Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằn nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với văn học

I/ Đặt vấn đề:

 a) Thực trạng:

 Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bằng những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm, tiết tấu Qua lời ca trong sáng, những giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, trẻ thơ đã khám phá bao điều bí ẩn của thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.

 Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là một món ăn tinh thần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, an toàn, vui tươi. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính chất mạnh mẽ lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh của âm nhạc. Nhà sư phạm xukhomlinki đã khẳng định “Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo .”. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.

 

doc 26 trang Phúc Lộc 31/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằn nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằn nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằn nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với văn học
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON PHÙNG HƯNG
*****************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI 
NHẰN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC” 
 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ	 Người viết:Trần Thị Hà
 Chức vụ: Giáo viên
NĂM HỌC 2014- 2015
MỤC LỤC
 A. MỞ ĐẦU	trang 3
I. Đặt vấn đềtrang 3
II. Phương pháp tiến hành.trang 4
1. Cơ sở lý luậntrang 4
2. Cở sở thực tiễn.trang 7
3. Các biện pháp tiến hành.trang 8
4. Thời gian tạo ra giải pháp..trang 8
 B. NỘI DUNG	trang 8
I. Mục tiêu 	trang 8
II. Phương pháp tiến hành.trang 12
1. Mô tả giải pháp của đề tài..trang 12
2. Những kết quả đạt được khi thực hiện các giải pháp nâng cao 
chất lượng hoạt động âm nhạc .....trang 21
3. Phạm vi áp dụng.trang 22
4. Hiệu quả..trang 22
5. Kết quả thực hiện...trang 23
 C. NỘI DUNG	trang 23
I. Nhận định chung.trang 23
II. Những điều kiện áp dụng..trang 25
III. Triển vọng vận dụng và phát triển.trang 25
IV. Những kiến nghị của bản thântrang 25
 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....trang 26
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo phát triển ngôn ngữ”
A. MỞ ĐẦU
I/ Đặt vấn đề:
 a) Thực trạng:
 Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bằng những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm, tiết tấuQua lời ca trong sáng, những giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, trẻ thơ đã khám phá bao điều bí ẩn của thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
 Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là một món ăn tinh thần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, an toàn, vui tươi. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính chất mạnh mẽ lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh của âm nhạc. Nhà sư phạm xukhomlinki đã khẳng định “Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo.”. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
 Vì vậy khi nói đến tuổi này, người ta thường đề cập đến màu sắc và âm thanh. Thật là một thiếu sót lớn nếu các em không được sống trong môi trường âm nhạc. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động, tạo điều kiện phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Xuất phát từ đặc điểm đó ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu để đổi mới hình thức giáo dục theo từng chủ điểm và theo hướng tích hợp các nội dung, nhằm giúp cho trẻ tiếp thu những kiến thức âm nhạc cũng như kiến thức các môn học khác một cách nhẹ nhàng mà lôgic, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang tính chất gò ép, áp đặt đảm bảo cho trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. 
b) Ý nghĩa của giải pháp mới
Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nữa...Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi này, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. 
 Giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc ban đầu, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ cảm nhận các tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
c) Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề bài viết vào lứa tuổi 24 – 36 tháng Trường Mầm non Phùng Hưng
II/ Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhằm giúp trẻ được nhận thức và hình thành nhân cách và cũng là nền tảng ban đầu cho trẻ bước vào trường tiểu học. Ngành học mầm non đã triển khai và thực hiện theo chương trình mầm non mới về nội dung và phương pháp tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ.
 Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm, là phương tiện để thể hiện những cảm xúc tinh tế của con người.
	Âm nhạc là tinh hoa, là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều của cuộc sống được diễn đạt trong âm nhạc một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, làm nảy sinh trong lòng người nghe vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc mình và còn ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
	 Âm nhạc giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp ngay từ thưở lọt lòng trẻ đã được nghe tiếng hát ru của mẹ, tuy nhiên trẻ chưa hiểu về nội dung câu hát nhưng lại dễ tiếp nhận nhạc điệu, vần điệu của nó. Những lời hay, ý đẹp của âm nhạc giúp trẻ biết cái hay, cái đẹp và vươn tới cái đẹp trong cuộc sống.
	Âm nhạc làm giàu thế giới cảm xúc của trẻ. Âm nhạc được thể hiện sắc thái cung bật khác nhau. Khi lời ca cất lên thật vui, thật sảng khoái, những sắc thái xúc cảm đã khơi dậy ở trẻ tình cảm sâu đậm về con người. Hun đúc ở trẻ những tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động khi tiếp xúc với con người và cảnh vật xung quanh, bồi bổ lòng nhân ái, lòng yêu quê hương, gia đình trong tâm hồn trẻ.
	Âm nhạc phát triển trí tưởng tượng của trẻ, sự phản ánh hiện thực của âm nhạc giúp cho trẻ phát triển mãnh liệt trí tưởng tượng. hơn nữa nghệ thuật nhân cách hóa trong âm nhạc là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương với trí tưởng tượng và đó chính là đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ. Sự vật xung quanh con mắt trẻ bao giờ cũng có hồn, bay bổng đến kỳ diệu. Bằng sức tưởng tượng âm nhạc giúp trẻ có có một tâm hồn giàu mơ ước, sớm hình thành những tiền đề của hoạt động sáng tạo, hình dung ra những cái đẹp sẽ có và mong muốn làm nên những điều tốt lành.
	Âm nhạc còn giúp trẻ khám phá bằng điều mới lạ trong thế giới xung quanh: Những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, hình thành thái độ thân thiện giữa con người với thiên nhiên đều là những nội dung phương pháp bồi bổ trong đời sống tinh thần của trẻ, nghe hát và được hát giúp trẻ khám phá những cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống con người, giúp trẻ có cách nghĩ, cách nhìn và cách cảm nhận hồn nhiên trong sáng đối với thế giới xung quanh, nhạy cảm trước cảnh đẹp, do đó dễ tiếp nhận điều hay, lẽ phải. Khi trẻ vận động bằng ngón tay hay di chuyển cơ thể theo tiếng nhạc nhiều người cho rằng đó là cử chỉ vô nghĩa của trẻ. Ngày nay nhiều công trình khoa học chứng minh những cử chỉ đó có ý nghĩa lớn đối với những hoạt động của trẻ Mầm Non.
 Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào trường mầm non được giao lưu, tiếp xúc với bạn bè, được học và được chơi thì trẻ sẽ cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này: Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. 
 V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: Lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em là một trong những lĩnh vực tri thức, từ đó hình thành nên lí luận chung về nhận thức và phép biện chứng. Qua sự phát triển của trẻ em, có thể rút ra quy luật phát triển nói chung và đồng thời người ta nhận thấy đây là giai đoạn phát cảm của trẻ
 Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgic, có hiệu quả.
 	 Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là :
Phương pháp trực quan thính giác: là phương pháp đặc thù của giáo dục âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ.
Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn...) hướng đến ý thức của trẻ. Đối với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
Phương pháp thực hành nghệ thuật: Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên là kết quả của giáo dục âm nhạc. Sự phát triển trí tuệ, năng khiếu của trẻ được bắt nguồn từ hát múa và các cuộc thử nghiệm khác. Những buổi thực hành làm cho trẻ nâng cao trình độ âm nhạc và phát triển trí não
Trong quá trình giáo dục âm nhạc, các phương pháp trực quan thính giác, dùng lời và thực hành nghệ thuật quan hệ mật thiết với nhau. Sự kết hợp các phương pháp phụ thuộc vào nhiệm vụ giáo dục cụ thể, nội dung, mức độ khó dễ của tác phẩm âm nhạc và lứa tuổi của trẻ
VD: Tổ chức cho trẻ được biễu diễn văn nghệ vào cuối tuần hoặc cuối chủ điểm là cho trẻ được thực hành, được trải nghiệm, được tự do thoả mái hoạt động giáo dục âm nhạc. Đây cũng là thời điểm để giúp trẻ rèn luyện

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre.doc