Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24- 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Mỹ Lộc

CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP

2.3.1. Các giải pháp:

- Phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói.

- Nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị của nhà nước, của ngành về giáo dục mầm

non và các tài liệu có liên quan về phát triển nhận biết tập nói.

- Sử dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức phát triển vốn từ cho trẻ thông qua

nhận biết tập nói.

- Tăng cường công tác tham mưu và phối hợp để phát triển vốn từ thông qua

hoạt động nhận biết tập nói.

2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:

Với trẻ 24 - 36 tháng tuổi rất thích hoạt động nhận biết tập nói và rất

hứng thú với hoạt động này. Chính vì vậy mà tôi muốn thông qua hoạt động

nhận biết tập nói để phát triển vốn từ cho trẻ. Cụ thể các biện pháp thực hiện

như sau :

Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ

Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ là vấn đề

trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức đưa trẻ đi vào nề nếp, thói quen ở mọi

lúc, mọi nơi. Vì vậy hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra6

chương trình kế hoạch bồi dư ng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ

ngồi cho từng trẻ một cách hợp lý:

+ Trẻ nói ngọng, nói lắp ngồi cạnh trẻ nói lưu loát.

+ Trẻ ngồi ngay ngắn và nghiêm túc.

+ Trẻ nói tốt ngồi với trẻ nói chưa tốt.

+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn.

+ Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo

để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.

Ảnh 1: Cô mời trẻ ngồi canh để dạy trẻ phát âm đúng, chuẩn

Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ nói chưa lưu loát và chưa

mạnh dạn khi thấy trẻ nói lưu loát và mạnh dạn hơn. Đặc biệt tôi thường xuyên

uốn nắn và tập cho trẻ cách xưng hô, cách trả lời cô bằng những hình thức

trên tôi đã dần dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong mọi lúc, mọi nơi

nói chung và trong hoạt động nhận biết tập nói nói riêng.

Biện pháp 2: Nghiên cứu các tài liệu

Để phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động NBTN

thì tôi phải hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ hơn và sử dụng các biện pháp hiệu quả thì

bản thân tôi đã sử dụng các tài liệu như :

- Tôi đã nghiên cứu tạp san, tạp chí về giáo dục mầm non.

- Tập san chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi.

- Hướng dẫn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi

- Các tài liệu chuyên môn như giáo dục mầm non, tâm sinh lý trẻ em

- Sách tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi.

- Sách giáo dục mầm non.

- Tuyển tập trò chơi - câu đố - bài hát lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi

pdf 21 trang daohong 10/10/2022 13540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24- 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Mỹ Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24- 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Mỹ Lộc

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24- 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Mỹ Lộc
à rất 
hứng thú với hoạt động này. Chính vì vậy mà tôi muốn thông qua hoạt động 
nhận biết tập nói để phát triển vốn từ cho trẻ. Cụ thể các biện pháp thực hiện 
như sau : 
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ 
 Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ là vấn đề 
trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức đưa trẻ đi vào nề nếp, thói quen ở mọi 
lúc, mọi nơi. Vì vậy hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra 
6 
chương trình kế hoạch bồi dư ng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ 
ngồi cho từng trẻ một cách hợp lý: 
+ Trẻ nói ngọng, nói lắp ngồi cạnh trẻ nói lưu loát. 
+ Trẻ ngồi ngay ngắn và nghiêm túc. 
+ Trẻ nói tốt ngồi với trẻ nói chưa tốt. 
+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn. 
+ Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo 
để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn. 
 Ảnh 1: Cô mời trẻ ngồi canh để dạy trẻ phát âm đúng, chuẩn 
 Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ nói chưa lưu loát và chưa 
mạnh dạn khi thấy trẻ nói lưu loát và mạnh dạn hơn. Đặc biệt tôi thường xuyên 
uốn nắn và tập cho trẻ cách xưng hô, cách trả lời cô bằng những hình thức 
trên tôi đã dần dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong mọi lúc, mọi nơi 
nói chung và trong hoạt động nhận biết tập nói nói riêng. 
Biện pháp 2: Nghiên cứu các tài liệu 
 Để phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động NBTN 
thì tôi phải hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ hơn và sử dụng các biện pháp hiệu quả thì 
bản thân tôi đã sử dụng các tài liệu như : 
- Tôi đã nghiên cứu tạp san, tạp chí về giáo dục mầm non. 
- Tập san chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi. 
- Hướng dẫn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi 
- Các tài liệu chuyên môn như giáo dục mầm non, tâm sinh lý trẻ em 
- Sách tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi. 
- Sách giáo dục mầm non. 
- Tuyển tập trò chơi - câu đố - bài hát lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi. 
Biện pháp 3 : Tăng cường làm đồ dùng - đồ chơi phục vụ cho hoạt động 
nhận biết tập nói 
7 
 Để hoạt động nhận biết đạt hiệu quả cao, tôi luôn cố gắng làm những đồ 
dùng – đồ chơi sinh động, thu hút trẻ nhưng vẫn phải đảm bảo: 
- Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn (không có cạnh sắc 
nhọn) và vệ sinh cho trẻ (không có bụi bẩn) 
- Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với nội dung của hoạt động. 
- Đồ vật thật có liên quan đến hoạt động. 
 Ảnh 2 : Đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động nhận biết tập nói 
Tôi tận dụng những thùng cát tôn, giấy bìa, sách báo cũ để làm những đồ dùng 
trực quan áp dụng vào hoạt động học nhận biết tập nói. 
Ví dụ: Tôi dùng 1 thùng cát tôn xung quanh chiếc hộp này tôi dùng bút màu vẽ 
về những đối tượng mà trẻ học như quả cam, con rùa, con voi để trẻ nhận biết 
tập nói về các đối tượng trên và kết hợp phát triển vận động thể lực bằng cách 
phía trên chiếc hộp tôi khoét 1 hình tròn, phía dưới góc của hộp tôi khoét 1 hình 
vuông để cho trẻ chơi trò chơi “Thi bỏ bóng”, từ đó trẻ có thể nhận biết được 
hình tròn ở trên để bỏ bóng, hình vuông ở dưới để nhặt bóng. 
 Với hoạt động này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia, vừa cung cấp đầy 
đủ vốn từ lại phát triển vận động cho trẻ. Ngoài ra tôi còn làm một số đồ dùng 
trực quan để sử dụng trong hoạt động nữa như dùng giấy báo, kéo để cắt và tô 
màu lên thành các loại quả (quả cam, quả xoài) 
Biện pháp 4: Linh hoạt, sáng tạo các hoạt động nhận biết tập nói nhằm sử 
dụng phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng. 
Ví dụ 1: Chủ đề: Bé và các bạn 
Đề tài: Nhận biết tập nói Khuôn mặt bé 
 Chuẩn bị: 
- Đồ dùng cho cô: Tranh ảnh các bộ phận trên cơ thể, trống, xắc xô. 
 Chiếc hộp bí mật, bên trong có một bông hoa có mùi thơm (hoa hồng). 
8 
- Đồ dùng cho trẻ: Mỗi trẻ một tờ giấy vẽ khuôn mặt nhưng mỗi khuôn mặt 
thiếu một bộ phận: mắt, mũi, miệng. 
Các hình tai, mắt, mũi, miệng cắt rời đủ cho trẻ dùng. 
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú 
Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Rửa mặt như mèo”, nhạc và lời: Hàn Ngọc 
Bích và đàm thoại với trẻ: 
- Bài hát nói về ai? (Bạn mèo). 
- Bạn mèo như thế nào? (Bạn mèo lười rửa mặt, không chịu rửa mặt bằng khăn 
mặt mà chỉ ngồi liếm láp). 
- Vì lười rửa mặt nên bạn mèo bị là sao nhỉ? (Đau mắt) 
- Đôi mắt, cái mũi, miệng, là rất quan trong. Hằng ngày, chúng ta phải rửa 
mặt, lau mắt, lau mũi,  giữ cho khuôn mặt sạch sẽ nhé! 
Hoạt động 2: Nội dung 
Nhận biết đôi mắt 
Cô cho trẻ chơi trò chơi nhắm mắt, mở mắt 
Cô hỏi: mắt con đâu? (Trẻ chỉ tay vào mắt). 
- Chúng ta nhắm mắt lại nhé! 
Cô đề nghị bé nhắm mắt lại và trò chuyện với bé: 
- Con nhắm mắt lại có thấy gì không? 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Đôi mắt” 2 - 3 lần. 
- Đôi mắt để làm gì? (Để nhìn mọi người, mọi vật, ). 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Dùng để nhìn” 2 - 3 lần. 
Kết hợp giáo dục vệ sinh cho trẻ: Không được đưa tay lên dụi mắt, không đưa 
tay lên mắt bạn. 
Nhận biết cái mũi. 
Cô chuẩn bị một chiếc hộp để trên bàn, bên trong có 1 bông hoa có mùi thơm 
(hoa hồng). Cô trò chuyện với trẻ: 
- Con vừa ngửi thấy mùi gì? 
- Con dùng gì để ngửi? 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Cái mũi” 2 - 3 lần. 
- Nếu không có mũi, có ngửi được không? 
- Mũi để làm gì? 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Dùng để ngửi” 2 - 3 lần. 
Dạy trẻ dùng mũi để ngửi mùi, để thở, biết giữ vệ sinh mũi, không cho tay vào 
ngoáy mũi. 
Nhận biết cái miệng 
Cô hỏi trẻ: 
- Miệng con đâu? 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Cái miệng” 2 - 3 lần. 
- Cái miệng dùng để làm gì ? (Dùng để ăn, để nói ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Dùng để nói” 2 - 3 lần. 
9 
Dạy trẻ biết giữ vệ sinh răng miệng, biết chào, hỏi, nói những lời hay, lễ phép, 
không la hét. 
* Hoạt động 3: Kết thúc: Dán khuôn mặt dễ thương 
Cô phát cho trẻ mỗi tờ giấy vẽ khuôn mặt nhưng thiếu một bộ phận: mắt, mũi, 
miệng. Trẻ chọn bộ phận còn thiếu và dán vào đúng vị trí. 
Đánh giá: Trẻ đạt yêu cầu: 14/15= 94%; trẻ chưa đạt yêu cầu: 1/ 15= 6% 
Với cách linh hoạt sáng tạo trong cách xây dựng giáo án, cách tổ chức hoạt động 
cho trẻ như vậy sẽ giúp trẻ củng cố, khắc sâu và nhớ lâu vốn từ (trán, cằm, tai, 
mắt, mũi, miệng). 
Ví dụ 2: Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé 
Đề tài: Nhận biết tập nói Đồ dùng để ăn, uống: cốc, thìa, bát, đĩa 
Chuẩn bị: 
 - Đồ dùng cho cô: Bộ bát, thìa, cốc, đĩa. 
- Đồ dùng cho trẻ: Tranh lô tô bát, thìa, cốc, đĩa. 
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú 
Cô cùng trẻ chuẩn bị mâm cơm đón khách. 
Cho trẻ quan sát, trao đổi về một số đồ dung khi dọn cơm. 
Cô hỏi trẻ: Mâm cơm có những gì? 
Hoạt động 2: Nội dung 
Nhận biết và gọi tên đồ dùng 
Cô đưa từng đồ dùng cho trẻ nhận biết và gọi tên. 
- Cái gì đây ? (3 – 4 trẻ). ( Đây là cái bát ạ ! ) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Cái bát” 2 - 3 lần. 
- Cái bát dùng để làm gì ? (Cái bát dùng để đựng cơm ạ!) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Dùng để đựng cơm” 2 – 3 lần. 
- Cái bát này làm bằng chất liệu gì ? (Cái bát này làm bằng sành ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Làm bằng sành” 2 - 3 lần. 
- Đây là gì của cái bát ? (Đây là miệng bát ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Miệng bát” 2 - 3 lần. 
- Khi sử dụng cái bát chúng ta phải như thế nào ? (Chúng ta phải giữ gìn ạ!) Cô 
cầm cái thìa trên tay và đàm thoại cùng trẻ : 
- Đây là cái gì ? (Đây là cái thìa ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Cái thìa” 2 - 3 lần. 
- Cái thìa dùng để làm gì ? (Cái thìa dùng để xúc cơm ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Dùng để xúc cơm” 2 - 3 lần. 
- Cái thìa làm bằng chất liệu gì ? (Cái thìa này làm bằng nhôm ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Làm bằng nhôm” 2 - 3 lần. 
- Đây là gì của cái thìa ? (Đây là cán thìa ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Cán thìa” 2 - 3 lần. 
Cô cho trẻ biết bát và thìa đều là đồ dùng để ăn nên chúng ta phải giữ gìn. 
Trò chơi 
10 
Cho trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô : Cô yêu cầu trẻ chọn những đồ vật 
dùng để ăn, uống. 
Hoạt động 3: Kết thúc 
Trẻ cất đồ dùng, đồ chơi. 
Đánh giá: Trẻ đạt yêu cầu: 15/15= 100%; trẻ chưa đạt yêu cầu: 0 
- Thông qua hoạt động này sẽ giúp trẻ rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng. 
Ví dụ 3: Chủ đề Cây – hoa – quả. 
Đề tài: Nhận biết tập nói Quả cam, quả chuối 
Chuẩn bị : 
Đồ dùng của cô : quả cam, quả chuối thật (quả xanh và quả chín). 
 Cây chuối, cây cam, 2 rổ đựng một số quả cam, chuối bằng nhựa. 
 Đĩa đựng quả chuối, quả cam đã cắt sẵn. 
Đồ dùng của trẻ : Tranh lô tô quả cam, quả chuối cho trẻ. 
Tổ chức hoạt động : 
Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức, gây hứng thú 
Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ”. Đọc đến câu cuối cùng “Xì xà 
xì xụp, ngồi thụp xuống đây” cô cùng trẻ về chỗ ngồi. 
Hoạt động 2 : Nội dung 
Quan sát quả chuối 
Cô cho trẻ chơi “Oẳn tù tì ra quả gì, ra quả này” : 
- Đây là quả gì ? (Đây là quả chuối ạ !). Cô hỏi 2 – 3 trẻ. 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Quả chuối” 2 - 3 lần. 
- Quả chuối này màu gì ? (quả chuối chín màu vàng ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Màu vàng” 2 - 3 lần. 
Quả chuối khi chín có màu vàng đấy, còn đây là quả chuối chưa chín, quả chuối 
này có màu gì ? (Cô đưa quả chuối xanh ra cho trẻ xem). 
- Vỏ quả chuối như thế nào các con hãy sờ thử xem nhé ! (Cô đưa cho một vài 
trẻ sờ). 
- Vỏ quả chuối như thế nào con ? (Vỏ chuối nhẵn) 
- Khi ăn chuối các con phải làm gì ? (Bóc vỏ) 
- Cô bóc quả chuối ra cho trẻ xem và nếm thử và hỏi trẻ : Ăn quả chuối con thấy 
quả chuối có vị gì ? (Con thấy quả chuối có vị ngọt ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Quả chuối có vị ngọt” 2 – 3 lần. 
Cô dùng thủ thuật đưa quả cam ra và hỏi trẻ : 
- Đây là quả gì ? (Quả cam ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Quả cam” 2 – 3 lần. 
- Quả cam có màu gì ? (Màu vàng) 
- Quả cam có hình gì ? (Quả cam có hình tròn ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Hình tròn” 2 – 3 lần. 
- Các con thấy vỏ cam như thế nào? Cô sẽ cho các con sờ thử xem vỏ quả cam 
như thế nào nhé! 
- Các con thấy thế nào? (Vỏ quả cam sần sùi) Trẻ phát âm 2- 3 lần. 
- Cô bóc quả cam ra và hỏi trẻ : 
11 
Sau khi bóc vỏ chúng mình thấy bên trong quả cam có gì? (Có nhiều múi) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Múi cam” 2 – 3 lần. 
 Khi ăn quả cam các con phải làm gì ? ( Bóc vỏ và bỏ hạt ạ !) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Bóc vỏ” 2 – 3 lần. 
Cô cho biết ngoài quả cam, quả chuối ra ở địa phương còn có rất nhiều loại quả 
như quả na, quả bưởi, quả nhãn Ăn các loại quả này cung cấp vitamin rất tốt 
cho cơ thể. 
Củng cố: Cô cùng trẻ chơi trò chơi pha nước cam. (Trong lúc vắt cam, cắt cam 
cô giáo luôn hỏi trẻ để trẻ nói các từ mới vừa học) 
Hoạt động 3: Kết thúc 
Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt” 
Đánh giá: Trẻ đạt yêu cầu: 15/15= 100%; trẻ chưa đạt yêu cầu: 0. 
Cô chú ý dạy trẻ những âm khó. Dạy trẻ nói những câu đơn giản đúng ngữ pháp, 
rõ ràng, mạch lạc. Quá trình đó giúp cho vốn từ của trẻ phát triển. 
Cô nói các từ “quả chuối, quả cam, màu vàng, hạt cam, múi cam, vỏ cam, vỏ 
nhẵn” và dạy trẻ phát âm những âm khó như: múi, vỏ, quả, sần sùi. 
Ví dụ 4: Chủ đề Ngày tết vui vẻ. 
Đề tài: Nhận biết tập nói Hoa đào, hoa mai 
Chuẩn bị: 
- Đồ dùng của cô: Tranh ảnh hoa đào, hoa mai 
- Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô hoa đào, hoa mai cho trẻ. 
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú 
Cô cùng trẻ hát bài “Bé và hoa” và hỏi trẻ : 
- Con vừa hát bài gì ? 
Con hãy kể những điều con biết về mùa xuân. 
Hoạt động 2: Nội dung 
Nhận biết tập nói “Hoa đào” 
Cô cho trẻ xem hình ảnh cây hoa đào và đàm thoại cùng trẻ: 
- Cô có cây gì đây? (Cô cho 4 – 6 trẻ gọi tên). 
Con có nhận xét gì về hoa đào ? 
- Hoa đào thường nở vào dịp nào ? 
Cô chỉ lần lượt vào các bộ phận như cánh hoa, lá hoa, thân cây và hỏi trẻ: 
- Đây là cái gì ? 
- Cánh hoa đào màu gì? (2 – 3 trẻ trả lời). 
- Lá hoa đào màu gì ? (Màu xanh) 
+ Cho cả lớp phát âm từ “Màu xanh” 2 – 3 lần. 
- Tết đến nhà con có hoa đào không? 
- Con phải làm gì để hoa đào thêm đẹp? (3 – 4 trẻ trả lời). 
Đây là hoa cây hoa đào ngày xuân, hoa nở nhiều ở miền Bắc. Cành đào thẳng 
nhọn dàn ở đầu cánh, thân có màu nâu. Những hông hoa đào màu hồng thắm, 
cánh nhỏ, nở đều trên những nhánh đào trông thật đẹp mắt. 
Nhận biết tập nói “hoa mai” 
12 
Cô đưa tranh cây hoa mai cho trẻ quan sát: 
- Cô có cây gì đây? (Cô cho 4 – 5 trẻ gọi tên). 
Con có nhận xét gì về hoa mai ? 
- Hoa mai thường nở vào dịp nào ? 
Đặt các câu hỏi tương tự như câu hỏi về hoa đào. 
Cây mai có cành to, màu nâu, hoa mai vàng nhiều canh tròn, khi nở hoa cây 
thường ít lá. Miền Nam thường có hoa mai vàng nở vào mùa xuân. 
So sánh hoa đào và hoa mai: 
Cô nói nhứng điểm giống và khác nhau giữa hoa đào và hoa mai. 
Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây 
Trò chơi: “Ai nhanh tay” 
Cô phát lô tô hoa đào và hoa mai cho trẻ. 
Lần 1: Cô gọi tên loại hoa nào thì trẻ chọ đúng giơ lên cho cô và bạn xem. 
Lần 2 : Cô nói đặc điểm hoa, trẻ chọn đúng lô tô giơ lên và gọi tên. 
Hoạt động 3: Kết thúc 
Cô cùng cả lớp hát bài “Mùa xuân đến rồi”. 
Đánh giá: Trẻ đạt yêu cầu: 14/15= 94%; trẻ chưa đạt yêu cầu: 1/ 15= 6% 
 Như vậy nhờ có sự giao tiếp giữa cô và trẻ đã giúp trẻ phát huy được tính 
tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ, phát triển năng lực quan sát, phát 
triển các giác quan, kích thích lòng ham hiểu biết tìm tòi khám phá về những 
điều bí ẩn của các sự vật xung quanh. Qua đó củng cố, mở rộng vốn hiểu biết, 
làm giàu vốn từ cho trẻ. 
Ví dụ 5: Chủ đề Bé thích đi bằng phương tiện giao thông gì ? 
Đề tài: Nhận biết tập nói Xe đạp - xe máy – xe xích lô 
Chuẩn bị: 
- Đồ dùng cho cô: Mô hình xe đạp, xe máy, xe xích lô. Tranh xe đạp, xe máy, xe 
xích lô, khối gỗ chữ nhật. 
- Đồ dùng cho trẻ: Tranh lô tô xe đạp, xe máy, xe xích lô. 
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú 
Cô cùng trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính” nhạc và lời: Hoàng Lân 
Hoạt động 2: Nội dung 
Cô cho trẻ ngồi xung quanh mô hình chiếc xe đạp, xe máy, xe xích lô. Cô và trẻ 
đàm thoại về các phương tiện giao thông: 
Sáng nay con được bố (mẹ) đưa đến lớp bằng gì ? 
- Con ngồi ở đâu ? 
- Bố mẹ ngồi ở đâu ? 
Nhận biết xe đạp 
- Đây là gì ? (Đây là xe đạp ạ!) 
 Cho cả lớp phát âm từ “Xe đạp” 2 – 3 lần. 
- Xe đạp để làm gì ? (Để bố mẹ chở con đi học, chở hàng hóa). 
- Chuông xe đạp kêu như thế nào ?(Kính coong, kính coong). 
+ Cho cả lớp bắt chước tiếng chuông của xe đạp 2 – 3 lần. 
13 
Tương tự như vậy, cô hỏi trẻ về xe máy, xe xích lô. 
- Tiếng xe máy kêu thế nào ? 
- Còi của xe máy kêu thế nào ? (Còi của xe máy kêu bíp.. bíp.. ạ! ) 
+ Cho cả lớp bắt chước tiếng còi xe máy 2 – 3 lần. 
- Xe máy để làm gì ? (Chở người và chở hàng hóa). 
- Xe máy, xe đạp, xe xích lô đi ở đâu ? (Đi trên đường) 
Cô giải thích cho trẻ : Những phương tiện này đi trên đường nên được gọi chung 
là phương tiện giao thông đường bộ. 
Cho trẻ chơi lô tô, trò chơi Về đúng bến. 
Cô phát cho trẻ lô tô có hình phương tiện giao thông. Cô dán hình xe đạp, xe 
máy lên bảng. 
Khi cô hô: Về đúng bến ! – Trẻ có phương tiện nào thì về đúng bến có phương 
tiện đó. Trẻ nào về nhầm bến thí phải nhảy lò cò. 
Hoạt động 3: Kết thúc 
Cho trẻ về các nhóm chơi, lấy gỗ xếp đường đi cho các phương tiện giao thông. 
Đánh giá: Trẻ đạt yêu cầu: 15/15= 100%; trẻ chưa đạt yêu cầu: 0 
 Qua các ví dụ trên ta thấy được trẻ 24 – 36 tháng là lứa tuổi đang tập nói. Vì 
vậy qua các hoạt động không những cung cấp kiến thức cho trẻ mà còn cung cấp 
vốn từ cho trẻ bằng mọi hình thức để trẻ làm giàu vốn từ trong giao tiếp. 
Biện pháp 5: Giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi: 
- Giờ đón trẻ: 
 Giờ đón là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô 
phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức 
đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển vốn từ cho trẻ, đặc biệt là 
vốn từ mạch lạc và rõ ràng. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung 
cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. 
Ví dụ : Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ: 
+ Gia đình con có những ai? 
+ Trong gia đình ai yêu con nhất? 
+ Mẹ yêu con như thế nào? 
+ Buổi sáng ai đưa con đến lớp? 
+ Bố con đưa đi bằng phương tiện gì? 
- Giáo dục phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động góc: 
 Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển vốn từ một cách toàn 
diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. 
Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất , bởi giờ chơi có tác dụng rất 
lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thời gian 
chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được 
chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có 
điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. 
Ví dụ: Trò chơi trong góc “Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ 
chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. 
+ Bác đã cho búp bê ăn chưa ? ( Chưa ạ ) 
14 
+ Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! 
+ Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé! 
+ Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã ! ( Giả vờ thổi cho nguội) 
+ Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé! ( Âu yếm em búp bê ) 
- Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu 
giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của 
con người 
- Giáo dục phát triển vốn từ thông qua hoạt động ngoài trời : 
 Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để 
trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập 
bênh Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường 
và hỏi trẻ: 
+ Cây hoa này có màu gì? (Trẻ trả lời màu đỏ) 
+ Thân cây này có to không? (Có ạ) 
+ Cây phượng vĩ này rất cao và có lá màu gì ? (Màu xanh ạ) 
+ Các con có nhìn thấy con gì đang bay đến không ? (Có ạ) 
+ Con gì vậy? (Con chim) 
+ Con chim kêu như thế nào? (Chích, chích) 
* Giáo dục: 
Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người các con không được 
hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! 
- Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới ngoài 
ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc , rõ ràng hơn. 
- Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu 
không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói 
mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại. 
Biện pháp 6: Tích hợp thông qua các hoạt động học và trò chơi 
* Thông qua hoạt động kể chuyện, thơ: 
 Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với sự phát triển vốn từ và cung cấp 
vốn từ vựng cho trẻ. 
 Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa 
hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong 
tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho 
trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong 
khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc. 
 Trên hoạt động khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển vốn 
từ cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm 
được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được 
học thêm được các từ mới qua hoạt động học thơ, truyện. 
Ví dụ 1: Trẻ nghe truyện “Đôi bạn nhỏ” . Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ là từ “ Bới 
đất ”. Cô có thể cho trẻ xem tranh một chú gà đang lấy chân để bới đất tìm giun 
và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất”. (Các con ạ, bản năng của những chú gà là 
mỗi khi đi kiếm ăn các chú phải lấy chân để bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn 
15 
cho mình, khi kiếm được thức ăn chú gà sẽ lấy mỏ để ăn đấy). Sau khi giải thích 
tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ 
vừa học : 
+ Hai bạn Gà và Vịt rủ nhau đi đâu ? (Đi kiếm ăn ạ) 
+ Vịt kiếm ăn ở đâu? (Dưới ao) 
+ Thế còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? (Trên bãi cỏ) 
+ Bạn Gà kiếm ăn như thế nào? (Bới đất tìm giun) 
+ Hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện bắt Gà con? (Con Cáo) 
+ Vịt con đã 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre.pdf