Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

- HĐGDNGLL được hiểu theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa hẹp, HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương trình giáo dục cấp Trung học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với quan niệm này thì HĐGDNGLL, Hoạt động tự chọn và Hoạt động tập thể (sinh hoạt toàn trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM ) là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.

Theo nghĩa rộng, Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh trung học. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 

doc 32 trang Chí Tường 21/08/2023 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
h. Mét sè GVCN cßn ch­a khai th¸c hÕt nh÷ng tiÒm n¨ng s¸ng t¹o cña häc sinh trong viÖc x©y dùng, tæ chøc c¸c H§GDNGLL. Mét sè kh¸c do h¹n chÕ trong viÖc øng dông c«ng nghÖ th«ng tin vµo d¹y häc, do h¹n chÕ thêi gian, kinh phÝ nªn viÖc tæ chøc c¸c H§GDNGLL cho häc sinh cßn ch­a ®¹t hiÖu qu¶ cao. Thùc tr¹ng tæ chøc c¸c H§GDNGLL cña tr­êng tôi trong nh÷ng n¨m tr­íc ®©y, míi chØ dùa vµo nhËn thøc, kh¶ n¨ng tiÒm tµng cña gi¸o viªn, s¸ch tµi liÖu tham kh¶o Ýt cho nªn chÊt l­îng c¸c H§GDNGLL ch­a ®­îc n©ng cao, c¸ biÖt cã nh÷ng tiÕt häc cßn ch­a ®¹t kÕt qu¶ nh­ mong muèn.
Thùc tÕ, mét sè n¨m gÇn ®©y, Ban gi¸m hiÖu nhµ tr­êng ®· hÕt søc quan t©m tíi viÖc chØ ®¹o tæ chøc cã hiÖu qu¶ c¸c H§GDNGLL vµ ®· thu ®­îc kÕt qu¶ ®¸ng ghi nhËn. §Ó ®¹t ®­îc nh÷ng kÕt qu¶ ®ã, Ban gi¸m hiÖu nhµ tr­êng ®· ¸p dông nh÷ng biÖn ph¸p chØ ®¹o rÊt cô thÓ cho c¸c tiÕt H§GDNGLL ë tr­êng.
* §¸nh gi¸ thùc tr¹ng H§GDNGLL cña nhà tr­êng.
+ ¦u ®iÓm: 
- Ban gi¸m hiÖu nhµ tr­êng quan t©m chØ ®¹o s¸t sao c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc ngoµi giê lªn líp.
- Nhµ tr­êng ®· thùc hiÖn nghiªm tóc quy chÕ chuyªn m«n cña Bé Gi¸o dôc & §µo t¹o.
- C¸c phong trµo V¨n nghÖ, thÓ dôc thÓ thao cña nhµ tr­êng ph¸t triÓn m¹nh.
- ViÖc triÓn khai kÕ ho¹ch c«ng t¸c chñ nhiÖm vµ c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc ngoµi giê lªn líp ®­îc thùc hiÖn nghiªm tóc ®óng tiÕn ®é.
- Tæ chøc c¸c H§GDNGLL đã ®i vµo nÒn nÕp.
- Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng cao ®iÓm theo chñ ®Ò tõng th¸ng ®· ®­îc tiÕn hµnh th­êng xuyªn. 
- ViÖc phèi hîp gi÷a c¸c lùc l­îng gi¸o dôc ®· ®­îc thùc hiÖn tèt.
+ Tån t¹i:
ViÖc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p chØ ®¹o H§GDNGLL nh­ ®· nªu ë trªn tuy ®· ®em l¹i nh÷ng kÕt qu¶ nhÊt ®Þnh song vÉn cßn mét sè tån t¹i nh­ sau:
- Mét sè gi¸o viªn ch­a thÊy ®­îc tÇm quan träng cña viÖc tæ chøc c¸c H§GDNGLL .
- §éi ngò gi¸o viªn chñ nhiÖm líp cßn ch­a ®ång ®Òu vÒ tr×nh ®é chuyªn m«n còng nh­ kinh nghiÖm c«ng t¸c. Mét sè gi¸o viªn míi vµo ngµnh nªn ch­a cã kinh nghiÖm trong c«ng t¸c tæ chøc c¸c H§GDNGLL . Mét sè kh¸c cßn chó träng ®Õn gi¶ng d¹y v¨n ho¸, ch­a tÝch cùc t×m tßi, tæ chøc c¸c H§GDNGLL
- Häc sinh cßn mét bé phËn ch­a tÝch cùc tham gia c¸c ho¹t ®éng tËp thÓ. 
 Bëi vËy, tiÕt H§GDNGLL ë mét sè líp hiÖu qu¶ cßn ch­a cao.
3. Thực trạng việc giảng dạy HĐGDNGLL tại lớp chủ nhiệm:
Khi thực hiện các tiết HĐGDNGLL, trong thời gian đầu tôi cũng gặp không ít khó khăn: 
- Cán bộ lớp còn rất rụt rè, chưa chủ động và chưa có kinh nghiệm trong điều hành các hoạt động 
- Một số học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, thường run sợ khi đứng trước tập thể cho nên ngại tham gia vào các hoạt động của lớp và cảm thấy không hứng thú với tiết học. - Một số học sinh còn xem nhẹ tiết học, chưa tập trung và cho rằng đây không phải là môn học chính.
Qua điều tra của năm học 2015- 2016 bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, tôi đã thu được kết quả: 
Mức độ hứng thú
Thích
Bình thường
Không thích
Tỉ lệ HS
50%
30%
20%
Lí do
Bổ ích, được trau dồi kiến thức, học hỏi được nhiều điều hay
Nếu tổ chức thì được ở lại chơi, nếu không tổ chức thì được về sớm
Mất thời gian
Từ nh÷ng thực trạng trên, nên khi thực hiện chương trình HĐGDNGLL, tôi vẫn cßn trăn trở, b¨n kho¨n. Bởi vậy sau một thời gian thực hiện và rút ra một số kinh nghiệm, t«i m¹nh d¹n ®­a ra s¸ng kiÕn “ Tạo sự hứng thú trong các tiÕt H§NGLL cho häc sinh ë Tr­êng THCS ".
III. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu chung:
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cần:
- Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em.
- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của học sinh.
- Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, gây ấn tượng
- Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây mệt mỏi cho các em.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
- Mục tiêu: Để việc thực hiện các tiết HĐGDNGLL đạt kết quả như mong muốn. Đầu tiên, GVCN phải hướng dẫn học sinh nắm bắt chương trình theo chủ điểm từng tháng để học sinh phần nào nắm bắt được các hoạt động mình phải thực hiện trong năm học. Cụ thể là :
 Chủ điểm tháng 9	: “Truyền thống nhà trường” 
Chủ điểm tháng 10	: “Chăm ngoan học giỏi”
Chủ điểm tháng 11	: “Tôn sư trọng đạo”
Chủ điểm tháng 12 	: “Uống nước nhớ nguồn”
Chủ điểm tháng 1&2 	: “Mừng Đảng - Mừng xuân”
Chủ điểm tháng 3	: “Tiến bước lên Đoàn”
Chủ điểm tháng 4	: “Hoà bình và hữu nghị”
Chủ điểm tháng 5	: “Bác Hồ kính yêu”
3. Các hình thức tổ chức chương trình:
Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tìm tòi học hỏi, kinh nghiệm của bản thân và đặc biệt là nghiên cứu các chương trình giải trí trên truyền hình như: “Lực sĩ tí hon”; “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Theo dòng lịch sử”; “Vượt qua thử thách”, “ Tìm kiếm tài năng”, “ Đuổi hình bắt chữ” hay những trò chơi rất đơn giản mà hiệu quả như “ Hái hoa dân chủ” Tôi đã tham khảo và tổ chức các hoạt động rất phong phú cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm. Từ đó, các em rất yêu thích các tiết HĐNGL và cuốn hút các em tham gia vào các hoạt động có ích, góp phần giáo dục một cách toàn diện cho học sinh. Dưới đây là một số hình thức tổ chức mà tôi đã áp dụng vào các HĐGDNGLL cho học sinh lớp mình chủ nhiệm.
3.1. Hình thức: “Hội vui học tốt”
* Mục tiêu:
Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ chức cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết của tập thể. Tôi thường sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao điểm.
* Cách thực hiện:
- Gv nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của buổi hoạt động.
- Lớp thảo luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, Văn, Sử, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân).
- Phân công cho học sinh chuẩn bị các câu hỏi kiểm tra kiến thức theo từng bộ môn đã học. Nếu trong quá trình chuẩn bị gặp khó khăn thì học sinh sẽ phải tìm các thầy cô giáo bộ môn để được hướng dẫn.
- Cán bộ lớp tập hợp các câu hỏi và đáp án và cùng GVCN lựa chọn những câu hỏi hay, phù hợp với trình độ của từng học sinh.
* Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm cần bám sát nhiệm vụ năm học, nội dung phân phối chương trình các tiết HĐGDNGLL để phổ biến đến từng học sinh. Đặc biệt, giáo viên cần rèn cho học sinh ý thức tự học, chủ động khi tham gia các hoạt động tập thể và có ý thức chuẩn bị khi được phân công nhiệm vụ. 
* Kết quả: Đa số học sinh đã nắm được nội dung chương trình HĐGDNGLL theo chủ điểm của từng tháng. Từ đó, học sinh có ý thức chủ động tham gia xây dựng chương trình hoạt động cùng GVCN và cán bộ lớp để có được những tiết học sôi nổi, ý nghĩa. Và học sinh còn được củng cố lại tất cả những kiến thức ở tất cả các bộ môn đã học.
3.2. Hình thức: “Hái hoa dân chủ”
* Mục tiêu: Với hình thức này giúp các em học sinh trong toàn lớp được tham gia. Qua trò chơi các em được rèn luyện về phản xạ và khả năng tư duy cao.
* Cách thực hiện:
- Câu hỏi được đưa ra về các lĩnh vực: Lịch sử, Âm nhạc, Toán, Vật lý từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng của học sinh lớp 9.
- Các câu hỏi được gắn vào những bông hoa nhiều màu sắc tượng trưng cho từng lĩnh vực 
Lĩnh vực tự nhiên: Hoa màu đỏ
Lĩnh vực xã hội: Hoa màu xanh
- Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức. Nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho bạn khác. 
* Điều kiện thực hiện: GVCN phải có đầu óc tổ chức, phải thu hút được sự nhiệt tình tham gia của học sinh.
* Kết quả: Với rất nhiều hoạt động phong phú, đa dạng khiến học sinh rất yêu thích, hứng thú, sôi nổi trong giờ học. 
3.3. Hình thức: “Trò chơi ô chữ”:
* Mục tiêu: Đây là hình thức luôn thu hút các em tham gia nhiệt tình nhất. Ở trò chơi này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ điểm giúp các em rèn luyện khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ. Từ đó, các em được lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức trong học tập.
* Cách thực hiện:
- Học sinh lần lượt đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc rồi tìm từ chìa khoá.
- Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận một phần thưởng như: quyển vở, thước kẻ, bút chì, cục tẩyNếu tìm ra từ chìa khoá hay từ hàng dọc thì sẽ được nhận phần thưởng gấp đôi.
* Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được trò chơi này, GVCN không chỉ bám sát mục tiêu bài học mà cần có sự sáng tạo trong việc thiết kế giáo án. Bên cạnh đó cũng cần nắm vững đặc điểm của từng đối tượng học sinh để thiết kế câu hỏi sao cho thật phù hợp để vừa giúp học sinh củng cố kiến thức, vừa khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh khi tham gia vào các hoạt động của lớp.
* Kết quả: Học sinh rất sôi nổi trong giờ hoạt động. Với hoạt động này học sinh vừa củng cố được những kiến thức đã học, vừa rèn luyện được sự tự tin, phát huy tinh thần đoàn kết và gắn bó giữa các thành viên trong lớp.
3.4. Hình thức trò chơi: “ Ai là triệu phú”:
* Mục tiêu: Với hình thức trò chơi này giúp các em học sinh trong lớp được tham gia và củng cố lại những kiến thức đã học. Qua trò chơi, các em được rèn luyện về phản xạ nhanh và khả năng tư duy cao.
* Cách thực hiện:
- Trò chơi được chia làm ba vòng:
+ Vòng thử nghiệm:
Trong mỗi lượt chơi, 10 học sinh sẽ tham gia một cuộc thi để chọn ra người chơi chính cho cuộc thi. Học sinh phải trả lời một câu hỏi bằng cách sắp xếp các phương án A, B, C, D theo thứ tự đáp án đúng của chương trình. Thời gian tối đa để hoàn thành câu trả lời là 15 giây. Người trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được chọn làm người chơi chính ngồi trên chiếc "ghế nóng" ở giữa sân khấu cùng với người dẫn chương trình.
+ Vòng chính thức: 
Sau khi được chọn làm người chơi chính, học sinh được chọn phải trả lời 15 câu hỏi với mức độ từ dễ đến khó. Mỗi câu hỏi đều được gắn với một phần thưởng tương ứng. Học sinh tham gia chơi cần phải vượt qua 3 mốc quan trọng là câu số 5, câu số 10 và câu số 15 mà khi vượt qua các mốc này sẽ có được món quà tương ứng của các câu hỏi đó.
Học sinh tham gia chơi có 2 sự trợ giúp sau có thể được sử dụng bất cứ lúc nào nếu không biết câu trả lời hoặc chưa chắc chắn với suy nghĩ của mình. Trong một câu hỏi, học sinh có quyền dùng nhiều sự trợ giúp, nhưng các quyền trợ giúp chỉ được sử dụng một lần:
.50:50: Máy tính bỏ đi 2 phương án sai để người chơi chọn 1 trong 2 phương án còn lại.
. Tư vấn tại chỗ: Khán giả nào trong trường quay nào cho rằng mình biết câu trả lời có thể giơ tay để trợ giúp cho người chơi. 3 khán giả sẽ được chọn (gọi là tổ tư vấn) để người chơi hỏi ý kiến và đưa ra quyết đinh. Những người trợ giúp không nhất thiết đưa ra câu trả lời giống nhau.
Sau khi nghe xong mỗi câu hỏi và sử dụng các quyền trợ giúp, người chơi có quyền dừng cuộc chơi hoặc đi tiếp. Nếu quyết định dừng cuộc chơi, người chơi sẽ được nhận món quà tương ứng với câu hỏi vừa vượt qua trước đó. Nếu quyết định đi tiếp nhưng trả lời sai thì phải nhận món quà tương ứng với câu hỏi ban đầu
Sau khi người chơi ngồi ghế nóng kết thúc phần thi của mình, nếu thời gian vẫn còn, những người còn lại sẽ tiếp tục trả lời một câu hỏi nhanh khác cho đến khi hết thời lượng chương trình. Nếu người chơi chính chưa hoàn thành cuộc thi mà thời lượng đã hết, người chơi chính sẽ tiếp tục cuộc chơi của mình trong chương trình lần sau. 
- Điều kiện thực hiện: GVCN lên kế hoạch cụ thể phân công đến từng học sinh, đông viên, khuyến khích tất cả học sinh cùng tham gia. 
- Kết quả: Tất cả học sinh trong lớp cùng được tham gia, tạo được một cuộc thi đua sôi nổi. Đó không chỉ là cách củng cố lại kiến thức đã học mà còn làm cho học sinh nhiệt tình, hăng hái, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động tập thể.
3.5. Hình thức trò chơi: “ Đường lên đỉnh Olympia”:
* Mục tiêu: Đây là hình thức luôn thu hút các em tham gia nhất. Nên áp dụng hình thức trò chơi này trong các hội vui học tập. Ở hình thức này, các em học sinh như đang trải qua một cuộc đua vô cùng kỳ thú để đến được đỉnh vinh quang của tri thức. Và cũng từ đó, các em được lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức trong học tập.
* Cách thực hiện: Trò chơi được chia làm ba vòng
- Vòng 1: Khởi động.
Trong vòng 1 phút, mỗi học sinh khởi động với tối đa 12 câu hỏi thuộc 10 lĩnh vực: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Thể thao - Nghệ thuật, Lĩnh vực khác, Tiếng Anh.
Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai không bị trừ điểm.
- Vòng 2: Vượt chướng ngại vật.
Có 8 từ hàng ngang - cũng chính là 8 gợi ý liên quan đến chướng ngại vật mà các thí sinh phải đi tìm.
Có 1 gợi ý thứ 9 - là 1 hình ảnh liên quan đến chướng ngại vật hoặc chính là chướng ngại vật. Hình ảnh này được chia thành 8 ô, đánh số từ 1 đến 8, tương ứng với thứ tự của các từ hàng ngang.
Mỗi học sinh có tối đa 2 lượt lựa chọn để chọn trả lời 1 trong các từ hàng ngang này. Cả 4 thí sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian suy nghĩ 15 giây/câu.
Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, học sinh được 10 điểm. Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, 1 góc (được đánh số tương ứng với số từ hàng ngang) của hình ảnh cũng được mở ra.
Học sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào.
Học sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước khi bắt đầu từ hàng ngang thứ 3 được 80 điểm.
Học sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước gợi ý cuối cùng của chương trình được 40 điểm.
Học sinh trả lời sau gợi ý cuối cùng của chương trình chỉ được 20 điểm.
Nếu trả lời sai chướng ngại vật học sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này.
- Vòng 3: Tăng tốc.
Có 4 câu hỏi dưới dạng tư duy lôgic, câu hỏi bằng hình ảnh với độ khó giảm dần.
Thời gian suy nghĩ: 30 giây
Bốn học sinh cùng trả lời bằng máy tính.
Học sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm.
Học sinh trả lời đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm.
Học sinh trả lời đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm.
Học sinh trả lời đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.
- Vòng 4: Về đích.
Có các gói 40, 60, 80 điểm. Mỗi gói có 4 câu hỏi có độ khó tương đương với 10, 20, 30 điểm. Thời gian suy nghĩ tương ứng là 10, 15 và 20 giây.
Mỗi học sinh có một lượt lựa chọn gói câu hỏi của mình. Nếu trả lời đúng ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai thì 1 trong 3 thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm nút nhanh. Thí sinh trả lời đúng giành được điểm, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi.
Mỗi thí sinh được đặt Ngôi sao hy vọng 1 lần, trả lời đúng câu hỏi có Ngôi sao hy vọng được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó, trả lời sai sẽ bị trừ số điểm của câu hỏi.
* Điều kiện thực hiện: GVCN phải lên kế hoạch tổ chức, phân công nhiệm vụ đến từng học sinh, thu hút được sự nhiệt tình tham gia của học sinh.
* Kết quả: Học sinh đã phát huy tối đa khả năng của mình và rất hứng thú, nhiệt tình trong các tiết HĐGDNGLL. Không những vậy, học sinh còn được củng cố kiến thức và rèn sự tự tin khi đứng trước tập thể lớp.
3.6. Hình thức trò chơi: “ Đuổi hình bắt chữ”
* Mục tiêu Đây là hình thức luôn thu hút được rất nhiều học sinh tham gia. Học sinh không chỉ được bổ sung thêm nhiều kiến thức trong học tập mà còn tạo được không khí cho buổi hoạt động vô cùng sôi nổi: “ Học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó, khuyến khích được học sinh nhiệt tình, hăng hái trong các hoạt động của lớp.
* Cách thực hiện: 
- Có 9 miếng ghép. Học sinh tham gia chơi sẽ lần lượt chọn điểm cho từng miếng ghép. Nếu đoán đúng nội dung của bức tranh sẽ nhận được một phần quà. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác.
* Điều kiện thực hiện: GVCN phải lên ý tưởng và phân công chuẩn bị. Các hình ảnh minh họa phải sinh động, giàu sức sáng tạo. Đặc biệt tất cả những hình ảnh đưa ra đều là những hình ảnh có ý nghĩa và liên quan trực tiếp đến nội dung các bài học của học sinh.
* Kết quả: Học sinh đã rèn được cách phản ứng nhanh, phát huy tối đa khả năng của mình và rất hứng thú, nhiệt tình trong các tiết HĐGDNGLL.
3.7. Hình thức trò chơi: “ Rung chuông vàng”:
* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về xã hội, cung cấp vốn sống cho học sinh và rèn các kĩ năng trong hoạt động tập thể.
* Cách thực hiện:
- Đối tượng: Tất cả những học sinh có cố gắng đã được bình bầu trong phong trào thi đua. Học sinh chơi theo hình thức cá nhân.
- Phương tiện:
+ Giáo viên: Hệ thống câu hỏi (10-20 câu cho mỗi lần chơi) cung cấp những kiến thức xã hội và vốn sống cho học sinh. Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một chiếc chuông nhỏ.
+ Học sinh: Mỗi học sinh tham gia chơi cần chuẩn bị một chiếc bảng con.
- Nội dung: Tìm hiểu các kiến thức về khoa học-xã hội từ đó củng cố nề nếp, hình thành các kĩ năng sống, giao tiếp
- Trò chơi này có lợi thế rất lớn trong những bài ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa, cuối kì nhất là các môn Tự nhiên và Xã hôi, Âm nhạc, Lịch sử, Địa lí.
- Cách xây dựng kết cấu một chương trình :
a/ MC giới thiệu chương trình trò chơi, luật chơi, thành phần tham gia và phần thưởng cho người thắng cuộc.
b/ Tổ chức cho học sinh chơi bằng cách MC nêu những câu hỏi (cả tự luận và trắc nghiệm), học sinh suy nghĩ và viết đáp án vào bảng con giơ lên. MC công bố kết quả, cung cấp thêm một số thông tin liên quan tới đáp án để củng cố vốn sống cho các em. Học sinh nào có đáp án sai thì tự động rời chỗ ngồi xuống cuối lớp ngồi cùng khán giả. Học sinh còn lại một mình vượt qua được các câu hỏi thì sẽ được nhận một phần thưởng tương ứng với số câu hỏi đã trả lời được.
c/ Kết thúc trò chơi, trao thưởng cho học sinh đạt thưởng.
* Điều kiện thực hiện: Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh cách lựa chọn câu hỏi phù hợp và liên quan đến hầu hết các bộ môn được học trong chương trình. Với những câu hỏi khó, học sinh cần sự tư vấn của giáo viên bộ môn. Các câu hỏi trong chương trình cũng cần có sự phân loại để phù hợp với từng đối tượng học sinh.
* Kết quả: Học sinh không chỉ biết cách phản ứng nhanh mà còn rất hứng thú, nhiệt tình, bị cuốn hút vào các tiết HĐGDNGLL.
3.8. Hình thức trò chơi: “ Đấu trường 100"
* Mục tiêu: Đây là hình thức luôn thu hút các em tham gia và chúng ta nên áp dụng hình thức trò chơi này trong các hội vui học tập. Khi tổ chức trò chơi này, các em học sinh như đang trải qua một cuộc đua vô cùng kỳ thú để được ngồi lên “ chiếc ghế nóng” của chương trình. Nếu học sinh trả lời được đến câu hỏi cuối cùng thì không chỉ được nhận phần thưởng cao nhất mà còn đồng nghĩa với việc chinh phục được đỉnh vinh quang của tri thức. Và một điều mà các em cảm thấy tự hào là người thắng cuộc chính là người đã loại được tất cả các đối thủ trong cuộc chơi.
* Cách thực hiện: Trước tiên, cần phải thay đổi tên gọi trò chơi cho phù hợp. Nếu lớp chỉ có 40 học sinh thì có thể đặt tên là: “ Đấu trường 40”. Còn nếu lớp có 45 học sinh thì có thể đặt tên là: “ Đấu trường 45”
- Sự chuẩn bị cũng phải hết sức chu đáo. Với người chơi chính thì phần trả lời câu hỏi có thể kết nối với máy tính. Còn với những người cùng chơi là tất cả học sinh trong lớp phải chuẩn bị chiếc bảng nhỏ. Khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi thì cả người chơi chính và những người cùng chơi sẽ lựa chọn đáp án đúng. Khi hết thời gian, dẫn chương trình sẽ kiểm tra đáp án đúng của người chơi chính và người cùng chơi. Nếu giả sử có 20 người cùng chơi trả lời sai thì cũng đồng nghĩa với việc người chơi chính đã loại được 20 đối thủ. Nhưng nếu người chơi chính trả lời sai thì sẽ lựa chọn người chơi khác bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Sau khi loại được tất cả các đối thủ thì người chơi chính sẽ giành chiến thắng. Và ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất thì người đó sẽ nhận được phần quà giành cho người chơi xuất sắc nhất. 
* Điều kiện thực hiện: GVCN phải nêu thể lệ cuộc thi để cho học sinh nắm chắc luật chơi. Không những vậy, GVCN cần phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết như: Máy tính, bảng, bút dạ.Nội dung các câu hỏi phải xoay quanh các môn học và các kiến thức v

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_cac_tiet_h.doc