Báo cáo biện pháp Một số cách tổ chức hoạt động thí nghiệm để gây hứng thú học sinh trong giờ học Vật lý

Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Môn Vật lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại giữa các môn khác.

Một bước rất quan trọng trong việc nắm vững kiến thức, tạo hứng thú học tập cho học sinh là học sinh tự tìm ra kiến thức mới qua sự dẫn dắt của giáo viên. Học sinh tự làm thí nghiệm, tự điền kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm, từ kết quả đó tư duy tìm ra kiến thức. Bởi việc tổ chức dạy học Vật lý THCS cần rèn luyện cho học sinh đạt được những kỹ năng sau:

 Kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết.

 Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản.

 Kỹ năng phân tích, xử lý các thông tin và các dữ liệu thu được từ các quan sát hoặc thí nghiệm.

 Kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý đơn giản để giải quyết một số vấn đề trong thực tế cuộc sống

 Khả năng đề xuất các dự đóan hoặc giả thiết đơn giản về mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng vật lý.

 Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đo¸n hoặc giả thiết đã đề ra.

 Kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lý.

 

doc 21 trang Chí Tường 20/08/2023 6680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số cách tổ chức hoạt động thí nghiệm để gây hứng thú học sinh trong giờ học Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số cách tổ chức hoạt động thí nghiệm để gây hứng thú học sinh trong giờ học Vật lý

Báo cáo biện pháp Một số cách tổ chức hoạt động thí nghiệm để gây hứng thú học sinh trong giờ học Vật lý
u kiện để cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng vật lý.
Tạo điều kiện để cho học sinh thu thập và xử lý thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu.
Tạo diều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết.
Tạo điều kiện để cho học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp.
Việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý là vấn đề cần thiết trong việc học của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục. Và quan trọng hơn là tạo hứng thú cho học sinh trong khi làm thí nghiệm. Do vậy, cần đưa ra những phương pháp thích hợp trong việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ Vật lý.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
	Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Vì thế theo chương trình mới, với việc trang bị thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại sẽ có tác động tốt với học sinh, các em được làm thí nghiệm nhiều hơn song một điều đặt ra là làm thí nghiệm như thế nào để có hiệu quả. Sách giáo khoa có hướng dẫn các bước làm thí nghiệm, tuy nhiên cái khó là không phải giáo viên nào cũng nhìn ra được ý tưởng của người viết sách và vận dụng một cách sáng tạo vào dạy chính học sinh của mình và sát đối tượng, nhất là đối với những giáo viên trẻ. 
	Thực tế cho thấy trong một tiết có các thí nghiệm, khi giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm được phát tới các nhóm thì một số em sẽ không tập trung cho việc học mà quay sang nghịch các thiết bị đó, thậm chí co kéo làm hỏng thiết bị. Hay trong khi làm thí nghiệm, học sinh thường rất mất trật tự, gây ảnh hưởng tới giờ học cũng như các lớp xung quanh. Nói là làm thí nghiệm theo nhóm nhưng chỉ một số em là làm việc thực sự, số còn lại không tập trung, không hứng thú với thí nghiệm mà nhóm đang tiến hành lại tranh thủ nói chuyện gây mất trật tự...
III. NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ:
	 Trong giờ học Vật lý, mỗi thí nghiệm mà học sinh tiến hành đều có mục đích nhất định. Từ kết quả thí nghiệm, học sinh sẽ rút ra được kiến thức của bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó, theo mục đích của thí nghiệm, cần đặt ra yêu cầu cụ thể cho học sinh như cần điền, cần quan sát, cần ghi lại những gì để giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức mới một cách đơn giản nhất mà khắc sâu được kiến thức cho học sinh. Sau đây là một số giải pháp kích thích, tạo hứng thú làm thí nghiệm cho học sinh:
1. Tạo động lực cho học sinh làm thí nghiệm:
Hầu như tất cả các bài học trong chương trình vật lý đều có thí nghiệm. Hiểu được tâm lý học sinh, học sinh giỏi thì rất muốn được điểm cao, học sinh có sức học yếu kém thì rất muốn gỡ điểm. Việc khích lệ các em bằng cách cộng điểm thực hành khi các em có tính sáng tạo và có kỷ luật nghiêm trong tiết dạy là rất cần thiết, nó sẽ giúp các em có động lực học hơn. 
Khi tổ chức cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm giáo viên nên chủ ðộng giao thời gian cho các nhóm hoàn thành thí nghiệm ðể tạo sự thi ðua giữa các nhóm, giúp các thành viên trong nhóm tích cực hõn sau ðó giáo viên nhận xét, khen và cộng ðiểm cho các nhóm làm việc tích cực nhất, hiệu quả nhất dể kịp thời ðộng viên học sinh. 
Mỗi học kỳ, điểm bài thực hành các khối đều lấy vào điểm hệ số 2. Giáo viên nói rõ cho học sinh cách cho điểm bài thực hành đó: 5/10 điểm cho báo cáo kết quả thực hành, 5/10 điểm cho ý thức trong lớp. Thông thường một lớp học chia làm 4 nhóm, 6 nhóm hoặc 8 nhóm thí nghiệm. 
* Đối với thí nghiệm trong các tiết dạy:
Giáo viên sẽ vẽ sẵn vào vở nháp hoặc sổ điểm bằng bút chì để theo dõi các nhóm như sau:(ví dụ trong trường hợp chia lớp làm 6 nhóm). 
Nhóm
1
2
3
4
5
6
Cộng
Trừ
Bảng này cũng được ghi tóm tắt trên bảng mỗi khi nhóm học sinh làm thí nghiệm. Nhóm cộng hay trừ điểm sẽ được thông báo ngay tức khắc.
- Nhóm nào xong nhanh nhất được cộng 1 điểm (tương đương với 1 dấu cộng), nhanh thứ hai cộng 0,5 điểm (tương đương với 1 gạch ngang). Như vậy sẽ tạo động lực cho các em làm thí nghiệm thật nhanh và hào hứng
- Được phép trao đổi nhỏ trong nhóm, mỗi lần nếu nói chuyện ảnh hưởng tới việc làm thí nghiệm và các đội khác thì đánh dấu 1 gạch trong ô trừ điểm của nhóm.
- Một em làm việc riêng, không tập trung làm thí nghiệm: đánh dấu một gạch trong ô trừ điểm của cả nhóm.
Sau mỗi lần làm thí nghiệm giáo viên chốt lại nhóm được cộng điểm, nhóm bị trừ điểm. Điền vào bảng theo dõi các nhóm, nhóm được cộng hay trừ điểm thì gạch một gạch vào ô cộng hay trừ điểm của nhóm đó. Cần động viên các nhóm làm còn chưa nhanh, còn có học sinh không tập trung cố gắng cộng điểm trong lần tới và khen những nhóm làm thí nghiệm nghiêm túc, có kết quả tốt.
Đến gần cuối học kỳ, giáo viên sẽ thông báo cho mỗi nhóm học sinh hiệu: tổng số gạch được cộng và số gạch bị trừ. Ra kết quả là cộng n điểm hoặc trừ m điểm.
* Đối với bài thực hành theo phân phối chương trình:
Sẽ trừ điểm ý thức hết 5/10 điểm là tối đa, kết quả thực hành tốt đạt 5/10 điểm.
- Trước khi học sinh làm thí nghiệm, cho mỗi nhóm 10 điểm. 
- Được phép trao đổi nhỏ trong nhóm, mỗi lần nếu nói chuyện ảnh hưởng tới việc làm thí nghiệm và các đội khác thì trừ 1 điểm.
- Một em làm việc riêng, không tập trung làm thí nghiệm: trừ 1 điểm của cả nhóm.
- Nhóm nào xong nhanh nhất được cộng 1 điểm (tương đương với 1 gạch), nhanh thứ hai cộng 0,5 điểm (tương đương với 1 gạch ngắn). Như vậy sẽ tạo động lực cho các em làm thí nghiệm thật nhanh và hào hứng
- Các nhóm thực hành xong, dành ra những phút cuối giờ, giáo viên sẽ chọn 1 học sinh bất kỳ của mỗi nhóm làm lại thí nghiệm và thu kết quả đó cho giáo viên. Giáo viên sẽ lấy kết quả của học sinh này là kết quả của nhóm. 
Bài thực hành lấy điểm như sau: lấy điểm bài thực hành theo phân phối chương trình, rồi cộng n điểm hoặc trừ m điểm.
 Cách thức này giáo viên đưa ra đã rèn được tinh thần đoàn kết trong nhóm, các em sẽ tự cố gắng để không làm ảnh hưởng tới nhóm. Còn những em nào không tự điều chỉnh được thì đã có các thành viên trong nhóm nhắc nhở. Từ chỗ bị các bạn nhắc nhở, dần dần em đó sẽ đi vào nề nếp giờ thực hành. Thông thường các em hiếu động thì rất thích làm thí nghiệm. Cũng cần lưu ý rằng trong nhóm có thể có em rất hiếu động, vì bệnh tăng động theo y học chẳng hạn, em khó điểu khiển hành vi của mình. Thì nếu có thể, cho riêng học sinh đó làm một bộ thí nghiệm, tránh ảnh hưởng tới nhóm. Còn nếu không thể thì giáo viên luôn theo dõi hành vi của em và điều chỉnh, hoặc có những cách khuyến khích em vào hoạt động nhóm như cho em làm nhóm trưởng, làm thư ký viết kết quả
Và không kém phần quan trọng là luôn có những lời khuyến khích, động viên nhẹ nhàng học sinh trong lớp, không nên có thái độ cáu gắt.
2. Chuẩn bị tốt để tiến hành thí nghiệm thành công:
 Làm thí nghiệm là một hoạt động không thể thiếu trong nhiều giờ học Vật lý. Ðể làm thí nghiệm thành công, hạn chế tới mức thấp nhất sự cố diễn ra ngoài ý muốn và ðạt ðýợc kết quả thí nghiệm trong thời gian ngắn nhất thì trýớc khi cho các em làm thí nghiệm ngýời giáo viên cần ðýa ra một số lýu ý cho học sinh trong khi làm thí nghiệm. 
Khi tiến hành các thí nghiệm trên lớp, giáo viên không nên lắp sẵn thí nghiệm từ trýớc, mà phải ðể cho học sinh tự lắp ráp thí nghiệm. Việc lắp ráp dụng cụ thí nghiệm là rất cần thiết cho học sinh, nó tạo cho học sinh sự linh hoạt, sáng tạo và tính tự chủ trong công việc. 
 	Hiện nay với bộ thí nghiệm của học sinh các nhà sản xuất cũng ðã tính toán ðến thời gian và ðiều kiện lắp ráp của học sinh trong một tiết học, nên ðã bố trí lắp ráp chúng thành bộ ví dụ nhý bộ thí nghiệm về tác dụng từ của dòng ðiện xoay chiều (thí nghiệm hình 35.2 + 35.3 SGK vật lý 9) hoặc bộ thí nghiệm về khảo sát từ phổ, ðýờng sức từ của ống dây có dòng ðiện chạy qua (Vật lý 9). Làm nhý vậy rất tiện lợi cho việc bố trí thí nghiệm, tránh mất nhiều thời gian vào việc không thật cần thiết. Nhýng cá biệt có những bài mà giáo viên có thể hýớng dẫn một số học sinh lắp ráp trýớc ví dụ nhý lắp ráp máy phát ðiện xoay chiều trong bài 38 SGK vật lý 9.
 Kinh nghiệm cho thấy trýớc mỗi bài dạy có thí nghiệm giáo viên cần chuẩn bị làm trýớc thí nghiệm trên ðồ dùng thí nghiệm của mỗi nhóm, tìm sự cố xảy ra từ ðó tìm cách khắc phục. Những thí nghiệm khó thành công giáo viên phải làm thí nghiệm nhiều lần ðể hýớng dẫn học sinh làm thí nghiệm có kết quả tốt nhất.
Khi làm thí nghiệm thành công thì học sinh cơ bản đã nắm được kiến thức, nội dung của bài học. Từ đó học sinh sẽ có hứng thú mỗi khi đến tiết vật lý. Muốn làm thí nghiệm thành công cũng không phải chuyện dễ vì môn Vật lý có nhiều thí nghiệm, mỗi bài học có một kiểu thí nghiệm khác nhau. Giáo viên phải suy nghĩ xem mình phải chuẩn bị những gì cho thí nghiệm ở bài học này và những gì cho thí nghiệm ở bài học khác, nhưng tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm ở những bài học khác nhau cũng có những đặc điểm chung. Muốn học sinh làm thí nghiệm thành công:
+ Học sinh: tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm chủ yếu trong hoạt động nhóm nên giáo viên có thể chia lớp thành 4 à6 nhóm nhỏ (tùy tình hình cơ sở vật chất trường, lớp), có phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm như phân công nhận và thu dọn lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm. Phân công thư ký để ghi kết quả thí nghiệm, phân công chịu trách nhiệm trình bày kết quả thí nghiệm . Trong nhóm, mỗi thành viên thực hiện một công việc cụ thể. 
 + Giáo viên phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm ở các nhóm. Vẽ hình sẵn nếu cần thiết. Và chắc chắn cần kiểm tra hoạt động của các thiết bị. Có bao nhiêu nhóm làm thí nghiệm thì bấy nhiêu bộ thiết bị, và giáo viên làm thí nghiệm cho bấy nhiêu bộ thí nghiệm đó. Và đến khi tất cả các bộ thí nghiệm cho kết quả tương đối thì quá trình chuẩn bị dụng cụ lúc này mới hoàn tất. 
	Như chúng ta đã biết, nội dung sách giáo khoa là định hướng giúp giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Vì thế mỗi giáo viên sẽ có cách điều chỉnh sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Chẳng hạn, trong một số thí nghiệm giáo viên chuẩn bị phiếu học tập là các bảng biểu có điều chỉnh phù hợp với học sinh mình giảng dạy. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ:
* Ví dụ 1: Bài 11 “Độ cao của âm” – Chương trình vật lý 7:
Với thí nghiệm 1, các bước làm thí nghiệm: Treo hai con lắc a và b lần lượt có chiều dài là 40cm và 20cm, kéo chúng lệch khỏi vị trí đứng yên ban đầu rồi thả cho chúng dao động.
Mục tiêu cần đạt được là học sinh rút ra được: Dao động càng nhanh (chậm) thì tần số dao động càng lớn (nhỏ). Bảng kết quả thí nghiệm trong sách giáo khoa:
Con lắc
Con lắc nào dao động nhanh? Con lắc nào dao động chậm?
Số dao động trong 10 giây
Số dao động trong 1 giây
A
B
Vấn đề khó đặt ra là: với học sinh, thứ nhất khi quan sát 2 dao động thì sự nhanh chậm chỉ là tương đối, học sinh sẽ lúng túng trong việc điền vào bảng kết quả. Và dù có điền được học sinh cũng có những thắc mắc như a chỉ dao động nhanh hơn b thôi thế nhưng dao động của b có phải là chậm, dao động của a có phải là nhanh?
Thứ hai là giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đếm số dao động vì học sinh mới biết được dao động là sự chuyển động qua lại vị trí cân bằng.
Hướng giải quyết: Giáo viên lập lại bảng trên như sau:
Con lắc
Con lắc nào dao động 
nhanh hơn? (Điền dấu “x”)
Số dao động trong 10 giây
Số dao động trong 1 giây
A
B
	Qua quan sát, học sinh dễ phát hiện ra và điền được con lắc a dao động nhanh hơn con lắc b. Bằng cách hướng dẫn của giáo viên, học sinh chỉ ra số dao động trong 1 giây của con lắc a lớn hơn con lắc b (tức tần số dao động của con lắc a lớn hơn con lắc b) à con lắc a dao động nhanh hơn thì tần số dao động của con lắc b lớn hơn. Như vậy việc chốt lại kiến thức mới sẽ dễ dàng hơn: dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn.
* Ví dụ 2: Bài 12 “Độ to của âm” – Chương trình Vật lý 7: 
Ở thí nghiệm 1, học sinh cần rút ra được: 
- Dao động càng mạnh (biên độ dao động càng lớn) thì âm phát ra càng to.
- Dao động càng yếu (biên độ dao động càng nhỏ) thì âm phát ra càng nhỏ.
Bảng kết quả thí nghiệm theo SGK:
Cách làm thước dao động
Đầu thước dao động mạnh hay yếu
Âm phát ra
to hay nhỏ
a) Nâng đầu thước lệch nhiều
b) Nâng đầu thước lệch ít
Vấn đề khó đặt ra là: việc phân biệt âm to hay nhỏ chỉ là tương đối, học sinh không có chuẩn nào để phân biệt ranh giới giữa âm to hay âm nhỏ. Mà chỉ là cảm nhận của tai so sánh giữa 2 âm phát ra thì âm nào to hơn, nhỏ hơn.
Hướng giải quyết: Giáo viên lập lại bảng kết quả thí nghiệm phù hợp với học sinh lớp mình như sau:
Điền dấu “x” vào ô kết quả và học sinh dễ điền được kết quả vào bảng:
Cách làm thước dao động
Đầu thước dao động mạnh hơn
Biên độ dao động 
lớn hơn
Âm phát ra
to hơn hay nhỏ hơn
a) Nâng đầu thước 
lệch nhiều
X
x
x
b) Nâng đầu thước 
lệch ít
Như vậy học sinh sẽ dễ phát hiện ra: 
Khi nâng đầu thước lệch nhiều: Dao động mạnh hơn à Biên độ dao động lớn hơn à Âm phát ra to hơn so với khi nâng đầu thước lệch ít hơn.
Tức: Dao động càng mạnh à Biên độ dao động càng lớn à Âm phát ra càng to.
 Dao động càng yếu à Biên độ dao động càng nhỏ à Âm phát ra càng nhỏ.
* Ví dụ 3: Bài 24 “Đo cường độ dòng điện” – chương trình Vật lý 7: 
	Với thí nghiệm hình 24.3 (sgk/67), học sinh cần rút ra: dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.
	Vấn đề khó đặt ra là: hướng dẫn làm thí nghiệm theo SGK là cho học sinh quan sát độ sáng của đèn khi dùng nguồn 1 pin và nguồn 2 pin liên tiếp, vậy thì tôi sẽ khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh chỉ ra được dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng. Bởi vì học sinh đại trà, trình độ không đồng đều, chỉ có học sinh khá giỏi mới nhìn ra được vấn đề. Nhưng điều tôi muốn là cả lớp cùng sôi nổi thảo luận kết quả thí nghiệm và các em học sinh sức học yếu cũng phát hiện được vấn đề.
Hướng giải quyết: Giáo viên lập bảng kết quả thí nghiệm cho các nhóm điền vào trong khi làm thí nghiệm. Vì lý do giá lắp pin rất nhanh hỏng, mỗi kỳ phải mua pin mới nên tôi tận dụng sử dụng biến thế nguồn với số vôn là 3V; 6V.
Lần đo
Hiệu điện thế nguồn
Cường độ dòng điện
Tường hợpnđèn sáng hơn 
(đánh dấu”x”)
1
3V
I1= ..
2
6V
I2= ..
	Từ bảng kết quả thí nghiệm, học sinh dễ nhận thấy lần đo 2 cường độ dòng điện lớn hơn, đèn sáng hơn tức cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng.
	3. Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm tốt theo các bước:
a. Giới thiệu đồ dùng: giáo viên giới thiệu và cách sử dụng từng đồ dùng có trong thí nghiệm hoặc qua hình vẽ, học sinh nêu được các đồ dùng cần thiết trong thí nghiệm hoặc học sinh có thể tự đề xuất phương án làm thí nghiệm để giải quyết một vấn đề nào đó.
Giáo viên có thể làm mẫu cho học sinh quan sát: có những thí nghiệm tương đối khó thực hiện, giáo viên có thể làm trước cho học sinh xem trước các bước hoặc có những đồ dùng các em chưa từng thực hiện thì giáo viên cũng có thể thao tác cho học sinh thấy.
Tiến hành thí nghiệm: các nhóm học sinh đồng loạt tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình như đã phân công trong nhóm.
Nhằm phát huy tính tự lực của học sinh, giáo viên sẽ tuyên dương các nhóm tự làm thí nghiệm, không cần giáo viên giúp đỡ trong khi nhóm làm thí nghiệm. Đồng thời cũng theo dõi tiến trình làm thí nghiệm của các nhóm để kịp thời giúp đỡ những nhóm còn lúng túng, có kết quả trong thời gian quy định.
Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả: sau khi các nhóm thực hiện thí nghiệm xong (có thể trong quá trình thí nghiệm) các nhóm tự thảo luận, xử lý kết quả của nhóm mình sau đó trình bày kết quả trên bảng phụ của nhóm hoặc phiếu học tập mà giáo viên đã hướng dẫn trước đó.
Lớp thảo luận thống nhất: sau khi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm giáo viên cho cả lớp cùng thảo luận kết quả từ đó đi đến thống nhất chung về kết quả thực hiện được.
 	Đối với phần cơ các thí nghiệm mang những đặc điểm riêng mà giáo viên có thể đề ra những cách thức riêng cho từng bài tuỳ vào đối tượng học sinh. Có thể đề ra một số đặc thù sau :
- Các thí ngiệm mang tính thực tế cao học sinh dễ nhận biết hiện tượng cũng như đồ dùng thí nghiệm.
Các loại đồ dùng dễ kiếm, dễ làm cho nên có thể cho học sinh tự làm tự tìm hiểu.
Các bài thường nhiều thí nghiệm cho nên giáo viên cần có sự chuẩn bị về phương án.
Đối tượng học sinh lớp 6 còn nhỏ chưa quen với phương pháp học mới.
Bài dạy thường dài cần phân bổ thời gian các thí nghiệm thật hợp lý.
* Ví dụ: Bài 24 “CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN” - Chương trình Vật lý lớp 7:
các nhóm làm thí nghiệm đo cường độ dòng điện qua bóng đèn. 
· Mục đích thí nghiệm: Nêu được mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện chạy qua đèn.
 + -	 K
 A
 Hình 24.3
- Chuẩn bị : (mỗi nhóm):1 biến thế nguồn; 1 bóng đèn pin loại có hiệu điện thế ghi trên đèn là 6V; 1 ampe kế trong bộ thiết bị; thay thế biến trở của sơ đồ sách giáo khoa bằng 1 công tắc; 5 đoạn dây dẫn
+ Giáo viên: chuẩn bị sẵn sơ đồ mạch điện của hình 24.3.
- Cho học sinh vẽ sơ đồ mạch điện, nếu học sinh vẽ không được thì giáo viên treo sơ đồ đã chuẩn bị sẵn.
- Ở bài này học sinh mới làm quen với ampe kế cho nên giáo viên phải giới thiệu về ampe kế và cách sử dụng dụng cụ này.
- Sau khi các nhóm đã nhận dụng cụ, giáo viên yêu cầu học sinh xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ampe kế. Yêu cầu học sinh ghi lại những giá trị này vào cuối quyển vở, mỗi khi thực hành với dụng cụ này thì học sinh mở ra đối chiếu đọc nhanh kết quả. (bảng 2)
- Cho học sinh mắc mạch điện, giáo viên lưu ý học sinh khi mắc ampe kế đảm bảo chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực dương của pin và khi chưa đóng điện kim của ampe kế chỉ số 0. 
	Ở bước mắc mạch theo sơ đồ học sinh vẫn lúng túng, các em không biết nối dây nào với dây nào. Khi học sinh không hiểu bản chất, học sinh còn nối hai đầu bóng đèn với nhau bằng 1 dây dẫn. Vì thế giáo viên cũng nên chỉ ra cho học sinh: bóng đèn có hai đầu nối ra hai chốt, dòng điện từ dây dẫn tới một chốt của bóng đèn, tiếp tục chạy trực tiếp qua đèn và tới chốt còn lại.
	Thêm một thực tế là trước mắt học sinh đã có sơ đồ mạch, thế nhưng vẫn còn lúng túng khi lắp mạch. Nếu giáo viên giao cho học sinh thiết bị, tưởng là học sinh sẽ lắp đơn giản, thế nhưng thực tế không như vậy. Vì thế giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo các bước như sau:
	+ Bước 1: đặt các thiết bị thí nghiệm lần lượt theo đúng các vị trí như sơ đồ mạch điện: nguồn điện, ampe kế, đèn, công tắc. Ở bước này học sinh lưu ý xoay vị trí của ampe kế sao cho chốt dương của ampe kế hướng về phía cực dương của nguồn, chốt âm của ampe kế hướng về phía cực âm của nguồn. Vừa nói, giáo viên vừa vẽ nháp vị trí các thiết bị:
Công tắc
Đèn
Ampe kế
Nguồn
+ Bước 2: Dùng dây nối 1 chốt của thiết bị này với một chốt của thiết bị kia
- Nhóm nào mắc mạch điện xong giáo viên nên kiểm tra lại và cho đóng điện --> học sinh đọc số chỉ của ampe kế (I1) và quan sát độ sáng của đèn.
- Sau đó cho học sinh tiến hành tương tự với mạch điện dùng nguồn điện 2 pin (đo I2)
- Từ đó cho học sinh so sánh I1 và I2 và ghi nhận xét như yêu cầu C2 (SGK): Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng
*Chú ý:
- Học sinh mắc đúng chốt + và – của ampe kế.
- Không được mắc trực tiếp hai cực của ampe kế vào nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và nguồn điện.
Tóm lại, để tổ chức và tiến hành thành công hoạt động thí nghiệm, cả giáo viên và học sinh phải có nhiều nỗ lực, nhiệt tình, cần có những hiểu biết cơ bản vững chắc về lý thuyết và có kỹ năng, khéo tay... Muốn vậy cần phải có sự chuẩn bị thật chu đáo.
* Về giáo viên :
- Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng. Muốn vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ chương trình thực hành ngay từ đầu năm học, mỗi bài thực hành cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách mua thêm, tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm.
- Chuẩn bị nội dung bài hướng dẫn, đọc kĩ, làm thử các thí nghiệm và điều chỉnh nội dung cho phù hợp với thiết bị thực tế ở trường,với trình độ của học sinh
- Phổ biến những điểm cần chuẩn bị trước khi đến giờ thực hành :
+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết có liên quan, trả lời

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_cach_to_chuc_hoat_dong_thi_nghiem_d.doc