Một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng
Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Phát triển vận động cho trẻ chính là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm phát triển nhũng kỹ năng vận động sử dụng những phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện những chuyển động mạnh của cơ thể như: đi, chạy, nhảy, tung, ném bóng và những kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như: vẽ, nặn, xé dán, cài cúc áo Những kỹ năng vận động này kết hợp chặt chẽ với kỹ năng kết hợp thị giác và vận động, là khả năng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác.
Vận động giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện, vận động không chỉ giúp các kỹ năng vận động thô cần thiết được phát triển và hoàn thiện mà còn thúc đẩy tình trạng cơ thể khỏe mạnh hơn. Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến sự phát triển căn bệnh béo phì ở trẻ mầm non và các vấn đề khác của sức khỏe. Những hoạt động vận động phát triển phù hợp, mang tính xã hội và cảm xúc sẽ giúp trẻ học các kỹ năng hợp tác, học cách luân phiên, biết cách chờ dợi và chia sẻ không gian cho bạn khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy vận động vô cùng quan trọng cho sự phát triển của não bộ và nhận thức.
Các hoạt động vận động nhằm rèn luyện cơ thể rất hữu ích đối với sự phát triển cơ thể, việc luyện tập giúp củng cố sức khoẻ, phát triển thể lực và tâm lí tốt hơn. Việc rèn luyện thể lực một cách có hệ thống giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại những biến đổi bất lợi của môi trường và dịch bệnh, giúp duy trì sự cân bằng bền vững trong nội tạng cơ thể. Vận động làm cho xương phát triển và liên kết cơ với xương được bền chắc. Bên cạnh đó hoạt động vận động làm cho trẻ sảng khoái, tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.
Lứa tuổi 24- 36 tháng, quá trình phát triển của cơ thể trẻ rất mạnh mẽ, chức năng của các tổ chức cơ thể hoàn chỉnh hơn, trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động. Lúc này trẻ có thể chạy nhanh, đứng co 1 chân trong khoảng 3 giây, có thể bật nhảy tại chỗ, ném được bóng vào rổ trong khoảng 1m, thực hiện các bài tập thể dục, xếp chồng nhiều khối gỗ lên nhau hoặc xếp theo kiểu bắc cầu; cầm được bút, bắt chước vẽ các đường kẻ dọc trên giấy hay vẽ các vòng xoáy tròn “khi tôi tổ chức cho trẻ các hoạt động trên lớp các cháu rất thích tham gia hoạt động nhưng các kỹ năng vận động của các cháu rất yếu nên chỉ có một số ít cháu có thể thực hiện yêu cầu đơn giản theo mục đích yêu cầu đề ra.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng
à mệnh lệnh cũng hết sức quan trọng.Mục đích của khẩu lệnh là giúp trẻ phản ứng kịp thời khi bắt đầu và kết thúc hoạt động, tốc độ và hướng chuyển động.Mệnh lệnh là những những lời nói của giáo viên tự nghĩ ra, mệnh lệnh được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến việc phân chia và thu dọn dụng cụ. Nhiều bài tập được tiến hành theo nhạc thì dự lệnh của khẩu lệnh phải bằng lời nói, còn phần động lệnh tín hiệu để thực hiện sẽ sử dụng hợp cùng đầu tiên. Khi dạy trẻ vận động qua các câu chuyện hay thơ ca, hò, vè tôi thường cho trẻ nghe 1 lượt rõ ràng truyền cảm, sau đó kể hoặc đọc thơ cho trẻ thực hiện. Ví dụ: Bài thơ “Dung dăng dung dẻ” Tôi cho trẻ nắm tay nhau đi, đến câu “xì xà xì xụp” trẻ ngồi xổm. Sau đó cho trẻ đứng lên đọc thơ tiếp. Hoặc mẫu chuyện “chú gà trống” cô nói: có một chú gà trống bừng tỉnh dậy cất tiếng gáy ò ó o o trẻ cho tay lên miệng bắt chước gà gáy, cô nói tiếp sau đó chú ra vườn bới đất tìm mồi thì trẻ làm động tác đi vẩy tay 2 bên. Tôi phối hợp các phương pháp giảng dạy: lời nói, trực quan làm mẫu, luyện tập để buổi tập thêm phong phú, kích thích trẻ tích cực hoạt động vận động. Bên cạnh đó, tôi luôn động viên giáo dục trẻ ăn hết khẩu phần và đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể thêm khỏe mạnh. 3.2. Biện pháp 2: Sáng tác, sử dụng một số trò chơi vận động. 3.2.1.Trò chơi vận động: Phương pháp này có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thỏa mái. Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trẻ trở nên rắn chắc hơn, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực. Ở một tiết học thể chất chúng ta cũng hết sức quan tâm đến quá trình quan sát trẻ 1 cách tổng thể trong mọi hoạt động. Cần tạo mối quan hệ gần gũi với trẻ, động viên, khuyến khích những trẻ nhút nhát, rụt rè tạo môi trường hòa đồng để trẻ cùng tham gia hoạt động với nhóm bạn, giúp trẻ tích cực trong hoạt động. Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể từng chủ điểm, từng tuần và ngày, các trò chơi phải phù hợp với từng chủ điểm. a) Trò chơi: Cơ thể nói Qua những lần giao tiếp với trẻ tôi nhận thấy trẻ tuổi nhà trẻ vốn từ còn ít,diễn đạt không hết ý. Từ đó tôi sáng tác ra trò chơi “Cơ thể nói” nhằm giúp trẻ tập nói câu ngắn đồng thời có thể kết hợp vận động . Thông qua đó trẻ có thể tập biểu lộ cảm xúc với các động tác phù hợp * Mục đích: Tập nói câu ngắn, kết hợp vận động. Tập biểu lộ cảm xúc với các động tác phù hợp * Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô. “Khi tôi cười tôi đang hạnh phúc” (chỉ ngón tay lên khóe môi) “Khi xị mặt là tôi đang buồn”. (Dùng hai tay kéo hi khóe môi xuống) “Khi nhún vai lắc đầu là tôi muốn nói rằng không biết”(nhún vai, lắc đầu, phẩy tay) Trò chơi cơ thể nói b) Trò chơi: Đá bóng trong nhà Vì là tuổi nhà trẻ còn non nên một số trẻ nhút nhát không chịu vận động, không tham gia vào các hoạt động của cô. Chính vì vậy mà việc phát triển cơ bắp của những trẻ đó là rất hạn chế. Đã nhiều ngày tôi suy nghĩ làm thế nào để trẻ có hứng thú tham gia cùng cô và các bạn.Sau một thời gian tôi đã nghĩ ra tại sao mình không cho trẻ chơi “đá bóng trong nhà”,trò chơi này không những phát triển cơ bắp cho trẻ mà còn giúp trẻ có khả năng định hướng tốt và biết kết hợp tay – chân một cách khéo léo. *Mục đích: Phát triển vận động cơ bắp, khả năng định hướng, phối hợp mắt và chân. * Chuẩn bị: Báo cũ, băng keo, hộp các tông lớn để làm khung thành. * Cách chơi: Tìm một chỗ thoáng và rộng trong lớp. Một quả bóng nhựa hoặc vo báo thành một quả bóng lớn và dùng băng keo bảo xung quanh nó để giữ nguyên hình dạn đó. Khuyến khích và cổ vũ bé tự đát bóng bằng cách vỗ tay tán thưởng mỗi khi bé chạm được bóng. Khi bé quen dần, hãy khuyến khích bé đá quả bóng vào trong khung thành. Trò chơi đá bóng c) Trò chơi: Bật qua suối nhỏ Tính khéo lé, tự tin không phải ở trẻ nào cũng có. Nên 1 số trẻ không thực hiện các bài tập vì thiếu tính tự tin từ đó trẻ sẽ trì trệ và lười vận động. Nhưng với trò chơi “ Bật qua suối nhỏ”trẻ sẽ được vừa học vừa chơi và đặc biệt là rèn luyện sự khéo léo tự tin, phản xạ nhanh ,phát triển cơ bắp chân của trẻ. * Mục đích :- Rèn luyện sự khéo léo tự tin, phản xạ nhanh. - Phát triển cơ bắp chân * Chuẩn bị: - Tạo một con suối nhỏ, có chiều rộng 15-20cm - Một số bông hoa bằng nhựa * Cách chơi: Cô tạo một con suối nhỏ có chiều rộng 15-20cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua hái hoa trong rưng. Khi nghe hiệu lênh” Nước lũ tràn vê”, trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái được nhiều hoa là người đó thắng cuộc.Ai thua sẽ phải hát một bài. 3.2.2. Trò chơi sáng tạo Thông qua các trò chơi dưới đây trẻ có thể phát triển sự nhanh nhẹn ,rèn luyện cơ chân, rèn luyện ngôn ngữ củng cố vận động chạy, rèn khả năng phản xạ chạy,rèn luyện phát triển tai nghe cho trẻ a) Trò chơi 1: “Những chú sâu ngộ nghĩnh” * Mục đích: - Phát triển sự nhanh nhẹn của trẻ - Rèn luyện cơ chân * Chuẩn bị:Vạch đích, vòng.Trang phục trẻ gọn gàng. * Cách chơi: Mỗi trẻ chui vào một vòng để tạo thành một chú sâu. Các chú sâu hãy cùng ngồi xuống trước vạch đích. Khi nào có tiếng còi của trọng tại thì các chú sâu bắt đầu đi thật nhanh để về vạch đích. Chú sâu nào về trước sẽ giành chiến thăng. Các chú sâu chú ý đi thật khéo để không bị ngã, không bị dẫm lên nhau. b)Trò chơi 2: “Cò bắt cá” * Mục đích: - Củng cố vận động nhảy lò cò, phát triển cơ chân. - Nhận biết được đặc điểm, thức ăn của con cò. * Chuẩn bị: - 1 vòng tròn to làm ao. - Cá gấp thả vào ao. - 4 vòng tròn nhỏ làm tổ cò, tổ cò cótừ 3 đến 5 trẻ. - Bài hát “ Thật đáng chê lời 2” * Cách chơi: Chơi theo nhóm.Khi trời tối trẻ làm cò sẽ về tổ ngủ, khi trời sáng cò bay ra khỏi tổ đến cạnh ao lấy tay gắp cá ở trong ao nhảy lò cò về tổ. Tổ nào bắt được nhiều cá hơn sẽ dành chiến thắng. - Trẻ chơi liên tục từ 5 – 7 phút, không hạn chế số lần trẻ chơi. * Luật chơi: Khi bắt cá trẻ phải co 1 chân lên và không dẫm lên vạch ao, trò chơi sẽ bắt đầu và kết thúc bằng một bài hát, tổ nào bắt được nhiều cá hơn thì tổ đó dành chiến thắng. c) Trò chơi: “Sáo sậu sang sông”. * Mục đích: – Rèn luyện ngôn ngữ. – Củng cố vận động chạy, rèn khả năng phản xạ chạy. * Chuẩn bị: – Sân rộng, các vòng tròn làm ao cá và làm tổ của diều hâu và sáo. Các loại mũ hóa trang: 3 – 4 mũ sáo sậu, 5- 6 mũ cá, 2 mũ diều hâu. – Nhạc đồng dao. * Cách chơi: 5- 6 trẻ làm cá bơi trong hồ, 3- 4 trẻ làm sáo sậu, 2 trẻ làm diều hâu. Khi có hiệu lệnh bắt đầu các con sáo sậu vừa đọc thơ vừa chạy nhanh ra hồ bắt cá đem về tổ. Sáo sậu sang sông Bắt cá đòng đong Đem ra chợ bán Chợ sáng chợ chiều Gặp phải con diều Cong đuôi mà chạy Khi sáo sậu đọc đến câu cuối cùng thì diều hâu sẽ bay đến bắt những con sáo sậu nào chưa kịp về tổ. * Luật chơi: Diều hâu chỉ bắt sáo sậu không được bắt cá, cá sẽ tự chạy về ao khi sáo sậu bị diều hâu bắt, trò chơi sẽ bắt đầu và kết thúc bằng một bài hát tổ nào bắt được nhiều sáo tổ đó dành chiến thắng. * Lưu ý: Sau vài lượt chơi cô cho trẻ đổi vai chơi. Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng từ 5 – 7 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ. d) Trò chơi: “Chim, gấu, ngựa, thỏ” * Mục đích: Rèn luyện phát triển tai nghe. Củng cố vận động bật, chạy, nhảy Phát triển tố chất nhanh nhẹn cho trẻ. * Chuẩn bị: Sân bãi rộng, bằng phẳng, mũ chim, gấu, thỏ, ngựa. – Bài hát “ Con chim non” * Cách chơi: Trẻ vận động theo tên gọi của các con vật. – Chim: Bay. – Gấu: Chạy. * Luật chơi: Trò chơi sẽ bắt đầu và kết thúc bằng một bài hát. Trẻ nào về đích trước sẽ giành chiến thắng. * Lưu ý: Chơi từ 5 – 7 phút. Trẻ nào vận động nhầm sẽ dừng lại tại chỗ, chờ lượt hô tiếp mới được tham gia. e) Trò chơi : “Cây, lá và gió” * Mục đích: - Phát triển cơ tay, vận động đi, chạy - Rèn khả năng phản xạ nhanh ở trẻ * Chuẩn bị: - Cô là người chủ trò. - Đội hình tự do. - Mũ cây, mũ lá, mũ hình ảnh cây trước gió. - Nhạc không lời “ Em yêu cây xanh” * Cách chơi: Qui ước “cây” – đứng im, “lá”- 2 tay giơ lên vẫy, “gió”- chạy. * Luật chơi: Trò chơi sẽ bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc, khi có hiệu lệnh, trẻ vận động theo. Trẻ nào về đích đầu tiên sẽ giành chiến thắng. 3.3. Biện pháp 3 : Nâng cao phát triển vận động cho trẻ trong giờ GDTC Thể dục giờ học: a. Khởi động: Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như: trống, xắc xô, Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanh- âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học, giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. Có thể tiến hành phần khởi động như sau: Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót, đi thường 1-2 phút, đi bằng gót chân 2-3 phút, đi thường 1-2 phút. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. b.Trọng động: Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập của trẻ. + Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực. + Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. * Thực hiện bài tập phát triển chung: - Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Ném xa” thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như hoa, cờ, nơ, gậy thể dục,nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ. *Vận động cơ bản Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau: Tập mẫu, cho một trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ. Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ Ném bóng về phía trước ” - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng chân trước chân sau, tay cầm bãng cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay đưa lên cao rồi ném mạnh bãng về phía trước. - Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai) * Trò chơi vận động Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Tín hiệu, Chó sói xấu tính, Bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ Ví dụ : Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “ Chuyền bóng” hoặc “ Hải quả”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Con rùa”, “Ô tô và chim sẻ”. Mục đích nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản. c.Hồi tỉnh: Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức: cho trẻ đi vòng tròn, hít thở. * Nhận xét tiết học Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết học khen chê trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, khen là chính.). 3.4. Biện pháp 4 : Xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ vận động. 3.4.1. Sáng tạo làm dồ dùng phát triển vận động cho trẻ : Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục. Đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều tôi luôn học hỏi các bạn đồng nghiệp và tìm tòi, sáng tạo thêm nhiều đồ dùng dụng cụ thể dục để tạo hứng thú cho trẻ tham gia tập luyện trong cácgiờ học phát triển vận động. Bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên mà tôi phải quan tâm. Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa, thanh nhựa, ống hút hay hạt gỗ có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động phát triển vận động để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ do tôi tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không gây tai nạn cho trẻ, đẹp, dễ làm. Đồ dùng đồ chơi thể chất cho bé Trong các trò chơi vận động tôi làm đồ dùng đồ chơi hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao. Ví dụ: Trẻ đội mũ chim để làm các chú chim đi kiếm mồi, khi đội mũ chim trẻ có cảm giác mình giống như những chú chim và thực hiện động tác của chú chim nhảy đi kiếm ăn thật ngộ ngĩnh và tụ nhiên. Hay làm đầu tàu trẻ chơi trò chơi “Đoàn tàu” trong chủ đề giao thông. Một trẻ đứng trước cầm đầu tàu làm người lái tàu còn các trẻ khác làm toa tàu, làm con bướm với màu sắc sặc sỡ để chơi Tc “Bắt bướm”. 3.4.2. Trang trí lớp học. Muốn trẻ thực hiện tốt các hoạt động giáo dục thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có yêu thích đến lớp thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế, lớp học đẹp, môi trường học tập phong phú, gợi mở vừa để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được chơi và hoạt động theo sở thích tích cực, độc lập, sáng tạo vận dụng những kỹ năng đã học vào các hoạt động khác, các tình huống trong quá trình hoạt động. Tôi nhận thấy, việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết. Sau khi nhận sự phân công của Ban giám hiệu, ngay từ đầu năm học, tôi đã trang trí lớp theo các sự kkieenjcuar từng tháng và đảm bảo: không gian thực tế của lớp, an toàn, thẩm mỹ, các nhu cầu của trẻ. Tôi sắp xếp các góc chơi hợp lý và tận dụng tối đa diện tích phòng học để bố trí không gian tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, hướng dẫn trẻ tạo các sản phẩm trong hoạt động góc để cùng cô trang trí lớp học. Trang trí môi trường Đối với các góc chơi của trẻ, tôi đã thiết kế và bố trí linh hoạt đảm bảo các yêu cầu quy định như: Đặt tên cho các góc chơi gần gũi dễ hiểu với trẻ: góc gia đình: Bé chơi với búp bê; góc văn học: Cùng bé kể chuyện, góc hoạt động với đồ vât, góc vận động, góc tạo hình: bé chơi với hình và màu), góc chơi động xa góc chơi tĩnh. Các góc chơi của trẻ được tôi trang trí bằng các hình ảnh gần gũi trẻ rất dễ thương, sinh động và đẹp mắt. Các góc chơi và hình ảnh ở các góc chơi luôn chứa đựng những nội dung học tập cụ thể. Ở góc chơi vận động trẻ được phát triển vận động khi chơi với đồ dùng đồ chơi như bóng, vòng, đồ chơi bập bênh, thú nhún hay chơi các trò chơi dân gian mang tính chất phát triển vận động tôi trang trí góc đó bằng các hình ảnh vận động như: bé chơi đá bóng, tung bóng, chui vòng, chơi bập bênh, chơi nu na nu nống; Góc hoạt động với đồ vật trẻ chơi xâu vòng, ghép hoa, xếp chồng, xếp cạnh các khối ghỗ nhằm phát triển các nhóm cơ của bàn tay, ngón tay. Tôi đã trang trí hình bé xâu vòng, bé xếp nhàHay ở góc búp bê thì trang trí hình ảnh bé đang bế em, cho em ăn Góc bé chơi với hình và màu ngoài việc trang trí bằng hình ảnh do tôi làm như bé tô màu, bé dán hình tôi còn sử dụng các sản phẩm như vẽ, nặn, xé dán của trẻ để trang trí cho góc chơinhững hình ảnh trang trí đó rấ gần gũi với trẻ giúp trẻ hoạt động một cách tích cực và hiệu quả. Đồ chơi gắn liền với các góc chơi và góp phần không nhỏ trong việc tạo cho môi trường lớp học đẹp, sáng tạo. Ngoài ra lớp còn một số góc phụ khác như: Bé chăm ngoan, bé đến lớp, bé về nhà, cũng được bố trí hợp lý, trang trí nhẹ nhàng và đều là những góc mở để cho trẻ hoạt động. Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý, đảm bảo an toàn cho trẻ. Góc vận động Đồ chơi tại các góc là những đồ chơi phù hợp với khả năng chơi của trẻ, đồ chơi phải thu hút và gây hứng thú cho trẻ khi chơi. Ngoài đồ chơi có sẵn thì tôi cùng các giáo viên trong lớp đã tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn như: vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cháo, bìa cát tông, chai nhựađã làm ra rất nhiều đồ chơi sáng tạo cho các góc, thu hút đối với trẻ khi tham gia các hoạt động. Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời được bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ chơi, tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển vận động. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây, nhặt lá cây Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Khi tạo được môi trường thân thiện như vậy thì kết quả cho thấy các cháu rất thích đến lớp, đến lớp thích tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động không còn tình trạng trẻ khóc hoặc không muốn tham gia hoạt động như những buổi đầu đến lớp. 3.5. Biện pháp 5 : Lồng ghép các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày. 3.5.1.Thể dục sáng: Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc quần áo thích hợp để dễ vận động, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Giáo viên nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 1-2 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 2- 3 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, cơ chân, tay lưng, bụng, chạy 10- 15giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi. Sự đa dạng đó phụ thuộc vào óc tưởng tượng của mỗi chúng ta. Có thể soạn các bài tập có động tác bướm bay, chim bay 3.5.2.Hoạt động tạo hình: Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy, tôi tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện cho trẻ 1 số
File đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_phat_trien_van_dong_cho_tre_24_36_thang.doc