Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) khám phá khoa học
1. Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất:
- Khảo sát cơ sở vật chất ngay từ những ngày đầu năm học.
- Đề nghị nhà trường đầu tư một số đồ dùng hiện đại như vô tuyến, ti vi, đầu đĩa, đài,đàn và nối mạng internet .và một số đồ dùng dạy học cơ bản như tranh , ảnh, đồ chơi .
- Tạo môi trường lớp học ngăn lắp gọn gàng sắp xếp khoa học theo hướng chủ đề chủ điểm, sử dụng tối đa sản phẩm trẻ tạo ra để trang trí lớp.
- Tôi sưu tầm trên mạng internet nhạc, tranh ảnh, video thực hành các thí nhiệm, các hình ảnh khám phá khoa học ngộ nghĩ phù hợp với trẻ để trang trí lớp .
- Lớp được nhà trường cấp cho một số đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết khám phá khoa học được sinh động và hấp dẫn. Trẻ rất thích thú với các đồ dùng hiện đại giúp tinh thần của trẻ được sảng khoái và hứng thú hơn trong hoạt động.
Ảnh : Một số đồ dùng đồ chơi được nhà trường cấp và đồ dùng tự tạo.
2. Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ làm thí nhiệm trong các giờ hoạt động hàng ngày, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động học,
2.1: Trong giờ hoạt động ngoài trời: Thí nghiệm”Dạy về không khí”
Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ:
Trò chơi 1: “ Bịt mũi”
• Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được
• Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được
• Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: thở được không?
• Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: thở được không?
• Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: thở được không?
Ảnh : Thí nghiệm, không khí để làm gì ?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy không khí ở đâu? → Không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi kết luận: như vậy không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi tiếp tục đặt tình huống: thế không khí có bắt được không? → Có cháu nói được có cháu nói không.
Tôi hỏi tiếp:làm thế nào để bắt được không khí? → Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp, để bắt không khí.
Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi . Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi.
Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại.
Ảnh : Trẻ làm thí nghiệm trong giờ hđ Ngoài trời
Sau đó tôi giải thích: :Không khí đang ở trong túi của các con đấy”.
Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí .
Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí.
Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được .
- Tôi thấy thí nghiệm này thực hiện ngoài trời rất hợp lí, bởi không gian thoáng rộng , không khí thì ở xung quanh chúng ta nên việc thực hiện thí nghiệm rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. 100% trẻ được tham gia thực nghiệm và cảm nhận , trẻ hứng thú và tự giải thích được hiện tượng của sự việc.
- Trẻ tự khám phá và quan sát tận tay thực hiện các thí nghiệm, tham gia khám phá gieo trồng hạt, biết chăm sóc cho chúng. Qua đây trẻ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, hiểu được cây lớn lên từ đâu,sự phát triển của cây như thế nào, hay đất có lợi ích gì.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) khám phá khoa học
n hệ giữa các sự vật hiện tượng hay giải thích các hiện tượng khoa học một cách dễ dàng. Như vậy trong môn khám phá khoa học chưa phát huy được hết tiềm năng của nó.Thế nên dưới sự chỉ đạo của các cấp các nghành giáo dục tôi luôn đi đúng theo đường lối mới , tiếp cận chương trình giáo dục mới nhằm đưa nội dung, hình thức học tập mới , tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tốt nhất. Dựa vào tình hình thực tế ở từng địa phương, ở từng lớp giáo viên tự xây dựng kế hoạch cho lớp của mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động nào đặc biệt là hoạt động khám phá khoa học với trẻ, giáo viên nên vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp cân bằng mọi hoạt động. Một giáo viên có kinh nghiệm sẽ chóng nhận ra trạng thái của nhóm lớp, và sẽ có sẵn trong tay đầy dủ các nội dung, hình thức lựa chọn phù hợp. Để tổ chức tốt hoạt động thí nghiệm khoa học đòi hỏi giáo viên lập kết hoạch và tập duyệt nghiêm túc. Nếu trong lúc đang thực hành thí nghiệm mà giáo viên không tập trung có thẻ sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc, hay xảy ra điều không mong muốn. Nếu giáo viên thiếu tự tin hay không năng động thì khó có thể tạo hứng thú hay thu hút trẻ vào hoạt động thí nghiệm này.Để có sự tự tin, năng động hay sự tinh tế trong mỗi lần giảng giải kết quả hay thực hành thí nghiệm giáo viên cần chăm chỉ tập luyện, tích cực khám phá và học hỏi nhiều hơn để đạt kết quả tốt và giúp trẻ học hỏi được nhiều hơn. 1. Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất: - Khảo sát cơ sở vật chất ngay từ những ngày đầu năm học. - Đề nghị nhà trường đầu tư một số đồ dùng hiện đại như vô tuyến, ti vi, đầu đĩa, đài,đàn và nối mạng internet.và một số đồ dùng dạy học cơ bản như tranh , ảnh, đồ chơi. - Tạo môi trường lớp học ngăn lắp gọn gàng sắp xếp khoa học theo hướng chủ đề chủ điểm, sử dụng tối đa sản phẩm trẻ tạo ra để trang trí lớp. - Tôi sưu tầm trên mạng internet nhạc, tranh ảnh, video thực hành các thí nhiệm, các hình ảnh khám phá khoa học ngộ nghĩ phù hợp với trẻ để trang trí lớp . - Lớp được nhà trường cấp cho một số đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết khám phá khoa học được sinh động và hấp dẫn. Trẻ rất thích thú với các đồ dùng hiện đại giúp tinh thần của trẻ được sảng khoái và hứng thú hơn trong hoạt động. Ảnh : Một số đồ dùng đồ chơi được nhà trường cấp và đồ dùng tự tạo. 2. Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ làm thí nhiệm trong các giờ hoạt động hàng ngày, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động học, 2.1: Trong giờ hoạt động ngoài trời: Thí nghiệm”Dạy về không khí” Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ: Trò chơi 1: “ Bịt mũi” Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: thở được không? Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: thở được không? Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: thở được không? Ảnh : Thí nghiệm, không khí để làm gì ? Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy không khí ở đâu? → Không khí ở xung quanh chúng ta. Tôi kết luận: như vậy không khí ở xung quanh chúng ta. Tôi tiếp tục đặt tình huống: thế không khí có bắt được không? → Có cháu nói được có cháu nói không. Tôi hỏi tiếp:làm thế nào để bắt được không khí? → Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp, để bắt không khí. Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi. Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi. Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại. Ảnh : Trẻ làm thí nghiệm trong giờ hđ Ngoài trời Sau đó tôi giải thích: :Không khí đang ở trong túi của các con đấy”. Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí. Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí. Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được. - Tôi thấy thí nghiệm này thực hiện ngoài trời rất hợp lí, bởi không gian thoáng rộng , không khí thì ở xung quanh chúng ta nên việc thực hiện thí nghiệm rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. 100% trẻ được tham gia thực nghiệm và cảm nhận , trẻ hứng thú và tự giải thích được hiện tượng của sự việc. - Trẻ tự khám phá và quan sát tận tay thực hiện các thí nghiệm, tham gia khám phá gieo trồng hạt, biết chăm sóc cho chúng. Qua đây trẻ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, hiểu được cây lớn lên từ đâu,sự phát triển của cây như thế nào, hay đất có lợi ích gì. Ảnh : Khám phá sự phát triển của cây. 2.2 Trong giờ hoạt động góc: Thí nghiệm “Trứng chìm – Trứng nổi”. Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm → Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối. Từ đó cháu suy ra: vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được. Muốn trứng nổi lên phải làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào ly B) → Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa không? → Mở rộng: nước đường, dầu ăn.→ tiếp tục cho trẻ khám phá. Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm. - Với thí nghiệm này tôi cho trẻ thục hiện khi hoạt động góc bởi, không gian và diện tích của góc phù hợp với số lượng trẻ chơi, giúp trẻ tập trung hơn mang lại hiệu quả công việc tốt hơn. 2.3: Hoạt động học: - Với tiết học khám phá đòi hỏi tre có sự tập trung cao, nên thời gian dành cho tiết học cùng kéo dài hơn tiết học khác khoảng 4-5 phút. Bởi tiết học khám phá mang đến nhiều điều bất ngờ mà chính cô và trẻ cũng rất hứng thú.Tiết học khám phá không giống như tiết học tạo hình đòi họi sự khéo léo của đôi bàn tay, hay phải tính toán như môn làm quen với toán, hay phải có năng khiếu ca hát như môn âm nhạc. Mà môn Khám phá là hướng cho tất cả các bé cùng đến với những trải nghiệm thực tế, những thí không không quá khó hay nguy hiểm. Vì vậy tất cả trẻ đều được là chính mình khi tham gia tiết học này, Trẻ thoải mái đưa ra ý kiến của mình và kết luận chúng một cách có khoa học. Qua các thí nghiệm sau tôi tin rằng trẻ có thể phát triển tối đa các khả năng của mình. Thí Nghiệm với nước: 1. Thí nghiệm có gì trong chai không? Mục đích: -Trẻ biết không khí không màu mùi nên nên bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. Chuẩn bị: một chai thủy tinh không đựng gì, một thau nước. Tiến hành: cho trẻ quan sát chai có chứa gì không? Sau đó cho chai vào trong chậu nước thấy nó có hiện tượng bong bóng nổi lên trên miệng chai và cho trẻ nêu nhận xét, kết quả giải thích hiện tượng. Con thấy chai như thế nào ? có gì không? Khi thả vào trong chậu nước thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao lại có hiện tượng nổi bong bóng ở miệng chai?....... nhiều câu hỏi mở để kích tích tính tòm mò của trẻ. Cho trẻ làm thử nhiều lần để trẻ cảm nhận . Ảnh : Trẻ làm thí nghiệm “Trong chai có gì không?” Cô Giải thích và kết luận; - Có hiện tượng này là do trong chai có chứa rất nhiều không khí, do không khí không màu không mùi nênbằng mắt thường ta không nhìn thấy được. Khi cho chai vào trong chậu nước , nước chàn vào trong chai chiếm hết vị tri của không khí nên đẩy không khí ra ngoài và tạo thành bọt và gây ra hiện tượng nổi bong bóng. * Mở rộng: Cho trẻ thả một số vật: cao su, nhựa, sỏi, gỗ, sắt và quan sát xem nó nổi hoặc chìm ở lớp chất lỏng nào và tự rút ra kết luận. *Sự bí ẩn của chất lỏng. Mục đích: -Giúp trẻ thấy được dầu ăn không tan trong nước còn xirô thì tan trong nước khi ta hòa vào nước. Chuẩn bị: -Chuẩn bị cho mỗi nhóm trẻ: -1 thìa dầu ăn. -1 thìa xiroo dâu thật đặc. -2 cốc nước lọc. Cách tiến hành: - Đưa ra 1 tình huống: Nếu cô nhỏ 1 giọt dầu ăn vào cốc nước thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Nếu nhỏ giọt xi rô vào cốc nước thì sao? - Để trẻ tự cho dầu ăn và xi rô vào mỗi cốc nước, trẻ tự nói nhận xét của mình? Tại sao dầu ăn lại nổi lên? Tại sao xi rô lại tan trong nước? ảnh: Thí nghiệm nước với dầu ăn và xi rô Giải thích và kết luận: - Dầu ăn nổi trên mặt cốc là vì trọng lượng của dầu ăn nhẹ hơn trọng lượng của nước. -Xi rô tan được trong nước vì trọng lượng xi rô nặng hơn trọng lượng nước.3. Những *Nhuộm màu hoa: Mục đích: - Trẻ biết bông hoa hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả năng biến đổi thành màu đó. Chuẩn bị: - 2 chai nhỏ trong đựng đầy nước, 1 lọ mực - 2 bông hoa phăng sáng màu Tiến hành: Bước 1: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ. Và có thể đoán xem cô sẽ làm gì với những dụng cụ này Bước 2: - Cho trẻ đánh dấu 2 lọ nước, sau đó đổ mực vào lọ nước thứ 2, cắt bớt đầu cọng 2 bông hoa chừng 5cm, đặt 2 bông hoa vào 2 lọ nước. Bước 3: - Cô cho trẻ quan sát sau nhiều giờ, cuối cùng các cánh của bông hoa đặt trong lọ thứ 2 sẽ chuyển sang màu của nước trong lọ. * Mở rộng: Có thể làm những bông hoa nhiều màu bằng cách chẻ đôi cuống hoa ra và ngâm mỗi nửa cuống vào một lọ nước màu khác nhau. Ảnh : Thí nghiệm hoa đổi màu * Sự bí ẩn của chất lỏng. Mục đích: - Giúp trẻ thấy được dầu ăn không tan trong nước còn xirô thì tan trong nước khi ta hòa vào nước. Chuẩn bị: Chuẩn bị cho mỗi nhóm trẻ: - 1 thìa dầu ăn. - 1 thìa xiroo dâu thật đặc. - 2 cốc nước lọc. Cách tiến hành: - Đưa ra 1 tình huống: Nếu cô nhỏ 1 giọt dầu ăn vào cốc nước thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Nếu nhỏ giọt xi rô vào cốc nước thì sao? -Để trẻ tự cho dầu ăn và xi rô vào mỗi cốc nước, trẻ tự nói nhận xét của mình? Tại sao dầu ăn lại nổi lên? Tại sao xi rô lại tan trong nước? ảnh: Thí nghiệm nước với dầu ăn và xi rô Giải thích và kết luận: - Dầu ăn nổi trên mặt cốc là vì trọng lượng của dầu ăn nhẹ hơn trọng lượng của nước. - Xi rô tan được trong nước vì trọng lượng xi rô nặng hơn trọng lượng nước.3. Những *Khám phá về không khí: 1. Nến cháy nhờ khí gì? Mục đích: - Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh - Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt Chuẩn bị: - Nến , hộp quẹt - Đất sét dẻo.Chậu nước - Vại thuỷ tinh lớn và nhỏ Tiến hành: Bước 1: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị - Hỏi trẻ: gắn nến lên đĩa bằng cách nào? - Sau khi gắn xong đặt đĩa nến vào 1 cái chậu thuỷ tinh Bước 2: - Cô đổ nước vào trong chậu thuỷ tinh. Nến phải cao hơn so với mặt nước. Hỏi trẻ: vì sao cây nến phải cao hơn mặt nước?( để khi đốt nến lên, nến không bị nước làm tắt ) - Cô lấy vại thuỷ tinh nhỏ ( cao hơn cây nến ). Gắn vào đầu mép lọ 2 cục đất sét to. - Hỏi trẻ: cô sẽ làm gì tiếp? Bước 3: - Cô thắp nến lên. - Cô đặt lọ úp lọ thuỷ tinh lên cây nến. Dùng bút lông đánh dấu mặt nước dâng lên trong lọ thuỷ tinh. - Hỏi trẻ: vì sao phải gắn đất sét vào miệng lọ thuỷ tinh?( để nước tràn vào lọ) - Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra: cây nến cháy một lúc rồi sẽ tắt. Và nước trong lọ sẽ dâng cao lên trong lọ thuỷ tinh Ảnh : Thí nghiệm với nến: Giải thích và kết luận: khi nến cháy,nó chỉ lấy khí oxi trong lọ. Khi khí oxi cháy hết thì nến tắt, nước bị khí áp bên ngoài đẩy lên trong lọ. -Cho trẻ thí nghiệm tương tự với lọ thuỷ tinh nhỏ hơn và to hơn. Quan sát và rút ra kết luận: *Tính chất của nước. Mục đích: Cho trẻ biết là nước là chất không màu, không mùi, không vị. Nước sẽ có mùi vị của những chất ta pha vào nước. Chuẩn bị: - 4 cốc thủy tinh và 3 cái thìa cà phê. - Một chút đường, muối, bột cam. Cách tiến hành: - Cô rót nước đun sối để nguội vào 4 cốc nước có đánh dấu từ 1 đến 4. Cho trẻ quan sát, nếm, và ngửi mùi và nhận xét xem nước có màu, mùi vị như thế nào? Và đoán xem nước có thay đổi như thế nào khi pha đường, muối, bột cam vào các cốc. - Cô pha đường, muối, bột cam lần lượt vào các cốc từ 1 đến 3.sau đó cho trẻ nếm thử các cốc nước đã pha, cho trẻ nhận xét mùi vị và so sánh với cốc 4, giải thích sự thay đổi đó. ảnh : thí nghiệm nước pha với các loại gia vị Giải thích và kết luận: Nước trong suốt không có màu, mùi, vị. Đường có vị ngọt, khi hòa tan vào nước làm nước có vị ngọt, Muối có vị mặn nên khi hòa tan vào trong nước tạo cho nước có vị mặn, khi pha bột cam vào sẽ tạo cho nước có mùi cam và có màu da cam. * các dạng của nước. Mục đích: -Giúp trẻ hiểu được nước có ở 3 dạng: Rắn, lỏng, khí. Chuẩn bị: -1 khay nước cho vào tủ lạnh từ hôm trước. -1 cốc nước sôi, 1 cái tách. -1 cốc nước lạnh. Cách tiến hành: -Cho trẻ quan sát nước ở 3 dạng và nêu nhận xét của mình. -Đặt cái tách lên miệng cốc nước sôi. Cho trẻ giải thích hiện tượng. -Để trẻ tự giải thích các dạng của nước theo ý hiểu của trẻ. ảnh: Các dạng của nước Giải thích và kết luận: - Ở nhiệt độ thường nước có dạng lỏng, ở nhiệt độ thấp (dưới 000 nước đóng băng tạo thành thể rắn, ở nhiệt độ cao nước bị bốc hơi tạo thành dạng khí. Vòng tuần hoàn của nước: Mục đích: - Giúp trẻ hiểu được vòng luân chuyển của nước và tại sao có hiện tượng mưa. Chuẩn bị: - 1 bếp ga du lịch. - 1 xoong nước có vung. Cách tiến hành: Đặt xoong nước lên bếp, đun sôi xoong nước, mở vung cho trẻ quan sát trên vung xoong có gì? Tại sao? Giải thích và kết luận: - Dưới tác động của nhiệt độ cao, nước sẽ bốc hơi, hơi nước ngưng tụ trên vung xoong tạo thành các giọt nước, những giọt nước này đủ nặng rơi xuống. - Giải thích hiện tượng mưa: Dưới ánh nắng mặt trời, nước bị bốc hơi, hơi nước ngưng tụ tạo thành những đám mây, những đám mây này đủ nặng sẽ tạ thành mưa rơi xuống đất, nước chảy vào các ao, hồ, sông, suối rồi đổ ra biển. Dưới ánh nắng mặt trời, nước ở khắp mọi nơi trên mặt đất lại bốc hơi tạo thành mây, tạo thành mưa rơi xuống mặt đất.Đó chính là vòng tuần hoàn của nước. * Tại sao cát không tan trong nước. Mục đích: - Giúp trẻ hiểu được cát là những tinh thể thủy tinh rất nhỏ nên không thể tan được trong nước. Chuẩn bị: - Cốc nhựa trong, thìa nhựa đủ cho số trẻ. - 1 chậu nước. - 1 chậu cát. Cách tiến hành: - Mỗi trẻ tự lấy nước và cát hòa tan vào cốc của mình, quan sát và trả lời câu hỏi: Cát có tan được trong nước không? Tại sao? ảnh: Cát hòa với nước Giải thích và kết luận: Cát không tan được trong nước là vì cát là tinh thể thủy tinh rất nhỏ không thể tan được trong nước. Trong hạt có gì? Mục đích: Giúp trẻ biết đa số các cây đều được trồng từ hạt, trong hạt có mầm cây, nếu gieo hạt và chăm sóc hàng ngày, hạt sẽ nảy mầm thành cây. Chuẩn bị: - Một vài hạt như: các hạt đậu, hạt bưởi - Nước ấm (pha tỷ lệ: 2 sôi – 3 lạnh) Cách tiến hành: - Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm. - Mỗi trẻ tự chọn hạt và tự làm thực nghiệm sau đó để trẻ nói lên kết quả thực nghiệm của mình: + Trẻ đoán xem trong hạt có gì? Bằng cách bóc vỏ hạt và tách làm đôi. Cho trẻ quan sát và nhận xét. ảnh: Trong hạt có mầm cây Giải thích và kết luận: Trong hạt có mầm cây, nếu gieo hạt xuống đất mầm cây sẽ mọc thành cây non. - Cho trẻ thấy hạt đã nảy mầm nếu được gieo xuống đất sẽ mọc thành cây non. Gieo hạt: Chuẩn bị: - Các loại hạt đã nảy mầm ở trò chơi thực nghiệm trên. - 3-4 chậu đất ẩm đủ cho số trẻ. Cách tiến hành: - Cho trẻ gieo hạt đã nảy mầm ở phần thực nghiệm trên vào các chậu đất ẩm. -Hàng ngày cho trẻ quan sát và tưới nước vào các chậu đất này hạt sẽ nảy mầm và lớn dần. - Cho trẻ đoán và giải thích tại sao hạt gieo xuống đất có tưới nước lại có thể nảy mầm và mọc thành cây non? Ảnh: hạt nảy nầm Giải thích và kết luận: -Hạt đã nảy mầm nếu được gieo xuống đất và chăm sóc tốt sẽ mọc thành cây non * Quá trình phát triển của cây: Mục đích: - Giúp trẻ tự mình trải nghiệm quá trình phát triển của cây. - Tạo cho trẻ ý thức chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường. Chuẩn bị: - Hạt đậu tương đã nảy mầm. - 3 chậu đất. - Dụng cụ làm đất. Cách tiến hành: - Mỗi đầu tuần, cô và trẻ cùng gieo 2-3 hạt đậu tương đã nảy mầm vào 1 chậu đất. Đặt chậu nơi có ánh sáng, hàng ngày tưới nước cho cây. - Cuối tuần thứ 3 cô và trẻ quan sát 3 chậu cây và cho trẻ tự nêu nhận xét của mình về quá trình phát triển của cây: 1 chậu mới mọc mầm cây – 1 chậu là cây non – 1 chậu là cây trưởng thành. Chậu 1 Chậu 2 Chậu 3 Chậu 4 ảnh: Sự phát triển của cây Giải thích và kết luận: Cô cho trẻ tự khái quát lại quá trình phát triển của cây theo nhật ký của trẻ ghi được. Cô giúp trẻ tổng hợp lại kết quả. *Cây cần gì lớn lên và phát triển: Mục đích: - Giúp trẻ nhận biết được để lớn lên cây cần có đủ các yếu tố: Đất, nước, ánh sáng và không khí. - Giáo dục trẻ ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường luôn xanh tươi. Chuẩn bị: - 5 cây. - 5 cái chậu: 4 chậu có đất, 1 chậu không có đất. - Một tíu lilon và 1 hộp bìa to. Cách tiến hành: - Cho trẻ quan sát và nhận xét về 5 cây, để trẻ đoán xem cây cần gì để sống và phát triển. - Trồng 5 cây vào 5 chậu: 4 chậu có đất, 1 chậu không có đất. - Cô và trẻ cùng thực hiện: +Chậu 1: Cho chậu vào trong hộp kín. +Chậu 2: Dùng túi linon bọc kín phần thân và lá cây. +Chậu 3: trồng cây vào chậu không có đất. +Chậu 4: Không tưới nước cho cây hàng ngày. +Chậu 5: Để chậu cây nơi có đủ ánh sáng và không khí, tưới nước cho cây hàng ngày. - Cô cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra. - Hàng ngày cô cùng tưới cho các chậu cây 1, 2, 3,4, 5 và ghi nhật ký bằng hình ảnh. - Sau một thời gian cô cùng trẻ quan sát 5 cây, nhận xét kết quả thí nghiệm và giải thích các hiện tượng xảy ra ở các cây và so sánh với cây 5. Chậu 1 Chậu 2 Chậu 3 Chậu 4 Chậu 5 ảnh: Trẻ quan sát các cây Giải thích và kết luận: Cây cần đủ 4 yếu tố là nước, ánh sáng, không khí, đất để sống và phát triển. Thiếu một trong các yếu tố trên cây cây sẽ bị héo úa, vàng lá và chết. *Cỏ có cần ánh sáng không? Mục đích: Cho trẻ biết rằng cỏ cũng cần ánh sáng để sống. Chuẩn bị: - Chọn một đám cỏ xanh trong vườn trường. - Một chậu nhỏ. Cách tiến hành: - Cho trẻ quan sát đám cỏ xanh và nhận xét về đám cỏ này. - Úp chậu lên một đám cỏ nhỏ. - Sau vài ngày cho trẻ đoán xem đám cỏ dưới chậu như thế nào, Bỏ chậu ra cho trẻ quan sát và nhận xét đám cỏ dưới chậu, so sánh với những đám cỏ xung quanh. - Để trẻ giải thích hiện tượng đó. ảnh: trẻ quan sát cỏ Giải thích và kết luận: Cỏ cũng cần ánh sáng để sống, khi không có ánh sáng, cỏ sẽ bị úa vàng đi. *Dầu và xà phòng. Mục đích: - Khám phá các chất tan và không tan. - Nguyên vật liệu: 1 chai nước suối có nắp đậy, nước, dầu ăn, và nước rửa chén. Chuẩn bị: - Đàm thoại với trẻ thí nghiệm về chất tan - không tan (dầu ăn, nước). - Thực hiện: Cho nước vào chai, rồi cho một lượng dầu ăn và lắc đều. Quan sát ta thấy dầu nổi lên trên mặt nước. Sau đó cho thêm nước rửa chén vào hỗn hợp nước và dầu. Lắc đều. Quan sát hiện tượng gì xãy ra. (Dầu ăn tan trong hỗn hợp nước dầu, và ta có hỗn hợp đục giống như sữa). - Câu hỏi gợi ý: Theo con, điều gì sẽ xảy ra khi cho nước rửa chén vào hỗn hợp nước dầu? Khi cho nước rửa chén vào thì con thấy cái gì lạ? - (màu sắc, tan - không tan, ...) Vì sao ly này có bọt? Ngoài chơi trong góc khoa học thì con có thể chơi ở đâu nữa? *Nước lăn tròn trên giấy: Mục đích: Quan sát hiện tượng thấm, không thấm của giấy. - Nguyên vật liệu: 4 miếng giấy, màu nước, chì màu, sáp màu trắng, nước. Chuẩn bị: Đàm thoại với trẻ hiện tượng khi cho nước vào giấy. Làm cách nào để giọt nước có thể lăn trên giấy? - Thực hiện: Miếng 1: để giấy trắng, miếng 2: tô bằng màu nước kín tờ giấy, miếng 3: tô bằng chì màu kín tờ g
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_mau.doc