Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tôt ba màu cơ bản: Màu xanh- Màu đỏ- Màu vàng

Hoạt động nhận biết:

* Nhận biết tập nói:

 - Theo từng chủ đề sự kiện, tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ hoặc màu vàng để trẻ gọi tên đồ vật kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh, đỏ, vàng cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu cầu của cô để trẻ phát âm.Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn và trẻ sẽ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn.

 + Ví dụ: NBTN “Các đồ dùng trong gia đình: Bát, thìa, đĩa” tôi chọn cái bát có màu đỏ, cái đĩa có màu xanh cho trẻ quan sát và tập nói. Khi cho trẻ quan sát tập nói tôi không quên hỏi trẻ câu “Cái bát (Đĩa) có màu gì?” và cho trẻ phát âm nhiều lần “ Cái bát màu đỏ” “Cái đĩa màu xanh” , từ đó giúp trẻ nhận biết ra màu xanh, đỏ.

 Trò chơi: Chọn đồ dùng Theo yêu cầu của cô: Tôi yêu cầu trẻ lây cái bát màu đỏ, trẻ lấy đúng bát màu đỏ và phát âm nhiều lần “ Cái bát màu đỏ”.

* Nhận biết phân biệt:

 - Tôi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích thước to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ dễ nhận biết, phân biệt và gây sự tập trung chú ý của trẻ. Lồng ghép đan xen các trò chơi tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.

+ Ví dụ: Đề tài: nhận biết phân biệt: To- nhỏ

• Cô đưa con voi to- con voi nhỏ ra và hỏi trẻ:

- Voi anh đứng phía trước, voi em đứng phía sau

+ Các con có nhìn thấy voi em không? Vì sao?

- Voi anh đứng phía sau, voi em đứng phía trước

+ Các con có nhìn thấy voi anh không? Vì sao?

- Cho trẻ nhắc lại: voi anh to- voi em nhỏ.

• Cô đưa quả bóng to- quả bóng nhỏ ra, chỉ vào từng quả và hỏi trẻ:

+ Quả bóng này màu gì?

+ Quả bóng nào to? Quả bóng nào nhỏ?

- Cho trẻ nói: Quả bóng to- Quả bóng nhỏ.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh

+ Khi cô nói “Quả bóng to” thì các con giơ quả bóng to lên thật nhanh, xem ai giơ nhanh và đúng giống cô. Khi cô nói “Quả bóng nhỏ” thì các con chọn nhanh quả bóng nhỏ giơ lên và nói thật to “Quả bóng nhỏ”.

+ Lần 2: Khi cô nói “Quả bóng màu đỏ” thì các con chọn đúng quả bóng màu đỏ giơ lên và nói to “ Quả bóng to”. Khi cô nói “Quả bóng màu vàng” thì các con chọn đúng quả bóng màu vàng giơ lên và nói to “Quả bóng nhỏ”

• Cô cho trẻ tặng bóng cho anh em nhà voi: Quả bóng to tặng cho voi anh to, quả bóng nhỏ tặng cho voi em nhỏ.

+ Bóng to các con tặng ai?Quả bóng nhỏ các con tặng ai?

( Cô bao quát trẻ tặng bóng cho voi)

- Ví dụ: Đề tài: Dạy trẻ nhận biết phân biệt màu vàng- màu đỏ:

• Cô đưa hoa hồng cho trẻ quan sát, cô ôn màu đỏ:

+ Đây là hoa gì?

+ Hoa này có màu gì?

- Cô cho trẻ gọi tên màu đỏ.

- Cô cho trẻ lấy hoa màu đỏ giống cô từ trong rổ.

• Cô đưa hoa cúc cho trẻ xem, ôn màu vàng:

+ Bông hoa này có màu gì đây?

+ Cô cho trẻ gọi tên màu vàng.

 - Cô cho trẻ lấy hoa màu giống cô từ trong rổ.

• Cô cho trẻ chơi: Thi xem ai nhanh

Cô cho trẻ chọn bông hoa có màu theo yêu cầu của cô giơ lên và nói to “ Bông hoa màu xanh( màu đỏ)”.

• Cô cho trẻ chơi : Bé trổ tài

- Cô cho trẻ dán hoa màu vàng vào thiếp màu vàng, dán hoa màu đỏ vào thiếp màu đỏ. (Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiên).

+ Bông hoa này màu gì? Con dán vào thiếp có màu gì?

- Cô cho trẻ mang thiếp đặt tặng búp bê. Thiếp màu đỏ tặng cho búp bê mặc váy màu đỏ, thiếp màu vàng tặng cho búp bê mặc váy màu vàng. (Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiên).

 

doc 31 trang daohong 10/10/2022 36712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tôt ba màu cơ bản: Màu xanh- Màu đỏ- Màu vàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tôt ba màu cơ bản: Màu xanh- Màu đỏ- Màu vàng

Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tôt ba màu cơ bản: Màu xanh- Màu đỏ- Màu vàng
iếp thu chậm, có trẻ bạo dạn, có trẻ nhút nhát, thiếu tự tin nên việc nhận biết phân biệt ba màu cơ bản cũng không đồng đều.
 - Muốn giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ bản có hiệu quả thì giáo viên cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc điểm nhận thức, khả năng và hình thức tiếp thu cũng như các kỹ năng của từng trẻ từ đó lên kế hoạch cụ thể, kịp thời bồi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong một năm học, giáo viên phải kết hợp các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phong phú đa dạng. Từ đó, cô giáo cùng kết hợp với phụ huynh có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ bản. Khảo sát chất lượng trẻ đầu năm giúp tôi nắm chắc về khả năng của từng trẻ tại lớp, từ đó có kế hoạch giúp trẻ nhận biết phân biệt màu linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với trẻ.
Bảng kết quả khảo sát:
STT
NỘI DUNG
ĐẠT
CĐ
1
Trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia các hoạt động nhận biết phân biệt màu sắc
19/25=76%
6/25=24%
2
Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/ màu vàng/ màu xanh theo yêu cầu
17/25= 68%
8/25=32%
3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn, tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm phát triển thể chất cho trẻ:
- Xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, kế hoạch hoạt động đầy đủ, theo chương trình.
- Đưa các bài tập, trò chơi phù hợp vào trong các hoạt động.
* Đón – trả trẻ: 
- Giờ đón trả trẻ tôi, giờ chơi tự do tôi trò chuyện gần gũi trẻ để nắm bắt được tâm lý của từng trẻ, khi trò chuyện tôi lấy một vài đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng để rèn cho trẻ nhận biết. Đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với trẻ đặc biệt là những trẻ có kỹ năng nhận biết phân biệt màu chưa thành thạo vì lúc này số trẻ trong lớp đã ít đi, không đòi hỏi giáo viên phải tập trung nhiều đến trẻ khác. + Ví dụ: Vào buổi sáng tôi trò chuyện về chủ điểm những bông hoa đẹp thì tôi chú ý đến màu sắc của các loại hoa để cho trẻ nhận biết. Con biết những loại hoa gì? Hoa có màu gì?....
 Vào buổi chiều trước khi trẻ ra về tôi hỏi trẻ về những việc trẻ làm trong ngày: “con chơi trò chơi gì?” “nặn được cái gì?” “xếp được cái gì?” “có màu gì?”...
*Trong hoạt động chơi tập có chủ đích:
 Trong các hoạt động chơi tập có chủ đích, ngoài việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng trong hoạt động nhận biết- nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng, tôi còn lồng ghép tích hợp nội dung nhận biết phân biệt ba màu xanh , đỏ, vàng, vào các hoạt động khác bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đến các tiết học: tranh ảnh, đồ vật, đồ dùng, đồ chơi rất đẹp mắt và chủ yếu những đồ dùng đó đều có ba màu cơ bản: Xanh, đỏ, vàng để gây sự chú ý, thích thú cho trẻ. Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng càng dễ dàng và hiệu quả hơn.
a. Phát triển vận động:
Tôi sử dụng ba màu sắc cơ bản để trang trí các dụng cụ tập luyện. Khởi động và bài tập phát triển chung, tôi yêu cầu trẻ lấy và gọi tên đồ dùng tập luyện có màu sắc theo yêu cầu: quả bóng màu xanh (đỏ), Vòng màu vàng (đỏ), nơ màu vàng (đỏ), gậy thể dục màu xanh (vàng)  
 - Trong phần ôn luyện vận động cơ bản, trò chơi vận động tôi có đưa các yêu cầu lồng ghép việc nhận biết phân biệt màu.
+ Ví dụ: Vận động cơ bản: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng. Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa.
Khởi động: Cô và trẻ cùng đi thành vòng tròn trên bãi cỏ (Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh). Trẻ đeo nơ màu đỏ để tập luyện.
Trọng động:
BTPTC: Tập với nơ:
ĐT1: Hai tay đưa ra trước giơ lên cao (4 lần x 2 nhịp)
ĐT2: Nhún chân (2 lần x 2 nhịp)
ĐT3: Quay người sang hai bên (2 lần x 2 nhịp)
ĐT4: Bật tại chỗ (2 lần x 2 nhịp)
VĐCB: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng
Cô làm mẫu lần 1: Cô giới thiệu tên bài tập.
 Cô làm mẫu lần 2: Cô giảng giải từng động tác
 Làm mẫu lần 3: Cô cho 1 trẻ lên làm mẫu.
 + Cô hỏi trẻ: Bạn vừa làm gì?
Trẻ thực hiện: 
Lần 1: Cho trẻ lần lượt bò.
Lần 2: Cô cho trẻ thi đua giữa hai đội. Cho trẻ bò nối tiếp nhau. Cô yêu cầu trẻ mang bao cát màu vàng trên lưng (trong rổ đựng các bao cát màu xanh, màu đỏ, màu vàng).
Lần 3: Cô cho trẻ thi đua giữa hai đội, một đội mang bao cát màu vàng trên lưng, một đội mang bao cát màu đỏ trên lưng.
TCVĐ: Trời nắng trời mưa
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ. Cô yêu cầu trẻ khi trời mưa, các chú thỏ về đúng ngôi nhà có màu xanh (vàng). Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng trong sân tập. 
(Ảnh: Trẻ bò thẳng hướng có mang vật trên lưng)
- Vận động tinh: Tôi không chỉ rèn luyện kỹ năng như xếp chồng , xếp cạnh mà còn tích hợp để nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng . Đặt các câu hỏi gợi mở: “khối gỗ màu gì?” “khối gỗ để làm gì?”... Các hoạt động như xâu hoa, xâu hạt vòng, tôi cũng rèn các kỹ năng của trẻ bằng cách lồng ghép việc nhận biết màu sắc.
+ Ví dụ: Xâu dây hoa màu xanh- màu đỏ tặng mẹ. 
Quan sát mẫu: 
Cho trẻ quan sát dây hoa cô đã xâu.
+ Cô có gì đây? Dây hoa xâu có màu gì?
Cô làm mẫu: 
Cô hướng dẫn trẻ xâu hoa.
+ Cô cầm hoa xâu màu gì?
+ Cô xâu tiếp đến hoa màu gì?
Cô củng cố cách ngồi, cách cầm hoa, dây xâu.
Trẻ thực hiện: 
Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chưa xâu được, xâu còn chậm, động viên trẻ đã biết xâu.
Cô hỏi trẻ: + Con đang xâu gì?
 + Xâu dây hoa như thế nào?
 + Hoa xâu có màu gì?
Trưng bày sản phẩm: 
Cô đeo dây hoa vào tay giúp trẻ. Cho trẻ đứng vòng tròn để cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm của trẻ.
+ Dây hoa xâu của con có màu gì?
+ Con thích dây hoa của bạn nào? Dây hoa của bạn có màu gì?
( Ảnh: Trẻ xâu dây hoa tặng mẹ)
b. Hoạt động nhận biết:
* Nhận biết tập nói:
 - Theo từng chủ đề sự kiện, tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ hoặc màu vàng để trẻ gọi tên đồ vật kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh, đỏ, vàng cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu cầu của cô để trẻ phát âm.Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn và trẻ sẽ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn.
 + Ví dụ: NBTN “Các đồ dùng trong gia đình: Bát, thìa, đĩa” tôi chọn cái bát có màu đỏ, cái đĩa có màu xanh cho trẻ quan sát và tập nói. Khi cho trẻ quan sát tập nói tôi không quên hỏi trẻ câu “Cái bát (Đĩa) có màu gì?” và cho trẻ phát âm nhiều lần “ Cái bát màu đỏ” “Cái đĩa màu xanh” , từ đó giúp trẻ nhận biết ra màu xanh, đỏ.
 Trò chơi: Chọn đồ dùng Theo yêu cầu của cô: Tôi yêu cầu trẻ lây cái bát màu đỏ, trẻ lấy đúng bát màu đỏ và phát âm nhiều lần “ Cái bát màu đỏ”. 
* Nhận biết phân biệt:
 	 - Tôi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích thước to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ dễ nhận biết, phân biệt và gây sự tập trung chú ý của trẻ. Lồng ghép đan xen các trò chơi tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật. 
+ Ví dụ: Đề tài: nhận biết phân biệt: To- nhỏ
Cô đưa con voi to- con voi nhỏ ra và hỏi trẻ:
- Voi anh đứng phía trước, voi em đứng phía sau
+ Các con có nhìn thấy voi em không? Vì sao?
- Voi anh đứng phía sau, voi em đứng phía trước
+ Các con có nhìn thấy voi anh không? Vì sao?
- Cho trẻ nhắc lại: voi anh to- voi em nhỏ.
Cô đưa quả bóng to- quả bóng nhỏ ra, chỉ vào từng quả và hỏi trẻ:
+ Quả bóng này màu gì?
+ Quả bóng nào to? Quả bóng nào nhỏ?
- Cho trẻ nói: Quả bóng to- Quả bóng nhỏ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh
+ Khi cô nói “Quả bóng to” thì các con giơ quả bóng to lên thật nhanh, xem ai giơ nhanh và đúng giống cô. Khi cô nói “Quả bóng nhỏ” thì các con chọn nhanh quả bóng nhỏ giơ lên và nói thật to “Quả bóng nhỏ”.
+ Lần 2: Khi cô nói “Quả bóng màu đỏ” thì các con chọn đúng quả bóng màu đỏ giơ lên và nói to “ Quả bóng to”. Khi cô nói “Quả bóng màu vàng” thì các con chọn đúng quả bóng màu vàng giơ lên và nói to “Quả bóng nhỏ”
Cô cho trẻ tặng bóng cho anh em nhà voi: Quả bóng to tặng cho voi anh to, quả bóng nhỏ tặng cho voi em nhỏ.
+ Bóng to các con tặng ai?Quả bóng nhỏ các con tặng ai?
( Cô bao quát trẻ tặng bóng cho voi)
- Ví dụ: Đề tài: Dạy trẻ nhận biết phân biệt màu vàng- màu đỏ:
Cô đưa hoa hồng cho trẻ quan sát, cô ôn màu đỏ:
+ Đây là hoa gì?
+ Hoa này có màu gì?
- Cô cho trẻ gọi tên màu đỏ.
- Cô cho trẻ lấy hoa màu đỏ giống cô từ trong rổ.
Cô đưa hoa cúc cho trẻ xem, ôn màu vàng:
+ Bông hoa này có màu gì đây? 
+ Cô cho trẻ gọi tên màu vàng.
 - Cô cho trẻ lấy hoa màu giống cô từ trong rổ.
Cô cho trẻ chơi: Thi xem ai nhanh
Cô cho trẻ chọn bông hoa có màu theo yêu cầu của cô giơ lên và nói to “ Bông hoa màu xanh( màu đỏ)”.
Cô cho trẻ chơi : Bé trổ tài
- Cô cho trẻ dán hoa màu vàng vào thiếp màu vàng, dán hoa màu đỏ vào thiếp màu đỏ. (Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiên).
+ Bông hoa này màu gì? Con dán vào thiếp có màu gì?
- Cô cho trẻ mang thiếp đặt tặng búp bê. Thiếp màu đỏ tặng cho búp bê mặc váy màu đỏ, thiếp màu vàng tặng cho búp bê mặc váy màu vàng. (Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiên).
+ Thiếp này màu gì? Con tặng thiếp này cho bạn búp bê mặc váy màu gì?
c. Văn học:
 	- Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng nhiều thủ thuật khác nhau: dùng tranh ảnh, vật thật có màu sắc xanh, đỏ, vàng, câu đố, bắt chước tiếng kêu của con vật, ... để lôi cuốn trẻ vào giờ học say mê tích cực.
 	- Tôi sử dụng sa bàn, đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn với ba màu cơ bản để trẻ nhớ nội dung câu chuyện, bài thơ hơn. 
 + Ví dụ: Dạy thơ: Hoa đào- hoa mai, 
Đọc thơ cho trẻ nghe: 
Cô đọc lần 1 diễn cảm, kết hợp sử dụng những cành mai màu vàng, cành đào màu đỏ, cử chỉ, điệu bộ.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Hoa đào có màu gì? Hoa mai có màu gì?
Cô đọc lần 2 với tranh: 
Cô giảng giải nội dung bài thơ.
Đàm thoại trích dẫn:
+ Cô đọc bài thơ gì?
+ Hoa đào ưa thời tiết thế nào?
+ Hoa mai thì thích thời tiết ra sao?
+ Hoa đào có màu gì? Hoa mai có màu gì?
+ Hoa đào hoa mai đua nhau làm gì?
Cô đọc lần 3, khuyến khích trẻ đọc cùng cô.
 Trẻ đọc thơ: 
Cô cho cả lớp đọc nhiều lần.
Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ. Cô cho trẻ cầm cành hoa đào hoặc hoa mai để đọc thơ. Cô hỏi trẻ:
+ Con đọc bài thơ gì? Con cầm hoa gì? Hoa đào có màu gì? Hoa mai có màu gì?
d. Hoạt động tạo hình: 
- Bên cạnh việc rèn một số kỹ năng cơ bản sử dụng đất: lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt;kỹ năng xé: Xé dải dài, xé vụn, xé theo vết chấm lỗ; kỹ năng dán: chấm hồ vào vết chấm tròn và đặt hình vào vết chấm hồ, đặt hình khít vào các nét chấm mờ,dán chồng, dán cạnh,.. tôi có lồng ghép nhận biết phân biệt màu vào trong các hoạt động tạo hình.
+ Ví dụ: Đề tài: “ Dán nhụy hoa”. 
Quan sát mẫu: Cho trẻ quan sát tranh mẫu.
+ Cô có gì đây? 
+ Bức tranh này được làm như thế nào?
+ Bông hoa này màu gì? Cành lá màu gì? Nhụy hoa có màu gì?
Cô làm mẫu: Cô làm mẫu kết hợp giảng giải cho trẻ cách làm
+ Bông hoa này có cánh hoa và cành lá màu gì?
+ Cô dùng hình tròn màu gì để làm nhụy hoa?
+ Cô đặt hình tròn màu đỏ vào chấm tròn có màu gì?
+ Cô dặt hình tròn màu xanh vào đâu?
Cô củng cố cách ngồi, cách chấm hồ, đặt hình, lau tay vào khăn.
Trẻ thực hiện: 
Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chọn màu và làm bài
Cô hỏi trẻ: + Con đang làm gì?
 + Con làm như thế nào?
 + Con cầm hình tròn màu gì? Con đặt vào đâu?
Trưng bày sản phẩm: 
Cô cho trẻ đứng vòng tròn, cầm bài của mình để cô và trẻ cùng nhận xét bài của trẻ.
+ Con dán nhụy hoa có những màu gì?
+ Con thích bài của bạn nào? Bạn đã dán đúng nhụy có màu giống hoa lá chưa?
 (Ảnh: Trẻ dán nhụy hoa ba màu) + Ví dụ: Để tài “Di màu bông hoa tặng mẹ”. Tôi hướng dấn trẻ cách cầm bút di màu đỏ cho bông hoa, màu xanh cho cành lá. Hỏi trẻ: Con đang di màu tranh gì? Con dùng màu gì để di?
(Ảnh: Trẻ di màu bông hoa tặng mẹ)
e. Hoạt động âm nhạc: 	Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối vơi trẻ mầm non”. Khi sử dụng các dụng cụ âm nhạc (trống, kèn, gõ mõ, sắc xô); trang phục biểu diễn, tôi trang trí chúng đẹp mắt bằng ba màu cơ bản để trẻ thích thú với hoạt động âm nhạc. Tôi lồng ghép nhận biết phân biệt màu vào các hoạt động âm nhạc. + Ví dụ: Tôi mời các bạn mặc trang phục màu vàng lên hát múa. Hay yêu cầu trẻ dùng nhạc cụ có màu theo yêu cầu lên biểu diễn. Tôi hỏi trẻ: Con dùng nhạc cụ gì? Màu gì? Con mặc trang phục biểu diễn có màu gì? * Hoạt động ngoài trời: 	- Giờ chơi ngoài trời ở trường mầm non là khoảng thời gian yêu thích của trẻ nhỏ.Thay vì cứ bắt trẻ phải ngồi ngoan ở trong lớp thì tôi cho trẻ ra sân để hoạt động thường xuyên. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và những sự vật, hiện tượng xẩy ra xung quanh trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ được quan sát, gợi hỏi để trẻ nói lên màu sắc của sự vật, hiện tượng được nghe, nhìn thấy. + Ví dụ: Khi dạo chơi đến bên cây hoa hồng, Tôi hỏi trẻ: “cây hoa gì đây?” “đây là cái gì?” “Bông hoa hồng này có màu gì ?” “ Lá có màu gì?”. Trẻ nhận biết màu sắc của cây và màu của bông hoa từ đó khác sâu hơn cho trẻ về kỹ năng nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng.
 (Ảnh: Trẻ hoạt động ngoài trời)
* Hoạt động chơi- tập ở các góc :
 - Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, các sự vật hiện tượng, được thể hiện mình qua các “vai chơi”. Vì thế tôi chọn những đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng phù hợp với từng góc để trẻ chơi. Và trong quá trình chơi tôi gợi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi để trẻ trả lời. Từ đó trẻ lại được khắc sâu khả năng ghi nhớ màu xanh, đỏ, vàng. + Ví dụ: Trẻ chơi ở góc Bế em: Tôi thường hỏi trẻ: Hôm nay con mặc áo màu gì cho em búp bê? Búp bê nằm gối màu gì? Con nấu món gì cho em búp bê? Cháo nấu với loại rau củ nào? Bí ngô có màu gì?
(ảnh trẻ chơi góc Bế em)
+ Ví dụ: Góc bé hoạt động với đồ vật: Trẻ xếp ngôi nhà. Tôi hỏi trẻ: Con đang xếp gì? Con dùng khối gì để xếp thân nhà? Khối vuông có màu gì? Con dùng khối gì để xếp mái nhà? Khối tam giác có màu gì? 
 (Ảnh trẻ chơi ở góc bé hoạt động với đồ vật) + Ví dụ: Trẻ chơi ở góc bé chơi với hình và màu: Trẻ chơi xếp hình ô tô. Tôi hỏi trẻ: Con đang xếp gì? Hình gì đây? Hình này có màu gì?; Trẻ chơi thả hình. Tôi hỏi trẻ: Con thả hình gì? Hinh thả này màu gì? Con thả hình này vào đâu? 
 (Ảnh trẻ chơi ở góc Bé chơi với hình và màu)
* Giờ ăn, ngủ:
Giờ ăn, giờ ngủ, tôi vui vẻ ân cần, nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ. Tôi giới thiệu thức ăn và hỏi: “hôm nay con được ăn gì?” “Cháo nấu với rau(củ) gì? Rau dền màu gì? Rau cải có màu gì? Củ cà rốt màu gì?”trẻ nhắc lại tên, màu sắc các loại rau. Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay mà có ba màu trên thì tôi đều hỏi trẻ “ Con đang chơi đồ chơi gì?” đồ chơi có màu gì” để trẻ trả lời.
(Ảnh: Giờ ăn của trẻ) 
* Hoạt động chiều: 	Vào buổi chiều, tôi thường cho trẻ làm quen với bài mới, cung cấp một số kỹ năng thực hành cuộc sống, hay rèn một số nề nếp, kỹ năng cho trẻ hỏi trẻ. Việc củng cố sự nhận biết phân biệt màu cơ bản cũng được tôi đưa vào trong các hoạt động chiều.Tôi thường hỏi trẻ về những việc trẻ làm trong các hoạt động sáng: “Con chơi trò chơi gì?” “nặn được cái gì?” “xếp được cái gì?”, “có màu gì?”... 
 (Ảnh: Trẻ đang chơi trong hoạt động chiều)
3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ vận nhận biết phân biệt ba màu cơ bản 	3.3.1. Sáng tạo làm dồ dùng nhận biết phân biệt ba màu cơ bản cho trẻ : 	Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục. Đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động khiến trẻ hứng thú nhận biết phân biệt ba màu cơ bản cho trẻ hơn. Sự hiểu biết về các đối tượng cũng được khắc sâu cùng với màu sắc của nó. Hiểu được điều này, tôi luôn học hỏi các bạn đồng nghiệp và tìm tòi, sáng tạo thêm nhiều đồ dùng nhằm giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản. Các đồ dùng đồ chơi tự tạo do tôi thiết kế và làm ra luôn đảm bảo tiêu chí: + Nguyên liệu dễ kiếm, an toàn, thân thiện. + Đồ dùng đẹp mắt, màu sắc rõ ràng (sử dụng chủ yếu ba màu cơ bản).. + Đồ dùng khoa học, dễ sử dụng, dễ cất giữ, phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ. + Đồ dùng phải nhằm giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ bản.
 (Ảnh: Một số đồ dùng tự tạo)
3.3.2. Trang trí lớp học.
 Muốn trẻ thực hiện tốt các hoạt động giáo dục thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có yêu thích đến lớp thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế, lớp học đẹp, môi trường học tập phong phú, gợi mở vừa để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được chơi và hoạt động theo sở thích tích cực, độc lập, sáng tạo vận dụng những kỹ năng đã học vào các hoạt động khác, các tình huống trong quá trình hoạt động. 
 (Ảnh góc Bé Kể chuyện)
 Tôi nhận thấy, việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết. Sau khi nhận sự phân công của Ban giám hiệu, ngay từ đầu năm học, tôi đã  trang trí lớp theo các chủ đề, sự kiện đã xây dựng và đảm bảo: không gian thực tế của lớp, an toàn, thẩm mỹ, các nhu cầu của trẻ. Tôi sắp xếp các góc chơi hợp lý và tận dụng tối đa diện tích phòng học để bố trí không gian tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.Với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, hướng dẫn trẻ tạo các sản phẩm trong hoạt động góc để cùng cô trang trí lớp học. Đối với các góc chơi của trẻ, tôi đã thiết kế và bố trí linh hoạt đảm bảo góc chơi động xa góc chơi tĩnh. Tôi đặt tên cho các góc chơi gần gũi, dễ hiểu với trẻ : Góc Bé chơi với hình và màu; Góc Bế em; Góc Bé kể chuyện, Góc Bé thích vận động,..Các góc chơi của trẻ được tôi trang trí bằng các hình ảnh gần gũi trẻ rất dễ thương, sinh động và đẹp mắt. Các góc chơi và hình ảnh ở các góc chơi luôn chứa đựng những nội dung học tập cụ thể. 
(Ảnh góc Bé chơi với hình và màu)
 Đồ chơi tại các góc là những đồ chơi phù hợp với khả năng chơi của trẻ, đồ chơi phải thu hút (màu chủ yếu vẫn là ba màu cơ bản) và gây hứng thú cho trẻ khi chơi. Ngoài đồ chơi có sẵn thì tôi cùng các giáo viên trong lớp đã tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn như: vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cháo, bìa cát tông, chai nhựađã làm ra rất nhiều đồ chơi sáng tạo cho các góc, thu hút đối với trẻ khi tham gia các hoạt động. Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời được bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ chơi, tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển vận động. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây, nhặt lá cây Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình.
(Ảnh: Góc thiên nhiên)
 Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Khi tạo được môi trường thân thiện như vậy thì kết quả cho thấy các cháu rất thích đến lớp, đến lớp thích tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động không còn tình trạng trẻ khóc hoặc không muốn tham gia hoạt động như những buổi đầu đến lớp.
3.4. Biện pháp 4: Lựa chọn và sắp xếp nội dung các trò chơi nhận biết phân biệt ba màu: 
 Như chúng ta đã biết trò chơi của trẻ mầm non đều mang một mục đích đó là giúp trẻ rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo; phát triển nhận thức; phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Do vậy khi lựa chọn các trò chơi tôi luôn dựa vào điều kiện của địa phương, trường, lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ, dựa vào mục đích cần phát triển kỹ năng, kĩ xảo, kiến thức nào ở trẻ mà lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu của giáo dục và rèn luyện. Lựa chọn trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ phải lưu ý đến khả năng nhận thức của trẻ (Những gì trẻ đã biết, những gì trẻ chưa biêt). Nhưng vẫn đảm bảo, chọn các trò chơi sao cho tất cả đều tham gia được. Ngoài ra tôi cần chú ý mục đích của trò chơi, tôi thường lồng ghép, tích hợp mục đích của từ hai lĩnh vực phát triển.
 Khi lựa chọn các trò chơi nhằm giúp cho trẻ nhà trẻ nhận biết tốt ba màu cơ bản, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: + Trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. + Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
+ Giúp củng cố nhận biết phân biệt ba màu cơ bản + Rèn các kỹ năng kỹ xảo, phát triển tư duy, phát triển ng

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_nhan_biet_phan_bi.doc