Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Biện pháp 3. Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch và thiết kế các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các HĐ
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Làm phải có kế hoạch, có từng bước, việc gì cũng từ nhỏ dần đến to, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao”. Chính vì vậy, tôi đã giúp đội ngũ GV hiểu rõ xây dựng kế hoạch là tiền đề quan trọng để định hướng và thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học cũng như đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Việc lập kế hoạch một cách cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm sẽ giúp cho GV chủ động hơn trong công việc, biết được những nhiệm vụ, những yêu cầu quan trọng để thực hiện đổi mới một cách hiệu quả.
Trước hết, đối với công tác xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2016 – 2017 do có sự thay đổi về cách lập kế hoạch giáo dục nên ngay từ đầu năm tôi lập danh sách cho 100% cán bộ , giáo viên đi tập huấn về cách lập kế hoạch do phòng GD &ĐT tổ chức .Sau khi 100% giáo viên đã được tập huấn đầy đủ tôi tổ chức họp chuyên môn về công tác lập kế hoạch để giúp các chị em giải đáp những thắc mắc về cách làm .Sau khi các giáo viên đã nắm vững cách lập kế hoạch , tôi trực tiếp hướng dẫn GV các lớp nghiên cứu kỹ và bám sát kế hoạch năm học của nhà trường, của phòng GD&ĐT để tiếp thu và nắm chắc những nhiệm vụ quan trọng, những mục tiêu đổi mới của năm học này. Tôi phân công cho giáo viên trong khối xây dựng mục tiêu năm học , ngân hàng năm học từng khối sau đó so sánh, đối chiếu , tổng hợp và duyệt cho khối thực hiện sao cho phù hợp với tình hình của lớp mình.
Trên cơ sở đó, tôi chỉ đạo GV khi xây dựng các kế hoạch giáo dục tháng, tuần cũng cần bám sát và thực hiện theo nguyên tắc “Trẻ là trung tâm - Toàn diện - Tích hợp - Trải nghiệm”. Khi thiết kế các hoạt động giáo dục, GV cần dựa vào khả năng, nhận thức, tâm sinh lý của trẻ và hướng tới trẻ, coi trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Chú trọng giáo dục hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương. Bên cạnh đó, cần tiếp tục lồng ghép, thực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện chương trình GDMN như: giáo dục an toàn giao thông;an toàn thực phẩm giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng trẻ; giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn của nhà trường đưa vào thực hiện một số hoạt động giáo dục thiết thực đảm bảo phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm. Đó là xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở các khu vực, các góc trong sân trường như: góc thiên nhiên, vườn rau, vườn thuốc nam, khu thể chất một cách phong phú, sinh động.
- Đối với góc thiên nhiên, vườn rau, vườn thuốc nam, trẻ được tham gia các hoạt động: quan sát, chăm sóc, lau lá cây, tưới cây, nhặt cỏ, nhặt lá khô; biết được các kỹ năng bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường. Các hoạt động này tạo điều kiện cho trẻ được gần gũi với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên, tăng cường sự giao tiếp của trẻ với môi trường tự nhiên.
- Đối với góc chơi cát – nước: trẻ được khám phá, trải nghiệm, nhận biết tính chất của sự vật, được thực hành các thí nghiệm, được chơi đùa và thực hiện các thao tác cân, đong, đo, đếm; được học cách sử dụng các dụng cụ gần gũi với cuộc sống như: phễu, xô, xẻng, cào, rổ, rá. Các hoạt động được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ, đảm bảo trẻ được “Chơi mà học – Học bằng chơi”.
- Đối với khu thể chất, trẻ sẽ được vận động với các dụng cụ thể dục, được tham gia các trò chơi vận động, được giao lưu và thi đua với các bạn cùng lớp, cùng khối, các bạn khối khác. qua đó giúp trẻ phát triển các tố chất thể lực một cách chủ động, tích cực. Năm học 2016 – 2017 là năm tiếp tục thực hiện hiệu quả chuyên đề phát triển vận động, do đó trong năm học, tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn làm thêm rất nhiều đồ dùng, dụng cụ thể chất để đưa vào khu thể chất cho trẻ hoạt động cũng như sử dụng trong các giờ học thể chất, giờ hoạt động ngoài trời, cho trẻ vui chơi cùng bố mẹ và các bạn trong giờ đón – trả trẻ như: cổng chui, đường hầm, đường zich zắc, bộ ném vòng trúng đích, bộ trò chơi đánh golt, đồ chơi bowling, đi cà khoeo, con quay kỳ diệu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
ình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa; Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các trường, lớp khó khăn. Hội nghị cán bộ công chức viên chức năm học 2016 - 2017 Thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi luôn đề cao vai trò, trọng trách của nhà giáo đối với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay để mỗi CBGV thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội, với học sinh, từ đó nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, bồi dưỡng để tiếp cận những phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại, để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học... Bằng nhiều biện pháp, chúng tôi đã khơi dậy lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết trong mỗi người để mỗi nhà giáo đều có khát vọng phấn đấu không ngừng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế. Ngoài việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong nhà trường thì BGH chúng tôi còn chủ động, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường để làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác đổi mới giáo dục. Trước hết, chúng tôi đã xây dựng góc cha mẹ cần biết tại bảng tin của trường và ở các cửa lớp học, thường xuyên thay đổi nội dung và cập nhật những thông tin mới; Tổ chức các ngày lễ, ngày hội, sự kiện tại trường; cách phòng tránh một số bệnh dịch theo mùa; hướng dẫn cho cha mẹ biện pháp nuôi con khoa học, dạy con các kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ cần thiết; tuyên truyền về một số phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm - tích hợp - toàn diện - trải nghiệm... Đây là một kênh thông tin quan trọng, góp phần chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của nhân dân và cộng đồng đối với công tác đổi mới giáo dục. Đây cũng là một thuận lợi lớn cho giáo viên và nhà trường khi thực hiện công tác đổi mới giáo dục. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt chương trình đổi mới, nhà trường đã huy động các nguồn lực từ gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho các hoạt động GD trong trường được triển khai một cách thuận lợi như: huy động phụ huynh ủng hộ cây xanh, phế liệu để làm góc thiên nhiên và các đồ chơi, đồ dùng học tập; huy động các doanh nghiệp địa phương ủng hộ kinh phí để xây dựng môi trường học tập và bổ sung đồ chơi cho trẻ... Kết hợp với các cơ sở sản xuất - kinh doanh như cơ sở làm mộc, làng nghề gốm, trang trại giáo dục... để tạo điều kiện cho trẻ đến tham quan, khám phá, trải nghiệm; giúp trẻ tích cực, chủ động tìm hiểu về đặc điểm của các ngành nghề trong xã hội. Cây cảnh ở góc thiên nhiên trường do phụ huynh HS ủng hộ Trẻ trải nghiệm tại trang trại giáo dục * Kết quả : 100% giáo viên nắm chắc nội dung các kế hoạch đầu năm, có tinh thần tự giác học tập năng cao trình độ chuyên môn .Phụ huynh các lớp nhiệt tình ủng hộ tham gia các hoạt động của trường , lớp . 3. Biện pháp 3. Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch và thiết kế các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các HĐ Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Làm phải có kế hoạch, có từng bước, việc gì cũng từ nhỏ dần đến to, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao”. Chính vì vậy, tôi đã giúp đội ngũ GV hiểu rõ xây dựng kế hoạch là tiền đề quan trọng để định hướng và thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học cũng như đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Việc lập kế hoạch một cách cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm sẽ giúp cho GV chủ động hơn trong công việc, biết được những nhiệm vụ, những yêu cầu quan trọng để thực hiện đổi mới một cách hiệu quả. Trước hết, đối với công tác xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2016 – 2017 do có sự thay đổi về cách lập kế hoạch giáo dục nên ngay từ đầu năm tôi lập danh sách cho 100% cán bộ , giáo viên đi tập huấn về cách lập kế hoạch do phòng GD &ĐT tổ chức .Sau khi 100% giáo viên đã được tập huấn đầy đủ tôi tổ chức họp chuyên môn về công tác lập kế hoạch để giúp các chị em giải đáp những thắc mắc về cách làm .Sau khi các giáo viên đã nắm vững cách lập kế hoạch , tôi trực tiếp hướng dẫn GV các lớp nghiên cứu kỹ và bám sát kế hoạch năm học của nhà trường, của phòng GD&ĐT để tiếp thu và nắm chắc những nhiệm vụ quan trọng, những mục tiêu đổi mới của năm học này. Tôi phân công cho giáo viên trong khối xây dựng mục tiêu năm học , ngân hàng năm học từng khối sau đó so sánh, đối chiếu , tổng hợp và duyệt cho khối thực hiện sao cho phù hợp với tình hình của lớp mình. Trên cơ sở đó, tôi chỉ đạo GV khi xây dựng các kế hoạch giáo dục tháng, tuần cũng cần bám sát và thực hiện theo nguyên tắc “Trẻ là trung tâm - Toàn diện - Tích hợp - Trải nghiệm”. Khi thiết kế các hoạt động giáo dục, GV cần dựa vào khả năng, nhận thức, tâm sinh lý của trẻ và hướng tới trẻ, coi trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Chú trọng giáo dục hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương. Bên cạnh đó, cần tiếp tục lồng ghép, thực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện chương trình GDMN như: giáo dục an toàn giao thông;an toàn thực phẩm giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng trẻ; giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp... Ngoài ra, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn của nhà trường đưa vào thực hiện một số hoạt động giáo dục thiết thực đảm bảo phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm. Đó là xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở các khu vực, các góc trong sân trường như: góc thiên nhiên, vườn rau, vườn thuốc nam, khu thể chất một cách phong phú, sinh động. - Đối với góc thiên nhiên, vườn rau, vườn thuốc nam, trẻ được tham gia các hoạt động: quan sát, chăm sóc, lau lá cây, tưới cây, nhặt cỏ, nhặt lá khô; biết được các kỹ năng bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường... Các hoạt động này tạo điều kiện cho trẻ được gần gũi với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên, tăng cường sự giao tiếp của trẻ với môi trường tự nhiên. - Đối với góc chơi cát – nước: trẻ được khám phá, trải nghiệm, nhận biết tính chất của sự vật, được thực hành các thí nghiệm, được chơi đùa và thực hiện các thao tác cân, đong, đo, đếm; được học cách sử dụng các dụng cụ gần gũi với cuộc sống như: phễu, xô, xẻng, cào, rổ, rá... Các hoạt động được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ, đảm bảo trẻ được “Chơi mà học – Học bằng chơi”. - Đối với khu thể chất, trẻ sẽ được vận động với các dụng cụ thể dục, được tham gia các trò chơi vận động, được giao lưu và thi đua với các bạn cùng lớp, cùng khối, các bạn khối khác... qua đó giúp trẻ phát triển các tố chất thể lực một cách chủ động, tích cực. Năm học 2016 – 2017 là năm tiếp tục thực hiện hiệu quả chuyên đề phát triển vận động, do đó trong năm học, tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn làm thêm rất nhiều đồ dùng, dụng cụ thể chất để đưa vào khu thể chất cho trẻ hoạt động cũng như sử dụng trong các giờ học thể chất, giờ hoạt động ngoài trời, cho trẻ vui chơi cùng bố mẹ và các bạn trong giờ đón – trả trẻ như: cổng chui, đường hầm, đường zich zắc, bộ ném vòng trúng đích, bộ trò chơi đánh golt, đồ chơi bowling, đi cà khoeo, con quay kỳ diệu... Trẻ giao lưu trò chơi chuyền bóng khu thể chất Không những hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cho năm học, xây dựng kế hoạch tháng, tuần,ngay từ đàu năm học tôi xây dựng thời khóa biểu của các lớp trong khối sao cho các môn học của các lớp không bị trùng ngày. Việc thay đổi thời khóa biểu sẽ thuận lợi cho GV trong việc chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ trong tiết học, đặc biệt là các lớp sẽ được luân phiên sử dụng các đồ dùng dạy học có số lượng ít như: sa bàn, dụng cụ thể thất, đồ dùng tự tạo; các phương tiện giảng dạy hiện đại như: máy chiếu, đàn organ, tivi màn hình lớn... Ngoài ra, các lớp không bị trùng lịch học của nhau sẽ dễ dàng trao đổi, chia sẻ với nhau về phương pháp cũng như những tồn tại trong quá trình lên tiết để rút kinh nghiệm cho tiết học sau. Bên cạnh việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cũng cần coi trọng khâu đánh giá. Tôi hướng dẫn GV đánh giá trẻ một cách tổng thể, không chỉ dựa trên hoạt động học mà còn phải dựa trên sự quan sát và theo dõi sự tiến bộ của trẻ. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ điều chỉnh nội dung, kế hoạch hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ, với lớp, với nhà trường và thực tế của địa phương. * Kết quả :100% giáo viên biết xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp theo lứa tuổi mình dạy, các nội dung trong kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ và phát huy tính tích cực của trẻ , gây hứng thú cho trẻ . 4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục Để đội ngũ GV có thể thực hiện tốt những đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức của chương trình GDMN mới, tôi đã chủ động đề xuất, tham mưu với đ/c hiệu trưởng để có những hình thức bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng với nội dung chương trình. 4.1. Bồi dưỡng dài hạn Ngay sau khi triển khai kế hoạch tạm thời yêu cầu vị trí khung năng lực việc làm Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14-09-2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được ban hành , tôi đã kịp thời cập nhật và phổ biến tới 100% GV trong trường về nội dung và những quy định cụ thể của Thông tư để tuyên truyền cho GV về mức độ cần thiết của việc học tập nâng cao trình độ. Đồng thời, tôi cùng với các đ/c trong BGH có những biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, từ chuẩn lên trên chuẩn. Bên cạnh đó, không bố trí cho những GV này công việc kiêm nhiệm nhiều để khỏi chồng chéo thời gian học mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hiện nay toàn trường đang có 6 đ/c giáo viên đang theo học Đại học (cả chuyên tu và tại chức). Tính đến năm 2019, 100% GV toàn trường sẽ đạt trình độ trên chuẩn (so với thời điểm hiện tại, tỷ lệ GV đạt trình độ trên chuẩn là 75%). 4.2. Bồi dưỡng thường xuyên Tăng cường việc dự giờ thăm lớp của BGH, đảm bảo số tiết dự giờ trong tuần đủ hoặc nhiều hơn so với quy định (Hiệu trưởng dự ít nhất 2 hoạt động/tuần, phó hiệu trưởng dự ít nhất 4 hoạt động/tuần). Trong quá trình dự giờ thăm lớp, BGH chúng tôi đều góp ý, hướng dẫn GV về môi trường lớp, phương pháp dạy, hình thức tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với nguyên tắc đổi mới “Trẻ là trung tâm – Tích hợp – Toàn diện – Trải nghiệm”. Nhờ vậy, GV vừa được hiểu rõ hơn và nắm vững hơn phương pháp, hình thức đổi mới mà lại tích lũy thêm được kinh nghiệm, nghệ thuật sư phạm được nâng cao. Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ nhà trường, đảm bảo trong năm học có từ 20 – 35% GV được kiểm tra NVSP. Năm học 2016 – 2017, tôi đã lập danh sách cho 6/20 GV được kiểm tra NVSP (đạt tỷ lệ 30%). Danh sách này tôi ưu tiên lựa chọn những GV trẻ mới ra trường và những GV có năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế, sau đó thông báo công khai trong Hội nghị CBCCVC đầu năm học để họ có ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu. Việc này cũng sẽ hình thành cho GV tính kỷ luật, tự giác trong công việc và nâng cao ý thức học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong công tác. Tạo điều kiện cho tất cả các GV được dự giờ học tập rút kinh nghiệm bằng cách cử đi tham dự các buổi kiến tập chuyên đề do phòng GD và Sở GD tổ chức. Sau đó, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi yêu cầu các đ/c đi kiến tập sẽ mang hình ảnh tư liệu mà mình quay, chụp được trong khi dự kiến tập để trình chiếu cho các bạn đồng nghiệp cùng xem để học hỏi những phương pháp, hình thức đổi mới và cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm về hình thức tổ chức giờ học, nghệ thuật thu hút trẻ, cách xử lý các tình huống sư phạm... Không những học tập về phương pháp, GV còn được học hỏi rất nhiều về cách trang trí môi trường lớp học, xây dựng các góc mở như thế nào cho hiệu quả, song vẫn phải căn cứ vào tình hình của trường lớp mình để trang trí cho phù hợp. GV xem video tiết dạy trong buổi sinh hoạt CM Đồng thời, tôi cũng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức kiến tập chuyên đề với các chuyên đề khác nhau để nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ. Trước khi tổ chức kiến tập trường, tôi trực tiếp xuống lớp làm điểm để dự giờ trên cô và góp ý, bổ sung những tồn tại hoặc thiếu sót, hướng dẫn GV sử dụng những phương pháp, hình thức đổi mới sao cho giờ học đạt hiệu quả tốt nhất và thu hút được trẻ tích cực hoạt động, khám phá. Vào đầu năm học khi lựa chọn kiến tập chúng tôi lựa chọn giáo viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Nhưng đến giữa năm, cuối năm tôi không chỉ để những giáo viên vững về chuyên môn lên tiết kiến tập mà lựa chọn cả những GV còn yếu về chuyên môn để lên tiết. Nhờ vậy, hầu hết giáo viên trong trường đều đã được lên tiết để các bạn đồng nghiệp dự. Tuy rằng việc lên tiết kiến tập khiến những GV này gặp không ít khó khăn, vất vả nhưng bù lại, họ có cơ hội được thể hiện mình, thấy được là mình đã tốt ở điểm nào, còn điểm nào cần rút kinh nghiệm và sẽ tự tin hơn cho những lần kế tiếp. Cũng chính vì thế, đội ngũ giáo viên của trường tôi hầu hết đã nắm vững phương pháp đổi mới và thực hiện rất đồng đều các hoạt động.. Kiến tập chuyên đề Làm quen với toán 4.3. Bồi dưỡng CNTT và ngoại ngữ Như chúng ta đã biết, ngày nay, công nghệ thông tin đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp dạy và học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục. Có rất nhiều các phần mềm hữu ích cho giáo viên mầm non đã ra đời như MS Words, Powerpoint, Paint, Flash, Photoshop, E-learning... Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong việc thiết kế giáo án, bài giảng điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu. Được sự quan tâm của UBND quận Long Biên cũng như của phòng giáo dục trường đã được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để phục vụ cho quá trình dạy và học như : bảng tương tác, máy chiếu, tivi, máy chiếu đa vật thể , máy tính, loa .... Tuy nhiên đội ngũ GV của trường tôi hầu hết là giáo viên trẻ mới ra trường, kỹ năng sử dụng máy tính và thiết kế các bài giảng điện tử còn hạn chế. Bên cạnh đó, có một vài GV đã lớn tuổi, còn gặp nhiều khó khăn khi học sử dụng các phương tiện CNTT hiện đại. Chính vì vậy, tôi đã chủ động đề xuất với đ/c Hiệu trưởng cho mở lớp bồi dưỡng CNTT tại trường cho đội ngũ GVnhất là về cách sử dụng bảng tương tác . Lớp bồi dưỡng CNTT sư dụng bảng tương tác cho GV Bản thân tôi cũng là người thông thạo máy tính, và biết sử dụng nhiều phần mềm nên tôi có thể giúp đỡ, hướng dẫn thêm cho GV trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc khi GV gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thiết kế giáo án, bài giảng điện tử. Khi đội ngũ giáo viên trong trường đã có khả năng ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy, tôi đã phân công và giao chỉ tiêu cho mỗi khối lớp trong 1 tháng phải thiết kế được ít nhất 2 giáo án điện tử và 40% số tiết dạy có sử dụng CNTT. Nhờ đó mà chỉ trong 1 năm học, kho học liệu điện tử của nhà trường được tăng lên đáng kể, việc ứng dụng CNTT trong các tiết dạy cũng đã trở thành nề nếp, thói quen của GV. Đặc biệt, giáo viên đã có sự chuyển đổi nhận thức, từ lo lắng không biết làm như thế nào sang tâm thế thích thú với bài giảng ứng dụng CNTT, từ yêu thích đến chủ động học hỏi cho nên kỹ năng soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT của giáo viên không ngừng được nâng lên, chất lượng bài giảng cũng tốt hơn, hấp dẫn trẻ hơn. Một tiết dạy có ứng dụng CNTT Không chỉ có vậy, giáo viên có kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tốt thì sẽ cũng tổ chức tốt cho trẻ mẫu giáo làm quen với máy tính thông qua các phần mềm phát triển trí tuệ: Bút chì thông minh, Kidsmart, HappyKids nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kĩ năng sử dụng máy tính đơn giản cũng như tạo điều kiện cho hoạt động tương tác giữa trẻ và cô trong giờ học bằng giáo án điện tử. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT cũng cần phải phù hợp với từng hoạt động, nội dung giờ học chứ không quá lạm dụng, đôi khi sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Song song với việc bồi dưỡng GV về CNTT, BGH chúng tôi cũng hết sức quan tâm tới bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cho đội ngũ GV.Chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tham gia học các lớp tiếng Anh cơ bản và nâng cao để nâng cao trình độ tiếng Anh cho giáo viên đồng thời cũng đáp ứng đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hiện hành . Hiện nay toàn trường đã có 100% CBGVNV đạt trình độ A tiếng Anh trở lên (theo cách phân loại trình độ ngoại ngữ cũ). Trong thời gian tới, chúng tôi dự định sẽ tiếp tục bồi dưỡng tiếng Anh trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung 6 bậc châu âu cho CBGV toàn trường (theo quy định của Bộ GD&ĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) để đáp ứng với “Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non” trong thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV 4.4. Bồi dưỡng các kỹ năng khác Với đặc thù của ngành học, giáo viên mầm non ngoài đảm nhận vai trò của một người thầy còn là một người mẹ hiền đối với học sinh. Vì vậy, với nguyên tắc dạy học lấy trẻ làm trung tâm – tích hợp – toàn diện – trải nghiệm, chúng tôi xác định phải bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức, kỹ năng khác để giáo viên có thể tự tin xử lý tình huống trong mọi lĩnh vực. Bằng những hình thức như sinh hoạt chuyên môn, mở Hội thảo để trao đổi thảo luận, cử giáo viên đi học và về bồi dưỡng trực tiếp tại trường... chúng tôi đã bồi dưỡng đội ngũ trên các lĩnh vực sau: + Những kỹ năng sư phạm bắt buộc như: Hát, múa, kể chuyện, sử dụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ chơi tự tạo... + Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, phụ huynh và trẻ + Kỹ năng tổ chức các trò chơi, sự kiện + Kỹ năng sơ cứu và thoát nạn khi có trường hợp không may xảy ra... Tập huấn kỹ năng phòng cháy chữa cháy Ngoài tập huấn và bồi dưỡng các kỹ năng trên, nhà trường cũng hình thành cho giáo viên một số thói quen khác như: thói quen tiết kiệm điện nước, giữ vệ sinh chung, tinh thần tự giác trong các hoạt động, mặc đồng phục theo lịch... để tạo cho giáo viên lề lối, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại; đồng thời cũng làm gương tốt cho trẻ noi theo. * Kết quả : 95% giáo viên trong trường biết soạn bài bằng máy tính, thiết kế bài giảng điện tử bằng powerpoint, 100% giáo viên biết sử dụng bảng tương tác, biết cách phòng cháy , chữa cháy khi có sự cố xảy ra và 40% tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin ... 5. Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn Với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, việc nâng cao chất lượng chuyên môn, nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GV để phù hợp với yêu cầu đổi mới GD là việc làm cần thiết. Do đó, tôi luôn trăn trở, quan tâm đến việc nắm bắt và thực hiện chuyên môn của giáo viên. Trong các buổi sinh hoạt định kỳ của tổ chuyên môn, tôi đều dự họp đầy đủ để theo dõi, nắm bắt tình hình đội ngũ và góp ý, định hướng cho tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt. Hàng tháng, tôi yêu cầu đ/c Tổ trưởng chuyên môn bám sát kế hoạch chuyên môn của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, trong đó có cả nội dung của các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tháng. Ban đầu, nội dung và hình thức sinh hoạt của tổ chuyên môn còn sơ sài, đơn giản nhưng sau khi có sự góp ý, hướng dẫn của tôi cùng các đ/c trong BGH, các nội dung sinh hoạt đã dần trở nên đa dạng, phong phú, thu hút sự sôi nổi, tích cực của đội ngũ GV khi tham gia sinh hoạt. Chúng tôi cùng nhau đưa ra rất nhiều nội dung sinh hoạt chuyên môn, mỗi buổi sinh hoạt sẽ lựa chọn từ 2-3 nội dung để thực hiện tùy theo thời điểm và công việc trong tháng. Sau đây là 10 nội dung sinh hoạt chuyên môn mà chúng tôi đã nghiên cứu, áp dụng và mang lại hiệu quả cao, đó là: 1- Rút kinh nghiệm các tiế
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_trinh_do_chuyen_mon_cho.doc