Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) làm quen với văn học đạt hiệu quả
3.4 Làm quen văn học thông qua giờ hoạt động góc
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể thuộc được câu chuyện hoặc thuộc bài thơ ngay, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dể nhớ mà mau quên. Ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và hoạt động góc. Gìờ hoạt động góc trẻ được tham gia chơi rất hồn nhiên mạnh dạn, có thể chơi trò chơi : "Cô giáo" ở góc phân vai, một cháu làm cô giáo dạy cháu đọc thơ hoặc kể chuyện giúp trẻ nhớ lại trình tự chuyện hoặc củng cố những bài thơ đã được học .
Ở góc phân vai trò chơi "Cô giáo" dạy cháu đọc thơ: "Cô giáo của em", "Trường em". Hoặc trẻ được chơi ở góc học tập xem sách, truyện tranh, tạo cho trẻ cảm giác là trẻ có thể đọc được quyển truyện đó hoặc biết rằng quyển truyện đó nói về cái gì, trẻ có thể dựa vào tranh để khám phá ra các nhân vật, khám phá nghĩa của từ của câu, hoặc trẻ có thể tự vẽ, cắt dán tập làm sách, truyện tranh theo chủ điểm. Tôi nhận thấy qua giờ họat động góc trẻ mạnh dạn, thích giao tiếp và phát triển nhiều vốn từ, cũng cố lại những kiến thức đã học. Đặc biệt là trẻ rất thích tự lập trong lúc tự làm sách truyện tranh, phấn khởi và rất thích tham gia chơi ở góc này. Như vậy cho nên cho trẻ phát huy, và đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở cho trẻ hơn nữa để trẻ phát huy vốn từ của trẻ
Trẻ có thể làm quen thông qua góc sách truyện: Trong lớp tôi có làm một góc gọi là góc sách truyện. Vào buổi chiều tôi dành thời gian cho các con chơi ở góc này, cô đọc tranh truyện, thơ cho trẻ nghe, trước khi đọc tôi trao đổi với trẻ về nội dung quyển truyện tranh, thơ, gợi ý nội dung qua trang bìa nói tên truyện, tên bài thơ, miêu tả hình ảnh của từng trang, nói về tranh minh hoạ, về nội dung câu chuyện bài thơ được thể hiện trong tranh như thế nào. Sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện và giúp trẻ hiểu rõ về câu chuyện, thơ. Qua việc thực hiện hoạt động chơi ở góc này tạo thành thói quen rất thích tham gia chơi cùng cô của trẻ.
3.5 Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn (sân khấu rối, rối ngón tay, rối que .)
Tư duy của trẻ lứa tuổi này là tư duy trực quan, nếu như cô chỉ kể cho trẻ nghe nhiều lần bằng lời thì trẻ sẽ nhanh chán và không thu được kết quả cao. Xuất phát từ đặc điểm đó nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với mô hình. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để sử dụng cùng với cô nhịp nhàng. tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Trong quá trình trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giá. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thể vững vàng trước khi bước vào lớp 1 sau này. Muốn trẻ hào hứng tham gia và yêu thích môn văn học thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ như cách ngồi học đúng tư thế, cách trẻ trả lời câu hỏi của cô và cách sử dụng đồ dùng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào: Cách thực hiện các bước trong hoạt động làm quen với văn học ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khả năng nhận biết nhanh nhẹn, bình thường, để tiện theo dõi và có kế hoặch cụ thể để bỗi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục trẻ.
Chính vì thế: Từ những nghuyên vật liệu như bìa cứng, giấy vẽ, màu nước, bút chì để làm thành bức tranh trong câu chuyện tranh được vẽ nền, bối cảnh có nhân vật nào thì nhân vật đó xuất hiện. Các nhân vật có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) làm quen với văn học đạt hiệu quả
mẹ?", "Mấy cô chú trong TV đó là người thật hay giả vậy mẹ?""Buổi tối chim có đi ngủ không mẹ?". Với chúng, quá khứ được phân thành: hồi nãy, hôm qua, tuần trước, tháng trước, hồi xưa, hồi ba mẹ nhỏ xíu... Tương lai thì được chia thành: ngày mai, sắp... rồi, hay mai mốt con lớn. Mặc dù có thể không biết tên của các mùa trong năm nhưng trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tìm ra các mối tương quan, chúng có thể liên tưởng mùa hè với tiết trời oi bức, cả nhà đi du lịch tắm biển, mùa thu với lá vàng và Tết Trung Thu...Chúng cũng dễ dàng sử dụng vốn từ vựng của mình để khen, chê và "chỉnh" những đứa trẻ khác nhằm hướng sự chú ý vào khả năng của chúng và thuyết phục các bạn cùng chơi chấp nhận ý tưởng mà chúng đưa ra, cần nhiều không gian để chơi, vì trò nào chúng cũng có thể chơi được, bé thích khám phá những điều mới lạ như đu xích đu, nhớ tên các loại khủng long, đếm từ 1 tới 20, và chơi game trên máy tính. Chúng tin vào những gì chúng nhìn thấy, nghe thấy và chạm tay vào. Thực tế cho ta thấy rằng những biểu hiện về thái độ tình cảm, suy nghĩ của con người khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú Như những vui buồn khi đọc tác phẩm văn học dẫn đến những biểu hiện khóc cười của người đọc từ đó cho ta thấy rằng nghệ thuật của các tác phẩm văn học đã có một sức mạnh kỳ diệu. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo vấn đề cảm thụ và hiểu tác phẩm văn học mới chỉ là bước đầu vì tư duy của trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao. Trẻ em chưa thể hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn trong mỗi câu chuyện thế nhưng trẻ rất thích được nghe người lớn kể chuyện, thích đọc thơ hoặc những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa tuổi. Mục đích của việc cho trẻ làm quen văn học là giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm quen văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn trước mọi người. Dạy trẻ làm quen văn học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng và có kiến thức trẻ qua học tập vui chơi. Không những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn cho trẻ, truyền cho các con vẻ đẹp truyền thống của cha ông, lòng nhân ái thuỷ chung tính công bằng yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước thương nòi tự tin, lạc quan, yêu đời. 2. Thực trạng vấn đề: Năm nay tôi được nhận dạy lớp Mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Với trẻ 3-4 tuổi việc làm quen văn học vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì thời gian đầu tôi nhận thấy trẻ hay nói trống không, trả lời câu cụt. Sử dụng câu chưa rõ ràng, mạch lạc. Về phần tôi: tôi tự nhận thấy giọng kể của mình chưa được truyền cảm để cho trẻ được hứng thú. Chính vì thực tế trên tôi đã nghĩ để trẻ dễ giao tiếp và lĩnh hội kiến thức tốt cần phải giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ ngay từ 3-4 tuổi, để trẻ hiểu vấn đề qua lời nói của người khác và biết diễn đạt vấn đề qua lời nói của mình. Đó là một điều cần thiết nhưng không phải là dễ. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) làm quen với văn học đạt hiệu quả” đây là một chuyên đề đã được thực hiện cách đây vài năm nhưng đến giờ vẫn không kém phần quan trọng. Bản thân tôi nhận thấy rằng bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết truyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân – tự tin – độc lập – sáng tạo – hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ có chủ đích. Mà để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, trẻ tự mình khám phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học. Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học cho trẻ tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành: Đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên, tư duy của trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao, sự hiểu biết về cuộc sống chưa có nhiều. Vì vậy ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và trong giờ học nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ cũng như lĩnh hội kiến thức được dễ dàng. 3.1 Một số hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ Để tìm được cách vào bài gây hứng thú cho trẻ đòi hỏi người giáo viên ngoài long yêu nghề, mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm trình độ chuyên môn, hiểu tâm lý trẻ. Trong một tiêt dạy phần vào bài tuy chiếm ít thời gian nhưng lại giữ một vị trí không kém phần quan trọng. Chính vì vậy việc gây hứng thú trước khi vào bài là rất quan trọng. Giúp trẻ có hứng thú, vui vẻ khi vào giờ học. Đối với trẻ việc hiểu biết và cảm nhận được về tác phẩm văn học chủ yếu là do cô giáo truyền thụ thong qua giọng kể, cac đồ dung trực quan cho nên cô giáo có thể dẫn dắt vào bài bằng rất nhiều hình thức khác nhau như câu đố, trò chơi dân gian, tiếng kêu, bài hát có liên quan đến chủ đề tới nội dung câu chuyện. Cô vào bài cần gắn gọn, dí dỏm, dễ hiểu và thu hút trẻ. Một trong số đó có thể sử dụng các trò chơi bài hát để vào bài như: nghe tiếng kêu đoán tên con vật, trò chơi bắt chước tiếng kêu các con vật Cô dùng hình thức cho trẻ vừa hát vừa vận động theo lời bài hát giúp trẻ vào tiết nhẹ nhàng thoải mái hơn. Ngoài ra tôi còn sử dụng những trò chơi dân gian để vào bài cho trẻ rất thích Ngoài ra cô còn sử dụng câu đố để vào bài: trong các tiết truyện theo chủ đề tôi sử dụng các câu đố phù hợp với bài dạy để tạo sự tò mò của trẻ. Nhờ các hình thức vào bài mói đơn giản nhẹ nhàng bằng các trò choi dân gian, trò chơi đóng vai, câu đố . Phù hợp với từng chủ đề đã gây hứng thú đối với trẻ, giúp trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu bài hơn, luôn có cảm giác tự nhiên thoải mái không bị gò bó khi vào bài mới. Bằng các hình thức giới thiệu bài phong phú, hấp dẫn không chỉ thu hút trẻ mà còn giúp trẻ nhớ lâu, tạo điều kiện cho trẻ ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ 3.2 Làm quen văn học trên giờ hoạt động chính Do đặc điểm của lứa tuổi nên giáo dục học sinh mẫu giáo cần tiến hành theo phương châm "Học mà chơi, chơi mà học" theo chương trình đổi mới hình thức dạy học. Vào đầu giờ học cô trò chuyện với trẻ theo nội dung đề tài hoặc cho trẻ đi tham quan mô hình, tranh ảnh đồng thời trò chuyện theo nội dung bức tranh để dẫn dắt trẻ đến nội dung tác phẩm văn học. Khi trò chuyện cô cần sử dụng CÁC từ láy hoặc có thể gợi hỏi để trẻ nói cảm xúc của mình qua bài thơ, câu chuyện. Có thể tích hợp qua một số môn học khác: Toán- Khám phá khoa học- giáo dục âm nhạc... Một cách nhẹ nhàng thoáng qua để giờ học sinh động phong phú, sau đó cô giới thiệu bài thơ hoặc câu chuyện sắp học. Cô đọc hoặc kể diễn cảm câu chuyện bài thơ một hai lần, giúp trẻ cảm nhận âm điệu, cảnh đẹp nội dung bài thơ câu chuyện. Sau đó giảng nội dung bài thơ cho trẻ hiểu rồi cô kể trích dẫn làm rõ những ý chính trong bài thơ, câu chuyện, giảng một vài từ khó trong bài thơ câu chuyện, giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và cung cấp vốn từ cho trẻ. Tiếp đến đàm thoại theo nội dung bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu nội dung và nhớ trình tự nội dung, phân biệt các nhân vật trong chuyện nhớ lại trình tự chuyện đặc biệt là để trẻ tự do giao lưu với cô hoặc thảo luận với nhau về các nhân vật trong chuyện. Bây giờ cô mới cho trẻ đọc thơ cùng cô hoặc kể chuyện khi trẻ đọc thơ cô cần chú ý sữa sai khi trẻ phát âm cách ngắt nhịp thơ cho trẻ thi đua với nhau nhằm giúp trẻ thi đua học tốt. Sau đó cho trẻ đọc thơ hoặc kể chuyện theo tranh, cô có thể viết nội dung bài thơ câu chuyện dưới bức tranh để trẻ có thể kể theo ngôn ngữ của trẻ để trẻ khắc sâu câu chuyện, bài thơ qua tranh vẽ. Có câu chuyện cô cho trẻ đóng kịch theo nội dung chuyện trẻ tự phân các vai đóng kịch. Nhằm giúp trẻ nhớ lại trình tự chuyện, trẻ có thể thể hiện bằng ngôn ngữ của mình vì đóng kịch là một hình thức để phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ và giáo dục tinh thần tập thể cho trẻ. Qua đóng kịch trẻ truyền lại được nội dung chuyện làm sống lại tâm trạng hành động ngôn ngữ của các nhân vật trong chuyện đồng thời thể hiện tình cảm và sự đánh giá của trẻ đối với các nhân vật. Kết thúc giờ học cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện đang học. Kinh nghiệm qua việc dạy trẻ tôi nhận thấy: Muốn cho trẻ cảm thụ tốt âm điệu, nhịp điệu bài thơ khi đọc mẫu cho trẻ nghe cô nên đọc thật êm dịu, nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp, đọc nhấn mạnh vào các từ mang tính nhịp điệu hoặc khi kể chuyện trẻ nghe cô kể phải diễn cảm, thể hiện giọng nói điệu bộ,cử chỉ từng nhân vật trong truyện. Những bài đồng dao,ca dao có thể cô ngâm cho trẻ nghe. Trong một hoạt động chung làm quen với văn học cần đảm bảo các nội dung: thay đổi các hình thức giới thiệu, cô kể chuyện hoặc đọc thơ hay, Kết thúc cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp,trong một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô,được gần gũi trò chuyện cùng cô để trẻ thoải mái không gò bó. Về đội hình không cứng nhắc mà thay đổi liên tục nhiều đội hình khác nhau trong một giờ học để trẻ dễ quan sát, hứng thú. Trong một giờ học cô nên tuyên dương kịp thời những trẻ đọc thơ, kể chuyện hay, đóng kịch tốt để khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối vơi những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ, mà còn là một phương tiện giáo dục,. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có tham gia tích cực hoạt động không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không chú ý cùng với bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạm bè. 3.3 Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và làm quen qua các giờ hoạt động khác Vào buổi sáng đón trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, ngoài công việc nhắc trẻ chào bố mẹ, ăn sáng, vệ sinh cá nhân tôi thường hay trò chuyện với trẻ theo chủ điểm của chương trình học. Tôi trò chuyện với trẻ về gia đình có bao nhiêu người bố mẹ con làm nghề gì,làm ở đâu, làm ra những sản phẩm gì, hoặc trò chuyện với trẻ về công việc của một số ngành nghề trong xã hội, ích lợi của công việc đó, nghề đó thì cần làm những gì, lớn lên thích làm nghề nào... Tôi cảm thấy có tác dụng rất lớn đối với trẻ. Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp cho trẻ nhiều vốn từ giúp trẻ hiểu nghĩa của câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc. Thông qua đó trẻ còn tìm hiểu về thế giới xung quanh làm quen với kiến thức mới, giúp trẻ bước vào tiết học một cách dễ dàng. Vì vậy trong lúc trò chuyện với trẻ cô phải nói rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, đủ nghĩa giúp trẻ học nói tốt hơn. Qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy các cháu mạnh dạn hồn nhiên rất thích trò chuyện với người lớn. Đặc biệt có một vốn từ rất đáng kể. Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen văn học có thể là những bài thơ, đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa được học. Như giờ học: Tìm hiểu về môi trường xung quanh Gia đình của bé . Cô trò chuyện với trẻ về gia đình, gia đình con có những ai, có bao nhiêu người, thuộc gia đình đông con hay ít con, gia đình lớn hay gia đình nhỏ. Trong giờ học cô nên giáo dục trẻ thương yêu những người trong gia đình, giúp đỡ bố mẹ, ông bà. Cô cho trẻ kết hợp đọc thơ “Thương ông”, Giữa vòng gió thơm...Hoặc dạy trẻ "Làm chú bộ đội". Có thể tích hợp vào văn học cung cấp vốn từ cho trẻ qua việc cô trò chuyện với trẻ về chú đội đưa vào bài thơ "Chú bộ đội hành quân trong mưa"... Qua các giờ học khác ta tích hợp cho trẻ làm quen văn học vào những lúc trò chuyện với trẻ theo đề tài, đưa thơ chuyện, đồng dao vào giờ học. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn giúp trẻ tìm hiểu về xung quanh. Hình thành cho trẻ tình cảm đối với con người, cuộc sống, giúp cho các giờ học sinh động, hấp dẫn tránh sự nhàm chán vào giờ học giúp trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng. 3.4 Làm quen văn học thông qua giờ hoạt động góc Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể thuộc được câu chuyện hoặc thuộc bài thơ ngay, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dể nhớ mà mau quên. Ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và hoạt động góc. Gìờ hoạt động góc trẻ được tham gia chơi rất hồn nhiên mạnh dạn, có thể chơi trò chơi : "Cô giáo" ở góc phân vai, một cháu làm cô giáo dạy cháu đọc thơ hoặc kể chuyện giúp trẻ nhớ lại trình tự chuyện hoặc củng cố những bài thơ đã được học . Ở góc phân vai trò chơi "Cô giáo" dạy cháu đọc thơ: "Cô giáo của em", "Trường em"... Hoặc trẻ được chơi ở góc học tập xem sách, truyện tranh, tạo cho trẻ cảm giác là trẻ có thể đọc được quyển truyện đó hoặc biết rằng quyển truyện đó nói về cái gì, trẻ có thể dựa vào tranh để khám phá ra các nhân vật, khám phá nghĩa của từ của câu, hoặc trẻ có thể tự vẽ, cắt dán tập làm sách, truyện tranh theo chủ điểm. Tôi nhận thấy qua giờ họat động góc trẻ mạnh dạn, thích giao tiếp và phát triển nhiều vốn từ, cũng cố lại những kiến thức đã học. Đặc biệt là trẻ rất thích tự lập trong lúc tự làm sách truyện tranh, phấn khởi và rất thích tham gia chơi ở góc này. Như vậy cho nên cho trẻ phát huy, và đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở cho trẻ hơn nữa để trẻ phát huy vốn từ của trẻ Trẻ có thể làm quen thông qua góc sách truyện: Trong lớp tôi có làm một góc gọi là góc sách truyện. Vào buổi chiều tôi dành thời gian cho các con chơi ở góc này, cô đọc tranh truyện, thơ cho trẻ nghe, trước khi đọc tôi trao đổi với trẻ về nội dung quyển truyện tranh, thơ, gợi ý nội dung qua trang bìa nói tên truyện, tên bài thơ, miêu tả hình ảnh của từng trang, nói về tranh minh hoạ, về nội dung câu chuyện bài thơ được thể hiện trong tranh như thế nào. Sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện và giúp trẻ hiểu rõ về câu chuyện, thơ. Qua việc thực hiện hoạt động chơi ở góc này tạo thành thói quen rất thích tham gia chơi cùng cô của trẻ.. 3.5 Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn (sân khấu rối, rối ngón tay, rối que..) Tư duy của trẻ lứa tuổi này là tư duy trực quan, nếu như cô chỉ kể cho trẻ nghe nhiều lần bằng lời thì trẻ sẽ nhanh chán và không thu được kết quả cao. Xuất phát từ đặc điểm đó nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với mô hình. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để sử dụng cùng với cô nhịp nhàng. tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Trong quá trình trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giá. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thể vững vàng trước khi bước vào lớp 1 sau này. Muốn trẻ hào hứng tham gia và yêu thích môn văn học thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ như cách ngồi học đúng tư thế, cách trẻ trả lời câu hỏi của cô và cách sử dụng đồ dùng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào: Cách thực hiện các bước trong hoạt động làm quen với văn học ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khả năng nhận biết nhanh nhẹn, bình thường, để tiện theo dõi và có kế hoặch cụ thể để bỗi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục trẻ. Chính vì thế: Từ những nghuyên vật liệu như bìa cứng, giấy vẽ, màu nước, bút chì để làm thành bức tranh trong câu chuyện tranh được vẽ nền, bối cảnh có nhân vật nào thì nhân vật đó xuất hiện. Các nhân vật có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác 3.6 Sửa lỗi về phất âm (sửa ngọng) và luyện phát âm giúp trẻ Ở độ tuổi này bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện cho nên vẫn còn một số trẻ thường phát âm chưa đúng một số âm như N-L (làm – nàm) KH – H (không – hông) vì vậy luyện phát âm cho trẻ là khâu đầu tiên trong quá trình giáo dục ngôn ngữ, là cơ sở đầu tiên để hình thành tiếng nói của trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ bắt trước ngữ điệu một cách dễ dàng và tự nhiên chích vì vậy để cho trẻ phát âm chính xác, rõ rang mạch lạc có ngữ diệu rõ ràng tự nhiên và không bị ngọng thì giáo viên phải phát âm chính xác, to, rõ ràng, chậm, có ngữ điệu để thu hút trẻ và có dạy trẻ ý thức phát âm và sửa nỗi phát âm cho trẻ. Đối với những từ khó như :L,N,S,X,P,Q,T,D,Đ.cô phải phát âm mẫu cho trẻ nhiều lân, yêu cầu trẻ chú ý khi cô phát âm và nhận xét cách phát âm , cô cho trẻ phát âm và hỏi miệng, môi, lưỡi phải như thế nào? Cô giới thiệu cho trẻ rõ cách phát âm. Cô ôn luyện cách phát âm cho trẻ bằng các trò chơi được sử dụng rất nhiều rất đa dạng và phong phú: Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Bắt chước tiếng kêu của các con vật” Bò kêu: Bò. Mèo kêu: Mèo. Chó sủa: Gâu gâu. Gà gáy: Ò ó o. Hay trò chơi “ Bắt chiếc tiếng kêu của các phương tiện giao thông” Máy bay: ù ù Tàu hỏa : Tu tu.. Ô tô : Píp píp Xe đạp : Kính koong. Cô sử dụng các bài thơ ca dao đồng dao luyện phát âm cho trẻ giúp trẻ cảm nhận được nhịp điệu, vần diệu của tiếng việt. Với chữ N cô đọc bài đồng dao “Nu na nu nống” với chữ D đọc bài “ Dung dăng dung dẻ”, với chữ R đọc bài “ Con rùa” 3.7 Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy: Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Hình ảnh những nhân vật ngộ nghĩnh, những bông hoa biết cử động đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng . Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thong tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ . Vì vậy giáo viên nên đưa CNTT vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ. 3.8 Trao đổi với phụ huynh Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu để chúng tôi làm đồ dùng của các góc, nhất là góc làm quen với văn học. Đặc biệt tôi đề cập đến tầm quan trọng của bộ môn “Làm Quen Với Văn Học” vì đây là môn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một các mạch lạc, giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ văn học, qua các tác phẩm trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh . Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu , nguyên liệu như : giấy, sách, những lọ nhựa, vải vụn để làm đồ dùng kể chuyện cho trẻ. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Làm quen học đối với các cháu Mẫu giáo bé (3-4 tuổi) là một vấn đề thiết thực mới là khó. Nhưng chúng ta biết rằng văn học là kho kinh nghiệm quý báu về phương diện, nó là nơi lưu trữ truyền thống dân tộc. Trẻ em làm quen với văn học ngay từ những bài hát ru đầu tiên mà trẻ em ghi nhận qua lời ru à ơi của mẹ. Rồi trẻ được làm quen với bài thơ, câu đố, những câu chuyện và bằng nhiều hình thức cô đưa ra đã lôi cuốn các cháu vào các hoạt động tập thể, hoạt động nhận thức. Từ đó mà chất lượng lớp tôi tăng lên rất đáng kể. Đến nay cháu đọc thơ, kể chuyện, chất lượng rất cao đạt từ 80-85%. Tôi rất phấn khởi, không những các cháu đọc thuộc những bài thơ, đồng dao, câu chuyện mà còn
File đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_mau_giao_be_3_4_tuoi_lam_quen_vo.doc