Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24- 36 tháng
Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng và năng lực hoạt động vận động của trẻ.
Việc thường xuyên quan sát và điều tra thực tiễn giúp tôi nhìn thấy chính xác được tình trạng thực tiễn của lớp mình từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ có khả năng vận động khác nhau.
Tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi, trò chơi vận động để theo dõi và nắm bắt được khả năng vận động của trẻ. Việc đưa ra các nội dung, hình thức vận động phù hợp với trẻ tại nhóm lớp tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, hào hứng tham gia các hoạt động vận động( bài tập) một cách tích cực nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Hình ảnh trẻ chơi ở góc vận động
Khi tổ chức các hoạt động phát triển thể chất (cũng như các hoạt động khác) tôi thường xuyên chú ý quan sát, gây hứng thú, động viên khuyến khích trẻ để trẻ hào hứng vận động trong suốt quá trình hoạt động và nếu có trẻ tỏ ra không muốn thực hiện vận động thì cũng không nên ép trẻ phải làm. Tôi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao cháu không tham gia luyện tập vì lý do sức khỏe hay một nguyên nhân nào khác
Mặt khác việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều, còn lại một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc hướng dẫn trẻ phát triển vận động tại gia đình.
Từ những tình trạng thực tế đã giúp tôi tìm ra một số biện pháp tốt để làm hoặc điều chỉnh, các bài tập, trò chơi vận động phù hợp với trẻ tại nhóm lớp.
Vào đầu năm học tôi đã khảo sát cụ thể khả năng vận động của trẻ để có biện pháp rèn trẻ như sau:
Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt
Trẻ có kỹ năng vận động 13 trẻ 29% 32 trẻ 71%
Trẻ tích cực tham gia các HĐ phát triển vận động 17 trẻ 38% 28 trẻ 62%
b. Biện pháp 2: Phát triển vận động cho trẻ qua thể dục sáng
Thể dục sáng là một hoạt động không thể thiếu trong trường mầm non. Thể dục sáng giúp trẻ sáng khoái tăng cường khả năng vận động của trẻ tại nhóm lớp giúp trẻ tích cực hơn trong các hoạt động một ngày của trẻ tại trường.
Trong giờ thể dục sáng trẻ được tập các động tác khỏe mạnh phát triển các cơ tay chân, thân ,bụng một cách nhịp nhàng khoa học kết hợp với nền nhạc sôi động hứng thú.
Với trẻ 24-36 tháng đầu năm trẻ ở nhà mới ra lớp còn quấy khóc nhiều nên tôi thường xuyên cho trẻ làm quen với tập thể dục sáng trong lớp để có điệu kiện giúp đỡ từng cháu một. Qua quan sát thực tế tôi nắm bắt được khả năng vận động được của các cháu trong lớp từ đó có những biện pháp giúp trẻ tập tốt các động tác thể dục sáng kết hợp với lời ca, nhạc thể dục chung của toàn trường. Khi trẻ đã quen nề nếp ở trường tôi cho trẻ ra sân tập chung cùng toàn trường thường xuyên động viên các cháu tập thể dục tích cực hứng thú
c. Biện pháp 3 Hướng dẫn và rèn kỹ năng phát triển vận động qua hoạt động chung và trò chơi vận động.
Đối với trẻ 24-36 tháng nhu cầu vận động là rất lớn nhưng khả năng độ bền, sự dẻo dai còn hạn chế nên việc lựa chọn nội dung phát triển vận động cho trẻ phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, phù hợp với trẻ. Do đó đầu năm trẻ ở nhà mới ra lớp còn non nớt nên tôi lựa chọn một số đề tài vừa sức phù hợp với khả năng vận động của trẻ kết hợp với trò chơi vận động hỗ trợ bài tập vận động cơ bản như: Vận động cơ bản “Đi trong đường hẹp”, “Đi đều bước”, “Tung bóng bằng hai tay”. Đến giữa và cuối năm trẻ đã có nề nếp và một số kĩ năng tôi mạnh dạn đưa một số bài tập khó nâng cao cho trẻ như: vận động cơ bản “Đi có mang vật trên tay ”, “Bò trường qua vật cản”, “Đi kết hợp chạy theo hiệu lệnh của cô”.
Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi này bao gồm: các bài tập phát triển chung, các bài tập phát triển vận động cơ bản và trò chơi vận động
Các bài tập phát triển chung nhằm củng cố cơ quan hô hấp, dạy cho trẻ biết thở sâu, phát triển các nhóm cơ tay- bả vai, cơ lưng- bụng và cơ chân, củng cố hệ xương, đặc biệt là giúp cho sự hình thành đúng độ cong của cột sống, tạo tư thế đúng.
Hình ảnh trẻ luyện tập trong giờ hoạt động chung
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24- 36 tháng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1-Lý do chọn đề tài: Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Có sức khỏe là có tất cả”. Bác Hồ - lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới . Bác là người thầy thiên tài, người khai sinh nền thể thao cách mạng nước nhà. Dù Bác đã đi xa nhưng những lời dạy của Bác và việc tập luyện thể dục thể thao của Bác luôn là tấm gương mẫu mực cho chúng ta hôm nay và con cháu mai sau. Là một giáo viên mầm non bản thân tôi nhận thức rất rõ việc cần thiết của các hoạt động (bài tập) nhằm rèn luyện cơ thể rất hữu ích đối với sự phát triển cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ, việc tập luyện sẽ giúp củng cố sức khỏe, phát triển thể lực và thần kinh tâm lý tốt hơn. Vì vậy trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ, một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết là tổ chức các hoạt động phát triển vận động của trẻ một cách hợp lý và phù hợp với độ tuổi và có hệ thống để giúp trẻ phát triển toàn diện. Khi cơ thể vận động, lưu lượng máu đến các cơ tăng lên, do đó các cơ quan được nuôi dưỡng tốt hơn. Việc rèn luyện thể lực một cách phong phú có hệ thống giúp cơ thể nâng cao khả năng đề kháng, chống lại những biến đổi bất lợi của môi trường và dịch bệnh, giúp duy trì cân bằng bền vững trong nội tạng cơ thể. Vận động góp phần làm cho xương phát triển và sự liên kết cơ với xương được bền chắc hơn. Một số công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học đã xác định được rằng cử động có quan hệ với quá trình nhận thức, vì một vài lý do nào đó mà cử động phát triển chậm thì dù có được săn sóc vệ sinh tốt, trẻ vẫn bị phát triển chậm về thần kinh, tâm lý. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng hoạt động vận động làm trẻ sảng khoái, tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. 2-Mục đích của sáng kiến: Trẻ 24-36 tháng cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, chức năng của các tổ chức cơ thể được hoàn chỉnh hơn, trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động, trẻ có thể thực hiện được một số động tác đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp như: đá bóng hoặc ném bóng, chạy nhanh, bật nhảy tại chỗ, ném bóng vào rổTừ một số nét cơ bản về đặc điểm phát triển vận động của trẻ và căn cứ vào thực tế vận động của trẻ ở lớp mà tôi đã đúc kết được “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 24- 36 tháng”. 3-Đối tượng áp dụng: Tại lớp nhà trẻ D2(nhóm trẻ 24-36 tháng) từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020 4- Phương pháp nghiên cứu: +Phương pháp trực quan +Phương pháp dùng lời nói +Phương pháp thực hành, trải nghi PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1: Cơ sở lý luận: - Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của có thể con người. có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động thể dục. phạm trù thể chất bao gồm nhiều mặt như sau: - Tầm vóc cơ thể là trọng thái phát triển và là hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng thể và tư thế thân người của cơ thể.Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng. - Năng lực tham gia vân động thể lực của một cơ thể. Đây là một yếu tố quan trọng nó thúc đẩy giúp cho các chức năng khác sản sinh cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng. - Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. - Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khẻ mạnh. 2-Thực trạng của vấn đề a. Thuận lợi: - Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo dục chuyên đề phát triển vận động và xây dựng các tiết kiến tập chuyên đề phát triển vận động cho toàn huyện được học tập. - Lớp được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn luôn giúp đỡ tôi cả về chuyên môn cũng như đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung cũng như hoạt động phát triển vận động nói riêng. - Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn và được các đồng nghiệp trong lớp, trong tổ khối giúp đỡ nhiệt tình của các về mọi mặt. - Các cháu rất hiếu động, thích tham gia vào các hoạt động phát triển vận động. - Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về học tập của con mình, sẵn sàng hỗ trợ đóng góp và tìm kiếm nguyện vật liệu cho việc làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động càng thêm phong phú và đa dạng. b. Khó khăn: - Vì trẻ còn bé, mới ở nhà đến lớp nên trẻ còn quấy khóc nhiều. - Đầu năm một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động chưa mạnh dạn tiếp xúc với các hoạt động vận động. - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi trong lớp tương đối cao. - Kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ tại gia đình của phụ huynh còn hạn chế. 3- Những biện pháp thực hiện đề tài. a. Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng và năng lực hoạt động vận động của trẻ. Việc thường xuyên quan sát và điều tra thực tiễn giúp tôi nhìn thấy chính xác được tình trạng thực tiễn của lớp mình từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ có khả năng vận động khác nhau. Tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi, trò chơi vận động để theo dõi và nắm bắt được khả năng vận động của trẻ. Việc đưa ra các nội dung, hình thức vận động phù hợp với trẻ tại nhóm lớp tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, hào hứng tham gia các hoạt động vận động( bài tập) một cách tích cực nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Hình ảnh trẻ chơi ở góc vận động Khi tổ chức các hoạt động phát triển thể chất (cũng như các hoạt động khác) tôi thường xuyên chú ý quan sát, gây hứng thú, động viên khuyến khích trẻ để trẻ hào hứng vận động trong suốt quá trình hoạt động và nếu có trẻ tỏ ra không muốn thực hiện vận động thì cũng không nên ép trẻ phải làm. Tôi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao cháu không tham gia luyện tập vì lý do sức khỏe hay một nguyên nhân nào khác Mặt khác việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều, còn lại một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc hướng dẫn trẻ phát triển vận động tại gia đình. Từ những tình trạng thực tế đã giúp tôi tìm ra một số biện pháp tốt để làm hoặc điều chỉnh, các bài tập, trò chơi vận động phù hợp với trẻ tại nhóm lớp. Vào đầu năm học tôi đã khảo sát cụ thể khả năng vận động của trẻ để có biện pháp rèn trẻ như sau: Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt Trẻ có kỹ năng vận động 13 trẻ 29% 32 trẻ 71% Trẻ tích cực tham gia các HĐ phát triển vận động 17 trẻ 38% 28 trẻ 62% b. Biện pháp 2: Phát triển vận động cho trẻ qua thể dục sáng Thể dục sáng là một hoạt động không thể thiếu trong trường mầm non. Thể dục sáng giúp trẻ sáng khoái tăng cường khả năng vận động của trẻ tại nhóm lớp giúp trẻ tích cực hơn trong các hoạt động một ngày của trẻ tại trường. Trong giờ thể dục sáng trẻ được tập các động tác khỏe mạnh phát triển các cơ tay chân, thân ,bụng một cách nhịp nhàng khoa học kết hợp với nền nhạc sôi động hứng thú. Với trẻ 24-36 tháng đầu năm trẻ ở nhà mới ra lớp còn quấy khóc nhiều nên tôi thường xuyên cho trẻ làm quen với tập thể dục sáng trong lớp để có điệu kiện giúp đỡ từng cháu một. Qua quan sát thực tế tôi nắm bắt được khả năng vận động được của các cháu trong lớp từ đó có những biện pháp giúp trẻ tập tốt các động tác thể dục sáng kết hợp với lời ca, nhạc thể dục chung của toàn trường. Khi trẻ đã quen nề nếp ở trường tôi cho trẻ ra sân tập chung cùng toàn trường thường xuyên động viên các cháu tập thể dục tích cực hứng thú c. Biện pháp 3 Hướng dẫn và rèn kỹ năng phát triển vận động qua hoạt động chung và trò chơi vận động. Đối với trẻ 24-36 tháng nhu cầu vận động là rất lớn nhưng khả năng độ bền, sự dẻo dai còn hạn chế nên việc lựa chọn nội dung phát triển vận động cho trẻ phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, phù hợp với trẻ. Do đó đầu năm trẻ ở nhà mới ra lớp còn non nớt nên tôi lựa chọn một số đề tài vừa sức phù hợp với khả năng vận động của trẻ kết hợp với trò chơi vận động hỗ trợ bài tập vận động cơ bản như: Vận động cơ bản “Đi trong đường hẹp”, “Đi đều bước”, “Tung bóng bằng hai tay”. Đến giữa và cuối năm trẻ đã có nề nếp và một số kĩ năng tôi mạnh dạn đưa một số bài tập khó nâng cao cho trẻ như: vận động cơ bản “Đi có mang vật trên tay ”, “Bò trường qua vật cản”, “Đi kết hợp chạy theo hiệu lệnh của cô”... Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi này bao gồm: các bài tập phát triển chung, các bài tập phát triển vận động cơ bản và trò chơi vận động Các bài tập phát triển chung nhằm củng cố cơ quan hô hấp, dạy cho trẻ biết thở sâu, phát triển các nhóm cơ tay- bả vai, cơ lưng- bụng và cơ chân, củng cố hệ xương, đặc biệt là giúp cho sự hình thành đúng độ cong của cột sống, tạo tư thế đúng. Hình ảnh trẻ luyện tập trong giờ hoạt động chung Trò chơi vận động là những trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. Nó vừa là phương tiện tốt, có hiệu quả để giáo dục trẻ vừa là phương pháp dạy học. Trò chơi vận động còn còn làm thỏa mãn cảm xúc đem lại sự vui sướng, tăng quá trình hô hấp, quá trình tuần hoàn. Trò chơi vận động còn là một phương pháp hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ví dụ trò chơi vận động “Mèo và chim sẻ”, “Nu na nu nống”, “Chim sẻ và ô tô”. Căn cứ vào nội dung giáo dục tôi phân loại trò chơi vận động theo 2 loại: trò chơi vận động theo chủ đề và trò chơi vận động không theo lượng vận động. Trò chơi vận động theo chủ đề lại được phân loại: trò chơi vận động có chủ đề và trò chơi vận động không có chủ đề + Trò chơi vận động có chủ đề là những trò chơi vận động có hình ảnh bắt chước, những trò chơi được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm của trẻ gồm các trò chơi: Ô tô và chim sẻ, Chó sói sấu tính, Mèo đuổi chuột, Cây cao cỏ thấp... 4- Kết quả: Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường sự hỗ trợ góp ý của các bạn đồng nghiệp trong các nhóm lớp, trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: a. Đối với giáo viên: + Nắm trắc nội dung phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. + Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng dụng cụ nhằm nâng cao phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng. + Nắm được đặc điểm tâm sinh lý khả năng vận động của trẻ trong độ tuổi 24-36 tháng. b. Đối với phụ huynh: Phụ huynh được tuyên truyền về các kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ tại gia đình nên rất hào hứng phấn khởi thường xuyên thay đổi thực đơn cung cấp chất dinh dưỡng cân đối hợp lý cho trẻ tại gia đình. C. Đối với trẻ: + Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động. Sức đề kháng của cơ thể tốt khả năng vận động tốt trẻ nhanh nhẹn bớt ốm đau khả năng chống chọi lại những biến đổi khí hậu được cải thiện rõ rệt. + Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và trong khi chơi, có thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động phát triển vận đông ăn hết suất tăng cân giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Kết quả cuối năm của trẻ: Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt Trẻ có kỹ năng vận động 41 trẻ 90% 4 trẻ 10% Trẻ hồn nhiên, thích tham gia HĐ 45 trẻ 100% 0 trẻ 0% PHẦN III: KẾT LUẬN 1/ Kết luận: Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ là một hoạt động vô cùng quan trọng hàng ngày đối với trẻ và không thể thiếu được. Vì thế là một giáo viên cần phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục khó khăn chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ hoạt động hàng ngày nhằm tăng cường thể lực cũng như trí tuệ của trẻ. Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích thú, tích cực hơn khi tham gia hoạt động, trẻ khỏe mạnh,linh động, nhanh nhẹn hơn Giúp cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động, biết tim ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào giờ hoạt động giáo dục thể chất của lớp học và cũng có một sồ kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào giờ dạy trẻ. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm dáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành. 2/ Kiến nghị- Đề xuất: a/ Đối với phòng giáo dục - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cũng như các tiết kiến tập về các hoạt động giáo dục trẻ, đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất cho giáo viên mầm non của quận nói chung và giáo viên trường mầm non nói riêng. - Đầu tư bổ xung thêm nhiều đồ dùng đồ chơi, dụng cụ tập luyện cho trường mầm non Hoa Phượng để trẻ được học tập và vui chơi nhiều hơn, phong phú hơn. b/ Đối với nhà trường - Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt các hoạt động giáo dục tại trường - Trang bị thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giáo dục trẻ trong các hoạt động đặc biệt là các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. c/ Đối với phụ huynh Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa tới việc chăm sóc và dạy dỗ con theo khoa học, nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc nuôi dạy con. Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của tôi về vấn đề này, rất mong được sự đóng góp chân tình của bạn bè đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo để tôi hoàn thiện hơn nữa trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 3/Bài học kinh nghiệm: - Để nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng thì mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp chuyên môn. - Giáo viên phải luôn tìm tòi học hỏi kiến thức, đọc tài liệu tham khảo cách tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nắm bắt và sử lý các tình huống nhanh và hợp lý giúp trẻ phát triển khả năng vận động một cách tích cực nhất. - Giáo viên phải luôn tích cực, tận dụng và sáng tạo trong việc sử dụng các nguyên vật liệu, phế liệu, để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi ở góc vận động được phong phú và hấp dẫn. - Giáo viên phải tâm huyết, yêu nghề mến trẻ, hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ 24- 36 tháng, linh hoạt sáng tạo trong mọi hoạt động, nhất là trong việc tổ chức hoạt động thể dục sáng, thể dục giờ học, hoạt động ngoài trời thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động ngoài giờ học để trẻ các các kỹ năng vận động tốt. - Giáo viên phải đặc biệt quan tâm đế chế độ dinh dưỡng của trẻ đặc biệt là những trẻ biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng để trẻ có thể lực tốt thì khả năng vận động của trẻ càng được cải thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tài Liệu Tham Khảo 1 - Hướng dẫn và gợi ý thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ từ 3- 36 tháng (Trung tâm nghiên cứu GDMN - 2000) 2 - Sách tham khảo của vụ chiến lược giáo dục mầm non- Xuất bản năm 2008 3 - Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện CT GDMN nhà trẻ 3 -36 tháng (xuất bản năm 2008) 4 - Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện CT GDMN nhà trẻ 3 - 36 tháng tuổi ( xuất bản năm 2009) 5 - Sách hướng dẫn làm đồ chơi bằng nguyên liệu dễ tìm (Xuất bản năm 2009) 6 - Sách làm đồ chơi từ vật liệu thông thường (Xuất bản năm 2009) 7 - Nghiên cứu tài liệu của bạn bè, đồng nghiệp. 8 - Tài liệu tham khảo trên mạng internet.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_van_dong_cho_t.doc