Biện pháp phát huy tính tích cực thông qua hoạt động khám phá

Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn ngân hàng nội dung khám phá khoa học phong phú, mới lạ phù hợp với yêu cầu giáo dục và hứng thú của trẻ.

* Mục tiêu, ý nghĩa

- Biện pháp này có ý nghĩa tạo nên cảm xúc tích cực ở trẻ, kích thích trẻ có nhu cầu, hứng thú nhận thức, từ đó mà kích thích trẻ tích cực tìm tòi khám phá, thúc đẩy hoạt động nhận thức phát triển

* Yêu cầu:

- Giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp với kinh nghiệm, khả năng nhận thức của trẻ, xuất phát từ cuộc sống thực và trẻ có nhu cầu muốn biết. Trẻ có nhiều cơ hội hoạt động trải nghiệm để tác động đồng thời đến tất cả các lĩnh vực phát triển toàn diện cho trẻ.

- Giáo viên có đủ kinh nghiệm và có đủ nguồn cung cấp thông tin cũng như các điều kiện thực hiện nội dung, trẻ phải thực hiện các thao tác tư duy trong quá trình lĩnh hội nội dung.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung hoạt động khám phá ở các độ tuổi trước để có sự kế thừa, phát triển, mở rộng nội dung cho phù hợp với trẻ.

- Bổ sung vào nội dung hoạt động khám phá cho trẻ những sự vật, hiện tượng nơi trẻ đang sinh sống.

- Giáo viên cần có sự sắp xếp nội dung khám phá thành một hệ thống từ dễ đến khó.

- Khi tổ chức các hoạt động khám phá, giáo viên kịp thời nắm bắt mức độ lĩnh hội cũng như hứng thú của trẻ đối với các nội dung để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nội dung nhằm duy trì hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ, hướng trẻ vào việc tìm hiểu các mối quan hệ nhân quả và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng; tổ chức các hoạt động thực tiễn : quan sát, tiếp xúc, sưu tầm, thu thập tranh ảnh, mô hình, hiện vật.khai thác một cách hợp lí các nội dung khám phá

- Chú trọng đến những nội dung khen ngợi tạo cảm xúc, hình thành mối quan hệ, thái độ đúng đắn của trẻ với thế giới xung quanh. Mỗi kiến thức mới phải tạo cho trẻ cảm xúc sung sướng, hài lòng và mong muốn hiểu biết nhiều hơn nữa.

* Điều kiện vận dụng

- Nội dung chương trình phải được xây dựng theo hướng mở.

- Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ, tâm huyết với nghề, biết quan sát để đưa ra nội dung cụ thể.

Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn đã cùng nhau bàn bạc và thống nhất đưa ra ngân hàng nội dung khám phá xuyên suốt cho cả năm học. Một số nội dung mới đã được đưa vào chương trình học như: Khám phá một số loại đất, Những quyển sách biết nói, Những mảnh vải vui nhộn, Khám phá một số vị của món ăn.

3.2. Biện pháp 2: Tạo ra các tình huống có vấn đề, có ý nghĩa đối với trẻ, kích thích trẻ suy nghĩ, tìm kiếm cách giải quyết

* Mục tiêu, ý nghĩa

- Nhằm tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức, kích thích trẻ vận dụng tích cực những cái đã biết vào hoàn cảnh mới, tìm kiếm những biện pháp giả quyết nhiệm vụ nhận thức, nâng cao tính tích cực nhận thức của trẻ,

* Yêu cầu

- Các tình huống có vấn đề đưa ra phải phù hợp với kinh nghiệm, đặc điểm nhận thức, đặc biệt là đặc điểm tư duy của trẻ Mẫu giáo lớn.

- Có sức hấp dẫn và kích thích ở trẻ lòng mong muốn giải quyết các tình huống đó.

- Các tình huống phải kích thích trẻ tích cực vận dụng vốn hiểu biết và các kỹ năng nhận thức: quan sát, phân tích, so sánh, suy luận, khái quát hóa.

* Cách tiến hành

- Quá trình tạo tình huống có vấn đề: Đặt câu hỏi cho trẻ liên hệ kinh nghiệm bản thân, cho trẻ trao đổi, thể hiện để tăng cảm xúc, gây sự chú ý của trẻ. Trên cơ sở đó giáo viên đặt vấn đề có ý nghĩa với trẻ, kích thích ở trẻ nhu cầu muốn giải quyết vấn đề, tìm ra câu trả lời và kiểm tra kết quả.

- Có thể tạo tình huống có vấn đề theo các hướng: phức tạp hóa nội dung khám phá khoa học, nâng cao dần mức độ khái quát hóa tri thức về thiên nhiên xung quanh, tăng dần khối lượng kiến thức mà trẻ cần nắm được để giải quyết nhiệm vụ.

- Cần sử dụng các tình huống có vấn đề một cách đa dạng, phong phú dưới các hình thức câu hỏi, bài tập, tình huống chơi. đòi hỏi trẻ giải quyết bằng nhiều cách khác nhau: quan sát, làm thí nghiệm, trao đổi, thảo luận, xem ti vi.)

- Sử dụng tình huống có vấn đề vào tất cả các giai đoạn của quá trình khám phá khoa học, kích thích trẻ tự tìm ra cách giải quyết.

* Điều kiện vận dụng

- Giáo viên phải nắm được lý luận về tình huống có vấn đề, có kĩ năng thiết kế các hoạt động trong đó chứa đựng các tình huống có vấn đề.

- Phải nắm được đặc điểm nhận thức, đặc biệt là đặc điểm tư duy của trẻ: đặc biệt là đặc điểm tư duy của trẻ, trẻ phải có những kiến thức nhất định về thế giới xung quanh, nắm được một số kĩ năng hoạt động trí tuệ.

- Tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi để trẻ tự phát hiện và giải quyết vấn đề

3.3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội để trẻ tự khám phá, trải nghiệm

* Mục tiêu, ý nghĩa

- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ nhận thức sâu sắc hơn, độc lập hơn, phát triển và hoàn thiện các kĩ năng nhận thức của trẻ. Từ đó phát huy tính tích cực tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ.

* Yêu cầu

- Xây dựng nội dung khám phá mang tính phát triển, vừa phù hợp với nội dung chương trình, vừa thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của trẻ; kích thích trẻ sử dụng nhiều giác quan trong quá trình khám phá, kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ.

- Tạo cơ hội cho trẻ được tự làm, tự trải nghiệm ( cung cấp đủ phương tiện, địa điểm, thời gian, hỗ trợ của giáo viên khi cần thiết)

* Cách tiến hành

- Giáo viên kích thích trẻ đến với hoạt động khám phá bằng cách đặt câu hỏi, sưu tầm và để vào góc khám phá những vật liệu khác nhau và cho phép trẻ sử dụng những vật đó nếu muốn.

- Yêu cầu trẻ sư tầm tranh ảnh, sách báo, các nguyên vật liệu. thuộc nội dung khám phá

- Tổ chức cho trẻ được khám phá bằng các cách khác nhau: quan sát, làm thí nghiệm, lao động trong góc thiên nhiên, tạo ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, tự khám phá qua việc xem ti vi, sách báo, tạp chí, qua những người lớn xung quanh.

- Giáo viên cho trẻ tự do phát hiện, bình phẩm, trao đổi theo nhóm nhỏ. Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ có thể ghi lại kết quả khám phá của mình và cô sẽ là người khái quát, củng cố lại kết quả cho trẻ.

* Điều kiện vận dụng

- Giáo viên biết tạo ra các tình huống có vấn đề để hướng trẻ đến với hoạt động mang tính tìm kiếm, khám phá

- Giáo viên có đủ kiến thức để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của trẻ, trẻ phải có những kiến thức và kĩ năng nhất định.

 

docx 17 trang daohong 10/10/2022 12020
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp phát huy tính tích cực thông qua hoạt động khám phá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp phát huy tính tích cực thông qua hoạt động khám phá

Biện pháp phát huy tính tích cực thông qua hoạt động khám phá
ng tự học phù hợp với lứa tuổi mầm non, góp phần chuẩn bị cho trẻ tham gia vào hoạt động học tập trong tương lai ở trường phổ thông. 
Tính tích cực nói chung, tính tích cực nhận thức của cá nhân nói riêng được coi là một phẩm chất quan trọng của nhân cách trong giai đoạn hiện nay.
Tính tích cực nhận thức có thể và cần hình thành từ lứa tuổi nhỏ. Đây là phẩm chất đáng quý và cần thiết cho việc phát triển tư duy sáng tạo, năng lực nhận thức của trẻ, đặc biệt đối với trẻ Mẫu giáo lớn. 
 Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là một trong những nguyên tắc giáo dục cơ bản và hết sức cần thiết xuất phát từ mục tiêu và quan điểm giáo dục mầm non là phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, trong đó phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động, chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào học trường phổ thông.
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non đã phản ánh vào chương trình giáo dục mầm non của một số nước trên thế giới và Việt Nam lấy hoạt động vui chơi làm trung tâm của chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo. Quá trình khám phá khoa học được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức " Học mà chơi, chơi mà học" là phù hợp với trẻ. 
 Một số nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu về: Tính tích cực nhận thức của con người trong mối quan hệ giữa nhận thức, tình cảm và ý chí; về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận thức của người lớn và trẻ em; về một số dấu hiệu của tính tích cực nhận thức và các mức độ thể hiện chúng của học sinh... Có thể nói rằng nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm, chú ý đến vấn đề tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo. Họ chỉ ra tiềm năng phát triển của trẻ mẫu giáo vô cùng lớn, nhưng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh.
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thuận lợi :
- Trường mầm non nơi tôi công tác có cơ sở vât chất khang trang, phòng học thoáng mát, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động. Có sân chơi, bãi tập sạch đẹp, rộng rãi đảm bảo an toàn. Khuôn viên và một số đồ chơi ngoài trời phù hợp với trẻ.
- Lớp được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi của các bé theo hướng đồng bộ và hiện đại.
- Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên môn và đề cao hàng đầu chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Đa số phụ huynh có trình độ học vấn, hiểu biết và rất quan tâm đến con, luôn mong muốn cho bé được sống trong môi trường an toàn, chan chứa tình yêu thương và được phát huy khả năng của cá nhân trẻ.
- Lớp có 3 giáo viên, có trình độ chuyên môn và nắm vững phương pháp bộ môn, đã có kinh nghiệm nhiều năm dạy trẻ. Cả 3 cô đều ham học hỏi, sáng tạo để thu hút trẻ trong giờ học cũng như trong mọi hoạt động trong ngày.
2.2. Khó khăn :
- Trong thực tế giáo viên đôi lúc còn thiếu chủ động trong việc giảng dạy, còn phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu, vẫn còn nặng việc cung cấp kiến thức chưa chú trọng đến việc phát huy được tính chủ động tích cực, nên có phần hạn chế tính mạnh dạn, tích cực chủ động của trẻ trong các giờ học.
- Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà
nước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người
giúp việc, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ
giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.
- Trẻ ở lứa tuổi này đang trên đà phát triển mạnh mẽ về thể lực cũng như trí tuệ. Tuy nhiên nhiều cháu còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập cũng như vui chơi, không tập trung khám phá và nói lên suy nghĩ của bản thân.
Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về nhận thức và tính tích cực chủ động của trẻ, kết quả thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm :
Tổng số trẻ: 52
Bảng khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm (Tháng 9)
STT
Nội dung
Xếp loại
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Khả năng tập trung chú ý trong giờ học
Tốt
12
23,1
Khá
17
32,7
TB
14
27
Yếu
9
17,2
2
Trẻ mạnh dạn, tích cực, tham gia các hoạt động
Tốt
10
19,2
Khá
13
25
TB
16
30,7
Yếu
13
25,1
3
Trẻ biết cách giải quyết 
các tình huống.
Tốt
7
13,5
Khá
13
25
TB
15
28,8
Yếu
17
32,7
Từ những nguyên nhân trên và từ thực tế đã áp dụng tại lớp của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy được tính tích cực nhận thức của trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học.
3. Biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn ngân hàng nội dung khám phá khoa học phong phú, mới lạ phù hợp với yêu cầu giáo dục và hứng thú của trẻ.
* Mục tiêu, ý nghĩa
- Biện pháp này có ý nghĩa tạo nên cảm xúc tích cực ở trẻ, kích thích trẻ có nhu cầu, hứng thú nhận thức, từ đó mà kích thích trẻ tích cực tìm tòi khám phá, thúc đẩy hoạt động nhận thức phát triển
* Yêu cầu:
- Giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp với kinh nghiệm, khả năng nhận thức của trẻ, xuất phát từ cuộc sống thực và trẻ có nhu cầu muốn biết. Trẻ có nhiều cơ hội hoạt động trải nghiệm để tác động đồng thời đến tất cả các lĩnh vực phát triển toàn diện cho trẻ.
- Giáo viên có đủ kinh nghiệm và có đủ nguồn cung cấp thông tin cũng như các điều kiện thực hiện nội dung, trẻ phải thực hiện các thao tác tư duy trong quá trình lĩnh hội nội dung.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung hoạt động khám phá ở các độ tuổi trước để có sự kế thừa, phát triển, mở rộng nội dung cho phù hợp với trẻ.
- Bổ sung vào nội dung hoạt động khám phá cho trẻ những sự vật, hiện tượng nơi trẻ đang sinh sống.
- Giáo viên cần có sự sắp xếp nội dung khám phá thành một hệ thống từ dễ đến khó.
- Khi tổ chức các hoạt động khám phá, giáo viên kịp thời nắm bắt mức độ lĩnh hội cũng như hứng thú của trẻ đối với các nội dung để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nội dung nhằm duy trì hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ, hướng trẻ vào việc tìm hiểu các mối quan hệ nhân quả và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng; tổ chức các hoạt động thực tiễn : quan sát, tiếp xúc, sưu tầm, thu thập tranh ảnh, mô hình, hiện vật....khai thác một cách hợp lí các nội dung khám phá
- Chú trọng đến những nội dung khen ngợi tạo cảm xúc, hình thành mối quan hệ, thái độ đúng đắn của trẻ với thế giới xung quanh. Mỗi kiến thức mới phải tạo cho trẻ cảm xúc sung sướng, hài lòng và mong muốn hiểu biết nhiều hơn nữa. 
* Điều kiện vận dụng
- Nội dung chương trình phải được xây dựng theo hướng mở.
- Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ, tâm huyết với nghề, biết quan sát để đưa ra nội dung cụ thể.
Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn đã cùng nhau bàn bạc và thống nhất đưa ra ngân hàng nội dung khám phá xuyên suốt cho cả năm học. Một số nội dung mới đã được đưa vào chương trình học như: Khám phá một số loại đất, Những quyển sách biết nói, Những mảnh vải vui nhộn, Khám phá một số vị của món ăn....
3.2. Biện pháp 2: Tạo ra các tình huống có vấn đề, có ý nghĩa đối với trẻ, kích thích trẻ suy nghĩ, tìm kiếm cách giải quyết
* Mục tiêu, ý nghĩa
- Nhằm tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức, kích thích trẻ vận dụng tích cực những cái đã biết vào hoàn cảnh mới, tìm kiếm những biện pháp giả quyết nhiệm vụ nhận thức, nâng cao tính tích cực nhận thức của trẻ,
* Yêu cầu
- Các tình huống có vấn đề đưa ra phải phù hợp với kinh nghiệm, đặc điểm nhận thức, đặc biệt là đặc điểm tư duy của trẻ Mẫu giáo lớn.
- Có sức hấp dẫn và kích thích ở trẻ lòng mong muốn giải quyết các tình huống đó.
- Các tình huống phải kích thích trẻ tích cực vận dụng vốn hiểu biết và các kỹ năng nhận thức: quan sát, phân tích, so sánh, suy luận, khái quát hóa....
* Cách tiến hành
- Quá trình tạo tình huống có vấn đề: Đặt câu hỏi cho trẻ liên hệ kinh nghiệm bản thân, cho trẻ trao đổi, thể hiện để tăng cảm xúc, gây sự chú ý của trẻ. Trên cơ sở đó giáo viên đặt vấn đề có ý nghĩa với trẻ, kích thích ở trẻ nhu cầu muốn giải quyết vấn đề, tìm ra câu trả lời và kiểm tra kết quả.
- Có thể tạo tình huống có vấn đề theo các hướng: phức tạp hóa nội dung khám phá khoa học, nâng cao dần mức độ khái quát hóa tri thức về thiên nhiên xung quanh, tăng dần khối lượng kiến thức mà trẻ cần nắm được để giải quyết nhiệm vụ. 
- Cần sử dụng các tình huống có vấn đề một cách đa dạng, phong phú dưới các hình thức câu hỏi, bài tập, tình huống chơi... đòi hỏi trẻ giải quyết bằng nhiều cách khác nhau: quan sát, làm thí nghiệm, trao đổi, thảo luận, xem ti vi....)
- Sử dụng tình huống có vấn đề vào tất cả các giai đoạn của quá trình khám phá khoa học, kích thích trẻ tự tìm ra cách giải quyết.
* Điều kiện vận dụng
- Giáo viên phải nắm được lý luận về tình huống có vấn đề, có kĩ năng thiết kế các hoạt động trong đó chứa đựng các tình huống có vấn đề.
- Phải nắm được đặc điểm nhận thức, đặc biệt là đặc điểm tư duy của trẻ: đặc biệt là đặc điểm tư duy của trẻ, trẻ phải có những kiến thức nhất định về thế giới xung quanh, nắm được một số kĩ năng hoạt động trí tuệ.
- Tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi để trẻ tự phát hiện và giải quyết vấn đề 
3.3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội để trẻ tự khám phá, trải nghiệm
* Mục tiêu, ý nghĩa
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ nhận thức sâu sắc hơn, độc lập hơn, phát triển và hoàn thiện các kĩ năng nhận thức của trẻ. Từ đó phát huy tính tích cực tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ....
* Yêu cầu
- Xây dựng nội dung khám phá mang tính phát triển, vừa phù hợp với nội dung chương trình, vừa thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của trẻ; kích thích trẻ sử dụng nhiều giác quan trong quá trình khám phá, kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ.
- Tạo cơ hội cho trẻ được tự làm, tự trải nghiệm ( cung cấp đủ phương tiện, địa điểm, thời gian, hỗ trợ của giáo viên khi cần thiết)
* Cách tiến hành
- Giáo viên kích thích trẻ đến với hoạt động khám phá bằng cách đặt câu hỏi, sưu tầm và để vào góc khám phá những vật liệu khác nhau và cho phép trẻ sử dụng những vật đó nếu muốn.
- Yêu cầu trẻ sư tầm tranh ảnh, sách báo, các nguyên vật liệu... thuộc nội dung khám phá
- Tổ chức cho trẻ được khám phá bằng các cách khác nhau: quan sát, làm thí nghiệm, lao động trong góc thiên nhiên, tạo ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, tự khám phá qua việc xem ti vi, sách báo, tạp chí, qua những người lớn xung quanh.
- Giáo viên cho trẻ tự do phát hiện, bình phẩm, trao đổi theo nhóm nhỏ. Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ có thể ghi lại kết quả khám phá của mình và cô sẽ là người khái quát, củng cố lại kết quả cho trẻ.
* Điều kiện vận dụng
- Giáo viên biết tạo ra các tình huống có vấn đề để hướng trẻ đến với hoạt động mang tính tìm kiếm, khám phá
- Giáo viên có đủ kiến thức để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của trẻ, trẻ phải có những kiến thức và kĩ năng nhất định.
- Đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đầy đủ, thiết kế xây dựng các thí nghiệm đơn giản giúp bé khám phá thiên nhiên.
3.4. Biện pháp 4: Tăng cường sử dụng yếu tố chơi và trò chơi vào trong quá trình khám phá khoa học
* Mục tiêu, ý nghĩa
- Thỏa mãn nhu cầu chơi, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
- Tạo cho trẻ khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới mọi hình thức chơi nhẹ nhàng, tăng hứng thú nhận thức, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ.
* Yêu cầu
- Sử dụng các tình huống chơi và trò chơi đa dạng, phong phú, phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung của bài, phù hợp với với đặc điểm nhận thức của trẻ.
- Hướng dẫn trò chơi chi tiết, tỉ mỉ, tạo cho trẻ cảm xúc tích cực.
* Cách tiến hành
- Thiết kế và lựa chọn các tình huống chơi và trò chơi phù hợp với nội dung khám phá, sắp xếp chúng theo tiến trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học.
- Tăng dần độ khó của trò chơi, tạo môi trường chơi thích hợp, kích thích trẻ tích cực, độc lập tham gia hoạt động.
- Giáo viên cần lưu ý đặc điểm cá nhân trẻ để có biện pháp đối xử linh hoạt, tổ chức các hình thức tiết học trò chơi nhằm chuyển tải nội dung cho trẻ dưới dạng trò chơi. 
* Điều kiện vận dụng
- Giáo viên cần nắm vững đặc điểm nhận thức, đặc điểm chơi của trẻ, nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi và biết vận dụng nó vào trong quá trình hướng dẫn trẻ khám phá khoa học.
- Có ngân hàng trò chơi, tạo môi trường chơi thuận lợi, mang tính phát triển.
* Một số trò chơi được vận dụng trong quá trình giúp trẻ khám phá
Trò chơi 1: Nói ngược
- Mục đích:
+  Cùng cố hiểu biết về đặc điểm của các con vật.
+ Giúp phát triển từ trái nghĩa, phát triển tư duy cho trẻ.
- Chuẩn bị: Tranh vẽ các con vật (nếu trẻ chơi thành thạo có thể không cần đồ chơi).
-  Cách chơi: Chơi theo cá nhân hoặc nhóm. Cô giơ bức tranh và nói tên con vật hoặc bộ phận con vật,trẻ nói từ mô tả đặc điểm ngược lại của con vật.
Ví dụ: Con voi - nhỏ bé
Tai thỏ - ngắn
Đuôi thỏ - dài
Rùa – nhanh
Sóc - chậm
Khi trẻ chơi thành thạo, cô không cần giơ tranh nữa mà chỉ việc nói tên con vật, trẻ nói đặc điểm. (Có thể cho trẻ đọc bai đồng dao nói ngược trước khi tham gia trò chơi nay để gây hứng thú cho trẻ tham gia vao tro chơi.)
Trò chơi 2 : Tạo nhóm
- Mục đích :
+ Củng cố kĩ năng phân nhóm, phân loại đồ vật.
+ Phát triển chức năng kí hiệu tượng trưng.
- Chuẩn bị :
+ Tranh lôtô (ảnh) các loại hoa, lá, quả có màu sắc khác nhau.
+ 3 rổ có màu xanh, đỏ, vàng (nếu rổ giống nhau có thể dán kí hiệu xanh,
đỏ, vàng ở phía ngoài)
- Cách chơi : Chơi theo nhóm hoặc cá nhân.
+ Cách 1 : Cô cho trẻ quan sát những thứ đã chuẩn bị và gọi tên những thứ đó. Sau đó, yêu cầu trẻ hãy xếp lá vào rổ màu xanh, hoa vào rổ màu đỏ và quả vào rổ màu vàng.. Trẻ nào (nhóm nào) xếp đúng và xong trước là trẻ đó (nhóm đó) thắng.
+  Cách 2 : Nâng cao mức độ khó. Cho trẻ thảo luận để phân nhóm các thứ đã chuẩn bị theo dấu hiệu (màu sắc, hình dạng, chức năng của chúng...) và tự xếp. Cô đến hỏi ý tưởng và giúp trẻ tự kiểm tra, đánh giá kết quả.
Trò chơi 3 : Cây cần gì để sống
- Mục đích:
+ Củng cố hiểu biết của trẻ về các nhu cầu cần thiết đẻ cây lớn lên và phát triển.
+ Phát triển phản xạ nhanh, nhạy ở trẻ
- Chuẩn bị: Tờ giấy to ở giữa có gắn hình cây, xung quanh có các băng dính gai; tranh rời, đằng sau có băng dính (các tranh rời vẽ hình mặt trời, bình tưới nước, phân bón, các hình ảnh con người chăm sóc cây cối).
- Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cá nhân.
Cô phát cho trẻ (nhóm trẻ) rổ đựng tranh rời. Trẻ chọn các bức tranh mô tả những việc cần làm đối với cây, dán vào các băng dính gai và kể về tranh vừa dính.
Trò chơi 4 : Xếp theo thứ tự
- Mục đích : Củng cố hiểu biết của trẻ về quá trình chăm sóc và phát triển của cây, củng cố biểu tượng về số và phép đếm.
+ Phát triển ở trẻ khả năng phán đoán, trí tưởng tượng sáng tạo; phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
+ Giáo dục trẻ tình cảm xã hội.
- Chuẩn bị : Mỗi đội đều có một bộ tranh nói về quá trình phát triển của các loại cây và chăm sóc cây (ví dụ: tranh gieo hạt, tranh chăm sóc cây, tranh cây ra hoa, kết quả, tranh hái quả, tranh mang quả biếu bà,...).
+ Bộ chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
+ Bảng gài gắn xung quanh lớp.
- Cách chơi
+ Cách 1 : Cô để các bức tranh (gieo hạt, chăm sóc cây, cây ra hoa, cây có quả chín) vào trong một cái rổ. Sau đó, yêu cầu trẻ xếp các bức tranh theo trình tự phát triển của cây.
+ Cách 2 : Cô gắn các bức tranh lên bảng không theo thứ tự (theo chiều dọc). Yêu cầu trẻ xếp lại cho đúng thứ tự, tìm số và gắn và bên cạnh theo trình tự phát triển của cây.
Khi tất cả các đội thực hiện xong, cô lần lượt cho các đội nói về sự phát triển của cây mình vừa thực hiện.
Hai cách này có thể chơi theo nhóm hoặc cá nhân, có thể chơi dưới hình thức thi đua “Thi xem đội nào nhanh” ...
+ Cách 3 : Nâng cao mứ độ khó của 2 trò chơi trên. Sau khi cho trẻ chơi xếp theo thứ tự, cô tiếp tục cho trẻ chơi TC “Thi xem ai đoán giỏi”. Cô nói với trẻ : “Sau 4 bức tranh này, cô còn có các bức tranh khác nữa. Bây giờ các con hãy suy nghĩ và đoán thử xem đó là bức tranh gì? Các con tự đoán nhưng không được cho bạn biết”. Cô sẽ phát cho mỗi bạn một tờ giấy để con vẽ bức tranh dự đoán của con vào mặt sau tờ giấy. Cô đến và viết ý tưởng của trẻ và mặt sau của tờ giấy. Khi trẻ vẽ xong, cô cho trẻ chia sẻ ý tưởng cho nhau. Cô đưa bức tranh của cô ra : tranh vẽ bé mang quả đến biếu bà, tranh sản phẩm chế biến từ quả.
Trẻ nào có ý tưởng hay, cô thưởng 1 quả hoặc 1 kẹo. Sau đó, cô và trẻ tiếp tục chơi “Thi kể chuyện giỏi”. Cô và trẻ cùng xây dựng các câu chuyện dựa vào các bức tranh đã xếp theo thứ tự. Hình thức chơi “Kể chuyện nối tiếp”, trẻ này kể nối tiếp với trẻ kia, cô ghi lại câu chuyện của trẻ.
* Một số thí nghiệm được sử dụng giúp trẻ khám phá khoa học
Thí nghiệm 1:  : Sự biến đổi của màu sắc
-  Mục đích : Trẻ biết sự kết hợp của hai màu cơ bản để tạo thành một màu mới
Trau dồi óc quan sát và khả năng suy luận
-  Chuẩn bị : Ba hộp màu cơ bản, khay màu, bút lông, khăn lau bút.
Các mẩu vải vụn, khăn mặt màu trắng, vỏ chai nhựa...
- Cách tiến hành :
Đặt ba hộp màu cơ bản ở nơi trẻ có thể lấy được.
Mỗi trẻ một khay màu và bút lông
Cho trẻ về từng nhóm phán đoán về sự kết hợp của hai màu cơ bản và màu mới tạo thành.
Cho trẻ thực hành pha màu tạo màu mới và nêu kết quả.
Trẻ ứng dụng các kiến thức đó vào nhuộm vải, vẽ tranh, chơi với nước
Thí nghiệm 2 : Sự chuyển động và âm thanh
- Mục đích : Trau dồi kĩ năng quan sát, sự nhạy cảm của các giác quan và khả năng dự đoán.
+ Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ
-  Chuẩn bị : Thước kẻ, dây, bóng bay đã thổi, chuông nhỏ, đài catxet nốivà loa, vỏ ốc biển.
-  Cách tiến hành : Cô trao đổi với trẻ cách mà trẻ tạo ra âm thanh bằng cơ thể mình: nói, giậm chân, vỗ tay...
Cho trẻ áp tai xuống sàn nhà, một trẻ khác dậm chân mạnh để thấy sàn nhà rung chuyển mạnh nhẹ tùy thuộc cách mà trẻ giậm chân.
Bật đài và cho trẻ sờ vào loa, trẻ sẽ thấy loa rung và phát ra âm thanh ; khi loa hết rung (đài tắt) thì âm thanh cũng sẽ hết. Cô rắc những hạt muối lên bàn và cho trẻ áp tai xuống bàn, trẻ khác vỗ tay lên bàn lúc to, lúc nhỏ rồi trẻ nhận xét
(Những hạt muối sẽ nảy lên theo nhịp vỗ và âm thanh càng lớn, mặt bàn càng rung mạnh).
Cho trẻ khám phá âm thanh của chuông, thước, tháo hơi trong quả bóng, nghe ốc biển.
Cho trẻ suy đoán và lí giải theo cách hiểu của trẻ,
Cô giải thích cho trẻ hiểu : Âm thanh được tạo ra là nhờ có sự chuyển động (rung động). Chuyển động (rung động) càng to thì âm thanh càng lớn.
3.5. Biện pháp 5: Quan tâm tới cá nhân trẻ trong quá trình hoạt đông khám phá
* Mục tiêu, ý nghĩa
- Nhằm khơi dậy một cách tối đa tiềm năng trẻ trong quá trình hoạt động khám phá, phát huy tính tích cực nhận thức của mỗi trẻ.
* Yêu cầu
- Phân loại các yếu tố của quá trình khám phá phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ.
- Tạo điều kiện cho từng cá nhân trẻ được khám phá theo cách riêng phù hợp với kinh nghiệm, khả năng và hứng thú của trẻ, đảm bảo vừa phát huy được tính tích cực nhận thức của cá nhân trẻ vừa phát huy được tính tích cực nhận thức của cả tập thể.
* Cách tiến hành
- Giáo viên cần có sư nghiên cứu đặc điểm của trẻ và tiến hành phân loại chúng theo nhóm dựa vào đặc điểm tâm lý, nhận thức.
- Xác định các biện pháp tác động phù hợp với đặc điểm của từng nhóm, từng cá nhân trẻ như xây dựng hệ thống câu hỏi bao gồm nhiều cấp độ khác nhau, lưu ý tới những cháu cần quan tâm đặc biệt.
- Giáo viên cần có sự suy nghĩ, lựa chọn các câu hỏi để vừa tạo lòng tin ở trẻ vừa có tác dụng giáo dục trẻ.
- Kết hợp hợp lí các hình thức hoạt động: cả lớp- theo nhóm- các nhân, đặc biệt là hình thức hoạt động nhóm, giáo viên để trẻ quan tâm đến từng loại công việc theo hứng thú của bản thân, đặc biệt các hình thức ngoài tiết học.
* Điều kiện vận dụng
- Giáo viên cần nắm vững kiến thức và kỹ năng đánh giá trẻ, biết thiết kế và tổ chức thực hiện các biện pháp để có sự quan tâm tới cá nhân trẻ
- Giáo viên cần phải biết xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra, tâm huyết với nghề, luôn tạo môi trường, tạo điều kiện để trẻ hoạt động.
- Số trẻ không được quá đông (khoảng 30 cháu), môi trường lớp với đủ rộng cho trẻ hoạt động, đủ phương tiện, đồ dùng.
3.6. Biện pháp 6: Đa dạng hóa các hoạt động khám phá
* Mục tiêu, ý nghĩa
- Đa dạng hóa các hoạt động khám phá nhằm tạo cho trẻ cảm xúc tích cực, góp phần duy trì sự chú ý và hứng thú, phát triển và hoàn thiện các mặt khác nhau của

File đính kèm:

  • docxbien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_thong_qua_hoat_dong_kham_ph.docx