Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh

Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ khi bước và năm học đầu tiên, tạm rời xa gia đình (những người thân bên trẻ) để đến với vòng tay cô giáo, với các bạn cùng lứa tuổi vời đầy bỡ ngỡ. Trẻ chủ yếu quấy khóc và rất cần tình thương, sự vỗ về của cô giáo. Các cô cũng rất vất vả trong giai đoạn đầu trẻ đến lớp, nhất là tạo lòng tin cho phụ huynh cũng như khích lệ trẻ để trẻ thích đến lớp. Trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng còn non nớt vụng về cần được chăm sóc kĩ lưỡng về mọi mặt cả tinh thần lẫn thể chất, nhất là trẻ đang trong giai đoạn bi bô tập nói. HĐH NBTN giúp trẻ hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo các hiện tượng sự vật ở thế giới xung quanh từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện : Đức, trí, thể, mỹ và nhất là phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

 Và thông qua HĐH NBTN trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ.Trẻ sẽ phát âm chuẩn các vốn từ về các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ.Trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy, tưởng tượng mà hàng ngày các cô giáo vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc cho ở lớp, qua mảng chủ điểm, qua các giờ học và qua cả các tranh ảnh mà trẻ được tiếp xúc với những sự vật hiện tượng đó.

 Bên cạnh đó qua quá trình thực nghiệm này sẽ giúp cho cha mẹ trẻ hiểu được rằng trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng cũng cần phải được học tập bồi dưỡng tích lũy vốn từ và làm quen với các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh ngay từ khi còn nhỏ.

 Với những lý do trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy để giúp trẻ 24-36 tháng học tốt HĐH NBTN, để trẻ có được vốn từ phong phú, ngôn ngữ mạch lạc, khả năng tư duy về sự vật hiện tượng thế giới xung quanh một cách hiệu quả nhất thì phải có sự kết hợp chặt chẽ từ cả hai phía Gia đình và Nhà trường.

2.Thực trạng

 Trường mầm non của tôi được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, số cháu ra lớp đông, được phụ huynh đánh giá cao về chất lượng chăm sóc giáo dục.Trong năm học 2015 – 2016 tiếp tục thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới với 17 lớp mẫu giáo và 3 lớp nhà trẻ 24-36 tháng . Tôi được phân công phụ trách một lớp Nhà trẻ với số trẻ là 40 cháu cùng 03 giáo viên khác. Qua thực tế lớp tôi gặp phải một số thuận lợi và khó khăn như sau:

 a.Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiên để giáo viên thực hiện chương trình tốt nhất, được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, dự kiến tập tại trường, trường bạn

- Lớp có phòng rộng, thoáng mát sạch sẽ, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, có phương tiện hiện đại phục vụ cho việc dạy và học như đàn, tivi, máy vi tính,máy chiếu

 

doc 29 trang daohong 08/10/2022 19523
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh
i bạn nhỏ” và đàm thoại với trẻ:
	+ Các con vừa xem gì?
	+ Con thấy bạn gà và bạn vịt trong đoạn băng đang làm gì?
	+ Điều gì xảy ra bạn gà bị cáo đuổi bắt?
 => GD trẻ biết quam tâm, giúp đỡ người khác khi gặp khố khăn
- Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ:
	+ Ở nhà các con biết làm những công việc gì để giúp đỡ bố mẹ?
	+ Để bố mẹ vui lòng thì con thường làm gì?
	+ Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen?
Ngoài ra tôi còn thiết kế các bài tập có nội dung có các hành vi đúng-sai. Sau đó tổ chức cho từng nhóm chơi. Đặc biệt tôi luôn bao quát trẻ và tận dụng các tình huống thực tế, cụ thể hàng ngày để giáo dục trẻ như: khi trẻ chơi đồ chơi cùng bạn, giúp cô chia thìa úp cốc, gấp quần áo,gấp chiếu,cất gối,chăn cùng cô.... Qua quá trình trẻ làm tôi quan sát kết quả, mức độ hoàn thành công việc của trẻ.
 	Từ những ghi chép được và qua quan sát tôi thấy đa số trẻ có lối sống ích kỉ không biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi đã làm bảng khảo sát sau:
Bảng khảo sát đầu năm:
 Số trẻ
 Nội dung
Khi chơi với bạn
Công việc
Tình cảm
40
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
10
30
15
25
12
28
Tỉ lệ %
25%
75%
37,5%
62,5%
30%
70%
	Qua bảng khảo sát tôi thấy trên 70% số trẻ hay tranh giành đồ chơi của nhau, trẻ không biết chia sẻ đồ chơi, nhường nhịn, giúp đỡ bạn trong lúc chơi. Số trẻ biết hoàn thành công việc cô giao và tình cảm của trẻ với mọi người xung quanh còn quá thấp.
 Là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn làm thế nào để trẻ lớp mình đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội trong chương trình của Bộ giáo dục đề ra. Bên cạnh đó tôi mong muốn trẻ lớp tôi phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và thẩm mỹ để sau này trở thành con người có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Như vậy, việc giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc biết yêu thương và chia sẻ là điều không thể thiếu được trong quá trình giáo dục trẻ phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ mầm non.
2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện để thu hút trẻ biết quan tâm và yêu thương mọi người
Môi trường lớp học gần gũi và thẩm mỹ sẽ gây hứng thú cho và bản thân đứa trẻ. Qua đó giáo viên góp một phần không nhỏ vào quá trình hình thành và nâng cao mối quan hệ gần gũi, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch trang trí sắp xếp tạo môi trường các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng- đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ, để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn
Bên cạnh đó chúng tôi cũng chú trọng xây dựng đặc biệt góc . Trẻ được đóng vai những người trong gia đình, qua đó trẻ học được cách giao tiếp ứng xử của từng thành viên trong gia đình với nhau. Chia sẻ với nhau những công việc trong khi chơi. Trong đó tôi còn xây dựng góc “ Mình cùng bế em” treo những bức ảnh gia đình của mình , ảnh bạn nhỏ bế em. Khi trẻ nhìn ngắm những bức ảnh gia đình của mình trẻ có thể biết cách bế em giúp bố mẹ, người thân, biết chăm sóc cho em .Sau khi chơi ở góc này tôi thấy rằng trẻ đã có sự thay đổi rõ rệt trong tính cách. Khi chơi ở các góc khác trẻ đã biết chia đồ chơi với các bạn. Trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ.
 Hình ảnh: Trẻ đang bế em, cho em ăn
 Khi trẻ chơi ở góc kể chuyện, trẻ được hòa mình vào những tranh chuyện cổ tích và được thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo ra những câu chuyện của riêng mình. Trẻ cùng nhau trò chuyện, kể cho nhau nghe và thêm vào đó là những chú rối tay, rối que được các cô tạo ra giúp trẻ hào hứng hơn trong các giờ chơi, trẻ vui vẻ yêu quí các cô và các bạn hơn nhờ thế mà trẻ sẽ hào hứng, phấn khởi mỗi khi đến lớp. Trong lớp có nhiều góc chơi mở với nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo do các cô làm ra để trẻ chơi trong các giờ hoạt động góc, hoạt động chiều. 
  Mỗi ngày đến trường các bạn nhỏ của lớp nhà trẻ D1 như được bước vào 1 thế giới thu nhỏ. Trong thế giới ấy, các bé được sống trong 1 gia đình thu nhỏ, được làm người lớn để giúp mẹ chăm em, bế em. Các bé còn được trở thành những bác sĩ, trở thành ca sĩ, những siêu đầu bếp tí hon, hay những nhà bác học thông thái. Với những góc chơi , nội dung chơi phù hợp với khả năng của trẻ như xâu vòng, xâu hạt, chơi với đồ vật, Không chỉ vậy, các bé còn được gần gũi với thiên nhiên qua hoạt động chăm sóc cây, những bàn tay nhỏ xíu nhưng lại vô cùng khéo léo khi tưới cây và chăm sóc cây non. Qua các góc chơi, trẻ học bằng chơi, chơi mà học. Các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cơ bản từ đó cũng được hình thành trong quá trình trẻ chơi và trải nghiệm vai chơi.
Với các đồ dùng tự tạo hết sức xinh xắn và khéo léo được các cô giáo của lớp D1 tỉ mỉ thực hiện, các bé trở nên hào hứng hơn trong mỗi hoạt động trải nghiệm vai chơi của mình. 
 Thông qua các góc chơi trẻ dường như lớn hơn, biết làm nhiều việc hơn có thể làm những việc tự phục vụ bản thân, và trong khi chơi các con được rèn kỹ năng chơi đoàn kết với các bạn, không tranh giành đồ chơi của nhau, chơi xong phải cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. Ngày ngày được học và chơi trong môi trường lớp học với các bạn và các cô với tình yêu thương các cô dành cho các con và tình bạn của các con dần lớn lên, Tôi cảm thấy các con lớn dần lên có những suy nghĩ và hành động tích cực hơn.
Hình ảnh: Trẻ đang kể chuyện bằng rối que
	Hình ảnh: Trẻ đang chơi góc hoạt động với đồ vật
Hình ảnh: Trẻ đang chơi góc hình và màu
 Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động góc 
 Các nhà giáo dục học cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy trẻ thành người biết yêu thương và chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương sáng để các bé noi theo và học tập “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Chính vì vậy, hàng ngày đến lớp giáo viên luôn thể hiện thái độ yêu thương, ân cần, gần gũi với trẻ. Trẻ mới đi học xa bố mẹ, đến lớp một môi trường mới, cô mới, bạn mới tất cả đều lạ lẫm với trẻ nên trẻ sẽ có cảm giác lo sợ và quấy khóc vì vậy khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ vỗ về dỗ dành trẻ, cho trẻ chơi các đồ chơi trẻ thích để trẻ nín và không khóc nữa. Trẻ em rất nhanh quen nên nếu nhận được sự vỗ về yêu thương từ các cô và các bạn sẽ sẽ yên tâm không khóc và sẽ nhanh chóng quen với môi trường mới sẽ cảm thấy yêu các cô, yêu các bạn và thích đến trường , đến lớp mỗi ngày.
 Bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng trẻ như: Các con đi học phải ngoan,các cô và các bạn rất yêu các con. Các con phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều bố mẹ đón sớm con nhé! 
Hình ảnh: Cô đang dỗ dành bé đi học không khóc
	Hình ảnh: Cô đang dỗ dành bé đi học không khóc
 Tôi cũng trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ trong ngày để thể hiện tình cảm của mình theo hướng tích cực. Mẹ trò chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻ dễ gần gũi với cô.
	Để dạy trẻ biết quan tâm , giúp đỡ chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu yêu thương và chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình từ đó trẻ sẽ biết yêu thương, nhường nhịn, chia sẻ với bạn trong khi chơi.
Hình ảnh: Trẻ chơi đồ chơi với bạn 
3.Biện pháp 3: Giáo dục trẻ biết yêu thương và quan tâm trên hoạt động học
Thời gian cho mỗi hoạt động học của trẻ nhà trẻ là từ 15- 20phút nên nội dung tích hợp trong mỗi bài giảng còn hạn chế, chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn thể hiện tình cảm ở trẻ. Vì vậy tôi đã thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết quan tâm và yêu thương với mọi người.
Giáo án: Nhận biết tập nói
Đề tài: Gia đình của bé
Lứa tuổi: Nhà trẻ 24- 36 tháng
Thời gian : 15- 20 phút
* Mục đích- yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui. 
- Trẻ biết tên các thành viên trong gia đình
- Trẻ biết yêu mến những người thân trong gia đình
 * Chuẩn bị: - Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh sinh động.
 - Tranh gia đình của bé
 * Tiến hành:
- Hoạt động 1: Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi hát bài : “ Cả nhà thương nhau ”. Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát.
- Hoạt động 2: Cô giới thiệu bức tranh gia đình
+ Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?Bạn nào cho cô biết trong tranh có những ai?( Ông, bà, bố,mẹ). Các con ạ! cô và các con đều có gia đình, trong gia đình thì có ông bà bố, mẹ và con cái
- Thảo luận: Trẻ kể về gia đình mình
+ Bạn nào xung phong lên kể về gia đình mình? Bố con tên gì? làm nghề gì?Mẹ con tên gì? Mẹ con làm gì? ( Cô khuyến khích trẻ tự kể)
+ Bạn nào cũng có gia đình. Vì vậy chúng mình phải luôn nghe lời bố mẹ, giúp đỡ ông bà
Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ tô màu bức tranh gia đình sau đó cho trẻ trung bày sản phẩm và nói lên thông điệp của bức tranh gia đình mình.
Giáo án: Dạy trẻ biết chia sẻ yêu thương.
Đề tài: : Bản thân và gia đình thân yêu
Lứa tuổi: Nhà trẻ 24- 36 tháng
Thời gian : 15- 20 phút
* Mục đích- yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui. - Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạn.
 * Chuẩn bị: - Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh sinh động. - Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớp.
 * Tiến hành:
- Hoạt động 1: Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : “Tìm bạn thân”. Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè.
- Hoạt động 2: Tưởng tượng Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.”
- Thảo luận 
+ Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng: - Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào?
 Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạn. Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi (cùng loại do trẻ chọn). Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơi bạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắng 
Chia sẻ: Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi?
 - Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào?
- Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm những người bạn chơi thân thiết. Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mới .
Qua mỗi lần học trên lớp tôi thấy trẻ không chỉ biết yêu thương mọi người trong gia đình mà trẻ còn biết chia sẻ nhường nhịn bạn hơn trong khi chơi. Hơn thế nữa trẻ còn biết lắng nghe, tập trung hơn khi cô đang nói
Hình ảnh: Trẻ lắng nghe cô nói
Không chỉ qua hoạt động học trên lớp mà tôi còn dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. Ngoài dạy trẻ phải biết yêu thương quan tâm mà tôi còn dạy trẻ cùng bạn biết yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường xung quang mình thông qua giờ hoạt động ngoài trời như trẻ biết giúp cô nhặt rác bỏ vào thùng, chăm sóc cây xanh giúp khung cảnh vườn trường được xanh, sạch đẹp hơn...
Hình ảnh: Trẻ đang chăm sóc cây
 Qua mỗi hoạt động tôi dường như thấy trẻ của mình lớn hơn, tự tin hơn.Trẻ biết quan tâm yêu thương không chỉ với bạn bè và mọi người xung quanh mình mà trẻ còn biết yêu thiên nhiên biết cùng bạn bảo vệ môi trường xung quanh mình.
4.Biện pháp 4: Dạy trẻ biết quan tâm và chia sẻ thông qua trò chơi tập thể:
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt thộng vui chơi.Trẻ học thông qua chơi, chơi thông qua học. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Trong kho tàng truyền thống Việt Nam có rất nhiều hình thức trò chơi khác nhau. Trong đó, trò chơi mang tính tập thể chiếm một vị trí quan trọng đối với trẻ nhỏ.Ý thức và tinh thần tập thể giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Tất cả những điều này tác động tích cực lên trẻ, làm trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, đến lớp, muốn giao tiếp với bạn, với cô.
 Ví dụ một số trò chơi:
* Trò chơi 1: “Hành động yêu thương”
- Mục đích: 
+ Tạo sự thân thiết, rèn khả năng phản ứng nhanh, giao tiếp bằng của chỉ động tác tạo cảm giác gần gũi giữa trẻ với nhau.
+ Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình cho bạn biết bằng các cử chỉ, hành động đơn giản như cầm tay, nắm tay, khoác vai, ôm bạn
- Chuẩn bị: Phòng rộng, sạch sẽ, thoáng mát.
- Tiến hành: Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát : “ Nắm tay thân thiết”
 Khi cô có hiệu lệnh “ Tìm bạn thân” thì trẻ lập tức nhanh chóng chạy ra tìm một người bạn rồi ôm, nắm tay bạn, hoặc ngồi cạnh nhau và dùng những hành động yêu thương.
Hình ảnh: Các bé lớp D1 chơi trò chơi “ Hành động yêu thương”
* Trò chơi 2: “Tình bạn thân thiết”
- Mục đích: 
+ Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng của chỉ, động tác, tạo cảm giác gần giũ thân thiện với nhau.
+ Trẻ biết thể hiện tình cảm, yêu thương bạn bè qua các hành động
- Chuẩn bị: Phòng rộng, sạch sẽ thoáng mát, đĩa nhạc nhẹ không lời.
- Tiến hành: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn. Khi cô mở nhạc lên trẻ khoác vai nhau đung đưa theo tiếng nhạc nhẹ nhàng
Hình ảnh: Các bé lớp D1 chơi trò chơi “ Tình bạn thân thiết”
* Trò chơi 3: “ Sinh nhật vui vẻ”
- Mục đích: Luyện cho trẻ hành vi giao tiếp ứng xử. Trẻ biết chia sẻ niềm vui với bạn bè.
- Chuẩn bị: bánh kẹo sinh nhật, nhạc chức nừng sinh nhật...
- Tiến hành: Cô tổ chức sinh nhất. Trẻ sinh nhật tự giới thiệu và nói nên cảm xúc của mình. Các trẻ khác hát tặng sinh nhật và dành những lời chúc 
Hình ảnh: Các bạn lớp D1 chúc mừng sinh nhật bạn 
5.Biện pháp 5: Sưu tầm bài thơ, truyện có nội dung dạy trẻ biết quan tâm giúp đỡ mọi người
Lứa tuổi mầm non là tuổi đang "học ăn học nói", vì vậy chương trình mầm non đã dành một tỷ lệ thời gian tương đối nhiều để dạy thơ ca và kể chuyện cho trẻ nhằm làm cho ngôn ngữ của trẻ em phát triển một cách trong sáng và tốt đẹp, thông qua thơ ca và kể chuyện chọn lọc và phù hợp lứa tuổi mầm non, trẻ sẽ được tiếp xúc với những lời hay, ý đẹp, được giáo dục về mặt tình cảm, đạo đức xã hội, đồng thời khơi dậy mặt năng khiếu thẩm mỹ. Hiểu được điều đó tôi và cô giáo trong lớp đã sưu tầm thêm các bài thơ, truyện để trẻ có cơ hội được chia sẻ với những người xung quanh.
Thông qua các bài thơ, câu truyện hay phù hợp với tâm sinh lý trẻ làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và thích đi học. Vì thế tôi sưu tầm các trò chơi, bài thơ có nội dung dễ hiểu, gần gũi, quen thuộc giúp trẻ dễ tiếp thu về vấn đề giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ đến những người xung quanh. 
Những bài thơ sưu tầm:
- Thơ: Bạn mới
Giáo dục trẻ: Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết giúp đỡ , quan tâm đến bạn bè xung quanh
- Thơ: Yêu mẹ
Giáo dục trẻ: Biết yêu mẹ của mình và những người thân trong gia đình
Những câu truyện sư tầm: 
- Truyện: Đôi bạn tốt
Giáo dục trẻ: Thông qua câu chuyện “Đôi bạn tốt”, giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ và nhường nhịn bạn
- Truyện: Gà vịt giúp nhau
Giáo dục trẻ: Thông qua câu chuyện “Gà vịt giúp nhau”, giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ những người gần gũi, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
6. Biện pháp 6: Dạy trẻ biết chia sẻ thông qua ngày hội, ngày lễ:
 Lễ hội là một sự kiện mang tính xã hội, là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Không khí tưng bừng phấn khởi trước ngày lễ hội bao trùm lên tất cả mọi người. Không khí ấy làm mọi người trở nên cởi mở gần nhau hơn.Và hàng năm ở các trường Mầm Non trẻ được tham gia kỉ niệm nhiều ngày Lễ hội với các hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
Trẻ em, những thành viên nhỏ tuổi của xã hội, hơn ai hết là những người náo nức chờ mong các ngày lễ hội. Được tham dự vào những buổi lễ hội tưng bừng cùng quang cảnh được tô điểm bởi cờ, hoa , quần áo đẹp, tiếng nhạc rộn ràng... là những gì trẻ trông chờ vào những ngày này. Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ có nội dung theo chủ đề mang tính giáo dục của ngày Hội, ngày Lễ có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình yêu Quê hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc.
Việc tổ chức Lễ hội được coi là một phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ Mầm Non .Vì khi tham gia vào các hoạt động kỷ niệm đem lại cho trẻ những niềm vui chung, giúp trẻ trở nên cởi mở hơn, gần gũi nhau hơn, có những hành vi lịch sự hơn,biết quan tâm , biết yêu thương với nhau hơn. Ấn tượng do những ngày Lễ hội đem lại cho trẻ thật là sâu sắc, tất cả những điều đó góp phần giáo dục xu hướng xã hội cho trẻ. Song song đó những tranh ảnh trang trí, cùng những bài hát điệu múa, những bài thơ, những lá thiệp....trong các ngày Lễ hội đó đem lại cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ sâu sắc và là điều kiện bồi dưỡng năng lực cho trẻ.Từ những cảm xúc đó góp phần thức đẩy trẻ thật sự tham gia vào lễ hội bằng chính khả năng của mình.
Tuy nhiên, để Lễ hội thật sự dành cho trẻ Mầm Non thì thực tế cần phải có sự tham gia tích cực của mỗi bản thân đứa trẻ. Muốn vậy cần phải phát huy hết sự sáng tạo và tính tích cực của trẻ.Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3 và đặc biệt hướng ứng ngày hạnh phúc 20/3. Với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Ví dụ: Ngày 8/3- ngày quốc tế phụ nữ
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ.
Hình ảnh:Các bé lớp D1 đang trang trí thiếp tặng bà, tặng mẹ ngày 8/3
Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như: Tổ chức ngày Tết Trung thu, ngày khai giảng, Noel, hay bé được tổ chức buffee tại lớp các bé cũng rất hào hứng.. mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ người thân và bạn bè. 
Hình ảnh: Bé tập làm bánh trung thu
Hình ảnh: Bé vui đón trung thu bên mâm cỗ
 Hình ảnh: Bé với buffee 
 Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè. Những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm.
Hình ảnh : Các bé cùng vui noel
7.Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh
Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng mầm non mớidù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lý trẻ dễ nhớ mau quên, để hình thành ý thức, kĩ năng cho trẻ cần tạo cho trẻ nề nếp, thói quen mọi lúc, mọi nơi. Ngoài việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, về nhà phụ huynh phối hợp chặt chẽ với giáo viên để hình thành cho trẻ nề nếp thói 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_24_36_thang_b.doc