ bản của người cán bộ quản lý và có tính chất quyết định sự phát triển của mỗi nhà trường, do vậy người Hiệu trưởng trước hết phải là chỗ dựa, là niềm tin, là gương sáng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huy_dong_nguon_von_de.doc