Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Trẻ thường được gia đình cưng chiều nên rất muốn tự khám phá mọi thứ xung quanh, trẻ muốn mọi thứ mình thích thuộc về riêng của mình → chưa có ý thức giữ gìn môi trường chung. Khi tiếp xúc với môi trường mới trẻ ngắm nhìn, muốn tự tay sờ vào những hình ảnh, đồ dùng, tự tay cậy, bóc khám phá thậm chí còn bóc, xé, tự ý lấy những thứ mà trẻ thích để nó thuộc về mình.

- Vì số lượng cháu đông, trẻ lại hiếu động nên nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc rèn trẻ kỹ năng tự khám phá, cảm nhận cái đẹp. Thường thì giáo viên hay tổ chức hướng dẫn trẻ theo tập thể hoặc theo nhóm lớn, những trẻ chậm chạp chưa có kỹ năng tạo hình, chưa thể tự mình tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh, trẻ chưa biết trân trọng những sản phẩm đẹp và trẻ cũng chưa có mong muốn tự tạo ra những sản phẩm đẹp chưa được chú ý nhiều. Thường thì khi tiếp xúc với những sản phẩm tạo hình trẻ chưa tập trung tư duy, chưa biết cách cảm nhận, đánh giá ý nghĩa của sản phẩm mà trẻ chỉ cảm nhận vẻ đẹp bằng cách nhìn trực quan về mầu sắc, chưa chú ý đến đường nét, bố cục, ý nghĩa của hình ảnh.

- Khi khả năng thể hiện cảm xúc của mình vào những sản phẩm tạo hình còn bị hạn chế : Trẻ chưa có kỹ năng cơ bản để vẽ các hình ảnh trẻ muốn, chưa biết lựa chọn mầu sắc cho phù hợp, chưa có kỹ năng xé, dán, sắp xếp, lưa chọn vật liệu để làm tranh, để làm đồ dùng đồ chơi .→ Trẻ chóng chán khi tham gia các hoạt động vì chưa tự mình tạo ra được một sản phẩm đẹp như ý. → Điều này cũng làm cho trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động tạo hình.

- Một lý do nữa cũng tương đối phổ biến là việc trẻ em ngày nay được cưng chiều, mọi thứ đều có sẵn khi trẻ muốn khiến trẻ ít nhiều bị thụ động thiếu đi sự tự lập sáng tạo của bản thân. Trẻ nghĩ mọi thứ có được rất dễ dàng. Trẻ chưa có mong muốn được cùng cô tạo nên môi trường đẹp xung quanh mình.

Xác định được mục tiêu của ngành học cũng như nhu cầu thực tế của cuộc sống, qua thực tế giảng dậy nhiều năm tôi nhận thấy việc làm cho trẻ yêu thích, hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình là rất cần thiết.

Từ những lý do đó, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp kích thích trẻ 4- 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:

2.1. Đối với bản thân người viết:

 Nghiên cứu, tìm kiếm "Một số biên pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình” từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp giúp trẻ yêu thích cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp, có một số kỹ năng tạo ra những sản phẩm đẹp và biết tôn trọng gìn giữ những cái đẹp xung quanh mình - Giúp trẻ yêu thích bộ môn tạo hình.

2.2. Đối tượng nghiên cứu:

"Một số biên pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình”

3. Đối tượng , phạm vi của sáng kiến:

 "Một số biên pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình”

Trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B2, trường Mầm non Gia Thượng, năm học 2018- 2019.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu lý luận: Sưu tầm tài liệu, hướng dẫn thực hiện chương trình trẻ 4 -5 tuổi, sách hướng dẫn vẽ, gấp, làm đồ chơi của nhà xuất bản mỹ thuật .

4.2. Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát những hoạt động của trẻ, phương pháp tổ chức của giáo viên qua các hoạt động học, hoạt động ngoại khoá

4.3. Quan sát ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham gia các hoạt động của lớp, trò chuyện thăm dò ý tưởng của trẻ. Sau khi quan sát xong, thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ.

4.4. Thực nghiệm sư phạm: Tìm tòi sáng tạo các hình thức hoạt động tạo hình, sưu tầm các loại vật liệu khác nhau để thử nghiệm làm tranh, đồ dùng, đồ chơi.

4.5. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. Sau khi đã điều tra thu thập được đầy đủ số liệu thì tính %, xây dựng bảng số minh hoạ các kết quả nghiên cứu.

 

doc 19 trang daohong 08/10/2022 12781
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; khu tạo sân cỏ hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ Đặc biệt, với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, các nhà trường cần xác định sân chơi của trẻ rất cần có cây xanh bóng mát, hệ thống mái tôn mái lá góp phần tạo bóng mát cho sân chơi của trẻ nhưng cũng không thể thay thế cho hệ thống cây bóng mát được, việc trồng các cây bóng mát vẫn phải được chú trọng.
 Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường, thuận tiện mang tính giáo dục có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. 
 Đối với môi trường trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ nhỏ. Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật và ngộ nghĩnh. Môi trường cần có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Cần tạo ra một thế giới thật
 đa dạng phong phú đầy màu sắc mang tính nghệ thuật về thiên nhiên, xã hội và con người xung quanh trẻ nhằm gây hứng thú, kích thích lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động như: Làm thật nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau cả về hình dáng và màu sắc; mua- sưu tầm nhiều sách báo, chuyện tranh đặc biệt là truyện tranh và truyện cổ tích, cắt dán hình ảnh những truyện tranh sáng tạo theo chủ đề... Đồ chơi hữu hiệu cho sự phát triển của trẻ bao gồm: đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép, khám phá khoa học, giấy, màu vẽ, nhạc cụ Ngoài ra, trang bị thêm một số loại đồ chơi phát triển vận động ở trẻ như: đồ chơi xúc cát, dụng cụ nhà bếp Đặc biệt là các loại đồ chơi trên cần được cọ rửa, vệ sinh định kỳ để đảm bảo sự an toàn, ngăn ngừa bệnh dịch cho trẻ. 
Hình ảnh 1 - Môi trường trong lớp học cho trẻ hoạt động sáng tạo.
 Bên cạnh tạo thế giới vật chất thì tạo môi trường không khí vui vẻ, thoải mái, đầy tình thương yêu lẫn nhau giữa cô và cháu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư nguyện vọng của trẻ. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. 
2.Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc chú ý đến từng cá nhân trẻ lấy trẻ làm trung tâm.
 Trước hết, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Cần tổ chức các hoạt động đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Cho trẻ được học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm tòi.  Cần gây hứng thú trực tiếp cho trẻ bằng trải nghiệm, trẻ được quan sát, trải nghiệm trực tiếp, khuyến khích trẻ chủ động nói ra những điều mình cảm nhận được để nói lên nhận xét cá nhân, khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưa đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Qua các hoạt động trẻ được tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu trả lời của bạn và qua việc trực tiếp được trải nghiệm.Trẻ được tự suy ngẫm và đánh giá hiểu biết kỹ năng của mình.  Ngoài ra, thông qua trò chơi trẻ được củng cố lại hệ thống kiến thức mà trẻ đã học nhằm khắc sâu cho trẻ kiến thức cần cung cấp mà không bị nhàm chán và lặp lại.  
Hình 2- Cho trẻ được trải nghiệm .
 Cho trẻ thực hiện các thí nghiệm: Trước khi làm thí nghiệm cho trẻ quan sát hiện trạng ban đầu của đối tượng, thí nghiệm và cho trẻ tự nêu lên phán đoán của mình về kết quả thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm cho trẻ sử dụng các giác quan. Giáo viên hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả khám phá bằng hình vẽ, mô hình biểu đồ, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để trẻ so sánh kết quả thí nghiệm với trạng thái ban đầu. 
Hình ảnh 3 - Trẻ trực tiếp làm thí nghiệm
 Để phát triển ở trẻ tính tích cực, sáng tạo thì chúng ta cần cho trẻ tự nêu ý kiến của mình, tự mình nêu ý tưởng, chú ý đến từng cá nhân trẻ tức là để cá nhân trẻ được tham gia trả lời ý kiến của mình chứ không phải trả lời “a dua” theo bạn, theo lớp. Ðó là một hình thức học “vẹt” mà chúng ta cần tránh. Vô tình sẽ trở thành thói quen xấu, tạo tính ỷ lại, thủ động ở trẻ. Trong bất cứ hoạt động nào, giáo viên cũng cần cho nhiều trẻ được đóng góp ý kiến, ý tưởng, đặc biệt chú ý nhiều hơn và thường xuyên khuyến khích những trẻ rụt rè, nhút nhát đứng lên phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi của cô giáo.
 Ở hình thức này, chúng ta sử dụng những biện pháp như : Trò chuyện, đàm thoại, giải thích, minh họa: Cô giáo lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để trẻ sáng tạo. Đặc biệt khi cho trẻ hoạt động với các đồ vật, đồ chơi giáo viên cần liên hệ với thực tế của con người trong môi trường xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân. Để áp dụng phương pháp này người giáo viên mầm non cần phải: Biết khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng khám phá tìm tòi, trải nghiệm những đối tượng nhận thức. Tôn trọng đồng cảm với nhu cầu của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhận thức. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tự hoàn thiện, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. Phối hợp hợp lý các phương pháp khi tổ chức các hoạt động của trẻ. 
 Chú ý đến từng cá nhân trẻ - hoạt động lấy trẻ làm trung tâm còn thực hiện bằng phương pháp hoạt động theo nhóm. Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc hăng hái, chẳng thể ỷ lại vào một đôi người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học hỏi chung của cả lớp. Để diễn đạt kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp , nhóm sẽ cử ra một đại diện hoặc mỗi thành viên sẽ trả lời một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Từ đó, trẻ sẽ trở nên năng động, tích cực và sáng tạo hơn. 
Hình 4- Cho trẻ họạt động theo nhóm
3. Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp với yêu cầu giáo dục, dựa trên hứng thú và kinh nghiệm của trẻ:
 Trẻ phát triển tốt về mọi mặt khi được tham gia các hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự phát triển của trẻ cả về thể lực lẫn trí tuệ càng nhanh. 
 Thông qua hoạt động trẻ được cuốn hút vào sự tự lực tìm tòi khám phá, trải nghiệm để chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng của cuộc sống. Nhờ có hoạt động chức năng, sinh lý của trẻ được phát triển, các giác quan được hoàn thiện, kiến thức trở nên phong phú và chính xác hơn. 
 Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ được trao đổi trò chuyện, thảo luận, tự thể hiện và đưa ra ý kiến của mình, giáo viên theo dõi, lắng nghe, nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đưa vào nội dung hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá. 
 Ví dụ: Với chủ đề thực vật giáo viên có thể mang đến lớp một cây đậu xanh, khuyến khích trẻ nói về cây xanh. Cho trẻ nêu các câu hỏi và ý tưởng. 
 Làm mới nội dung hoạt động. Trong quá trình hoạt động giáo viên cần nắm bắt kịp thời xem trẻ đã tìm nội dung đến đâu, có còn hứng thú nữa không? Nếu không còn hứng thú nữa thì nên tìm hiểu chủ đề mới, nội dung mới. 
 Gắn nội dung hoạt động của trẻ trong chương trình với hoàn cảnh sống cụ thể gần gũi với trẻ, bổ sung vào nội dung hoạt động những sự vật, hiện tượng có ở địa phương. Ví dụ: Khi cho trẻ tiếp xúc làm quen với các tác phẩm văn học chúng ta có thể lồng ghép nói cho trẻ biết thêm về những vị anh hùng như Nguyễn Văn Trỗi, Mẹ Suốt... khơi gợi cho trẻ thêm tự hào về quê hương của mình. 
 Yêu cầu trẻ về nhà quan sát tìm hiểu thực tế cuộc sống xung quanh, sau đó đến lớp trình bày, thảo luận cùng chia sẻ kinh nghiệm. Ví dụ : Cho trẻ về nhà quan sát tìm hiểu những động vật nuôi trong nhà để trẻ phân biệt những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật.Cho trẻ tìm hiểu xem muốn xây được nhà thì trước tiên ta phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thành ngôi nhà. 
4. Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc tạo ra các tình huống có vấn đề, kích thích trẻ suy nghĩ và tìm kiếm phương thức giải quyết:
 Tập trung sự quan tâm, chú ý, hứng thú của trẻ và đặt ra các vấn đề mà trẻ chưa giải quyết được bằng cách lần lượt đưa ra một số câu hỏi cho trẻ liên hệ kinh nghiệm bản thân, trao đổi, thể hiện, sau đó nêu vấn đề về những điều mà tất cả đều muốn biết để gây tò mò, kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ. Ví dụ: Khi tìm hiểu về các loại “côn trùng” nên xoay quanh các câu hỏi như: Loại “côn trùng” nào các con biết? Côn trùng nào có ích? Vì sao con biết? Côn trùng nào có hại? đối với các côn có hại thì các con phải làm gì?... 
 Thông thường các tình huống có vấn đề đều do giáo viên đưa ra như phức tạp hóa nội dung hoạt động, nâng cao dần mức độ khái quát hóa tri thức, tận dụng các tình huống xảy ra xung quanh trẻ hoặc những tình huống xuất phát từ bản thân trẻ... và kích thích trẻ tự trả lời, tự giải đáp những thắc mắc đó. Ví dụ: Có thể nói “thỏ là động vật nuôi trong gia đình: một trẻ khác nói lại "thỏ là động vật sống trong rừng”. Từ đây có thể nêu vấn đề: “Tại sao lại nói thỏ là động vật nuôi hay thỏ là động vật sống trong rừng”. 
 Giáo viên động viên trẻ suy nghĩ, cùng tham gia xây dựng, bàn phương án tự tìm lấy câu trả lời hoặc cách giải quyết vấn đề. Khi trẻ đặt câu hỏi, giáo viên nên đưa thêm các câu hỏi dạng: “Vậy con nghĩ như thế nào? Chúng ta cùng nghĩ xem cần phải làm gì? ” nhằm thu hút trẻ trò chuyện để cùng nhau tìm kiếm câu trả lời. 
5. Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ trực tiếp làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu.
 Những đồ dùng giáo viên cho trẻ làm đa số từ các nguyên vật liệu gần gũi nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ nơi đâu. Ví dụ như rơm, lá cây, chai nước ngọt, hộp sữa, đĩa CD, ống hút, vỏ sò, ốc, hếnVới những nguyên vật liệu đó, cô và trẻ có thể thao tác, làm nên những con vật hay đồ dùng, đồ chơi rất sáng tạo sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Để có thể làm được những đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, bắt buộc và đòi hỏi trẻ phải tích cực suy nghĩ, chủ động và sáng tạo để có thể tìm ra cách làm hiệu quả nhất và đẹp nhất dựa trên sự hướng dẫn cơ bản của cô giáo. Có thể cùng một nguyên vật liệu mà trẻ có thể làm được nhiều đồ dùng đồ chơi khác nhau, hay một đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. Từ đó, tạo cơ hội để phát huy tính tích tích cực, chủ động và sáng tạo ở trẻ. 
Ví dụ: Con trâu: Dùng lá mít tạo thành hình con trâu sau đó dùng giấy đề can cắt, dán trang trí các chi tiết. Cái cày, cái cuốc, con dao: Dùng gỗ đẽo thành hình cái cày, cái cuốc, con dao; Cái kéo: Dùng xốp cắt 2 lưỡi kéo sau đó ghép thành hình cái kéo; Cái cân: Dùng hộp nước rửa bát cắt thành hình cái cân sau đó cắt hình cái đĩa cân; Xe chỉ: Dùng tre vót các lan của xe chỉ sau đó ghép thành hình cái xe chỉ; Guồng nước: Dùng tre vót các lan ghép thành hình cái guồng nước; Thớt: Dùng gỗ gót thành hình cái thớt sau đó dung giấy giáp xoa nhẵn; Xe tăng: Dùng can nước rửa bát lam thân xe lấy lắp can làm bánh xe tang; Xe ca: Dùng can nước rửa bát cắt các lỗ nhỏ thành các cửa sổ sau đó dung xốp cắt ghế xe, dung sốp tranh trí phía ngoài; Xe lu: Dùng hộp nước bát làm thân xe, sau đó cắt bánh xe dung xốp tranh trí đền xe, bánh xe; Máy khâu: Dùng hộp bìa mì tôm cắt các mảnh nhỏ sau đó ghép lại thành hình máy khâu; Dùi đục: Dùng dao vót  thành hình cái rùi; Quang gánh: Dùng dao vót tre thành nan sau đó ghép 2 nan lại với nhau thành hình cái quang; Xe đẩy: lấy lọ rửa bát cắt thành hình, lấy thép uốn chân, giá đỡ thành hình cái xe đẩy; Xẻng: Dùng can nước rửa bát cắt thành hình lưỡi xẻng, sau đó dung cấy trẻ nhỏ cắt cán xẻng sau đó ghép thành hình cái xẻng; Dao xây, bay xây, cái bào, bàn xoa: Dùng gỗ vót thành hình dao xây, bay xây, cái bào, bàn xoa; Bàn ghế: Dùng rơm bện thành hình cái ghế, cái bàn; Tủ: Dùng hộp nước rửa rửa bát cắt thành hình cái tủ; Mẹt: Dùng tre vót lan sau đó đan lại với nhau thành mảnh, làm miệng mẹt sau đó đan lại với nhau thành rổ.
Hình 5- Trẻ sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm bằng trí tưởng tượng của cá nhân mình.
6. Biện pháp 6: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc tăng cường sử dụng yếu tố chơi và trò chơi trong quá trình hoạt động nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ:
 Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, qua hoạt động vui chơi trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, qua vui chơi trẻ được thể hiện tích tích cực, chủ động và sáng tạo của bản thân mình.
 Sự tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ được thể hiện qua trò chơi đóng kịch, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động vui chơi. Trong quá trình trẻ chơi , cô giáo cần tôi chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có, ngoài ra trẻ còn có thể sáng tạo thêm một số câu nói làm cho kịch bản hay hơn mà vẫn không thay đổi nội dung của câu chuyện. 
 Bên cạnh đó, sự chủ động sáng tạo của trẻ còn được phát triển khi trẻ tham gia vào các hoạt động chơi khác như chơi ở các góc( Bán hàng, làm bác sỹ, Chăm sóc vườn thiên nhiên); chơi ngoài trời( Trò chơi dân gian, tham quan dạo chơi, quan sát); chơi theo ý thích vào các giờ đón trẻ, hoạt động chiều... 
 Ví dụ 1 : Trong hoạt động góc, khi chơi đóng vai bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân, trẻ sẽ phải biết được thái độ của Bác sỹ đối với bệnh nhân, biết dùng tai nghe để khám bệnh cho mọi người, biết được cách khám bệnh, các dụng cụ cần thiết cho bác sỹ, biết được một số bệnh thường gặp dễ bị mắc phải, biết được sức khỏe quan trọng với con người và từ đó đòi hỏi trẻ phải tích cực, chủ động thì mới đảm nhận được vai chơi của mình.
 Hình 6- Trẻ đóng vai bác sĩ, y tá.
 Ví dụ 2: Thông qua hoạt động góc, ở góc phân vai, chơi làm người bán hàng. Trẻ được cô giáo hướng dẫn cách giao tiếp giữa người mua và người bán, từ đó trẻ học cách giao tiếp , ứng xử với mọi người xung quanh.
Hình 7- Trẻ đóng vai bán hàng và người mua hàng
 Ví dụ: người bán thì phải chào hỏi đầy đủ, mời khách mua hàng, khi nhận tiền phải cảm ơn. Người mua thì phải hỏi giá cả, khi hỏi cũng phải có đầu đuôi, như thế mới là người lịch sử. Từ đó trẻ sẽ có kỹ năng giao tiếp phù hợp trong cuộc sống, tạo nên sự tự tin, mạnh dạn và chủ động ở trẻ hơn.
 Cô thường xuyên thay đổi và làm nhiều bài tập mở giúp trẻ tích cực hơn, phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ.
Hình 8- Tạo bài tập mở cho trẻ sáng tạo.
 Trong quá trình trẻ chơi, cô giáo cần tăng dần độ khó của trò chơi và tình huống chơi, làm phức tạp hóa luật chơi, nội dung chơi, hành động chơi, đưa ra trò chơi mới. Ví dụ: Để hình thành kỹ năng phân loại đối tượng theo những dấu hiệu đặc trưng, cho trẻ chơi trò chơi “Hãy xếp nhanh thành nhóm” Khi trẻ đã chơi thành thạo trò chơi này, ta tổ chức cho trẻ chơi trò chơi mới. 
 Tạo môi trường trò chơi thích hợp, không gian chơi rộng rãi, đảm bảo an toàn, đồ chơi phù hợp với từng loại hoạt động của trẻ và gợi ý cho trẻ chơi. Thiết lập không khí tự do, thoải mái không gò bó ép buộc trong quá trình chơi, phát huy tính chủ động, độc lập của trẻ, luôn đảm bảo vai trò chủ đạo của trẻ trong khi chơi. Tăng cường sử dụng yếu tố thi đua giữa các tổ, các nhóm, các cá nhân. 
7. Biện pháp 7: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc đa dạng hóa hoạt động của trẻ:
 Trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ được nảy nở và phát triển trong qua trình hoạt động, sự hoạt động của trẻ càng đa dạng phong phú bao nhiêu thì trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ càng dồi dào, phong phú bấy nhiêu. Ví dụ: Để tạo sự chú ý kích thích hứng thú của trẻ ta có thể tổ chức cho trẻ trao đổi kinh nghiệm kết hợp việc cho trẻ được thể hiện kinh nghiệm bằng tranh vẽ, động tác, kích thích tính tò mò và cung cấp kiến thức ta thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động như quan sát, làm các thí nghiệm, đọc truyện, giải câu đố... 
 Tổ chức các hoạt động thích hợp các nội dung theo chủ đề, đảm bảo tác động lên nhiều mặt phát triển của trẻ. Khai thác mối liên hệ giữa nội dung hoạt động của các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên kết hợp phải nhẹ nhàng, linh hoạt, hợp lý đảm bảo trọng tâm của giờ hoạt động. Ví dụ: Sau khi trẻ tìm hiểu về hình dạng trong giờ toán có thể cho trẻ sử dụng các hình khác nhau để chắp ghép hoặc xếp thành hình ngôi nhà, các con vật... như vậy trò chơi này vừa vận dụng kiến thức toán học vừa vận dụng vốn hiểu biết về môi trường xung quanh. 
8. Biện pháp 8: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc bố trí thời gian và không gian thích hợp để tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá sáng tạo:
 Thời gian và không gian là hai yếu tố có ảnh hưởng nhất định trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau thì sở thích, sự đam mê hứng thú hoạt động của trẻ cũng khác nhau. Do vậy giáo viên cần nắm vững tâm - sinh lý của trẻ, bố trí thời gian và không gian phù hợp với sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ. Ví dụ: Hoạt động vận động phát triển thể lực và hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ta có thể tổ chức cho trẻ vào buổi sáng ở ngoài trời, làm quen với toán hoặc chữ cái trong hoạt động góc, trước khi đi ngủ trưa ta có thể tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học như kể chuyện, đọc thơ, ca dao, nghe nhạc... Trong thời gian hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc thực hiện thời gian theo quy định. 
 Trẻ tích cực tham gia hoạt động khám phá đối tượng, sự vật để giải quyết những vấn đề nhận thức thông qua hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Do vậy trong cùng một khoảng thời gian nhất định chúng ta cần đan xen kết hợp những nội dung giáo dục gần gũi và có liên quan với nhau trong kế hoạch tổ chức hoạt động. 
9. Biện pháp 9: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Môi trường xã hội, con người là điều kiện không thể thiếu để trẻ mẫu giáo hình thành, củng cố, mở mang trí lực cũng như tình cảm, đạo đức và tính cách của trẻ. Nhiệm vụ của cô giáo là phải tuyên truyền phụ huynh tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ, cùng phụ huynh khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết trong việc giáo dục trẻ ở gia đình. Ví dụ: Một vấn đề nào đó mà ở trường trẻ chưa hiểu hết thì ta đừng nên trực tiếp giải thích ngay và gợi ý để trẻ về nhà hỏi thêm cha mẹ, người thân. Ngoài ra kết hợp với các cơ quan đoàn thể khác trong cộng đồng xã hội giáo dục trẻ tổ chức Đoàn, Đội, Hội phụ nữ, 
 Tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc và giáo dục trẻ, không chiều chuộng con cái và bao bọc trẻ thái quá, cần cho trẻ tự mình làm một số việc phù hợp với khả năng của t

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_ch.doc