Báo cáo biện pháp Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trương mầm non

Trò chơi 2: Nghệ sỹ trổ tài

 Cách chơi: Trẻ biết trổ tài theo sự gợi ý của cô giáo như vẽ, hát, múa

 Mục đích chơi: Giúp trẻ có thể tự tin thể hiện các năng khiếu sẵn có như vẽ, múa, hát ,đọc thơ ngâm thơ .Làm những gì theo sự gợi ý của cô và bộc lộ lên được cái năng khiếu sẵn có của trẻ . Từ đó giúptrẻ tự tin manh dạn hồn nhiên hơn.

Các trò chơi này có thể áp dụng vào các môm học để giúp trẻ tự tin mạnh dạn hơn khi giao tiếp.

3.2/Trò chơi tập thể

Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn họ.

* Trò chơi 1 “Bạn hãy làm giống tôi” (Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác)

 Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể.

 Chuẩn bị: Phòng rộng

 Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu

 Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Phương Anh) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mìn

* Trò chơi 2: Ước mơ của tôi .

 Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.

 Chuẩn bị: Phòng rộng , bản nhạc nhẹ

 Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con hãy nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều ‘‘Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.” Cho trẻ chủ động mạnh dạn tự tin kể về những gì mình tưởng tượng:Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều

 * Trò chơi 3: Sóng biển rì rào

 Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác.Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau.

 Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng.

 Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”.

Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng.”Các bé làm sóng biển rì rào”.

 * Trò chơi 4: Xin phép cô

 Mục đích: Phát triển sự mạnh dạn tự tin khi giao tiếp bằng lời nói giữa cô giáo, bạn bè và trẻ.Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau giữa trẻ với cô.

 Chuẩn bị: Các lời nói giao tiếp phù hợp với trẻ.

 Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hàng, cách cô giáo 2m. Trẻ đứng đầu sẽ bước lên phía trên 1 bước, và nói ‘‘Xin phép cô’’ cô giáo nói được, hoặc ‘‘Không con không được phép”. Khi cô giáo nói được thì trẻ phải nói lời cảm ơn trước khi bước lên, nếu trẻ quên không nói lời ‘‘cảm ơn” thì sẽ bị quay về vạch xuất phát. Tiếp tục chơi cho đến khi trẻ nào bước đến vị trí của ‘‘Cô” và trẻ đó sẽ được làm cô giáo.

Trước khi chơi cô giáo hỏi trẻ và giao tiếp:

 - Con có thích làm cô giáo không?

 - Nếu làm cô giáo con cảm thấy như thế nào?

Gửi đến trẻ thông điệp: (Nếu con mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn với mọi người xung quanh thì con sẽ giành chiến thắng). Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với nhau. Các bé tự tin tham gia trò chơi

Qua các trò chơi giúp trẻ rèn luyện, làm quen, để tự thể hiện mình, nhanh nhẹn, khéo léo, có tinh thần đoàn kết và sự mạnh dạn tự tin khi cùng hòa nhập với bạn chơi và các cô.

 Trò chơi 5: Chung sức

 Mục đích: Phát triển ở trẻ tính nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin, biết kết hợp cùng bạn để chơi

 Chuẩn bị: Bản nhạc sôi động. 10 chiếc vòng thể dục kết vào nhau thành 2 dẫy

 Cách chơi: Mỗi lượt chơi cho 10 bạn, chia thành 2 đội, mỗi bạn của mỗi đội ngồi xổm vào 1 vòng và 2 tay cầm vòng lên ngang hông, khi có hiệu lệnh thì ngồi xổm di chuyển từ vạch xuất phát tới đích đội nào mà về được đích trước mà không phạm luật thì đội đó sẽ chiến thắng

 Thông qua trò chơi này tôi thấy những trẻ nhút nhát, thụ động ở lớp mạnh dạn , tự tin hơn rõ rệt

 

doc 24 trang daohong 10/10/2022 27518
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trương mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trương mầm non

Báo cáo biện pháp Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trương mầm non
g việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sách báo giáo viên có thể hệ thống, trau dồi lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v
Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tôi luôn được đề cập một cách đúng mực, phân công cụ thể người thực hiện, chỉ rõ tiến độ thời gian, đã xây dựng được kế hoạch chi tiết cho học kỳ, tháng, tuần. Trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn được tổ chức thường xuyên trong các tháng, tổ giáo viên cùng nhau thảo luận đưa ra được ưu điểm trong tháng vừa qua để phát huy và nhược điểm để rút kinh nghiệm, cố gắng hơn trong tháng tới. Không những vậy, trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn còn thường xuyên trao đổi về các phương pháp giảng dạy mới, đưa ra những điểm còn yếu của các chị em trong trường để giúp đỡ và rút kinh nghiệm. Và lập ra kế hoạch lên tiết kiến tập trong tháng cho giáo viên trong trường đến dự để nhận xét, học hỏi lẫn nhau, tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
 Trách nhiệm của giáo viên trong lớp: Giáo viên trao đổi với tổ chuyên môn, bạn đồng nghiệp để xác định mục tiêu của lớp, kết quả mong đợi phù hợp với sự phát triển của trẻ và xây dựng kế hoạch năm học cho lớp phù hợp với độ tuổi, đặc điểm của chương trình. Thường trao đổi với phụ huynh để kịp thời nắm được tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
Ngoài ra Tôi thường xuyên nghiên cứu sách báo, tài liệu giáo dục, trên mạng internetcác bài viết nói về sự tự tin của trẻ Mầm non, bên cạnh đó tôi thường xuyên cập nhật các bài tuyên truyền ở “Bảng cha mẹ cần biết” cho phụ huynh cùng biết.
2/ Biện pháp 2: Rèn trẻ kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin thông qua hoạt động học.
Qua giờ học phát triển ở trẻ khả năng giao tiếp nói trước đám đông. Tự tin, mạnh dạn tham gia hoạt động, tham gia trả lời câu hỏi. Chính vì vậy giáo viên hết sức quan tâm động viên trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, trong đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi mở. Trong hoạt động chung mỗi câu hỏi gợi mở cô đặt ra là đòn bẩy thúc đẩy suy nghĩ của trẻ và tạo cho trẻ biết xử lý tình huống, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ rất mạnh dạn trước lớp với bạn bè, người xung quanh.
Là giáo viên thường xuyên tiếp xúc với trẻ, tôi luôn quan tâm đến từng lời nói cử chỉ của mình để làm mẫu cho trẻ trong mọi hoạt động
Với trẻ mầm non việc nghiên cứu tìm kiếm những hình ảnh động được thiết kế trên các phần mềm là rất cần thiết. Trẻ rất hứng thú và tò mò khi được quan sát các hình ảnh động. Đối với trẻ lớp tôi mỗi khi được xem những hình ảnh ở trong các đoạn videoclip .  trong các hoạt động học dường như lúc đó ngôn ngữ mới của trẻ lại được bộc bạch ra và ngôn ngữ cũ lại trở thành một dụng cụ để trẻ giao tiếp với các bạn.
Hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non là một hoạt động gây ấn tượng sâu sắc cho trẻ. Vì trong hoạt động này trẻ có thể xem tranh, kể chuyện theo nội dung bức tranh dưới sự gợi ý của cô hay trẻ có thể sáng tạo cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc và giao tiếp mạnh dạn. Hoạt động làm quen với văn học là hoạt động chủ đạo giúp trẻ phát huy ngôn ngữ của mình. Tôi thường xuyên tổ chức hình thức kể truyện, đọc thơ đóng kịch cho trẻ tham gia.
Ví dụ1: Trong bài thơ “Hôm nay bé tới lớp”, “Cô và mẹ”, “Lấy tăm cho bà”, Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Thỏ con ăn gì”, “Gấu con bị đau răng”  trẻ rất thích đọc bởi nội  dung của các bài thơ, câu chuyện đó rất gần gũi với trẻ, phản ánh thực tế cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và trẻ thật sự hào hứng khi đọc, diễn tả lại bài thơ và kể truyện cùng bạn về gia đình mình. Không những vậy, qua nội dung truyện và bài thơ trẻ còn đóng làm ông, bà bố mẹ, cô giáo, làm anh, chịTrẻ thể hiện cử chỉ của các nhân vật đó giúp cho các bạn trong nhóm có thể tự học tập các giao tiếp của nhau.
Ngoài ra tôi đã xây dựng một số một kho học liệu giáo án điện tử các môn học.Để kích thích, phát triển ngôn ngữ của trẻ qua đánh giá của trẻ về các nhân vật, các hình ảnh trong các hoạt động học VD: Giáo án văn học “Bài giảng : Ai Tài giỏi hơn, Cô bé quàng khăn đỏ, Gấu con bị đau răng, Thơ Bé ơi, Hôm nay đến lớp,.). Qua đó hình thành và củng cố kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 
Trong các giờ hoạt động học tôi luôn là người tạo cơ hội quan tâm đến từng cá nhân, cho trẻ lên phát biểu bài, đặt ra nhiều câu hỏi tạo nhiều tình huống cho trẻ được giao tiếp, Khen ngợi động viên trẻ một cách kịp thời. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi tôi phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện. 
Ví dụ 2: Trong giờ hoạt động khám phá ngoài cung cấp cho trẻ các kiến thức thì tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được khám phá một cách tích cực bằng cách được sợ nhìn ngắm và tự làm. Rồi tôi đưa ra các câu hỏi gợi mở, tư duy cho trẻ Con được sờ vào cái gì?, Con nhìn thấy những gì, Nó như thế nào? Các câu hỏi tư duy “Vì sao con biết muối tan được trong nước”, “Vì sao con biết đường có vị ngọt,
 Ngoài 2 hoạt động trên ra thì tất cả các hoạt động học khác trẻ đều được hình thành kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin. Đối với hoạt động Âm nhạc hình thành khả năng tự tin cho trẻ trước đám đông. Qua cách trẻ được lên biểu diễn, vận động các bài hát, chơi các trò chơi âm nhạc. Hoạt động tạo hình trẻ được giới thiệu các sản phẩm tạo hình của mình trước cô và bạn bè cũng là rèn sự tự tin cho trẻ khi giao tiếp. Hay hoạt động làm quen với Toán thông qua các trò chơi trẻ được giao lưu với bạn bè và cô giáo. Đấy cũng là tạo được sự mạnh dạn giao tiếp cho trẻ.
Tóm lại hoạt động học là một hoạt động cần đến sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ và các bạn một cách chủ động tự nhiên, là hoạt động giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển qua đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp biết cách ứng xử với người thân, bạn bè, cô giáo và những người xung quanh, góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nhân cách cho trẻ.
3/ Biện pháp 3: Dạy trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp thông qua các trò chơi tập thể và sáng tạo.
 Bên cạnh việc hình thành sự tự tin cho trẻ trong giao tiếp thông qua các các giờ học và củng cố kiến thức qua các hoạt động học thì các trò chơi tập thể và trò chơi sáng tạo cũng là một trong những hoat động giúp trẻ tự tin manh dạn khi giao tiếp. Do đó tôi đã nghiên cứu và sưu tầm một số trò chơi:
 3.1/ Trò chơi sáng tạo
 Tôi đã xây dựng 1 số trò chơi với tên gọi quen thuộc giống trên truyền hình,cách chơi vui nhộn như: Vượt qua thử thách, Trổ tài nghệ sĩ, Hỏi xoáy- đáp xoay để rèn luyện sự tự tin cho trẻ. 
* Trò chơi 1: Vượt qua thử thách
 Cách chơi: Trẻ phải gánh quang gánh đi qua cầu ( ghế thể dục) sao cho không bị ngã xuống ghế và không rơi các lọai quả ra ngoài.
 Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời và được
sử dụng làm trò chơi vận động trong giờ học giáo dục thể chất rèn sự mạnh dạn tự tin vượt qua thử thách thực hiện đựơc cả 2 nhiệm vụ đó là đi trên ghế thể dục và nhánh sự kiện đề đang học .
 * Trò chơi 2: Nghệ sỹ trổ tài 
 Cách chơi: Trẻ biết trổ tài theo sự gợi ý của cô giáo như vẽ, hát, múa
 Mục đích chơi: Giúp trẻ có thể tự tin thể hiện các năng khiếu sẵn có như vẽ, múa, hát ,đọc thơ ngâm thơ.Làm những gì theo sự gợi ý của cô và bộc lộ lên được cái năng khiếu sẵn có của trẻ . Từ đó giúptrẻ tự tin manh dạn hồn nhiên hơn. 
Các trò chơi này có thể áp dụng vào các môm học để giúp trẻ tự tin mạnh dạn hơn khi giao tiếp.
3.2/Trò chơi tập thể
Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn họ.    
* Trò chơi 1 “Bạn hãy làm giống tôi” (Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác)  
 Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể.
 Chuẩn bị:  Phòng rộng
                  Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu
 Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Phương Anh) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mìn
* Trò chơi 2: Ước mơ của tôi .
 Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.
 Chuẩn bị: Phòng rộng , bản nhạc nhẹ
  Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con hãy nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều ‘‘Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước  lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con  đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.” Cho trẻ  chủ động mạnh dạn tự tin kể về những gì mình tưởng tượng:Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều
 * Trò chơi 3: Sóng biển rì rào
 Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác.Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau.
 Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng.
 Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”.
Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng.”Các bé làm sóng biển rì rào”.
 * Trò chơi 4: Xin phép cô
 Mục đích: Phát triển sự mạnh dạn tự tin khi giao tiếp bằng lời nói giữa cô giáo, bạn bè và trẻ.Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau giữa trẻ với cô.
 Chuẩn bị: Các lời nói giao tiếp phù hợp với trẻ.
 Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hàng, cách cô giáo 2m. Trẻ đứng đầu sẽ bước lên phía trên 1 bước, và nói ‘‘Xin phép cô’’ cô giáo nói được, hoặc ‘‘Không con không được phép”. Khi cô giáo nói được  thì trẻ phải nói lời cảm ơn trước khi bước lên, nếu trẻ quên không nói lời ‘‘cảm ơn” thì sẽ bị quay về vạch xuất phát. Tiếp tục chơi cho đến khi trẻ nào bước đến vị trí của ‘‘Cô” và trẻ đó sẽ được làm cô giáo.
Trước khi chơi cô giáo hỏi trẻ và giao tiếp:  
   - Con có thích làm cô giáo không?
          - Nếu làm cô giáo con cảm thấy như thế nào?
Gửi đến trẻ thông điệp: (Nếu con mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn với mọi người xung quanh thì con sẽ giành chiến thắng). Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với nhau. Các bé tự tin tham gia trò chơi
Qua các trò chơi giúp trẻ rèn luyện, làm quen, để tự thể hiện mình, nhanh nhẹn, khéo léo, có tinh thần đoàn kết và sự mạnh dạn tự tin khi cùng hòa nhập với bạn chơi và các cô.
 Trò chơi 5: Chung sức 
 Mục đích: Phát triển ở trẻ tính nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin, biết kết hợp cùng bạn để chơi
 Chuẩn bị: Bản nhạc sôi động. 10 chiếc vòng thể dục kết vào nhau thành 2 dẫy
 Cách chơi: Mỗi lượt chơi cho 10 bạn, chia thành 2 đội, mỗi bạn của mỗi đội ngồi xổm vào 1 vòng và 2 tay cầm vòng lên ngang hông, khi có hiệu lệnh thì ngồi xổm di chuyển từ vạch xuất phát tới đích đội nào mà về được đích trước mà không phạm luật thì đội đó sẽ chiến thắng
 Thông qua trò chơi này tôi thấy những trẻ nhút nhát, thụ động ở lớp mạnh dạn , tự tin hơn rõ rệt
4/ Biện pháp 4: Rèn trẻ kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin thông qua hoạt động góc.
Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở lứa tuổi mầm non. Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Như vậy, hoạt động vui chơi được nhìn nhận với phương diện như là phương tiện để giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. Vui chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với trẻ, trẻ với môi trường xung quanh; trong vui chơi trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, khi chơi các trò chơi trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội của người lớn một cách tự nhiên, lĩnh hội những kiến thức, những kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành động, những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc sống....Trong vui chơi trẻ hoạt động tự lực, tự nguyện và tự tin; xã hội trẻ em được hình thành trong quá trình vui chơi sẽ phát triển việc tự tổ chức, hình thành và biểu hiện những phẩm chất mang tính xã hội: khả năng hoà nhập vào nhóm chơi, khả năng hoạt động đóng vai, khả năng phục tùng những yêu cầu của xã hội trẻ em và bộc lộ những khả năng riêng của trẻ.
Với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo. Trong các hoạt động của trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, mà thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với nhau đặc biệt là hoạt động góc. Chính vì vậy, tôi đã chọn hoạt động góc để thực hiện biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Qua hoạt động vui chơi trẻ được đóng vai chơi để giao tiếp với nhau bằng hoạt động, ngôn ngữ của vai chơi. Từ đó phát triển ở trẻ khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ trẻ sẽ nói năng mạch lạc, mạnh dạn hơn.
VD: Khi trẻ chơi góc gia đình: bố mẹ đưa con tới trường (góc học tập) lúc này trẻ sẽ thực hiện vai chơi của mình chào cô, chào bố mẹ. Nếu trẻ chỉ chào cô không chào bố mẹ thì lúc này tôi sẽ nhẹ nhàng ra nhắc nhở trẻ “học sinh của cô giáo ngoan quá đã biết chào cô nhưng vẫn còn quên chưa chào bố mẹ cô giáo nhắc học sinh chào bố mẹ đi”. Thông qua trò chơi đóng vai rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ nhớ lại và củng cố kỹ năng.
Thực tế, kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cám ơn đúng lúc, dễ thích nghi với môi trường khác nhau. Trẻ mầm non vốn từ của trẻ còn ít, nhiều trẻ theo nếp sống gia đình còn nói trống không, nói chưa đủ câu, cũng có lúc trẻ nói sai cho lên trẻ chưa mạnh dạn, vì vậy tôi đã nhẹ nhàng phân tích cho trẻ chứ không mắng phạt trẻ, như vậy sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, không xấu hổ trước đám đông. Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin.Tôi chú ý đến những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn.
Qua góc chơi như góc bán hàng, văn học, góc xây dựng ..tất cả các góc chơi này đều có những tình huống giao tiếp giữa các vai chơi ngoài ra giáo viên còn là người gợi mở và tạo ra cho trẻ các tình huống giao tiếp. Trẻ lớp tôi rất thích được cùng cô giáo đóng vai những người thân trong gia đình, cô giáo luôn tạo cho trẻ sự  gần gũi  cởi mở trẻ sẽ được sử dụng lời nói, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn và tự tin kể lại những gì mà trẻ biết, nhìn và nghe thấy..(Ảnh 4: bé tham gia chơi góc phân vai)
Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đầm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất. Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy lớp tôi không còn tình trạng đồ chơi của ai người đó chơi, góc nào chỉ chơi ở góc đó nữa, mà trẻ đã biết liên kết các vai chơi theo nhóm chơi, góc chơi với nhau thành thạo theo sự kiện chơi.
 5/ Biện pháp 5: Rèn trẻ kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ qua các hoạt động khác.
Giao tiếp không chỉ có hay xuất hiện trong một địa điểm hay một trường hợp nhất định mà giao tiếp được hình thành ở mọi lúc, mọi nơi. Cũng chính vì vậy để thúc đẩy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tôi không chỉ hướng dẫn cho trẻ trong một hoạt động nhất định hay chỉ khi ở lớp, ở trường mà môi trường sống của trẻ cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển giao tiếp cho trẻ. Nếu chỉ rèn trẻ khi trong tiết học hay khi chơi hoạt động góc thì khả năng giao tiếp của trẻ sẽ không có sự liền mạch thống nhất vì vậy tôi đã thực hiện ren các kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ qua rất nhiều các hoạt động khác.
 5.1. Qua hoạt động ngoài trời
Phát triển kỹ năng giao tiếp qua hoạt động quan sát xem tranh ảnh, đồ dùng trực quan. Với trẻ 3-4 tuổi đồ dùng trực quan là rất cần thiết vì trẻ được sờ, nắm, quan sát nội dung bức tranh hoặc đồ vật thông qua đó trẻ tiếp thu thêm các từ mới và sử dụng thêm từ cũ mà mình đã biết. Ngoài ra hàng tuần tôi còn cho trẻ đi thăm quan khung cảnh thật xung quanh trường, lao động sân trường, chọn 1 phong cảnh phù hợp gợi ý cho trẻ quan sát và nói cảm nhận của mình về những gì trẻ nghe, nhìn và cảm nhận thấy. Đồng thời tôi còn tạo cho trẻ cơ hội giao lưu cọ xát qua các nhóm bạn, nhóm lớp khác để trẻ được mạnh dạn tự tin hơn.
 5.2. Qua giờ ăn:
Trong giờ ăn trẻ lớp tôi có tình trạng tranh giành thìa bát có lúc vì tranh giành bát mà làm đổ cơm. Lúc đó tôi phải không được nóng giận mà tôi nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu hành động đó là chưa ngoan khi tranh giành cơm đổ ra sẽ làm bẩn quần áo, lãng phí đồ ăn, nếu thức ăn còn nóng có thể sẽ gây bỏng. Qua thực hiện thì giờ trẻ lớp tôi đã không còn hiện tượng tranh giành bát, thìa trong khi ăn và có kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong giờ ăn.
 5.3. Các hoạt động giao lưu tập thể, văn hóa văn nghệ thể dục thể thao.
Các hoạt động văn nghệ luôn được coi là hoạt động thu hút sự tham gia và chú ý của nhiều trẻ nhất. Trẻ luôn thấy hứng thú tự tin và tự hào khi được tham gia vào các hoạt động văn nghệ.
Biết được điều này nên tôi thường xuyên cho trẻ được tham gia biểu diễn văn nghệ với các lớp nhỡ và lớn vào các ngày lễ lớn của trường như khai giảng năm học, 20/11, ngày tết trung thu. Chính các hoạt động được tổ chức trong các buổi giao lưu như hát, chơi trò chơi sẽ giúp trẻ lớp tôi mạnh dạn tự tin hơn từ đó trẻ giao tiếp với nhau một cách thoải mái hồn nhiên..
Ngoài ra tôi đã phối hợp nhà trường tổ chức thực hiện các hoạt động nổi bật như cho lớp:
- Phối hợp tổ chức cho trẻ của lớp mình với các lớp trong khối tham gia liên hoan chào đón Tết Trung thu, trẻ được tham gia vào các trò chơi dân gian, làm đồ chơi trung thu (đèn lồng, đèn ông sao..), làm bánh dẻo, Tổ chức ngày hội “Tết quê em” lồng ghép giáo dục lễ giáo, khả năng giao tiếp. Tổ chức hoạt động “Bé tập làm nội trợ” trẻ được tập gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả ngày tết.
- Tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp cho trẻ chào mừng ngày 20/10, 20/11, 8/3 trẻ được làm bưu thiếp, tập cắm hoa, tập nói lời chúc mừng cô giáo và các bạn gái,các bà, các mẹ,những trò chơi rèn kỹ năng tự tin, mạnh dạn, giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mỹ.
Ngoài ra trẻ còn được ăn tiệc Buffe do nhà trường trong ngày thi đồng diễn thể dục giữa các lớp và các khối.( Ảnh 5: Trải nghiệm gói bánh trưng)
Tóm lại khi trẻ lớp tôi được tham gia vào các hoạt động trên trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. 
 6/ Biện pháp 6: Tuyên truyền tới phụ huynh.
Tuyên truyền tới phụ huynh về phương pháp và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng. Qua công tác chăm sóc và áp dụng thực tế, bản thân tôi thấy công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dụ

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_ren_ky_nang_giao_tiep_manh_dan_tu_tin_cho.doc