Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Trong những năm gần đây đạo đức của học sinh ở trường THCS Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân – Hà Nội) – nơi tôi công tác có những mặt tích cực sau:

Nhìn chung, đạo đức học sinh THCS Phan Đình Giót là tốt, trung bình tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt chiếm hơn 90%, hàng năm đều có nhiều tiến bộ. Các biểu hiện về đạo đức tốt nhiều hơn những biểu hiện xấu.

Hầu hết học sinh thực hiện tốt nội quy, điều lệ của nhà trường. Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có ý thức chăm sóc, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Hầu hết các em nghiêm chỉnh chấp hành các quy định nơi công cộng, và pháp luật của Nhà nước.

Đa số học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt. Các em xác định được mục tiêu học tập nên số lượng học sinh chăm chỉ chiếm tỷ lệ cao, có nhiều học sinh vượt khó vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Các em thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên và nhà trường, trung thực trong kiểm tra, thi cử.

Phần lớn học sinh THCS Phan Đình Giót có lối sống lành mạnh, biết kính trọng người lớn tuổi, biết nghe lời thầy cô giáo, và người lớn tuổi trong gia đình, các em cũng biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà hoặc tham gia lao động nhẹ.

 

doc 19 trang Chí Tường 20/08/2023 3381
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
ài sản công.
Đặc biệt, trong năm học 2014 – 2015, trường THCS Phan Đình Giót thực hiện chủ trương tách lớp. Lớp 7A6 – nơi tôi chủ nhiệm là lớp được tách ra dựa trên số học sinh nhặt ra từ các lớp (từ 7A1 đến 7A5). Hầu hết các em đều là học sinh có lực học trung bình và khá, rất nghịch ngợm, nhiều em có những hành vi vi phạm đạo đức. Đặc biệt, vì là lớp được tách ra nên các em chưa có sự đoàn kết với nhau trong các hoạt động tập thể. Qua quan sát đầu năm, tôi thấy các em chơi với nhau theo từng nhóm riêng lẻ. Vì vậy, tôi đã cố gắng vận dụng những kinh nghiệm của mình trong những năm làm giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ các em điều chỉnh hành vi đúng chuẩn mực đạo đức và xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh.
Xuất phát từ những lý khách quan và chủ quan như đã phân tích ở trên, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS”.
3. Đối tượng nghiên cứu 
- Học sinh lớp 7a6
- Phạm vi nghiên cứu : Trong suốt năm học 2014- 2015.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm nâng cao kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình làm công tác chủ nhiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu có liên quan.
- Rút kinh nghiệm từ quá trình làm chủ nhiệm của bản thân.
- Học hỏi từ đồng nghiệp.
- Đưa ra một số biện pháp cụ thể đã áp dụng được trong thực tế và đạt hiệu quả.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP
Dựa trên cơ sở thực tế, tôi đã bắt tay vào việc “giáo dục đạo đức cho học sinh”.
I. Nội dung
* Khái niệm và mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở 
Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, chẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Dựa trên các quan điểm nguyên tắc cơ bản ấy để con người phân biệt, lựa chọn các quan hệ đạo đức đúng đắn, phê phán những hành vi đạo đức không phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Theo Phạm Viết Vượng thì “Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen, hành vi chuẩn mực về đạo đức.”
Về nhận thức: Giúp HS có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội.
Về thái độ tình cảm: Giúp HS có thái độ đúng đắn với các quy phạm đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc với thế hệ cha anh đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc,có thái độ rỗ ràng đối với các hiện tượng đạo đức trong xã hội, có thái độ đúng đắn với hành vi đạo đức của bản thân.
Về hành vi: Có hành vi đạo đức đúng đắn trong ứng xử, trong quan hệ xã hội lành mạnh, trong sánh. Tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống.
Về nội dung GDĐĐ là GD ý thức, GD tình cảm và GD hành vi, trang bị cho học HS những hiểu biết, niềm tin về chuẩn mực và những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, trong học tập và lao động, về nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
 	II. Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS từ đầu năm học và lồng ghép vào kế hoạch chung của nhà trường
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về giáo dục toàn diện của nhà trường, kế hoạch phát triển của nhà trường, kế hoạch hóa các mặt hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS. Nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, các giải pháp hình thức GDĐĐ, các lực lượng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng HS theo từng thời gian cụ thể trong năm học.
Ví dụ : ngay từ khi nhận lớp chủ nhiệm , tôi đã hướng ngay cho các em rèn luyện để vào nề nếp và đặc biệt là có tính tự giác cao trong học tập . Từ đó, sẽ giúp các em phấn đấu để trở thành những học sinh có tư cách tốt trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Trường THCS Phan Đình Giót từ nhiều năm nay.
Hàng tuần, tôi dành 1 tiết để họp với cán bộ lớp, hướng dẫn cán bộ lớp kí sổ, xếp loại hạnh kiểm từng cá nhân, bình thi đua, khen, chê đúng người, đúng việc. Từng tuần, giáo viên chủ nhiệm thu sổ nhận xét từng mặt của học sinh trong tuần. Hàng tháng có phê hạnh kiểm và xếp loại vào sổ, xếp thứ tự học tập trong tháng.
Trong các giờ sinh hoạt, bao giờ tôi cũng để các em tự điều khiển, các tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm chung và khen, chê công bằng; lớp trưởng điều khiển cho cả lớp bổ sung ý kiến đóng góp, sau khi đã thống nhất ý kiến, lớp trưởng tổng kết lại những ưu, nhược điểm và đề ra phương hướng phấn đấu cho cả lớp trong tuần tới.
2. Phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Trong suốt năm học, người giáo viên chủ nhiệm luôn phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Có khen thưởng và kỉ luật kịp thời.
Ví dụ: Đầu tháng 11, khi tôi vừa nhận lớp 7A6, tôi đã phải giải quyết sự việc giữa em Phan Quốc Khánh và em Hạ Quang Thành. Trong giờ ra chơi, do hai em đùa nghịch dẫn đến xích mích, em Khánh đã vô ý đá chân vào bụng em Thành. Ngay lúc đó, tôi đã đưa em Thành xuống phòng y tế vì em thấy đau bụng nhiều. Sau đó, tôi đã gọi điện thoại trao đổi với phụ huynh của hai em và mời phụ huynh đến trường. Phụ huynh của em Thành vì xót con nên có thái độ hơi gay gắt. Tôi đã phân tích và mời phụ huynh các em vào gặp đồng chí hiệu phó. Tôi và đồng chí hiệu phó đã kết hợp để giải quyết sự việc. Phụ huynh của em Khánh đã xin lỗi và cùng với phụ huynh em Thành đưa em Thành đi khám. Hôm sau, phụ huynh em Thành đã gọi điện thoại thông báo tình hình em Thành cho tôi với thái độ rất thoải mái. Sau đó, tôi cũng phân tích cho hai em Khánh và Thành hiểu để tránh những trò đùa đáng tiếc như việc đã xảy ra với hai em.
3. Phối hợp với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cần bám sát các hoạt động học tập của lớp. Nắm vững tình hình học tập của học sinh qua từng tiết học, môn học để điều chỉnh hành vi kịp thời. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm rất cần phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn trong việc quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tôi thường xuyên trao đổi, gặp gỡ và theo dõi các tiết học trong từng ngày, kiểm tra sổ đầu bài sau mỗi buổi học để nắm vững tình hình học tập của học sinh, kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để kịp thời uốn nắn những học sinh chưa chăm, có những biện pháp tích cực để động viên cũng như nhắc nhở các em cố gắng hơn, với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, tôi trao đổi với giáo viên bộ môn để cùng tạo điều kiện và giúp đỡ các em.
4. Phối hợp với hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
Giáo viên chủ nhiệm thống nhất với hội cha mẹ học sinh mục tiêu GDĐĐ cho HS lớp mình. Từ đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh.
Ngay từ đầu năm học tôi đã bàn bạc, thống nhất với phụ huynh đóng sổ theo dõi thi đua cho học sinh, nói rõ cụ thể các mặt thi đua và điểm từng phần để phụ huynh biết, trang đàu phụ huynh phải tự ghi đầy đủ phần sơ yếu lý lịch, học lực, hạnh kiểm của năm học trước, hướng phấn đấu năm nay. Cuối trang này, phụ huynh phải ký mẫu và ghi rõ họ tên; hàng tuần phụ huynh phải xem sổ và ký xác nhận, chữ ký phải giống chữ ký mẫu, để tránh tình trạng khi mắc lỗi hoặc bị điểm kém học sinh nhờ người khác ký giả mạo chữ ký phụ huynh. Mỗi giờ học trên lớp, nếu có trường hợp học sinh nào vi phạm nề nếp học tập hoặc vi phạm nội quy tôi đều ghi vào sổ và thông báo ngay cho gia đình để phụ huynh kịp thời uốn nắn và giáo dục.
5. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh còn được phát huy thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt hoạt đội, ngoại khóa, các giờ giáo dục công dân, và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sau đây là một tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp mà tôi đã thực hiện tại lớp 7A6:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - LỚP 7A6
Chủ điểm: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
A. Mục tiêu của hoạt động :
1. Kiến thức 
- Học sinh được trang bị một số kiến thức cơ bản Đảng cộng sản Việt Nam, những tấm gương Đảng viên tiêu biểu.
- Học sinh nhận thức được những việc cần làm để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Đảng.
2. Kỹ năng
- Rèn một số kĩ năng khi tham gia hoạt động ngoại khoá : kĩ năng trình bày một vấn đề, kĩ năng điều khỉên hoạt động, kĩ năng làm việc theo nhóm,...
- Rèn luyện tác phong tự tin.
3. Thái độ
- Tự hào và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. 
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, khiêm tốn học hỏi bạn bè cố gắng vươn lên trong học tập và kỷ luật.
B. Chuẩn bị cho hoạt động :
1. Chủ nhiệm
- Xác định nội dung cần tiến hành trong tiết học.
- Phân công học sinh chuẩn bị tư liệu.
- Phân công cụ thể học sinh thực hiện hoạt động.
2. Học sinh
- Chuẩn bị tư liệu về Đảng CSVN, tư liệu về những tấm gương Đảng viên ưu tú.
- Suy nghĩ về phương hướng và nhiệm vụ của học sinh.
- Một số tiết mục văn nghệ.
C. Phương tiện
- Máy tính, máy projecter.
- Một số tranh ảnh, tư liệu sưu tầm.
D. Phương pháp
- Thảo luận nhóm; vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; trò chơi
E. Tiến trình tổ chức hoạt động
a. Giáo viên: Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động, để giúp học sinh định hướng và sẳn sàng tham gia hoạt động.
b. Học sinh: Thực hiện các yêu cầu được giao
Nội dung
Người thực hiện
Lời dẫn
HS tham gia
Hát tập thể
Diệu Linh bắt nhịp
Bài hát “Em là búp măng non” của nhạc sỹ Mộng Lân
GVCN
+ Cô xin trân trọng giới thiệu với cả lớp đến dự với giờ HĐNGLL của lớp ta ngày hôm nay có cô:
-
-
cùng cô giáo chủ nhiệm và toàn thể đội viên của chi đội 7A6 
+ Để thiết thực chào mừng 85 năm ngày thành lập ĐCSVN 3/2/1930 - 3/2/1915. Trong giờ HĐNGLL hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống vinh quan của Đảng, để luôn tự hào và có mục tiêu phấn đấu, tiếp bước thế hệ cha anh.
+ Để chuẩn bị cho giờ học này cô đã phân công cho các nhóm thực hiện chương trình. Sau đây cô mời bạn Tú Minh lên điều khiển các hoạt động của giờ học.
- Vỗ tay
- Vỗ tay
- Vỗ tay
Máy 
Khánh Linh
- Kính thưa các cô giáo và các bạn thân mến!
- Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 2 đầy ý nghĩa: Chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đồng thời cũng là tháng cao điểm dạy và học với những “Hội thi học tốt”, “Thi giáo viên giỏi”.
- Là những học sinh, chúng em luôn cố gắng thi đua: chăm ngoan, học giỏi và tham gia nhiệt tình các phong trào tập thể.
- Một trong những nội dung ấy chính là chủ điểm: “Mừng Đảng - Mừng Xuân”.
- Để thực hiện nội dung chủ điểm, chi đội 7A6 chúng em đã chuẩn bị chương trình gồm 3 phần: 
+ Phần 1: Những tấm gương tiêu biểu
+ Phần 2: Những mốc son lịch sử
+ Phần 3: Truyền thống Cách Mạng quê hương
- Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu “Những tấm gương tiêu biểu” qua trò chơi “Giải ô chữ”. Các bạn có muốn chơi không ạ ?
- Mời bạn Quốc Anh lên dẫn chương trình cùng tôi.
Đây là 1 trò chơi hấp dẫn. Các bạn sẽ cùng tôi tham gia trò chơi nhé?
Song Đức
Sau đây tôi xin công bố luật chơi: 
“+ Trên màn hình có 6 ô chữ hàng. Trong mỗi ô chữ là 1 câu trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi. Các bạn phải trả lời lần lượt từ ô 1 đến ô 6. Nếu trả lời sai bạn sẽ mất quyền chơi, nếu đúng bạn nhận được 1 món quà bất ngờ. Sau khi trả lời xong 6 ô chữ, các bạn sẽ có dữ liệu để tìm ra từ khóa.
Các bạn đã rõ luật chơi chưa ạ? 
Khánh Linh
Và bây giờ trò chơi bắt đầu
Cá nhân tham gia
Máy
Khánh Linh
Câu 1: Tên tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam? (Nhân dân)
Khánh Linh
Cảm ơn bạn và chúng ta cùng kiểm tra đáp án
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 tràng pháo tay) 
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác).
(Hai bạn thay phiên nhau dẫn phần này tiếp tục đến ô chữ thứ 6).
Khánh Linh
Câu 2: Chương trình “Ai là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam” ? (Nguyễn Ái Quốc)
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 lời khen của 1 bạn trong Chi đội)
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác)
Vỗ Tay
Khánh Linh
Câu 3: Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiệm kỳ từ năm 1991 - 1997? (Đỗ Mười)
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 bài hát của 1 bạn trong Chi đội)
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác
Quốc Anh
Câu 4: Tên Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam ? (Trần Phú)
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 lời khen của 1 bạn trong Chi đội)
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác
Khánh Linh
Câu 5: Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 2001 – 2011 là ai? (Nông Đức Mạnh)
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 tràng pháo tay của 1 bạn trong Chi đội)
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác
Quốc Anh
Câu 6: Tên người con gái miền đất đỏ, chị đã hy sinh giữa tuổi trăng tròn? (Võ Thị Sáu)
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 tràng pháo tay của 1 bạn trong Chi đội)
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác
Khánh Linh
Các bạn đã có dữ liệu tìm từ khóa
Từ khóa là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”
Khánh Linh
Từ năm 1930 đến nay, trải qua 85 năm, ĐCSVN, người lãnh đạo dân tộc ta đã giành nhiều thắng lợi vinh quang cả trong 2 cuộc kháng chiến và tỏng thời kỳ đổi mới. Vâng, như vậy là trò chơi đã kết thúc. Cảm ơn các bạn đã tham gia trò chơi
Song Đức
- Trò chơi giải ô chữ đã mang đến cho chúng ta rất nhiều thông tin bổ ích. Các bạn ạ! Như Tú mInh vừa nói vai trò quan trọng nhất của ĐCSVN là lãnh đạo nhân dân Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tham gia 1 trò chơi hấp dẫn mà qua đó chúng ta sẽ có thêm rất nhiều kiến thức liên quan đến những mốc son lịch sử của Đảng ta từ khi thành lập đến nay.
Khánh Linh
Trước khi bước vào trò chơi, tốp ca Chi đội 7A6 sẽ tặng chúng ta bài hát “Đảng đã cho ta mùa xuân”
Song Đức
Cảm ơn bài hát rất hay của các bạn. Trò chơi tiếp theo của chúng ta là trò chơi “Xem ảnh đoán sự kiện”
Tôi xin công bố luật chơi
Trò chơi này chúng ta chia lớp thành 2 đội chơi. Sau khi đưa ra hình ảnh, đội nào có tín hiệu trả lời trước bằng cách cử bạn đội trưởng rung chuông, đội đó sẽ có quyền trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn, đội đó sẽ giành giải nhất, đội nào ít điểm hơn sẽ giành giải nhì và hát tặng chi đội 1 bài
Khánh Linh
Song Đức
Khánh Linh
Song Đức
Tú Minh
Song Đức
Khánh Linh
Song Đức
Trò chơi của chúng ta bắt đầu
Hình ảnh 1: Sự kiện quan trọng nào của Đảng gắn liền với tên người? (Hội nghị hợp nhất Đảng diễn ra tại Cửu Long do Nguyễn Ái Quốc chủ trì)
+ Đội  đã trả lời đúng. Các bạn được 10 điểm
+ Đội  đã trả lời chưa đúng. Các bạn chưa ghi được điểm. Đội  có quyền trả lời
Hình ảnh 2: Tổng bí thư Trần Phú gắn với Đại hội Đảng lần mấy? (Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng gắn với Đại hội Đảng lần 1)
+ Đội  đã trả lời đúng. Các bạn được 10 điểm
+ Đội  đã trả lời chưa đúng. Các bạn chưa ghi được điểm. Đội  có quyền trả lời
Hình ảnh 3: Sự kiện nào được nói đến trong bức ảnh trên? (Trận đánh Điện Biên Phủ)
Đây là chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.
+ Đội  đã trả lời đúng. Các bạn được 10 điểm
+ Đội  đã trả lời chưa đúng. Các bạn chưa ghi được điểm. Đội  có quyền trả lời
Hình ảnh 4: Bức ảnh trên gắn với sự kiện gì? (Xe tăng 390 của Quân Giải phóng húc tung cửa chính tiến vào Dinh Độc Lập lúc 11h30’ ngày 30/4/1975)
Bằng sừ lãnh đạo sáng suốt, ĐCSVN đã đưa nhân dân VN thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
+ Đội  đã trả lời đúng. Các bạn được 10 điểm
+ Đội  đã trả lời chưa đúng. Các bạn chưa ghi được điểm. Đội  có quyền trả lời
Hình ảnh 5: Đại hội 6 của Đảng có ý nghĩa như thế nào? (Sự nghiệp đổi mới đất nước được đưa ra trong đại hội Đảng VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, năm 1986 nước ta bắt đầu sự nghiệp đổi mới)
+ Đội  đã trả lời đúng. Các bạn được 10 điểm
+ Đội  đã trả lời chưa đúng. Các bạn chưa ghi được điểm. Đội  có quyền trả lời
Hình ảnh 6: Bạn biết gì về người trong ảnh? (Đây là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người khởi đầu cho công cuộc đổi mới đất nước)
Khánh Linh
Như thế, qua trò chơi vừa rồi, chúng ta đã cùng nhau ôn lại những mốc son vẻ vang của ĐCSVN. Nối tiếp mạch nguồn ấy, chúng ta đã, đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ những việc làm nhỏ nhất hàng ngày, mỗi học sinh thủ đô đều thể hiện được tinh thần của cuộc vận động ấy. 
Song Đức
Cảm ơn các bạn đã tham gia nhiệt tình vào trò chơi. 
Khánh Linh
Các bạn ạ! Ở vào vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, thủ đo Hà Nội luôn xứng đáng với vai trò tiên phong cả trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và cả sự nghiệp đổi ới hôm nay. 
Song Đức
Khánh Linh
Phần này chúng ta đã được chuẩn bị tư liệu, sau đây tôi xin mời đại diện các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Nhóm 1: : trình bày về “truyền thống Cách Mạng của Hà Nội” trong Kháng chiến và Thời kỳ đổi mới.
Mời bạn: Khả Vi thay mặt nhóm lên trình bày.
Cảm ơn những tư liệu quý báu mà nhóm bạn đã sưu tầm được. Qua những hình ảnh và phần trình bày của bạn, chúng ta càng thấy tự hào khi chúng ta được sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội.
Nhóm 2: trình bày về truyền thống Quận Thanh Xuân và địa bàn phường Nhân Chính
Mời bạn: Ngọc thay mặt nhóm lên trình bày
Cảm ơn những tư liệu quý báu mà nhóm bạn đã sưu tầm được. Qua phần trình bày này, chúng ta thấy Quận Thanh Xuân và địa bàn phường Nhân Chính nơi trường ta đóng là mảnh đất có truyền thống Cách Mạng. 
Song Đức
Chốt: Qua phần trình bày của các bạn, chúng ta càng hiểu hơn về mảnh đất quê hương, thêm tự hào về nơi mình đang sinh sống và học tập. Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau hát vang bài hát “ca ngợi Tổ quốc” của tác giả Hoàng Vân các bạn nhé!
GVCN 
Chốt: Cô cảm ơn các con đã chuẩn bị rất chu đáo và thực hiện giờ học rất tốt. Qua buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp hôm nay, cô mong các con từ những hiểu biết của mình sẽ càng thêm trân trọng truyền thống Cách Mạng của đất nước, từ đó ý thức hơn với nhiệm vụ học tập của mình để viết tiếp những trang vàng của dân tộc.
Trong giờ học này, một số bạn đã tham gia rất nhiệt tình như bạn .. 
Tuy nhiên, một số bạn còn rụt rè, nhút nhát, các con cần mạnh dạn hơn trong những giờ học sau. 
Để chuẩn bị cho hoạt động 1 chủ điểm tháng 3, các con về sưu tầm tư liệu cho ngày 8/3. 
Xin trân trọng cảm ơn các cô giáo đã đến dự giờ thăm lớp, cảm ơn các con!
Mời các thầy cô và các con nghỉ!
Diệu Linh bắt nhịp bài hát “Ca ngợi Tổ quốc”.
	Qua tiết học này, các em được trang bị thêm những kiến thức cơ bản về Đảng cộng sản Việt Nam, noi gương, rèn luyện, tu dưỡng để xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước. Từ đó các em nhận thức được những việc cần làm để xứng đáng hơn nữa với truyền thống vẻ vang của Đảng.
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. Kết quả thực hiện
Năm học 2014 – 2015 lớp 7A6 có 46 học sinh. Đến cuối học kì I, 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt. Tập thể lớp đạt danh hiệu lớp tiên tiến và chi đội mạnh xuất sắc. Các học sinh trong lớp đoàn kết, yêu thương và luôn giúp đỡ nhau. Giáo viên chủ nhiệm được học sinh kính trọng, các bậc phụ huynh tin tưởng. Đây là niềm vui và nguồn động viên vô cùng to lớn cho người giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
- Tập thể lớp được ban thi đua của nhà trường đánh giá là lớp có nề nếp tự quản và có phong trào hoạt động tập thể xuất sắc
+ 100% học sinh không liên quan đến ma tuy và tệ nạn xã hội.
+ 100% học sinh thực hiện tốt phong trào lá lành đùm lá rách, phong trào áo ấm tình thương và thu gom giấy vụn.
+ Đạt giải nhì cuộc thi văn nghệ chào mừng 84 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Thi đua học tập tốt: 100% số ngày học xếp loại tốt. Là một trong những lớp được xếp loại thi đua Nhất và Nhì trong các đợt thi đua.
+ Lớp có tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, biết đấu tranh phê và tự phê giúp đỡ các bạn học chưa chăm từ đầu năm học đến nay như bạn Nguyễn Bùi Đạt và Nguyễn Gia Bách.
+ Phụ h

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giao_duc_dao.doc