Một số kinh nghiệm sử dụng công cụ tìm kiếm GOOGLE nhằm giúp giáo viên mầm non tra cứu tài liệu đạt hiệu quả

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Từ khóa là từ trong một câu, một đoạn, một văn bản, mang một ý nghĩa quan trọng hoặc có mục đích nhấn mạnh theo ý của người viết. Từ khóa (Keyword) được sử dụng rộng rãi như là một thuật ngữ internet chỉ việc xác định những từ ngữ chính thể hiện sản phẩm, dịch vụ, thông tin mà chủ website hướng đến cũng như người dùng internet hay dùng để tìm kiếm thông tin liên quan.

Trong quá trình tìm kiếm thông tin phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ tôi đã tìm ra cho mình những từ khóa rất hay được sử dụng đến và đáp ứng được các yêu cầu tìm kiếm của tôi, đó là: Các hình ảnh đẹp, phù hợp với lứa tuổi mầm non.

Sau đây là bảng các từ khóa tôi rất hay sử dụng:

3.1. Từ khóa “Handmade”

Với từ khóa này ta có thể tìm theo các chủ đề mà ta mong muốn. Chúng ta cũng có thể dùng công cụ Google Translate để hỗ trợ khi ta tìm kiếm.

Ví dụ: Ta muốn tìm những đồ thủ công liên quan đến hoa.

Bước 1: Sử dụng công cụ Google Translate để dịch từ “hoa handmade” hay “hoa làm bằng tay” sang tiếng anh.

Bước 2: Sao chép từ đã được dịch “handmade flowers” vào ô tìm kiếm của công cụ Image Search (tìm kiếm ảnh) của Google.

Sử dụng công cụ Google Translate hỗ trợ tìm kiếm hình ảnh

Sao chép từ đã được dịch “handmade flowers” vào ô tìm kiếm của công cụ Image Search (tìm kiếm ảnh) của Google.

Bước 3: Tìm hình ảnh mà mình ưng ý và tải về máy tính. (Tham khảo bước 5 phần 2.1)

Trong khi tìm kiếm bằng từ khóa “handmade” tôi hay dùng một số chủ đề sau khi

Handmade for kids - Những đồ thủ công làm bằng tay dành cho trẻ em

Handmade for circle - Những đồ thủ công được làm từ hình tròn

3.2. Từ khóa “vector”

Với từ khóa này ta cũng có thể tìm theo các chủ đề mà ta mong muốn và dùng công cụ Google Translate để hỗ trợ khi ta tìm kiếm.

Một số chủ đề thường dùng với từ khóa Vector

 

docx 32 trang daohong 10/10/2022 8642
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm sử dụng công cụ tìm kiếm GOOGLE nhằm giúp giáo viên mầm non tra cứu tài liệu đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kinh nghiệm sử dụng công cụ tìm kiếm GOOGLE nhằm giúp giáo viên mầm non tra cứu tài liệu đạt hiệu quả

Một số kinh nghiệm sử dụng công cụ tìm kiếm GOOGLE nhằm giúp giáo viên mầm non tra cứu tài liệu đạt hiệu quả
UBND QUËN HOµN KIÕM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MÃ SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG 
CÔNG CỤ TÌM KIẾM GOOGLE NHẰM GIÚP GIÁO VIÊN MẦM NON TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẠT HIỆU QUẢ
 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẪU GIÁO
 CẤP HỌC: MẦM NON
NĂM HỌC 2014-2015
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2008 - 2009 Bộ giáo dục và đào tạo đã xây dựng kế hoạch thực hiện Công Nghệ Thông Tin trong các cấp học, đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của trẻ ở trường. Minh chứng cho những kết quả đã làm được của các trường học khi thực hiện ứng dụng CNTT, Sở giáo dục và đào tạo Hà nội đã 3 lần tổ chức thành công “ Ngày hội CNTT”. Qua những ngày hội CNTT này đã thể hiện tiềm năng của giáo viên khi triển khai ứng dụng CNTT không chỉ vào các hoạt động học chính khóa mà cả các hoạt động khác trong nhà trường. 
Đặc biệt với trẻ ở lứa tuổi mầm non, CNTT đang ngày càng hấp dẫn trẻ hơn. Trong trường mầm non CNTT được khai thác trong việc xây dựng các bài giảng điện tử. 1 bài giảng điện tử hay giáo viên cần chú ý đảm bảo các yêu cầu: Tạo được sự hứng thú, thu hút trẻ; lượng kiến thức cung cấp tới trẻ phải phù hợp theo độ tuổi; bổ sung mở rộng được kiến thức cho trẻ. Trong khi tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi 2-6 tuổi là ghi nhớ có chủ đích còn ngắn và chưa chủ động, trẻ mau nhớ chóng quên, những điều gây ấn tượng cho trẻ sẽ làm trẻ nhớ lâu hơn Chính vì thế giáo viên rất cần các tư liệu như hình ảnh, âm thanh, các đoạn video minh chứng cho bài giảng của mình thật đẹp, sinh động và đáp ứng được kiến thức mà giáo viên cần truyền đạt. Giáo viên có thể dễ dàng xây dựng một bài giảng điện tử thành công khi các tài liệu đã có sẵn trong kho học liệu điện tửcủa trừong mình. Với CNTT ngày càng đi sâu vào các hoạt động trong nhà trường như ngày nay việc mỗi trường xây dựng cho mình một kho học liệu điện tử là vô cùng cần thiết và không khó để có một kho tài liệu tham khảo điện tử như vậy. Điều quan trọng những kho học liệu này cần phải được làm mới mỗi ngày và chắc chắn 99% giáo viên điều sử dụng đến một công cụ tìm kiếm khá quen thuộc có tên gọi Google để làm giàu thêm kho học liệu này.
 Trình độ tin học của giáo viên mầm non ngày nay đã đuợc các trường chú trọng rất nhiều từ đầu tư cơ sở vật chất đến đầu tư về chất xám nên việc giáo viên có thể dùng internet để tra cứu tài liệu và tự xây dựng cho mình những kho tư liệu không còn là chuyện khó. Giáo viên mầm non không chỉ dùng CNTT để soạn bài trên máy tính mà có thể sử dụng máy tính, internet để gửi mail đưa những tài liệu lên mạng để cất giữGiáo viên mầm non luôn cập nhật những điều mới mẻ của CNTT hiện đại trong mọi công việc cũng như các hoạt động chuyên môn của mình và công cụ tìm kiếm được nhiều người sử dụng hiện nay nhất trên thế giới Google là cầu nối giúp giáo viên mầm non làm giàu thêm kho giáo cụ trực quan của mình.
Với tôi, tôi không chỉ sử dụng CNTT trong các hoạt động học có chủ đích (bài giảng điện tử) mà tôi dùng CNTT để tra cứu các hình ảnh đẹp, sinh động để phục vụ xây dựng các bài giảng điện tử, trang trí lớp, góc; các bài tập trắc nghiệm phục vụ cho các chủ đề trong các hoạt động góc hoặc các hoạt động khác trong trường cũng được tôi tìm kiếm dựa trên công cụ tìm kiếm Google. Tôi muốn chia sẻ với các bạn điều này thông qua sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng công cụ tìm kiếm Google nhằm giúp giáo viên mầm non tra cứu tài liệu đạt hiệu quả”. Công cụ tìm kiếm này vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người và việc sử dụng công cụ tìm kiếm này cũng vô cùng đơn giản. Chắc chắn những ai đã dùng internet đều có thể đã ít nhất 1 lần sử dụng bộ công cụ này nhưng không phải ai cũng tìm được những gì mình ưng ý nhất cho điều mình muốn tìm kiếm nhất là tìm kiếm những tài liệu vừa sinh động,vừa đẹp măt lại phù hợp với trẻ mầm non thì đó không phải là việc dễ dàng. Tôi xin được chia sẻ điều này trong SKKN của mình để không chỉ tôi mà các bạn đồng nghiệp cũng có thể tra cứu và sử dụng công cụ này hiệu quả hơn trong các hoạt động mà mình mong muốn.
II.MỤC ĐÍCH:
Công cụ tìm kiếm Google giúp người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa bằng những thao tác rất đơn giản mà 100% giáo viên đều có thể làm được. Google giúp người sử dụng tìm kiếm thông tin mà họ muốn nhưng không giúp người sử dụng chọn lọc những thông tin phù hợp với chức năng sử dụng mà họ mong muốn. Điều này rất thường xảy ra khi tra cứu những thông tin và hình ảnh mà giáo viên mầm non cần tìm kiếm. Vậy làm thế nào để tìm được những thông tin, hình ảnh hay những bài tập trắc nghiệp thích hợp cho lứa tuổi mầm non, phù hợp với các hoạt động của trẻ mà không mất thời gian tìm kiếm là một câu hỏi lớn.
Những hình ảnh, thông tin cần cung cấp cho trẻ mầm non thường cụ thể và rõ ràng nhưng lại gần gũi với trẻ nhằm kích thích trẻ khám phá. Để tìm kiếm được được những tài liệu đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên là rất khó đòi hỏi người tìm kiếm phải mất nhiều thời gian và công sức vì vậy những “từ khóa” để giúp người tìm kiếm thông tin tương tác với công cụ tìm kiếm Google là rất cần thiết. Nếu biết dùng một cách chính xác sẽ giúp người sử dụng chọn lọc được những thông tin phù hợp nhất.
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo viên Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ
IV.PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Một số kinh nghiệm sử dụng công cụ tìm kiếm Google nhằm giúp giáo viên mầm non tra cứu tài liệu đạt hiệu quả
Phần II: NỘI DUNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.GIỚI THIỆU CÔNG CỤ TÌM KIẾM GOOGLE:
1. Vai trò, mục đích của việc ứng dụng công cụ tìm kiếm Google trong việc tra cứu tài liệu:
Đẩy mạnh CNTT trong giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non đã mang lại cho giáo viên một kho giáo cụ trực quan điện tử mà để xem kho giáo cụ này phải cần đến máy tính, internet. Xã hội ngày nay, internet gần như đã phủ sóng vào đến từng nhà, trường học cũng vậy. Nhiều trường đã đưa internet đến với từng lớp học nên giáo viên rất thuận lợi khi tra cứu tài liệu, thông tin phục vụ cho bài dạy, tăng kiến thức cho giáo viên thậm chí học sinh được xem các tư liệu trực tuyến ngay tại lớp. Những câu hỏi của trẻ có thể được giáo viên giải thích ngay lập tức thông qua kho giáo cụ trực tuyến này. Với tôi, Google đã giúp tôi làm tốt điều này.
Google giống như một đứa trẻ luôn luôn muốn tìm hiểu, khám phá mọi thứ và luôn có rất, rất nhiều câu hỏi cần có câu trả lời. Google là một giáo sư toán học, khoa học khi có thể trả lời hàng vạn, hàng nghìn những câu hỏi vì sao, tại sao ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhauGoogle là một “kho” vô vàn những hình ảnh sống động ở nhiều thể loại khác nhau: tranh vẽ, tranh tô màu (coloring page), các hình vector, border (khung hình), các hình động, các ảnh clip artcác phần mềm, nhạcGoogle trở thành người cộng tác đắc lực cho giáo viên, giúp giáo viên ở rất nhiều phương diện nếu giáo viên biết khai thác hiệu quả và đúng cách.
Vậy Google có những gì?
Google là một công ty Internet có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Công cụ tìm kiếm Google được nhiều người ủng hộ và sử dụng vì nó có một cách trình bày gọn và đơn giản cũng như đem lại kết quả thích hợp và nâng cao. Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó, nhân tố chính dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa.
Năm 2004, Google ra mắt dịch vụ email trên nền web, gọi là Gmail. Gmail hỗ trợ công nghệ lọc thư rác và khả năng sử dụng Công nghệ tìm kiếm của Google để tìm kiếm thư. Dịch vụ này tạo ra thu nhập bằng cách hiển thị quảng cáo từ dịch vụ AdWords mà phù hợp với nội dung của email hiển thị trên màn hình.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 2008, Google đã thông báo sự xuất hiện của Google Chrome, một trình duyệt mã nguồn mở. Trình duyệt này được giới phân tích đánh giá sẽ là đối thủ cạnh tranh thị phần của Internet Explorer và Firefox.Cũng vào khoảng thời gian này Google Translate đã bổ sung thêm tiếng Việt trong dịch vụ dịch tự độngcủa mình và tích hợp ngay trong công cụ tìm kiếm, giúp người sử dụng nhanh chóng hiểu được cơ bản nội dung trang web trình bày bằng tiếng nước ngoài. Đây cũng là một công cụ hữu ích giúp giáo viên không biết tiếng anh vẫn có thể tra cứu bằng các từ khóa là tiếng Anh và ngược lại giáo viên cũng có thể đọc các trang tài liệu bằng tiếng Anh.
Gã khổng lồ Google đang ngày càng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người trên thế giới. Họ tham gia vào rất nhiều lĩnh vực nên việc theo dõi được tất cả thông tin về gã khồng lồ này là rất khó khăn.
- Cỗ máy tìm kiếm Google xem xét hơn 200 yếu tố trong vòng chưa tới 1 giây trước khi đưa ra kết quả tốt nhất cho mỗi truy vấn của người dùng.
-  Hãng sở hữu hàng chục tên miền có cách đọc gần giống với tên của mình, như là Gooogle.com, Gogle.com, Googlr.com ... trong đó có cả tên miền 466453.com (cách gõ từ Google bằng bàn phím điện thoại)
- Mỗi giây có hơn 2 triệu lượt tìm kiếm trên Google.
- Google có danh mục tìm kiếm lên tới 100 triệu GB. Để chứa được hết lượng dữ liệu này sẽ cần phải mất tới 100.000 ổ cứng dung lượng 1 TB.
- Google là công ty duy nhất có mục tiêu là giảm thời gian người dùng sử dụng trang web của họ.
- Thời lượng video được người dùng theo dõi mỗi tháng trên Youtube lên tới 6 tỷ giờ – gần đủ một giờ xem cho mỗi người trên Trái Đất.
Hiện nay có rất nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau nhưng Gã Khổng Lồ Google vẫn chiếm ưu thế vầ số lượng truy cập và tìm kiếm. Bên cạnh đó Google có rất nhiều bộ công cụ hỗ trợ giúp giáo viên hoàn toàn có thể làm chủ Google theo ý muốn của mình. Nhưng làm thế nào để Gã khổng lồ này trở thành cộng tác viên đắc lực của mình thì giáo viên cần linh hoạt khi sử dụng các bộ công cụ và cần nhớ một số từ khóa để tìm kiếm cho chính xác.
2. Google và một số bộ công cụ tìm kiếm:
Google có rất nhiều bộ công cụ tìm kiếm khác nhau nhưng tôi hay sử dụng là Google Translate ( dịch tự động), Image Search (tìm kiếm ảnh) để hỗ trợ cho việc tra cứu hình ảnh và các từ liệu bằng hình khác.
2.1. Image Search – Tìm kiếm bằng hình ảnh:
-  Đây là phần giáo viên hay tìm kiếm nhất khi sử dụng Google.
- Thao tác rất đơn giản.
Bước 1: Vào trình duyệt Google Chrome. Gõ “google” vào ô tìm kiếm.
Bước 2: Chọn https:/google.com.vn
Vào trình duyệt Google Chrome
Gõ “google” vào ô tìm kiếm.
Chọn https:/google.com.vn
Bước 3: Chọn vào chữ “Hình ảnh” ( Image) ở góc bên phải trên màn hình.
Bước 4: Nhật từ khóa vào ô tìm kiếm. Lập tức các hình ảnh liên quan đến từ khóa bạn muốn tìm sẽ hiện ra.
Nhật từ khóa vào ô tìm kiếm
Download ảnh về máy tính
Chọn ảnh - ấn chuột phải – chọn lưu hình ảnh thành
Để tìm những bức ảnh tương tự
Chọn ảnh - ấn chuột phải – chọn tìm kiếm hình ảnh này trong google
Bước 5: Chọn vào bức ảnh mà bạn thấy ứng ý vào download về máy tính: Chọn ảnh - ấn chuột phải – chọn lưu hình ảnh thành. Lập tức bức ảnh sẽ được tải về máy tính.
Để tìm những bức ảnh tương tự với bức ảnh vừa tải về: Chọn ảnh - ấn chuột phải – chọn tìm kiếm hình ảnh này trong google.
2.2. Google translste – Dịch tự động
-  Công cụ này giúp cho chúng ta có thể tìm kiếm bằng tiếng Anh hoặc các thứ tiếng khác trên thế giới.
- Với lứa tuổi mầm non, khi tìm kiếm các từ khóa là tiếng việt thường có rất ít các kết quả ưng ý như giáo viên mong muốn. Trong khi đó các từ khóa là tiếng anh cho chúng ta rất nhiều kết quả bất ngờ. Chính vì vậy, tôi hay sử dụng cong cụ này trong khi tìm kiếm.
Bước 1: Vào trình duyệt Google Chrome.Gõ “google” vào ô tìm kiếm.(Tương tự như ở phần 2.1)
Bước 2: Chọn https:/google.com.vn. (Tương tự như ở phần 2.1)
Chọn vào biểu tượng Ứng dụng
Chọn hơn ở bên dưới cửa sổ mở ra
Chọn vào biểu tượng Ứng dụng
Bước 3: Chọn vào biểu tượng Ứng dụng là 9ô vuông nhỏ sếp thành 3 hàng ở góc bên phải trên màn hình.
Bước 4: Chọn hơn ở bên dưới cửa sổ mở ra và chọn biểu tượng Google Translate
Chọn biểu tượng Google Translate
Bước 5: Xuất hiện giao diện Google Translate.
Chọn ngôn ngữ cần dịch bằng cách lựa chọn vào các ô chữ nhật ở bên trái của giao diện hoặc chọn vào biểu tượng hình tam giác bên cạnh ô phát hiện ngôn ngữ và lựa chọn ngôn ngữ cần dịch. Nhập từ cần dịch vào ô chữ nhật màu trắng.
Chọn ngôn ngữ cần dịch
Nhập từ cần dịch
Bước 6: Chọn ngôn ngữ được dịch ở bên phải của giao diện và chọn dịch sẽ thấy kết quả được dịch ở phần ô chữ nhật màu xám bên phải của giao diện.
Chọn ngôn ngữ được dịch
Bản dịch của từ cần dịch
Đây là những thao tác đơn giản cần có để tra cứu nhưng việc tra cứu có hiệu quả hay không phụ thuộc vào từ khóa cần tìm kiếm.
3. Từ khóa:
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Từ khóa là từ trong một câu, một đoạn, một văn bản, mang một ý nghĩa quan trọng hoặc có mục đích nhấn mạnh theo ý của người viết. Từ khóa (Keyword) được sử dụng rộng rãi như là một thuật ngữ internet chỉ việc xác định những từ ngữ chính thể hiện sản phẩm, dịch vụ, thông tin mà chủ website hướng đến cũng như người dùng internet hay dùng để tìm kiếm thông tin liên quan.
Trong quá trình tìm kiếm thông tin phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ tôi đã tìm ra cho mình những từ khóa rất hay được sử dụng đến và đáp ứng được các yêu cầu tìm kiếm của tôi, đó là: Các hình ảnh đẹp, phù hợp với lứa tuổi mầm non.
Sau đây là bảng các từ khóa tôi rất hay sử dụng:
3.1. Từ khóa “Handmade”
Với từ khóa này ta có thể tìm theo các chủ đề mà ta mong muốn. Chúng ta cũng có thể dùng công cụ Google Translate để hỗ trợ khi ta tìm kiếm.
Ví dụ: Ta muốn tìm những đồ thủ công liên quan đến hoa. 
Bước 1: Sử dụng công cụ Google Translate để dịch từ “hoa handmade” hay “hoa làm bằng tay” sang tiếng anh.
Bước 2: Sao chép từ đã được dịch “handmade flowers” vào ô tìm kiếm của công cụ Image Search (tìm kiếm ảnh) của Google.
Sao chép từ đã được dịch vào ô tìm kiếm của công cụ Image Search (tìm kiếm ảnh) của Google
Sử dụng công cụ Google Translate hỗ trợ tìm kiếm hình ảnh
Sao chép từ đã được dịch “handmade flowers” vào ô tìm kiếm của công cụ Image Search (tìm kiếm ảnh) của Google.
Bước 3: Tìm hình ảnh mà mình ưng ý và tải về máy tính. (Tham khảo bước 5 phần 2.1)
Trong khi tìm kiếm bằng từ khóa “handmade” tôi hay dùng một số chủ đề sau khi
Handmade for kids - Những đồ thủ công làm bằng tay dành cho trẻ em
Handmade for circle - Những đồ thủ công được làm từ hình tròn
3.2. Từ khóa “vector” 
Với từ khóa này ta cũng có thể tìm theo các chủ đề mà ta mong muốn và dùng công cụ Google Translate để hỗ trợ khi ta tìm kiếm.
Một số chủ đề thường dùng với từ khóa Vector
Vector landscape
Vector weathers
3.3. Từ khóa “coloring page” 
Với từ khóa này ta cũng có thể tìm theo các chủ đề mà ta mong muốn và dùng công cụ Google Translate để hỗ trợ khi ta tìm kiếm.
Một số chủ đề thường dùng với từ khóa coloring page
Tranh tô màu chủ đề nghề nghiệp – doctor vector
Tranh tô màu chủ đề trường tiểu học 
Tranh tô màu chủ đề các loại rau – vegetables vector 
Từ các bức tranh tô màu được tìm kiếm ở nhiều chủ đề khác nhau, tôi đã tận dụng để làm thành bài tập cho trẻ ở hoạt động góc
Một số chủ đề thường dùng với từ khóa coloring page
Trong khi tìm kiếm có thể kết hợp thêm các chủ đề khác kết hợp coloring page để tra cứu và sử dụng Google Translate
3.3. Từ khóa “activity” 
Khi tra cứu từ khóa này bằng hình ảnh và dùng công cụ Google Translate để hỗ trợ cho ta rất nhiều kết quả thú vị: Ta sẽ tìm được các bài tập liên quan đến toán, chữ cái, các trò chơi về toán và chữ cái có thể chơi trong góc, các bài tập về vòng đời của các con vật, nước và các hiện tự nhiên hay quá trình phát triển của cây, rau, hoa
Tuy nhiên, khi tra cứu các bài tập này thì các tiêu đề đều là tiếng anh nên chúng ta sẽ sử dụng công cụ Google Translate để dịch từ đó chuyển các bài tập từ tiếng anh sang các bài tập bằng tiếng việt
Vòng đời của gà
Bài tập vòng đời của gà sau khi tra cứu và chuyển từ tiếng anh sang tiếng việt.
Bài tập nối số
Trò chơi toán về chữ số - Con bọ rùa
Cũng với cách làm tương tự, giống như các từ khóa trên có thể kết hợp các chủ đề với từ khóa để cho ra các kết quả khác nhau
Trong khi tìm kiếm có thể kết hợp thêm các chủ đề khác kết hợp activity để tra cứu và sử dụng Google Translate
III.KẾT QUẢ:
Sau 1 thời gian tra cứu, tôi đã có được một kho các tài liệu bằng hình ảnh vô cùng quý giá
STT
Từ khóa
Chủ đề
Số lượng
(hình ảnh)
1
Handmade
174 
2
Vector
138
3
Coloring page
Tranh tô màu
178
Bài tập
20
4
Border
378
5
activity
Chữ số
89
Chữ cái
6
- Những hình ảnh này đều được tôi sử dụng trong các hoạt động góc cho trẻ nhất là các loại bài tậpđược tả về hoặc các loại bài tập được làm từ các bức tranh tô màu
- Đây là những hình ảnh gợi ý vô cùng tốt giúp tôi thuận tiện trong việc trang trí lớp, tạo môi trường cảnh quan vô cùng sinh động cho trẻ ở trong lớp.
- Trong các hoạt động có sử dụng các tài liệu bằng hình ảnh mà tôi tra cứu được, học sinh rất hứng thú và hấp dẫn với những hình ảnh rất cụ thể, rõ ràng, sinh động góp phần giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách rõ ràng, chính xác hơn.
- Tôi đã trao đổi cách tìm kiếm này với các chị em trong trường đã được các chị em đón nhận rất nhiệt tình vì các hình ảnh đều rất phù hợp với trẻ mầm non và đã rút ngắn được thời gian tìm kiếm trên mạng.
 - Những dữ liệu của tôi không chỉ được áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ mà được chị em đồng nghiệp làm thành truyện hoặc mẫu cho các bộ đồ dùng như bộ đồ dùng “Ảo thuật giấy” đã giải xuất sắc tại Ngày hội Công nghệ thông tin – Triển lãm đồ dùng dạy học tự làm. Lần thứ 3 – cấp Quận năm học này.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Thông qua những chia sẻ trong sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy:
- Giáo viên thường có rất ít thời gian để tìm kiếm, tra cứu tài liệu trên internet nên việc phổ biến là rất quan trọng.
- Giáo viên có điều kiện làm phong phú thêm kho học liệu cho bản thân mình và Nhà trường.
- Giáo viên có thể sáng tạo, chủ động sử dụng các hình ảnh tìm kiếm được để làm đồ dùng sáng tạo, trang trí lớp, làm phóng phú thêm các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường.
- Khi đã sử dụng thành thạo các bước tìm kiếm này giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng và tìm kiếm được nhiều tài liệu phong phú hơn phục vụ cho hoạt động dạy của mình trên lớp.
- Giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng CNTT không chỉ ở hoạt động học mà có thể ứng dụng vào nhiều hoạt động khác nữa của trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả công cụ tìm kiếm Google để tra cứu tài liệu phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ. Hy vọng rằng, nội dung sáng kiến kinh nghiệm này được bạn đồng nghiệp trong ngành, các cấp xét duyệt tham gia góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn và được sử dụng hiệu quả hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
II. KHUYẾN NGHỊ:
- Cần phổ biến rộng rãi hơn đến giáo viên những phần mềm mới và hay hơn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên có thêm các lớp tập huấn tra cứu trên mạng Internet một cách có hiệu quả.

File đính kèm:

  • docxmot_so_kinh_nghiem_su_dung_cong_cu_tim_kiem_google_nham_giup.docx