Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng quỹ khuyến học ở trường THPT Giao Thủy
I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
Hiếu học, khuyến học, khuyến tài là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Hoàng đế anh hùng - Quang Trung trong Chiếu lập học đã viết: “Xây dựng đất nước lấy dạy và học làm đầu, cai trị đất nước lấy việc dùng nhân tài làm cấp thiết”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh:" Vì lợi ích trăm năm phải trồng người", Người cho rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” vì vậy, Người đã quên đi cuộc đời riêng của mình để thỏa ước mong: “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc và ai cũng được học hành”. Kế tục và phát huy tư tưởng vĩ đại của Người, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng quyết định của nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển. Trong bối cảnh đó, Hội Khyến học Việt Nam đã ra đời với mục tiêu: "Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập". Dưới sự chỉ đạo của Trung ương hội, phong trào Khuyến học đã phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng quỹ khuyến học ở trường THPT Giao Thủy

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1/Tên sáng kiến: MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUỸ KHUYẾN HỌC Ở TRƯỜNG THPT GIAO THỦY. 2/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường THPT Giao Thuỷ. 3/ Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05/09/2013 đến ngày 31/05/2015. 4/ Tác giả: Họ và tên: Vũ Văn Hưng. Năm sinh: 1966. Nơi thường trú: TT. Ngô Đồng - Giao Thuỷ - Nam Định. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ quản lí. Chức vụ công tác: Hiệu trưởng. Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thuỷ. Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Giao Thuỷ. Điện thoại: 0912812033. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 70%. 5/ Đồng tác giả: Họ và tên: Vũ Văn Thảo. Năm sinh: 1980. Nơi thường trú: Bình Hoà - Giao Thuỷ - Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cử nhân lịch sử. Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn. Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thuỷ. Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Giao Thuỷ. Điện thoại: 0977271775. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%. 6/ Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Giao Thuỷ. Địa chỉ liên hệ: khu 4B - TT Ngô Đồng - Giao Thuỷ - Nam Định. Điện thoại: 03503 895 126. I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN: Hiếu học, khuyến học, khuyến tài là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Hoàng đế anh hùng - Quang Trung trong Chiếu lập học đã viết: “Xây dựng đất nước lấy dạy và học làm đầu, cai trị đất nước lấy việc dùng nhân tài làm cấp thiết”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh:" Vì lợi ích trăm năm phải trồng người", Người cho rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” vì vậy, Người đã quên đi cuộc đời riêng của mình để thỏa ước mong: “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc và ai cũng được học hành”. Kế tục và phát huy tư tưởng vĩ đại của Người, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng quyết định của nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển. Trong bối cảnh đó, Hội Khyến học Việt Nam đã ra đời với mục tiêu: "Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập". Dưới sự chỉ đạo của Trung ương hội, phong trào Khuyến học đã phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước. Nam Định là vùng đất có truyền thống hiếu học và học giỏi. Đó là niềm tự hào lớn, là mạch nguồn nuôi dưỡng tinh thần hiếu học của các thế hệ người Nam Định hiện nay. Người Nam Định trọng hiền tài và hết mực tôn vinh hiền tài. Đây là nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân đất Thành Nam. Vì vậy trên phạm vi toàn tỉnh phong trào Khuyến học, khuyến tài phát triển rầm rộ, các chi hội khuyến học được thành lập từ cấp tỉnh, huyện, xã, đến tận các thôn xóm, các dòng họ, các nhà trường. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Khuyến học đã trở thành một trong những động lực nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo của tình nhà. Trường THPT Giao Thủy là ngôi trường đã làm thổn thức trái tim của nhân dân huyện nhà và vùng lân cận bởi chiều sâu của lịch sử, chiều dầy của những thành tích và môi trường giáo dục trong lành. Trong nhiều năm qua, trường đã huy động mọi nguồn lực để động viên, khuyến khích phong trào dạy tốt và học tốt như: khen thưởng các thầy, cô giáo, các tập thể và cá nhân học sinh lập thành tích xuất sắc. Tuy nhiên là một trường nằm ở vùng nông thôn, đa số các gia đình học sinh sống bằng nghề nông có nguồn thu nhập thấp nên rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã phải bỏ học hoặc đứng trước nguy cơ bỏ học. Với tinh thần tôn trọng tài năng, đạo nghĩa thầy trò và tấm lòng nhân ái bao la, nhiều giáo viên, học sinh trong trường đã tự nguyện giúp đỡ, tương trợ một số học sinh để các em có điều kiện tiếp tục vui tới trường. Nhà trường cũng đã miễn, giảm một phần kinh phí cho một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nghĩa cử cao đẹp đó đã trở thành động lực thúc đẩy nhiều học sinh vươn lên mạnh mẽ trở thành con ngoan, trò giỏi, là niềm tự hào, "niềm hi vọng vàng" thoát nghèo của cả gia đình. Xuất phát từ thực tế trên, từ năm học 2013-2014, trường THPT Giao Thủy đã thành lập quỹ Khuyến học. Ngay từ khi ra đời, quỹ đã nhận được sự ủng hộ thường xuyên của tập thể giáo viên, học sinh và phụ huynh trong toàn trường cũng như các tấm lòng nhân ái ngoài xã hội. Quỹ đã trở thành cầu nối các tấm lòng thiện nguyện với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện. Có thể nói sự ra đời và hoạt động đầy hiệu quả của quỹ Khuyến học là một trong những thành công và điểm nhấn tạo dấu ấn đẹp của nhà trường trong thời gian qua. Với những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ như trên, chúng tôi nhận thấy cần tiếp tục duy trì, phát triển, nâng tầm hoạt động của quỹ. Đây chính là điều kiện nảy sinh sáng kiến: "một số kinh nghiệm xây dựng quỹ Khuyến học ở trường THPT Giao Thủy". II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Trước khi quỹ Khuyến học của trường thành lập và đi vào họat động, nhà trường đã huy động nguồn kinh phí tữ quỹ Thi đua - khen thưởng, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh để khen thưởng các thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân học sinh lập thành tích xuất sắc trong công tác, học tập. Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đã được hỗ trợ từ nhà trường, giáo viên và học sinh ở một số tập thể lớp. a. Ưu điểm: - Nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tập thể và cá nhân học sinh xuất sắc được động viên kịp thời rất phấn khởi ra sức cống hiến cho phong trào thi đua của nhà trường. - Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ nên có thể tiếp tục cắp sách tới trường. b. Nhược điểm: - Nguồn kinh phí giành cho hoạt động trên đặc biệt là hoạt động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn quá ít. - Việc giúp đỡ các học sinh gặp khó khăn thường mang tính tự phát, không thường xuyên, số đối tượng được giúp đỡ còn quá khiêm tốn và số tiền được hỗ trợ cho các đối tượng đó cũng chưa nhiều. - Chưa tạo ra phong trào sâu rộng và thu hút được sự quan tâm của tập thể giáo viên, học sinh, phụ huynh trong toàn trường cũng như sự quan tâm của xã hội. Trong khi đó rất nhiều học sinh của nhà trường gặp khó khăn đang rất cần sự giúp đỡ kịp thời. Đó là lí do khiến lãnh đạo nhà trường phải trăn trở tìm ra các giải pháp mới có hiệu quả, tạo ra sự đột phá trong trong phong trào khuyến học của nhà trường. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. a. Vấn đề cần giải quyết: Huy động nguồn tài chính thường xuyên, phục vụ tốt cho phong trào Khuyến học của nhà trường. b. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: + Thành lập quỹ Khuyến học của nhà trường. + Đưa Khuyến học trở thành một trong những hoạt động chiến lược tiêu biểu, thu hút sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh trong toàn trường và các tấm lòng thiện nguyện ngoài xã hội. + Nâng việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở thành hoạt động thường xuyên, không ngừng mở rộng đối tượng được giúp đỡ, giá trị vật chất được hỗ trợ trong từng trường hợp tăng lên. c. Cách thức thực hiện và các bước tiến hành: Chúng tôi quan niệm hoạt động Khuyến học là tất cả các hoạt động có tác dụng thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hoạt động Khuyến học của trường THPT Giao Thủy trên thực tế được chia thành hai mảng chính: - Khen thưởng, động viên các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc trong năm học. - Hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là hoạt động mới được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả từ năm học 2013-2014 và là nội dung chính của sáng kiến. * Hoạt động khen thưởng: Đối với công tác khen thưởng, động viên các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc, nhà trường tiến hành theo các đợt: một năm học được chia thành bốn đợt( mỗi học kì gồm hai đợt). Đối tượng được khen thưởng là các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác và học tập, rèn luyện bao gồm: cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, các tập thể lớp, các học sinh xuất sắc có nhiều cống hiến cho phong trào thi đua của nhà trường như: + Các thầy, cô giáo đạt thành tích xuất sắc trong Hội thi giáo viên giỏi các cấp. + Các thầy, cô giáo là lãnh đội các đội tuyển học sinh giỏi đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi. + Các thầy, cô giáo trực tiếp tham gia hoặc phụ trách các cuộc thi trong năm học do các cấp phát động. + Các cán bộ, giáo viên ,nhân viên nhà trường được tặng thưởng các danh hiệu thi đua, khen thưởng của các cấp... + Các tập thể lớp dẫn đầu trong phong trào thi đua của các khối lớp + Các tập thể và cá nhân học sinh đạt giải khi tham gia các cuộc thi do các cấp phát động, các học sinh đạt điểm cao trong các kì thi do trường, sở tổ chức. Căn cứ để xét khen thưởng là Luật thi đua khen thưởng, Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Quy chế thi đua nội bộ, Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan. Quy trình bình xét được tiến hành rất dân chủ: + Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: Các tổ tiến hành bình xét, đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu của tổ hoặc của trường, sau đó Ban thi đua khen thưởng của nhà trường họp tiến hành bình xét công khai, công bằng, dân chủ và ra quyết định cuối cùng. + Đối với các tập thể lớp và cá nhân học sinh: Căn cứ vào thành tích của lớp và cá nhân học sinh trong việc thực hiện các phong trào thi đua mà Đoàn trường giới thiệu đề xuất lên Ban thi đua khen thưởng nhà trường bình xét, cân nhắc ra quyết định khen thưởng. Công tác khen thưởng động viên các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc ở trường THPT Giao Thủy được thực hiện thường xuyên và duy trì trong nhiều năm qua. Có thể nói mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí, song nhà trường đã cố gắng đến mức cao nhất để động viên phong trào. Một trong những biện pháp
File đính kèm:
mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_quy_khuyen_hoc_o_truong_thpt_gia.doc