Báo cáo biện pháp Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy Công nghệ lớp 7

Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục đã có những bước đổi mới; một trong những bước quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học, bởi phương pháp dạy học có vai trò quan trọng, quyết định đến sự nhận thức của học sinh, giúp các em có hứng thú học tập đem lại niềm tin, tình cảm và đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người năng động, sáng tạo vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống của bản thân và xã hội.

Vậy đổi mới phương pháp là đổi mới những vấn đề gì? đổi mới như thế nào? Đó là câu hỏi không dễ trả lời. Tuy nhiên chúng ta hiểu rằng đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và sự phối hợp các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức tránh thụ động trong nhận thức của mình.

Một trong những nội dung đổi mới được hết sức quan tâm đó là đổi mới kiểm tra đánh giá. Bởi vì kiểm tra đánh giá có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học. Kiểm tra ở đây không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh mà còn xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn của quá trình dạy học, đã hoàn thành đến mức độ nào về kiến thức, kỹ năng. Kiểm tra đánh giá còn phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với học sinh, qua đó tìm ra những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập của học sinh. Xác định được những nguyên nhân dẫn đến lệch lạc về phía người dạy cũng như người học từ đó điều chỉnh vê nội dung, phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.

 

doc 26 trang Chí Tường 21/08/2023 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy Công nghệ lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy Công nghệ lớp 7

Báo cáo biện pháp Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy Công nghệ lớp 7
inh vì vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
Đổi mới khâu kiểm tra đánh giá trước hết là đổi mới trong suy nghĩ của giáo viên trong vấn đề này. Giáo viên cần vận dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau, có thể là kiểm tra trực quan, tự luận hoặc kiểm tra khách quan (sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan).
 Hình thức kiểm tra trực quan, tự luận thường có số lượng câu hỏi ít có tính tổng quát cao, học sinh tự do diễn đạt song mất nhiều thời gian để suy nghĩ và viết. Giáo viên dễ soạn nhưng khó chấm, khó cho điểm chính xác, chất lượng tuỳ thuộc vào kỹ năng người chấm bài.
Hình thức kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường là nhiều câu hỏi và có tính chuyên biệt cao, học sinh cần dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. Đối với giáo viên tuy khó soạn song lại dễ chấm, dễ cho điểm chính xác. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là: trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức khác nhau, học sinh không thể học tủ, học vẹt mà phải học hiểu. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường được dùng để kiểm tra cuối bài, kiểm tra 15 phút hoặc cuối năm học.
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của việc đổi mới về kiểm tra đánh giá tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm nhỏ được đúc rút trong thực tế giảng dạy trong thời gian vừa qua đó là: “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy công nghệ lớp 7”.
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của cấp THCS, căn cứ vào nội dung chương trình mới, phương pháp đánh giá mới để phát hiện, phát huy toàn diện năng lực, trí tuệ của học sinh, đánh giá kỹ năng, kỹ xảo thì việc sử dụng trắc nghiệm khách quan là hoàn toàn hợp lý bởi vì:
Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức nhiều khía cạnh khác nhau do đó làm tăng độ tin cậy trong việc kiểm tra đánh giá học sinh.
Đảm bảo tính khách quan, chính xác khi chấm điểm, không phụ thuộc vào tâm tư tình cảm của người chấm.
Gây hứng thú, kích thích tính tích cực của học sinh vì đây là một hình thức kiểm tra mới. Học sinh có thể tự đánh giá kết quả bài làm của mình ngay sau khi làm xong.
2. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế dạy học và quá trình giảng dạy Công nghệ trong những năm học trước, qua tình hình cơ sở vật chất của nhà trường, sự tham gia ý kiến và cùng thực hiện áp dụng của đồng nghiệp, đặc biệt là qua chất lượng các bài kiểm tra trong học kì I năm học 2015- 2016 tôi thấy điều này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thực trạng hiện nay nhất là của trường tôi đang giảng dạy.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu và áp dụng thực hiện câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhằm mục đích thực hiện theo yêu cầu đổi mới giáo dục trong đó có khâu đổi mới kiểm tra nhằm đánh giá học sinh một cách toàn diện về năng lực, trí tuệ, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ. Phát hiện những sai sót, lệch lạc về mặt nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên để đạt được mục tiêu dạy học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả khối lớp 7 trường THCS Phan Đình Giót năm học 20015- 2016
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu tài liệu và dựa vào thực tế giảng dạy
 Dạy thực nghiệm
 Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
B. PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
1. Trắc nghiệm khách quan là gì?
Trắc nghiệm khách quan là phương tiện nhằm khảo sát khả năng học tập của học sinh về các môn học, thông qua điểm số của các bài khảo sát để đo lường khả năng học tập của học sinh.
2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Sau đây tôi xin đưa ra một số dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, để kiểm ra đánh giá học sinh ở môn công nghệ 7 với những ưu điểm, nhược điểm và những điểm cần lưu ý khi sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Dạng 1: Câu nhiều lựa chọn:
Câu hỏi gồm 2 phần: phần dẫn và phần lựa chọn
 Phần dẫn là một câu hỏi hay là một câu chưa hoàn chỉnh.
Phần lựa chọn gồm một số phương án trả lời cho câu hỏi hay phần bổ sung cho câu được hoàn chỉnh. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trong đó chỉ có một phương án đúng những phương án còn lại gọi là “nhiễu”
Ví dụ 1: Đánh dấu X vào đầu mỗi câu cho câu trả lời đúng nhất:
1.Đất trồng là môi trường:
Cung cấp chất dinh dưỡng, oxi.
Giúp cây đứng vững.
Chất dinh dưỡng, oxi, nước.
Cả 2 câu b, c.
 2.Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ:
Hạt cát, sét.
Hạt cát, limon.
Hạt cát, sét, limon.
Hạt cát, sét, limon và chất mùn.
3. Tiêu chuẩn nào được dùng để đánh giá một giống tốt?
a. Sinh trưởng mạnh và chất lượng tốt.
b. Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt.
c. Sinh trưởng mạnh, chất lượng, năng suất cao ổn định, chống chịu sâu bệnh.
d. Năng suất, chất lượng tốt và ổn định.
Dạng 2. Câu ghép đôi
Đây cũng là dạng đặc biệt của câu nhiều lựa chọn. Loại câu này thường có hai dãy thông tin. Một dãy thường là câu hỏi (câu dẫn). Một dãy là những câu trả lời ( câu lựa chọn ). Học sinh phải tìm ra từng cặp câu trả lời ứng với câu hỏi.
Hình thức
Cách tiến hành
Giâm cành
Chiết cành.
Ghép mắt
a) Lấy mắt ghép, ghép vào một cây khác.
b) Lấy một đoạn cành cắt rời từ thân cây mẹ, đem giâm vào đất cát .Từ cành giâm mọc thành rễ.
c) Bóc một khoanh vỏ của cành, bó đất lại. Khi cành ra rễ thì đem cắt trồng xuống đất.
Dạng 3. Câu “đúng-sai”
Với dạng này đưa câu dẫn xác định ( thông thường không phải là câu hỏi) yêu cầu học sinh trả lời câu đó là đúng (Đ) hay sai (S). 
Ví dụ: Điền đúng (Đ), sai (S) vào đầu mỗi câu.
a. Đất đồi dốc cần bón vôi.
b. Đất đồi núi cần trồng cây nông nghiệp xen giữa cây phân xanh.
c. Cần dùng các biện pháp canh tác, thuỷ lợi, bón phân để cải tạo đất.
d. Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ dùng cho đất phèn.	
Dạng 4. Câu điền khuyết
Loại câu này có thể có hai dạng: có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hoặc có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống để học sinh phải điền bằng một từ, một nhóm từ hoặc ký hiệu thích hợp.
Ví dụ: Điền vào chỗ trống (.) để hoàn thành câu sau :
_ Bón lót là bón phân vào đất trước khi(1) Bón lót nhằm cung cấp(2) cho cây con ngay khi nó(3)
_ Bón thúc là bón phân trong (4) của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây(5) 
Dạng 5. Câu hỏi và câu trả lời ngắn.
Sử dụng câu hỏi ngắn để kiểm tra về một nội dung cụ thể, thường được dùng để kiểm tra về đặc điểm cấu tạo, đời sống. 
Ví dụ: 
_ Cho biết quy trình sản xuất giống bằng hạt.
_ Có những phương pháp nhân giống vô tính nào?
_ Nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Dạng 1: Câu nhiều lựa chọn:
* Ưu điểm:
 Dễ xây dựng, kiểm tra được kiến thức cơ bản của học sinh, học sinh hiểu bài.
* Nhược điểm:
Không đánh giá được mức độ nhận thức cao hơn như phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Chú ý:
Phần gốc có thể là một câu hỏi hoặc câu bỏ lửng và phần lựa chọn là đoạn bổ sung, để phần gốc trở nên đủ nghĩa.
Phần lựa chọn nên là từ 3 đến 5 câu. Cố gắng sao cho những câu “nhiễu” gài bẫy đều hấp dẫn như nhau.
Tránh cho ở một câu hỏi nào đó có hai câu lựa chọn, đều là đúng nhất.
Dạng 2. Câu ghép đôi
*Ưu điểm:
Dễ xây dựng, tiết kiệm thời gian và không gian xây dựng, trình bày và trả lời câu hỏi thuận lợi trong việc đánh giá kiến thức cơ bản.
*Nhược điểm:
Học sinh dễ trả lời bằng cách loại trừ, không cho thấy khả năng sử dụng thông tin đã kết nối.
Chú ý:
- Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên cùng thuộc một loại có liên quan đến nhau để học sinh có thể nhầm lẫn.
- Cột câu hỏi và câu trả lời có thể không bằng nhau, nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chon.
Dạng 3. Câu “đúng-sai”
*Ưu điểm :
- Có thể đặt nhiều câu hỏi trong một thời gian nhất định
- Dễ viết hơn câu nhiều lựa chọn 
*Nhược điểm:
Xác suất đoán mò cao (50%). Dễ khuyến khích học thuộc lòng
Cách dùng từ đôi khi không thống nhất giữa người soạn và người trả lời.
Chú ý :
Khi viết loại câu này nên:
Chọn câu dẫn mà học sinh trung bình khó nhận ra ngay là đúng hay sai.
Không nên trích nguyên những câu trong SGK.
Cần đảm bảo tính đúng sai là chắc chắn.
Tránh dung những cụm từ “tất cả”, “không bao giờ”, “thường”, “đôi khi” Có thể dễ dàng nhận ra đúng sai.
Không nên bố trí số câu đúng bằng câu sai và sắp xếp theo tính chu kỳ.
Dạng 4. Câu điền khuyết
* Ưu điểm :
- Dễ khảo sát khả năng nhớ kiến thức của học sinh.
- Dùng thay cho trường hợp khi không tìm được số “nhiễu” tối thiểu cần thiết cho câu nhiều lựa chọn.
* Nhược điểm :
- Khó chấm điểm, điểm số đôi khi thiếu khách quan.
Chú ý :
Đảm bảo cho mỗi câu để trống chỉ có thể điền một từ thích hợp
Từ điền nên là danh từ và là từ có nghĩa nhất trong câu 
Mỗi câu nên chỉ có từ 2-3 chỗ trống được bố trí ở giữa hoặc cuối câu.
Khoảng trống nên có độ dài bằng nhau để học sinh không đoán được là từ dài hay ngắn.
Dạng 5. Câu hỏi và câu trả lời ngắn.
* Ưu điểm :
- Dễ xây dựng, dễ vận dụng ở nhiều thể loại bài khác nhau
* Nhược điểm : 
- Đôi khi không thống nhất giữa người đặt câu hỏi với người trả lời câu hỏi dẫn đến câu trả lời thiếu chính xác, thiếu trọng tâm.
Chú ý :
- Câu hỏi rõ ràng, súc tích, ngắn gọn.
- Phù hợp với từng đối tượng học sinh.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH	 
Bước 1. Xác định yêu cầu.
Giáo viên cần xác định rõ đề kiểm tra là phương tiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình của một khôi học, của một cấp học.
Bước 2. Xác định mục tiêu kiểm tra.
 Để xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan được tốt cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy cụ thể, từng bài, từng chương, từng phần, từng lớp và từng cấp học . Trên cơ sở đó đánh giá mức độ nhận thức, các hành vi năng lực của người học cũng như kết quả của người dạy.
 Bước 3. Xác định nội dung, hình thức kiểm tra.
1. Lựa chọn câu hỏi ở dạng nào cho phù hợp. số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó để đánh giá ở mức độ nhận thức khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
2. Căn cứ vào đặc thù của từng môn học mà dành thời gian thích hợp cho câu hỏi dạng tự luận. dạng trắc nghiệm khách quan. Đối với bộ môn công nghệ tỷ lệ giữa câu hỏi tự luận và câu trắc nghiệm khách quan nên là 70%-30%.
Bước 4. Thiết kế hệ thống câu hỏi.
- Tuỳ mức độ khó và nội dung của câu hỏi được xây dựng dựa vào hệ thống mục tiêu giảng dạy, nội dung cần kiểm tra.
 - Hình thức trắc nghiệm khách quan có nhiều câu hỏi vì vậy cần phân bố tỉ lệ hợp lý, có thể là : 60% câu nhiều lựa chọn. 20% câu ghép đôi, 10% câu điền khuyết, 10% câu đúng sai (tính theo tổng số câu trắc nghiệm khách quan).
 Bước 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm.
* Xây dựng đáp án :
Cần xây dựng đáp án cụ thể, chi tiết, từ đó một lần nữa kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý, logic của câu hỏi đặt ra.
* Biểu điểm :
+ Đối với bài kiểm tra sử dụng 100% câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Điểm tối đa toàn bài là 10 chia đều cho khối lượng câu hỏi toàn bài.
+ Đối với hình thức kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm khách quan : 
Điểm tối đa toàn bài là 10 thì dựa vào thiết kế thời gian: dành cho 70% thời gian tự luận, 30% thời gian trắc nghiệm khách quan thì điểm số cho câu hỏi tự luận là 7, các câu trắc nghiệm khách quan là 3, vậy nếu có 6 câu trắc nghiệm khách quan thì mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA
Tiết 45 :Kiểm tra 1 tiết 
Môn : Công nghệ 7
Ma Trận
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TN
KQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
1. Lâm nghiệp
a. Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng.
Biết được vai trò, nhiệm vụ của trồng rừng.
Nêu được những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
0,5
1,5
2,0
b. Khai thác và bảo vệ rừng
Phân biệt được lượng cây chặt hạ, thời gian chặt hạ của một số loại khai thác rừng.
Nêu được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng.
Số câu hỏi
2
1
3
Số điểm
1
4 
5,0
2. Giống vật nuôi 
1. Biết được khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng.
2. Biết được khái niệm, phương pháp nhân giống thuần chủng.
Phân biệt được những biến đổi của cơ thể vật nuôi thuộc sự sinh trưởng hay sự phát dục.
Số câu hỏi
2
1
1
4
Số điểm
1,0
1,5
0,5
3,0
TS câu hỏi
3
1
2
1
1
1
9
TS điểm
1,5
1,5
1,0
1,5
0,5
4
10
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Công Nghệ 7
I. Trắc nghiệm(3,0 điểm)Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau:
Câu 1: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất là:
A) Làm đồ dùng mĩ nghệ, làm sạch không khí, làm khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, để xuất khẩu, giữ đất không bị xói mòn, tạo dòng chảy.
B) Làm đồ dùng gia đình, làm sạch không khí, làm thực phẩm.
C) Là nơi cung cấp các loại món ăn lâm sản quý hiếm.
D) Để xuất khẩu, giữ đất không bị xói mòn, tạo dòng chảy, cho sức kéo.
Câu 2: Lượng cây chặt hạ khi khai thác chọn là:
Chặt toàn bộ cây rừng trong 5 – 10 lần khai thác.
Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém.
Chọn chặt cây gỗ tốt, cây có phẩm chất và sức sống tốt.
Câu 3: Thời gian chặt hạ khi khai thác dần là:
3 – 4 năm.	C) 5 – 7 năm.
< 1 năm.	D) 5 – 10 năm.
Câu 4: Sự sinh trưởng là: 
Sự thay đổi về khối lượng cơ thể vật nuôi.
Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
Sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
Sự thay đổi về hình dạng, tiếng kêu của vật nuôi.
Câu 5: Sự phát dục là:
Sự thay đổi về khối lượng cơ thể vật nuôi.
Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
Sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
Sự thay đổi về hình dạng, tiếng kêu của vật nuôi.
Câu 6: Dạ dày bò tăng thêm sức chứa là:
Sự sinh trưởng.	C) Chế độ ăn
Sự phát dục.	D) Sự chăm sóc.
II. Tự luận(7,0 điểm) 
Câu 1: (1,5 điểm) Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì?
Câu 2: (4 điểm) Em hãy nêu mục đích, các biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng?
Câu 3:(1,5 điểm)Em cho biết mục đích của nhân giống thuần chủng là gì? Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm(3,0 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
c
d
c
b
a
II. Tự luận(7,0 điểm) 
Câu
Đáp án
Điểm
1
Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc:
+ Làm rào bảo vệ.
+ Phát quang.
+ Làm cỏ.
+ Xới đất, vun gốc.
+ Bón phân.
+ Tỉa và dặm cây.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
- Mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng:
+ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.
- Các biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng:
+ Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng...
+ Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
+ Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ rừng và phát triển rừng.
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
1 đ
1 đ
3
- Mục đích của nhân giống thuần chủng là: tạo ra nhiều cá thể của giống đã có với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.- Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải xác định rõ mục đích , chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
0,5 đ
1 đ
KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : CÔNG NGHỆ 7
MA TRẬN
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đại cương về kĩ thuật trồng trọt
- Phân biệt được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính. 
- Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. 
- Phân biệt được các loại phân bón.
- Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt và liên hệ được với thực tế nước ta.
 - Nắm được các cách bón phân , cách sử dụng các loại phân bón thông thường .
- Nắm được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh và ưu nhược điểm của từng phương pháp từ đó biết cách sử dụng phối hợp khi phòng trừ sâu bệnh.
- Nắm được các dạng biến thái ở sâu bọ và phương pháp hiệu quả để tiêu diệt sâu bọ
Lấy được ví dụ thực tế về sâu bọ có lợi và gây hại phổ biến	
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
3
1,5
2
4,0
2
1,0
2
3,0
9
9,5
95,0
Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Biết được công việc làm đất và tác dụng của từng công việc
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0,5
1
0,5
5,0
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3
1,5
15,0
3
4,5
45,0
4
4,0
40,0
10
10
100,
Bài kiểm tra học kì 1
MÔN : CÔNG NGHỆ 7
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đâu câu trả lời.
1. Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào?
A. pH = 3 - 9	B. pH 7,5
2. Nhóm phân nào sau đây là phân hữu cơ?
A. Supe lân, phân heo, urê.	B. Urê, NPK, Supe lân.
C. Phân trâu, bò; bèo dâu.	 D. Khô dầu dừa, cây muồng muồng.
3. Công việc làm đất nào có tác dụng dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tấng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển tốt?
A. Cày đất.	B. Bừa đất.	C. Đập đất.	D. Lên luống.
4. Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng phương pháp gì?
A. Phương pháp canh tác.
B. Phương pháp sử dụng giống 	chống sâu bệnh.
C. Phương pháp hóa học.
D. Phương pháp thủ công.
5. Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát.	 B. Đất thịt nặng.	 C. Đất thịt nhẹ.	D. Đất cát pha.
6. Muốn phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả nhất cần áp dụng biện pháp phòng trừ nào dưới đây?
A. Biện pháp sinh học.
B. Biện pháp tổng hợp và phối 	hợp các biện pháp.
C. Biện pháp hóa học.	
D. Biện pháp phối hợp kiểm 	dịch và canh tác.
PhÇn iI. Tù luËn (7 ®iÓm)
Câu 1 (2 điểm):
Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta.
Câu 2 (2 điểm):
Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót; còn phân đạm, kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc. 
Câu 3 (1,5 điểm):
Thế nào là biến thái hoàn toàn? Biến thái hoàn toàn trải qua các giai đoạn nào? giai đoạn nào gây hại nhiều nhất cho cây trồng?
Câu 4 (1,5 điểm):
Kể tên 3 chủng loại côn trùng hoặc động vật có lợi (tiêu diệt sâu hại) và 3 chủng loại có hại (phá hoại mùa màng).
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM :(3 ĐIỂM)
Mỗi lựa chọn đúng được : 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án đúng
C
C,D
D
D
A
B
PhÇn iI. Tù luËn (7 ®iÓm)
Câu 1 (2 điểm):
Ý
Nội dung
Điểm
Vai trò trồng trọt
- Lương thực, thực phẩm cho con người, cho chăn nuôi.
- Nguyên liệu cho các nhà máy.
- Nông sản cho xuất khẩu.
0,5
0,5
0,5
Nhiệm vụ trồng trọt
Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
0,5
Câu 2 (2 điểm):
Phân hữu cơ, phân lân
Dùng để bón lót vì: Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.
1,0
Phân đạm, kali, phân hỗn hợp
Dùng bón thúc vì: tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.
1,0
Câu 3 (1,5 điểm):
Khái niệm biến thái hoàn toàn
Biến thái hoàn toàn là dạng biến thái trải qua giai đoạn nhộng.
0,5
Các giai đoạn biến thái hoàn toàn
Biến thái hoàn toàn trải qua các giai đoạn sau: trứng sâu non nhộng sâu trưởng thành.
0,5
Giai đoạn biến thái gây hại mạnh nhất
Ở biến thái hoàn toàn, giai đoạn sâu non sẽ gây hại nhiều nhất.
0,5
Câu 4 (1,5 điểm):
Côn trùng có lợi
Ong mắt đỏ, bọ rùa, kiến...
0,75
Côn trùng có hại
Châu chấu, bọ xít, sâu đục thân...
0,75
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua thống kê tỉ lệ % giỏi, khá, trung bình, yếu của học kỳ I và nửa học kỳ II ở khối lớp 7 như sau:
Lớp
Đầu học kỳ I
Cuối học kỳ I
Giữa học kỳ II
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
7A3
55%
37%
8%
0%
55%
38%
7%
0
55%
40%
5%
0
7A8
52%
37%
11%
0%
55%
36%
9%
0
56%
39%
5%
0
C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN	
Trong năm học 2015-2016 áp dụng đổi 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap.doc