Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

Biện pháp 5: Lồng ghép và tích hợp các hoạt động vào giờ dạy âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi.

5.1. Trong hoạt động làm quen văn học:

 Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung. để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau.

 Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu. Bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý.

 Ngoài ra tôi còn chọn những bài hát có đề tài như bài thơ: “Chim chích bông” của Nguyễn Viết Bính, “Mẹ và cô” của Trần Quốc Tuấn.

 Khi đọc ban giám khảo sẽ cho là bình thường nhưng trong quá trình thực hiện đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.

Ngoài ra tôi còn tìm một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều nhạc sĩ sáng tác phổ nhạc và cũng từng được xoay chuyển thành lời hát như:“Gánh gánh gồng gồng”“Chi chi chành chành” “Rềnh rềnh ràng ràng”Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của trẻ.

5.2. Giờ hoạt động khám phá khoa học:

 Trong giờ HĐKP để giúp trẻ trau rồi kinh nghiệm, hiểu biết cuộc sống xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ. Khi cho trẻ làm quen với thể giới thực vật như cỏ cây hoa, lá thế giới động vật, một số hiện tượng tự nhiên thiên nhiên .Tôi đã kết hợp vận động theo nhạc trong giờ học để góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc

 Ví dụ 1: Khi cho trẻ học về chú bộ đội, tôi giải thích cho trẻ biết chú bộ đội dũng cảm gan dạ, có mặt khắp mọi nơi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và dạy trẻ vận động múa theo nhạc bài “Cháu thương chú bộ đội” của tác giả Hoàng Văn Yến.

5.3. Trong giờ đón trẻ:

 Đây là khoảng thời gian cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bước ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn, một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như: ca khúc “Em đi Mẫu giáo” ST Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : “ Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo .mừng vui đón em vào trường.”

 Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn giáo dục trẻ biết ơn cô giáo vì cô đã chăm sóc trẻ, chăm từng bữa ăn giấc ngủ: “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện.

 - Hát, Vận động theo nhạc trong giờ thể dục sáng: Vào giờ thể dục sáng thay thế cho lời hô tôi đã thay đổi bằng cách kết hợp với vận động theo nhạc. “ Tập đi đều “ “ Đoàn tàu nhỏ xíu, .” hoặc khi cho các cháu giả tiếng làm gà gáy vừa vận động minh hoạ theo bài hát “ Tiếng chú gà trống gọi”.

 - Hát, Vận động theo nhạc trong lúc hoạt động ngoài trời: Trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có thể cho trẻ hát, vận động theo nhạc nhằm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh.

 Ví dụ: Cho trẻ quan sát và đàm thoại về con chim xong. Cô có thể cho trẻ đứng đội hình vòng tròn để múa, hát bài Thật là hay.

 

doc 24 trang daohong 10/10/2022 10521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non
 vẽ trong vòng là bị phạt nhảy lò cò quanh lớp một vòng.
 Ví dụ 3: Trong bài hát “Chú bộ đội” qua Trò chơi âm nhạc “Tập làm ca sĩ” yêu cầu của trò chơi: Cô hát một câu hát bất kỳ nào đó, khi cô hát dứt câu cô ném bóng, bạn nào bắt được bóng sẽ vận động minh họa theo lời câu hát đó, những vận động khó trẻ hay vận động sai hoặc chưa đẹp cô ném bóng về cá nhân trẻ đó để trẻ đó được luyện tập nhiều lần ở vận động đó.
 Ví dụ 4: Trẻ chơi đóng kịch có kèm với biểu diễn. Hoặc có trong trò chơi phân vai cô giáo, trẻ nhập vai mình là cô giáo hay là trẻ mẫu giáo thể hiện hát, múa, gõ đệm, vận động minh hoạ tuỳ theo ý thích.
 Ví dụ 5: Trò chơi: “Giai điệu thân quen”
 - Cách chơi: Cô mở băng casset cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn.
 - Vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều: Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hátcô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn.
2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho các tiết dạy.
2.1/ Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho các tiết dạy.
 - Tiết dạy có thành công hay không một phần cũng nhờ vào việc chuẩn bị của cô giáo. Đồ dùng chuẩn bị sao cho phù hợp với nội dung tiết dạy như : Tranh ảnh, sa bàn, rối để trò chuyện gây hứng thú vào bài một phần lớn không thể thiếu được trong tiết dạy là đàn, đài và các dụng cụ âm nhạc như trống, xắc xô. phách tre, trang phục cô, trẻ.( Tùy theo nội dung bài hát, bài vận động )
 * Đề tài: Tôi rất lưu ý khi lựa chọn bài dạy cho các trẻ trong chương trình cũng như ngoài chương trình. Ngoài ra tôi luôn có phần chuẩn bị là đi tìm hiểu bài hát, bài vận động đó trước khi dạy để tôi biết hát cho đúng, vận động cho phù hợp, biết chỗ nào khó đối với trẻ, hiểu rõ về tính chất bài hát, tình cảm bài hát để từ đó truyền đạt tới trẻ một cách đầy đủ và hấp dẫn nhất.
 * Trang phục- đạo cụ: Tôi còn rất chú ý đến trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn của cô và cháu phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát tạo sự hấp dẫn cho tiết học.
 - Trang phục của cô, cháu: Đối với trang phục của cô tôi luôn tận dụng những trang phục mà nhà trường đầu tư, kết hợp tự tạo của cô tạo nên những bộ trang phục bắt mắt, phù hợp với từng bài.
 Ví dụ: Khi biểu diễn về mùa xuân Tôi chọn những bộ váy làm cô Mùa xuân qua đó tạo hứng thú cho trẻ.
 - Với trẻ khi biểu diễn nếu là vận động vỗ tay theo tiết tấu thì dùng các dụng cụ âm nhạc như trống, phách tre, xắc xô.Còn nếu là Vận động múa minh họa thì cô dùng trang phục, nơ múa, mũ đội để gây hứng thú cho trẻ tham gia biểu diễn sôi nổi hơn và hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc trong sáng lành mạnh. Tùy theo từng cách vận động để tôi sáng tạo sử dụng các dụng cụ âm nhạc sao cho hiệu quả.
 - Đạo cụ âm nhạc, dụng cụ âm nhạc tôi luôn sử dụng đa dạng các loại đạo cụ, dụng cụ âm nhạc .
 Ví dụ: Mỗi tổ khi lên biểu diễn một loại dụng cụ khác nhau như hộp hạt, hộp bia, chai la vi, hoa lắc óng ánh... trẻ rất hứng thú.
 - Môi trường lớp cũng như tiết học tôi tạo môi trường như những tiết tổng hợp tôi làm phông, treo dây óng ánh , bóng bay, đặt cây trang trí, đèn nhấp nháy tạo ra như sân khấu biểu diễn trẻ rất thích thú thể hiện. 
 Ví dụ: Cô hát cho cháu nghe bài hát: " Chim bay” Dân ca liên khu năm tôi kết hợp trang phục áo bà ba, khăn kẻ sọc và dụng cụ Song loan tạo nên làn điệu dân ca liên khu năm mềm mại, tha thiết, trẻ say sưa nghe cô hát. Hay khi biểu diễn bài hát “ Em đi giữa biển vàng” cô hát kết hợp cùng hai cháu, cả lớp hưởng ứng cùng cô, trẻ rất thích.
2.2/ Lựa chọn các bài hát, bài vận động để dạy trẻ.
 - Tùy vào khả năng cảm thụ và thể hiện vận động của trẻ về âm nhạc cô lựa chọn hoạt động sao cho phù hợp để tiến hành trên giờ học. 
- Với hoạt động dạy vận động: dạy vận động theo nhạc bao gồm các hình thức nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc hoặc bài múa có hình tượng nghệ thuật bằng các động tác múa cơ bản hoặc gõ đệm theo nhịp phách, tiết tấu.
+ Với những bài nhảy múa tôi xây dựng từng động tác, điệu nhảy gắn với câu nhạc sau đó tôi làm mẫu từng động tác và cho trẻ thực hiện.
+ Với bài gõ đệm tôi kết hợp cho trẻ nhiều hình thức như: Vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu phối hợp , dậm chân. để trẻ nắm vững tiết tấu nhịp phách trong tác phẩm.
 Ví dụ: Khi cho trẻ gõ đệm theo tiết tấu phối hợp bài : Những khúc nhạc hồng tôi bắt nhịp cho cả lớp hát sau đó kết hợp cho trẻ vỗ tay hoặc gõ đệm bằng trống lắc. Để khuyến khích trẻ tham gia vận động tôi cho một tổ hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, tổ còn lại hát kết hợp nhún theo nhịp bài hát, luân phiên giữa các tổ với các hình thức khác nhau giúp trẻ hao hứng tham gia. 
2.3/ Lựa chọn các bài hát để hát cho trẻ nghe:
 Ví dụ: Chủ điểm ''TG ĐV'' tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu thích như ''Bài hát của chuồn chuồn'' Hoàng Lương; ''Con vịt bầu'' - Hoàng Long và Hoàng Lân; ''Con còng con cua'' - Lê Quốc Thắng; ''Con cào cào'' - Lê Thương; ''Con ve, con kiến'' - Y Vân...
 + Chủ đề - sự kiện: ''Tết và mùa xuân'' tôi chọn bài ''Bé chúc xuân'' - Vũ Hoàng; ngày xuân long phụng xum vầy...
 + Chủ đề - sự kiện: ''Trường mầm non'' tôi chọn các bài hát ''Sáng đến trường''; ''Bé múa'' của Hoàng Tiến hay bài hát ''Mẹ yêu không nào''....
- Tôi lựa chọn các bài hát phản ánh hiện thực gần gũi với trẻ như những bài dân ca, đồng dao hoặc các bài hát vui tươi trong sáng phù hợp với trẻ.
 Ví dụ: Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''...
 + Dân ca '' Lý cây khế''; ''Lý cây bông''; ''Lý kéo chài''...
3. Biện pháp 3: Làm mẫu (hát, vận động, múa sáng tạo...) chuẩn, truyền cảm, biểu cảm trong hoạt động âm nhạc và có sáng tạo. 
3.1/ Đối với làm mẫu dạy hát: 
 Trong trường mầm non ca hát là một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát, trẻ đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung... Vậy để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc trước hết phải cho trẻ nghe cô hát một cách chính xác. Đó là một yêu cầu rất quan trọng. Vì vậy, những bài dạy hát cho trẻ tôi luôn tự luyện đàn, giọng hát và nghe hát... hát một cách chính xác bài hát về lời ca, giai điệu tiết tấu, thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát và phong cách, kết hợp cử chỉ điệu bộ để trẻ hiểu tính chất bài hát ( vui, buồn, sôi nổi ), để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác. Bài hát, giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại tốc độ vừa phải: “Chiếc đèn ông sao( Nhạc và lời tác giả Phạm Tuyên). Bài hát, bản nhạc có giai điệu tình cảm, thiết tha, tốc độ chậm: Bé và trăng( nhạc và lời Bùi Anh Tôn), Tạm biệt búp bê( Hoành thông). Bài hát, bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng- mềm mại, tốc độ vừa phải: Con cò( Nhạc và lời Xuân giao).
- Chính việc làm mẫu của cô gây ấn tượng tốt sẽ càng gây ấn tượng mạnh mẽ đến trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng nắm được giai điệu, tiết tấu và cảm thụ được hình tượng âm nhạc ngay từ lần đầu tiên, hiệu quả hoạt động âm nhạc sẽ tốt hơn.
3.2/ Làm mẫu vận động: 
 	Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có nhiều cách dạy. Tôi luôn căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức dạy vỗ tay, gõ đệm cho phù hợp, chuẩn. Tôi thường vỗ to, chậm, rõ ràng, bắt giọng cho cả lớp hát, vỗ tay cho cả lớp từ đầu đến hết bài hát (không giải thích vận động thô)
Trong chương trình giáo dục mầm non mới của lớp Mẫu giáo thường có cách:
* Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh, (đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ. 
 * Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu phối hợp 
 * Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu nhanh 
3.3/ Làm mẫu vận động minh họa:
Tôi thường sáng tác, sáng tạo ra các động tác minh họa theo lời ca nhưng tôi luôn chú ý tìm và lựa chọn những động tác phù hợp với khả năng của trẻ lớp mình, các cháu lớp mình có thể làm được và phù hợp với tính chất âm nhạc.
 Ví dụ: Trong bài “Rì rà rì rầm” chủ điểm thế giới động động vật, tôi đã nghĩ ra một số động tác minh họa trong lời bài hát như:
+ Rì rà í a rì rà: trẻ đứng nhún nhảy, hai tay đưa lên bắt trước theo nhịp như chú rùa.
+ Đội nhà í à đi chơi, đến khi tối trời: Trẻ hai tay khum lên trên.
+ Đội nhà í mà nằm ngủ, Đội nhà í mà nằm ngủ: Trẻ nhảy vừa đưa tay .
+ Là con gì đấy các bạn ơi, Là con gì đấy các bạn ơi? Trẻ vừa nhún vừa chỉ tay.... 
3.4. Làm mẫu vận động múa: 
Các bài múa tôi lấy đúng theo chương trình với 5 động tác múa cơ bản. Khi làm mẫu tôi luôn chú ý làm sao thể hiện biểu cảm trong động tác và trong ánh mắt nhằm giúp trẻ nhìn cô làm mẫu và bắt chước tốt nhất.
 * Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác cháu trai khác động tác cháu gáiMuốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được. Vì vậy để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác, tôi cần sử dụng biện pháp giảng giải cùng với lời giải thích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau. Có thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu. 
 Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần.Trẻ bắt chước có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa. Như vậy bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được những yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật.
3.5. Múa sáng tạo:
 Múa sáng tạo giúp trẻ phát triển các vận động cơ bản, giúp hình thành tố chất thẩm mỹ: Mọi giác quan đều được vận dụng khi trẻ thăm dò và khám phá những lĩnh vực khác nhau của vận động. 
 * Múa sáng tạo còn khuyến khích môi trường tương tác, trong đó trẻ cùng nhau chia sẻ khoảng không gian khi chúng khám phá vận động với nhau, nhưng mỗi trẻ theo một cách riêng của mình. 
 Ví dụ: Sau khi một nhóm trẻ múa tự do diễn tả tuyết rơi, vài trẻ có thể nghĩ ra việc dùng một khăn giấy trằng để tạo cảnh tuyết rơi. Cũng như vậy sau khi đã cùng nhau dậm chân trong điệu múa của con khủng long, vài trẻ có thể quyết định xếp hàng cùng nhau đi những bước dài, còn đứa trẻ cuối cùng nằm dài và được kéo theo sau như cái đuôi của con khủng long.
 * Múa sáng tạo cung cấp cơ hội cho trẻ biểu lộ những cảm xúc cũng như nuôi dưỡng ý thức về cộng đồng. 
 Ví dụ: Một vở kịch kể về chú bướm thoát khỏi cái kén và thấy rằng mình không thể bay. Mỗi con vật trong rừng (sóc, nai, thỏ, gấu.) để đến giúp đỡ con bướm. Mỗi điệu trống có thể đánh theo bước đi hoặc điệu nhảy của con vật, trong khi âm thanh nhẹ diễn tả cử động của con bướm. Không con vật nào có thể nâng con bướm dậy nếu các con vật không hợp tác với nhau, cẩn thận nâng hai cánh của con bướm lên, kéo dãn ra và giúp hai cách đập lên đập xuống, nâng thân mình con bướm lên. Mọi con vật cùng nhau nhảy múa chúc mừng và vẫy tay chào tạm biệt con bướm. thường trẻ sẽ yêu cầu làm lại khi tham gia vở kịch này, có thể tạo trang phục và mặt nạ giản dị để giúp màn kịch thêm ấn tượng.
4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng ( Hát, múa, vận động...) và kích thích sự sáng tạo cho trẻ. 
4.1. Đối với hoạt động hát: 
 - Tôi cho trẻ luyện tập với nhiều hình thức tổ, nhóm, các nhân, hát nối tiếp, hát đối đáp, hát to, hát nhỏ, nhanh chậm theo hiệu lệnh của cô. Nhóm bạn trai bạn gái xen kẽ, hát theo sự đánh nhịp của côtrẻ được luyện tập nhiều lần, vô cùng phong phú.
 - Đặc biệt khi hát tôi rất chú ý đến sửa sai cho trẻ, sai câu nào tôi sẽ cho trẻ hát ngay lại câu hát đó. Ví dụ như bài hát “ Những khúc nhạc hồng” Trẻ hay hát sai về cao độ, tiết tấu “ Rồi đàn chim xa bay về chung tiếng hát” tôi cho trẻ hát lại câu đó vài lần.
Khi luyện cho trẻ hát tôi thường cho trẻ ngồi hoặc đứng kết hợp các động tác vận động như vỗ tay, nhún nhảy, giậm chân, lắc lư, đụng đưa theo bài hát, trẻ lớp tôi rất hứng thú học hát. Tôi còn thường xuyên nhắc nhở trẻ ngoài việc hát đúng, hát thuộc bài hát còn cần thể hiện sắc thái tình cảm bài hát, hát rõ lời, hát đều , nhịp nhàng, hát ngân giọng, ngắt giọng tùy theo tùng bài mà tôi yêu cầu.
4.2. Đối với hoạt động vận động theo nhạc, vận động minh họa, múa:	
 * Trong khi trẻ luyện tập vận động theo nhạc, vận động minh họa, múa, tôi luôn làm với trẻ từ đầu đến cuối bài hát. Những cháu thực hiện chưa đúng tôi sửa sai luôn, tôi cho các tổ nhóm đan xen tập luyện, ngoài ra còn cho trẻ tập luyện với nhiều đội hình khác nhau để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻ múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau:
 - Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng tròn múa cùng trẻ). Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng tròn. (hai vòng tròn đồng tâm). Trẻ múa từng đôi. (Hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa). Trẻ múa theo nhóm nhỏ. Cá nhân múa
 Đội hình đôi một Đội hình vòng cung Đội hình chữ V xuôi 
 Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp sau:
 * Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. Khi luyện tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát ( Bản nhạc). Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát.
 * Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Chỉ dẫn chi tiết, chính xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động độc lập.
 * Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng):
Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh” Trong bài “Múa cho mẹ xem” của nhạc sỹ Xuân Giao. Có rất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa riêng động tác hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa” Trong khi cô múa thì trẻ tri giác toàn bộ động tác và trẻ tự điều chỉnh động tác của mình cho đúng.
 * Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thú và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ hát, tổ vận động. Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi và giúp trẻ làm chính xác lại.
 * Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, vận động minh hoạ, múaCô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho cô làm mẫu, tất cả nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ.
 - Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp. 
 Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thành trống. Hoặc dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào trong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộng ra nghỉ bằng một phách. 
 *Kích thích sự sáng tạo ở trẻ: Để trẻ có thể nghĩ sáng tạo ra vận động theo nhạc theo ý mình, biết đặt lời cho bài hát, vẽ về nội dung bài hát ... Tôi luôn dùng những câu hỏi gợi mở “ Các con hãy chọn cho mình vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát nào” bên cạnh đó tôi còn gợi ý gợi mở cho trẻ có thể lắc mông, đung đưa, vẫy....
 Ví dụ: Bài hát “ Đố bạn” Trẻ có thể mô phỏng dáng điệu của các con vật phù hợp với nhịp điệu bài hát.
- Vận động theo nhạc trong thời gian chơi trò chơi sáng tạo: Có thể cho trẻ vận động theo nhạc trong khi trẻ chơi trò chơi sáng tạo. 
 Ví dụ: Trẻ chơi đóng kịch có kèm với biểu diễn. Hoặc có trong trò chơi phân vai cô giáo, trẻ nhập vai mình là cô giáo hay là trẻ mẫu giáo thể hiện hát, múa, gõ đệm, vận động minh hoạ tuỳ theo ý thích.
- Vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều đặc biệt qua hoạt động nêu gương bé ngoan, nhận xét cuối tuần. Tôi có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát... Tôi khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Như vậy, ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. Nếu vắng bóng lời ca, điệu múa thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, là cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ.
* Đa dạng hoá các vận động: Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ tôi nghiên cứu và thấy cần phải đa dạng hoá các vận động. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ.
 Ví dụ: Dạy trẻ vận động gõ đệm theo tiết tấu chậm. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ. 
 Khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phải vận động giống nhau. Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc. 
 * Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bài tập. Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo.
5. Biện pháp 5: Lồng ghép và tích hợp các hoạt động vào giờ dạy âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi.
5.1. Trong hoạt động làm quen văn học:
 Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau.
 Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu. Bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý.
 	Ngoài ra tôi còn chọn những bài hát có đề tài như bài thơ: “Chim chích bông” của Nguyễn Viết Bính, “Mẹ và cô” của Trần Quốc Tuấn...
 Khi đọc ban giám khảo sẽ cho là bình thường nhưng trong quá trình thực hiện đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.
Ngoài ra tôi còn tìm một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều nhạc sĩ sáng tác phổ nhạc và cũng từng được xoay chuyển thành lời hát như:“Gánh gánh gồng gồng”“Chi chi chành chành” “Rềnh rềnh ràng ràng”Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của trẻ.
5.2. Giờ hoạt động khám phá khoa học:
 Trong giờ HĐKP để giúp trẻ trau rồi kinh nghiệm, hiểu biết cuộc sống xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ. Khi cho trẻ làm quen với thể giới thực vật như cỏ cây hoa, lá thế giới động vật, một số hiện tượng tự nhiên thiên nhiên ..Tôi đã kết hợp vận động theo nhạc trong giờ học để góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc 
 Ví dụ 1: Khi cho trẻ học về chú bộ đội, tôi giải thích cho trẻ biết chú bộ đội dũng cảm gan dạ, có mặt khắp mọi nơi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và dạy trẻ vận động múa theo nhạc bài “Cháu thương chú bộ đội” của tác giả Hoàng Văn Yến.
5.3. Trong giờ đón trẻ:
 Đây là khoảng thời gian cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bước ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn, một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như: ca khúc “Em đi Mẫu giáo” ST Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : “ Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo ...mừng vui đón em vào trường...”
 Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, n

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_hoat_dong_am_nha.doc