Báo cáo biện pháp Một số cách tổ chức hoạt động nhóm để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Công nghệ 8

Trong dạy học không có một phương pháp dạy học nào là toàn năng và ưu việt cho mọi đối tượng. Việc lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung là một nghệ thuật cũng là một kĩ năng quan trọng đối với giáo viên.

Nội dung các bài học đã có sẵn trong SGK, sự sáng tạo của các nhà khoa học chỉ có vận dụng các phương pháp thích hợp với từng nội dung cụ thể trong dạy học chính là sự sáng tạo của mỗi giáo viên có ý nghĩa quan trọng tới kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế cải tiến phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết hiện nay của ngành giáo dục nước ta. Nghị quyết ban chấp hành Trung ương khóa 8 đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”. Đối với người giáo viên dạy ở bất kì bộ môn nào, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, trước hết phải hiểu rõ mục tiêu cụ thể, sự đổi mới về chương trình và SGK của bộ môn mình dạy đồng thời phải đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ cũng không nằm ngoài khuôn khổ của những quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở THCS là:

- Tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động của học sinh trong học tập bằng cách cải tiến nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

- Quan tâm đến phương pháp học, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh

- Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.

 

doc 26 trang Chí Tường 21/08/2023 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số cách tổ chức hoạt động nhóm để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số cách tổ chức hoạt động nhóm để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Công nghệ 8

Báo cáo biện pháp Một số cách tổ chức hoạt động nhóm để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Công nghệ 8
g tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Mặt khác tập cho học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống. Đó là kết quả to lớn mà giáo dục cần mang lại cho thế hệ trẻ.
Lớp học là môi trường giao tiếp thày trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa cá nhân trên con đường chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động độc lập của cá nhân và hoạt động nhóm. Thông qua thảo luận trong tập thể, hoạt động ý kiến cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ. Qua đó người học tạo cho bản thân có thêm một số vốn kiến thức mới.
Tổ chức cho học sinh hoạt động trên lớp dưới những hình thức học tập khác nhau. Để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ngoài hình thức tổ chức học toàn lớp như hiện nay, nên tăng cường tổ chức cho học sinh học tập cá nhân và học tập theo nhóm ngay trên lớp.
* Hình thức học tập cá nhân: là hoạt động học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi học sinh trong lớp bộc lộ khả năng tự học của mình (được tự suy nghĩ, được tự làm việc một cách tích cực) nhằm đạt mục tiêu học tập.
Việc tổ chức học tập cá nhân có thể như sau:
 Làm việc chung cả lớp: GV nêu vần đề xác định nhiệm vụ nhận thức và hướng dẫn (gợi ý) học sinh làm việc.
Làm việc cá nhân : học sinh ghi kết quả ra vở hoặc trả lời vào phiếu học tập.
Làm việc chung cả lớp: GV chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác theo dõi, bổ sung.
* Hình thức hoạt động theo nhóm: Trong khâu tổ chức lên lớp vấn đề mới mà ta cần đưa ra thử nghiệm là tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm trên lớp. Các bước tiến hành tổ chức học tập theo các nhóm có thể như sau:
- Làm việc chung cả lớp: GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn gợi ý (cách làm việc theo nhóm, các vấn đề cần lưu ý khi trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập...).
- Làm việc theo nhóm: phân công trong nhóm (cử nhóm trưởng, thư kí, phân việc cho các thành viên trong nhóm). Từng cá nhân làm độc lập; trao đổi; thảo luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; cử đại diện trình bày kết quả của nhóm (không nhất thiết phải là nhóm trưởng hay thư kí mà có thể là một thành viên trong nhóm đại diện trình bày).
- Làm việc chung cả lớp (thảo luận tổng kết trước lớp) các nhóm lần lượt báo cáo kết quả; thảo luận chung (các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau), GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức.
Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm không nên lạm dụng nhiều ở trường THCS, mỗi tiết chỉ nên tổ chức từ 1 đến 3 hoạt động nhóm đối với những câu hỏi, vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Nhớ rằng trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của nó là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. 
Khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm tôi tiến hành như sau :
Bước 1: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm:
- Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức rồi đưa ra câu hỏi hoặc tình huống. 
- Tổ chức các nhóm: Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4 - 6 HS. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm với cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau và hướng dẫn cách làm việc trong nhóm.
- Có nhiều hình thức hoạt động nhóm, tuỳ từng nội dung vấn đề, GV có thể lựa chọn những hình thức hoạt động nhóm cho phù hợp. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một số hình thức hoạt động nhóm phổ biến.
Làm việc theo cặp : Hai HS ngồi gần nhau tạo thành một cặp cùng bàn bạc một vấn đề.
Thảo luận vòng tròn : HS trong nhóm dùng bút nét to ghi lại ý kiến của mình trên một tờ giấy đã chuẩn bị sẵn sau đó lần lượt cho những HS khác trong nhóm cùng thảo luận.
Thảo luận hỗn hợp : HS trong nhóm tranh luận, nhóm trưởng ( thư kí) ghi lại.
 Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm:
 Các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân công cho mỗi thành viên một công việc, điều hành các thành viên làm việc trong không khí thi đua với các nhóm khác. Có thể trong nhóm sẽ bầu ra thư kí để ghi chép .
 Học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm để hoàn thành câu trả lời khi yêu cầu là bài tập.
 Học sinh làm thực hành, quan sát, thảo luận, ghi chép lại kết thu được nếu yêu cầu là làm thực hành, rút ra nhận xét.
 Cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh thảo luận bàn bạc trước cả lớp:
 Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. Cử hai nhóm cùng chủ đề trình bày kết quả thu được của nhóm mình để các nhóm khác nghe và nhận xét.
 Học sinh trong các nhóm thảo luận chung .
 Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo .
Trên đây là một cấu tạo của một hoạt động trong nhóm (trong một phần của tiết học). Để phương pháp học tập này mang lại kết quả như mong muốn, người giáo viên cần chú ý những điều sau:
Nêu vấn đề, giao nhiệm vụ chỉ cần đọc câu hỏi to, chậm một lần không cần nhắc lại nhiều lần trong quá trình HS thảo luận, hoặc phát câu hỏi bằng phiếu và yêu cầu các nhóm trả lời trực tiếp vào phiếu học tập.
Cần dự kiến thời gian cho học sinh làm việc.
Trong quá trình học sinh tranh luận giáo viên không được thúc giục học sinh. Trong khi học sinh thảo luận giáo viên đi kiểm tra đôn đốc học sinh làm việc.
Và sau đây tôi xin trình bày một vài hoạt động nhóm mà tôi đã thực hiện trong các giờ học:
1. Mở đầu bài giảng một cách hấp dẫn bằng hoạt động nhóm:
Đối với mọi công việc như dân gian vẫn nói “Vạn sự khởi đầu nan”. Đối với mỗi bài giảng điều gây ấn tượng nhất là mở đầu bài giảng, chỉ trong một vài phút đầu giờ học nếu ta biết tận dụng cơ hội mở bài tốt sẽ gây hứng thú cho học sinh. Thiết lập được mối quan hệ giữa bài cũ và bài mới để kích thích tính tò mò, sự khao khát những điều mới lạ sắp xảy ra trước mắt. Để thỏa mãn những yêu cầu trên thì nội dung mở bài cần đạt được 2 tiêu chí sau:
Mở đầu bài giảng cần thu hút sự chú ý của học sinh có nhiều cách như: Dùng mẫu vật, hình ảnh trực quan, kể một câu chuyện vui, làm thí nghiệm nhỏ có liên quan đến nội dung bài học.
Ví dụ 1: Bài 20 “Dụng cụ cơ khí” 
Ngay từ đầu tiết học, tôi đã muốn học sinh thấy được các dụng cụ cơ khí rất gần gũi với các em, nên tôi cho học sinh làm như sau:
 Giáo viên chia học sinh cả lớp thành 6 nhóm, kê bàn ghế và ngồi theo đúng vị trí đã được phân công. Các nhóm đầu giờ đã lấy đủ đồ thực hành của nhóm mình và để sẵn trên bàn.
Giáo viên đưa ra yêu cầu:
- Các nhóm viết ra bảng phụ tên những dụng cụ cơ khí mà các em đã chuẩn bị trước trong thời gian 3 phút.
- Học sinh các nhóm thảo luận trả lời ra bảng phụ. Trong lúc đó GV đi lại quan sát và hướng dẫn các nhóm cách trình bày trên bảng phụ.
- GV: Yêu cầu các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng khi đã hết thời gian. Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên vừa nêu tên từng dụng cụ vừa giơ dụng cụ đó lên cho cả lớp quan sát xem bạn trả lời có đúng không.
- HS: Cả lớp quan sát và nhận xét phần trả lời của bạn. Có những dụng cụ có nhiều tên gọi khác nhau nên GV cần nhắc các em ngay (như Tua vít thì có em gọi là Tuốc nơ vít).
Những dụng cụ mà các em chuẩn bị là những dụng cụ liên quan đến bài học. Có thể các em mượn trong bộ đồ dùng học tập hoặc các em chuẩn bị từ ở nhà gồm có: 
1. Dụng cụ đo và kiểm tra: 
- Thước đo chiều dài: Thước lá, thước cuộn.
- Thước đo góc: Ê ke, Ke vuông, thước đo góc vạn năng.
2. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt: 
- Dụng cụ tháo lắp: Mỏ lết, Cờ lê, Tua vít.
- Dụng cụ kẹp chặt: Êtô, Kìm.
3. Dụng cụ gia công: 
- Cưa, búa
- Đục, dũa.
GV có thể cho điểm nếu nhóm đó trình bày tốt và đồng thời vào bài: Với những dụng cụ này thì chúng ta thường sử dụng ở đâu trong đời sống hàng ngày? Khi sử dụng chúng ta phải chú ý những gì? Cô và các em cùng tìm hiểu từng dụng cụ qua Bài 20 “Dụng cụ cơ khí”. 
Được nhận biết dụng cụ trước khi vào bài như vậy tôi nhận thấy học sinh rất thích thú, các em hào hứng học bài mới và tiết học diễn ra rất sôi nổi, vui vẻ, khắc sâu hơn được kiến thức của bài cho các em.
Ví dụ 2: Bài 39: Đèn huỳnh quang.
Với mục tiêu của bài là: 
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang.
- Hiểu được đặc điểm của đèn huỳnh quang.
- Hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lí đèn chiếu sáng trong nhà.
Ngay từ đầu tiết học tôi đưa ra hình ảnh của 3 loại đèn là đèn huỳnh quang, đèn compac và đèn sợi đốt với mỗi loại có nhiều hình khác nhau. Yêu cầu HS quan sát, 2 HS trong bàn thảo luận và cho biết tên của từng loại đèn trong thời gian 40 giây.
HS quan sát, thảo luận, GV gọi đại diện 1 nhóm đứng dậy trả lời tên của từng loại đèn. Các nhóm khác nghe và nhận xét, có thể các em trả lời nhầm, GV gọi nhóm khác bổ sung. 
Khi ra được đáp số của các loại đèn, GV chốt lại: Đây là hình ảnh của 3 loại đèn là đèn huỳnh quang, đèn compac và đèn sợi đốt. Đèn sợi đốt các em đã được tìm hiểu ở bài trước, còn đèn huỳnh quang, đèn compac có ưu điểm gì hơn so với đèn sợi đốt. Trong trường hợp nào chúng ta nên sử dụng từng loại đèn này? Cô trò mình cùng tìm hiểu hai loại đèn còn lại trong bài học hôm nay Bài 39: Đèn huỳnh quang.
Vào bài như vậy tạo cảm giác thân thiện, vui vẻ, thoải mái giữa thày và trò. Do vậy, các em thấy cuốn hút ngay từ đầu tiết học không tạo cảm giác căng thẳng cho các em.
b) Mở đầu bài giảng có thể gây hứng thú đối với học sinh, mở bài có liên hệ với kinh nghiệm thực tế của học sinh hay là một công việc mà các em muốn làm.
Ví dụ 1: Bài 33 “An toàn điện” 
Tôi muốn học sinh thấy các ứng dụng của dòng điện là rất rộng rãi nó có thể là những đồ dùng rất gần gũi với các em nhưng bên cạnh đó sẽ rất nguy hiểm nếu chẳng may bị điện giật. Do đó khi sử dụng điện chúng ta phải áp dụng 1 số biện pháp an toàn điện. Tôi đã mở bài như sau:
GV yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Trong gia đình em có sử dụng những đồ dùng điện nào?
Học sinh 2 em trong 1 bàn thảo luận và đưa ra câu trả lời, có rất nhiều đồ dùng mà các em nêu được ra như:
- Bóng đèn điện.
- Nồi cơm điện.
- Bếp điện.
- Tivi.
- Tủ lạnh
GV gọi một vài học sinh đứng lên trả lời và yêu cầu một em lên viết trên bảng.
GV có thể hỏi: Các em thấy rằng có rất nhiều đồ dùng điện được sử dụng trong đời sống như vậy nhưng khi sử dụng hoặc sửa chữa chúng thì phải chú ý những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay là bài 33: An toàn điện. 
Vào bài như vậy tôi thấy rằng ngay từ đầu học sinh có một niềm hứng thú muốn biết khám phá ứng dụng của điện vào trong đời sống hàng ngày ở gia đình các em thông qua các đồ dùng điện của gia đình. Vì vậy các em đã bị cuốn vào bài ngay từ đầu giờ học, tạo tâm lí rất thoải mái cho các em, bước đầu đã hình thành được mục đích mà tôi mong muốn.
Ví dụ 2: Bài 36 “Vật liệu k ĩ thuật điện” 
Tôi muốn cho HS thấy được Vật liệu kĩ thuật điện là những vật liệu mà các em thường gặp trong đời sống rất gần gũi với các em. Hầu như các em đều biết tôi làm như sau:
Tôi đưa ra 1 bảng tên gọi của các vật liệu: Đồng, Nhựa, Nhôm, Cao su, Sắt, Thuỷ tinh, Vải khô, Chì, Anico, dung dịch muối ăn, Sứ, Ferit, Gỗ khô, Pecmaloi. Và yêu cầu HS cả lớp hoạt động nhóm hoàn thành bảng sau trong thời gian 1 phút:
Vật liệu dẫn điện
Vật liệu cách điện
Vật liệu dẫn từ
HS cả lớp chia thành 6 nhóm đọc và hoàn thành ra bảng phụ trong thời gian 1 phút. Nhóm nào xong thì treo bảng phụ lên bảng theo đúng vị trí của nhóm mình. GV cùng HS cả lớp nhận xét và đưa ra đáp án chính xác nhất là:
Vật liệu dẫn điện
Vật liệu cách điện
Vật liệu dẫn từ
Đồng, Nhôm, Sắt, Chì, dung dịch muối ăn
Cao su, Nhựa, Thuỷ tinh, Vải khô, Sứ, Gỗ khô
Anico, Ferit, Pecmaloi.
GV: Có thể cho điểm nhóm nào làm tốt và vào bài: Trong kĩ thuật điện có 3 loại vật liệu kĩ thuật điện thường dùng là những vật liệu mà các em vừa phân loại. Vậy những vật liệu này có gì khác nhau và chúng được sử dụng ở đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 36 “Vật liệu kĩ thuật điện”.
Ngay từ đầu tiết học tôi đã định hướng được cho HS từng phần kiến thức sẽ tìm hiểu như vậy giúp các em hình dung được ngay những phần kiến thức sẽ học trong bài. Qua đó cũng giúp các em thấy được rằng đó là những kiến thức của bài rất gần gũi với các em hằng ngày các em cũng thường sử dụng đến những vật liệu này nên việc tìm hiểu chúng là cần thiết. Bên cạnh đó từ đầu tiết học đã được động viên bằng điểm nên các em rất phấn khởi vào bài học mới.
2. Hoạt động nhóm để tìm hiểu kiến thức mới:
Trong một bài học kiến thức học sinh cần nắm được thể hiện ở mục tiêu của bài. Để các em nắm kiến thức được sâu, hiểu được bài theo đúng mục tiêu đề ra thì trước hết GV viên phải xác định được mục tiêu cần đạt được trong từng bài và từ đó tổ chức các hoạt động phù hợp với từng phần học.
Ví dụ 1: Bài 51 “Thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà”
Mục tiêu bài học:
Giúp HS hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của 1 số thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
Trong đó thiết bị đóng - cắt mạch điện gồm: Công tắc điện và Cầu dao, thiết bị lấy điện gồm: Ổ điện và Phích cắm điện.
Khi hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo Công tắc điện tôi cho học sinh hoạt động nhóm như sau:
- Tôi yêu cầu 2 HS trong 1 bàn hoạt động nhóm nhỏ tìm hiểu cấu tạo Công tắc điện 2 cực đã tháo sẵn vỏ để trả lời câu hỏi sau trong thời gian 1 phút:
- Công tắc điện có cấu tạo gồm những bộ phận chính nào? Mỗi bộ phận đó được làm bằng vật liệu gì?
- Trên Công tắc điện nhóm em có ghi những số liệu kĩ thuật gì? Nêu ý nghĩa của những con số đó?
- Học sinh các nhóm nhỏ trong 1 bàn thảo luận trong thời gian 1 phút, cử đại diện đứng dậy trả lời được là: 
+ Công tắc điện có cấu tạo gồm những bộ phận chính là: Vỏ làm bằng nhựa; cực động, cực tĩnh làm bằng đồng.
+ Trên công tắc điện nhóm em có ghi số liệu kĩ thuật là 220V – 6A. Trong đó 220V là điện áp định mức của Công tắc điện, 6A là dòng điện lớn nhất được phép qua Công tắc.
GV sau khi nhận xét phần trả lời của HS thì có thể mở rộng thêm là: 
- Vỏ Công tắc điện làm bằng nhựa là vật liệu cách điện giúp cách điện khi sử dụng; cực động, cực tĩnh làm bằng đồng là vật liệu dẫn điện giúp dẫn điện khi Công tắc điện đóng. 
- Người ta chỉ sử dụng Công tắc điện này ở những nơi điện áp không quá 220V và dòng điện không quá 6A.
Khi tìm hiểu đến Cầu dao, GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm lớn và yêu cầu:
- HS nhóm 1 tìm hiểu khái niệm Cầu dao.
- HS nhóm 2 và 3 tìm hiểu cấu tạo Cầu dao.
- HS nhóm 4 tìm hiểu các cách phân loại Cầu dao.
Các nhóm hoạt động trong thời gian 2 phút và ghi nội dung tìm hiểu ra bảng phụ. Mỗi nhóm cử ra một người làm thư kí ghi nội dung tìm hiểu được vào bảng phụ. Trong lúc đó, GV đi lại quan sát, hướng dẫn học sinh các nhóm hoạt động.
GV yêu cầu nhóm nào trả lời xong thì treo kết quả thảo luận của nhóm đó lên bảng vào đúng vị trí yêu cầu. Khi các nhóm xong hết, GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện trình bày nội dung tìm hiểu của nhóm mình, các nhóm khác nghe và nhận xét, cùng giáo viên hoàn thiện cho chính xác. Cuối cùng GV nhận xét hoạt động của từng nhóm, khen ngợi và cho điểm nhóm nào làm tốt nhất.
Khi tìm hiểu, các em quan sát trực tiếp cầu dao mà nhóm mình chuẩn bị kết hợp với SGK và đưa ra được đáp án là:
Khái niệm cầu dao: Là thiết bị đóng - cắt mạch điện bằng tay.
Cấu tạo cầu dao: 
+ Vỏ làm bằng nhựa và sứ.
+ Cực động, cực tĩnh làm bằng đồng.
Phân loại cầu dao: 
+ Căn cứ vào số cực: Cầu dao: 1 cực, 2 cực, 3 cực.
+ Căn cứ vào sử dụng: Cầu dao:1 pha, 3 pha.
Sau đó tôi hỏi câu hỏi chung cho cả lớp là: 
- Tay nắm Cầu dao của nhóm em được bọc bằng gì? Bọc như vậy có tác dụng gì?
- Trên Cầu dao của nhóm em có ghi những số liệu kĩ thuật gì? Nêu ý nghĩa của những con số đó?
GV yêu cầu đại diện 1 nhóm đứng tại chỗ trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét.
HS các nhóm lại quan sát cầu dao của nhóm mình và trả lời được là:
- Tay nắm Cầu dao của nhóm em được bọc bằng nhựa. Bọc như vậy giúp cách điện với tay người khi sử dụng.
- Trên Cầu dao của nhóm em có ghi số liệu kĩ thuật là 220V – 12A. Trong đó 220V là điện áp định mức của công tắc điện, 12A là dòng điện lớn nhất được phép qua Cầu dao.
GV sau khi nhận xét phần trả lời của HS thì có thể mở rộng thêm là: 
- Tay nắm Cầu dao ngoài bọc bằng nhựa người ta còn bọc bằng gỗ hoặc sứ cũng là những vật liệu cách điện.
- Người ta chỉ sử dụng Cầu dao này ở những nơi điện áp không quá 220V và dòng điện không quá 12A.
Trong SGK có đưa số liệu của Công tắc và Cầu dao nhưng tôi yêu cầu các em về nhà giải thích và coi như đây là bài tập về nhà. Còn ở trên lớp, tôi yêu cầu các em phải quan sát số liệu của chính những đồ dùng của nhóm mình nên tạo được cho các em thói quen quan sát. Qua đó các em cũng biết được vị trí của những số liệu đó thường ghi trên đồ dùng. Được tự quan sát và tìm hiểu đồ dùng học tập như vậy tôi thấy rằng HS rất thích thú. Các em nhớ bài lâu hơn và tạo cho mình thói quen quan sát tốt hơn. 
Ví dụ 2: Bài 38: Đồ dùng điện - quang. Đèn sợi đốt.
Để giúp HS nắm được 1 trong những mục tiêu của bài là: 
 Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt.
Tôi làm như sau: 
Hai em trong 1 bàn chuẩn bị 1 bóng đèn sợi đốt (bóng đèn mượn ở phòng đồ dùng, nếu thiếu thì các em có thể mang ở nhà đi). HS hoạt động nhóm nhỏ quan sát bóng đèn sợi đốt của nhóm mình và trả lời các câu hỏi sau trong thời gian 1 phút:
- Nêu những bộ phận chính của Đèn sợi đốt? 
- Nêu cấu tạo của từng bộ phận?
Hết thời gian, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trên.
Đại diện 1 nhóm HS trả lời câu hỏi, các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung nếu nhóm bạn tra lời sai hoặc thiếu. Sau khi học sinh trả lời xong, GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng nhất là:
- Đèn sợi đốt có 3 bộ phận chính là: sợi đốt, bóng thuỷ tinh, đuôi đèn.
- Sợi đốt: Làm bằng Vonfram chịu được nhiệt độ cao.
- Bóng thuỷ tinh: Làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt trong có chứa khí trơ.
- Đuôi đèn: Làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và gắn chặt với bóng.
GV yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ chỉ các bộ phận của đèn sợi đốt của nhóm mình. HS cả lớp quan sát và nhận xét.
GV: Yêu cầu HS trả lời được các câu hỏi sau:
- Tại sao dây tóc bóng đèn lại được làm bằng Vonfram chịu được nhiệt độ cao?
- Khí trơ trong bóng đèn sợi đốt là loại khí gì và có tác dụng gì?
- Có những loại bóng thuỷ tinh và đui đèn nào? 
HS hoạt động nhóm nhỏ trong thời gian 1,5 phút và trả lời được như sau:
- Dây tóc bóng đèn làm bằng Vonfram chịu được nhiệt độ cao vì khi có dòng điện chạy qua, dây tóc nóng đến khoảng 25000C và phát sáng.
- Khí trơ người ta sử dụng trong đèn sợi đốt là khí acgon, khí kríptongiúp làm tăng tuổi thọ của bóng đèn.
- Bóng thuỷ tinh có bóng sáng, bóng mờ ( yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm và giơ lên khi trả lời). 
- Đuôi đèn có hai loại là đuôi xoáy và đuôi ngạnh (HS giơ lên khi trả lời)
Khi áp dụng phương pháp này tôi thấy học sinh rất thích thú vì được tận tay cầm đồ dùng học tập và được tận mắt quan sát các đồ dùng đó. Từ đó các em tự tìm ra được kiến thức của một phần bài học, do đó kiến thức của bài được khắc sâu hơn, các em nhớ bài lâu hơn. Tiết học diễn ra rất sôi nổi tạo tâm lí thoải mái cho cả người dạy và người học, học sinh rút ra được kiến thức được đúng như mục tiêu tôi đề ra.
3. Hoạt động nhóm giúp củng cố kiến thức vừa học:
Củng cố kiến thức là một khâu không thể thiếu trong mỗi tiết học, việc này giúp các em khắc sâu hơn kiến thức các em vừa được học. Trong chương trình SGK Công Nghệ thì hầu như trong mỗi bài học đều có phần vận dụng với yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào để làm một số bài tập, hoàn thành được những bài tập này thì kiến thức của các em được khắc sâu hơn. Vậy tổ chức phần học này như thế nào để thật vui vẻ, không căng thẳng theo kiểu làm bài xong lên bảng chữa rất nhàm chán và không gây được hứng thú cho học sinh. Do vậy, tôi thường xuyên đổi mới phần củng cố bài tập cho học sinh bằng phương pháp hoạt động nhóm chơi trò chơi và tôi thấy phương pháp này đã giúp tôi rất nhiều trong việc gây hứng thú học tập cho các em, tạo không khí học tập vui vẻ, thích thú trong lớp học. Kết thúc buổi học mặc dù có được điểm hay không, thắng hay thua các em đều rất vui vẻ và kiến thức được các nhớ lâu hơn, nhiều lần chơi xong các em lại xuýt xoa sao chóng hết giờ thế. Sau đây l

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_cach_to_chuc_hoat_dong_nhom_de_gay.doc