Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non

Biện pháp 1: Cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi

Thực tế cho thấy trẻ con rất hứng thú với các thành quả lao động của mình và thấy hãnh diện về sản phẩm mình tạo ra. Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc cô, trẻ và cùng làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi của bản thân.

Việc tạo ra các đồ dùng tự tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên hoặc các phế liệu có sẵn sẽ làm phong phú hơn kho đồ dùng đồ chơi cho trẻ gây hứng thú, tiện dụng lại dễ làm. Nguyên vật liệu để làm đồ chơi có thể là: Vỏ hộp các tông, vỏ hộp sữa, ống hút, vỏ sò, tăm bông, lon bia, giấy và lá cây, đĩa video cũ, chai nhựa, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ điệp, ống chỉ, khối gỗ, tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, và phụ huynh có thể sưu tầm ủng hộ tôi cùng làm.

Những nguyên vật liệu trên tôi đã kết hợp với trẻ làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc. Ví dụ: Dùng đĩa video cũ cắt hình rẻ quạt, hình thoi, trang trí giấy decan cho trẻ xếp hình con cá hoặc dùng bình nhựa làm ra một số đồ dùng trong

gia đình như: Nồi cơm điện, đồ uốn tóc hoặc dùng con ốc gạo xếp hình ngôi nhà, xếp thành chữ cái, từ những vải vụn làm thành những con rối để cho trẻ chơi đóng kịch, trẻ dùng hộp đựng cơm kết hợp với giấy thấm làm ra một loại rau, tận dụng những cái quạt hỏng đem dán giấy lại để làm quạt cho những lúc chơi đóng kịch, cũng từ những chiếc quạt đó tôi có thể hát múa sử dụng bằng quạt trong giờ hoạt động chung trẻ rất thích. Những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn ở góc nghệ thuật hoặc góc đóng vai

Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cũng là công việc rất quan trọng. Đã là một góc chơi là phải có đồ chơi. Để chuẩn bị cho từng chủ đề tôi thường lên kế hoạch trước các trò chơi cho trẻ chơi ở từng chủ đề đó để chuẩn bị. Những đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt hoạt động ở góc chơi này thực sự phải là đồ dùng đồ chơi có tính an toàn bền và đa dạng thì mới kích thích được hoạt động của trẻ.

Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện, tích cực cho trẻ hoạt động

Đối với trẻ Mầm non thì việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động sẽ mang lại kết quả rất lớn trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ khi chơi hoạt động góc, bởi vì khi nhìn thấy những hình ảnh, những đồ dùng trực quan, những vật thật hàng ngày sẽ giúp cho trẻ sáng tạo, tưởng tượng ra được “Xã hội trẻ em” để từ đó trẻ hóa thân và thực hiện tốt vai chơi của mình.

Môi trường trong lớp học: Trước hết tôi dựa vào nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi xây dựng môi trường thể hiện rõ đặc trưng của độ tuổi mẫu giáo. Trang trí môi trường trong lớp đẹp mắt, đảm bảo tính thẩm mỹ: Tôi thường xuyên thay đổi môi trường để phù hợp với chủ đề; các mảng tường trang trí vừa so với trẻ, màu sắc sặc sỡ làm nổi rõ các nội dung cho trẻ hoạt động. đồng bộ hóa các biểu bảng trong lớp, thống nhất về hình thức và nội dung như góc chơi. Từ đó kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.

Sắp xếp trật tự các góc ngăn nắp, khoa học: Bố trí các góc chơi phù hợp với điều kiện thực tế của lớp và yêu cầu của từng góc chơi như: Góc phân vai, xây dựng thì cần không gian rộng và nhiều ánh sáng, góc thiên nhiên gần nguồn nước, góc học tập cần yên tĩnh, các góc được bố trí thuận tiện cho trẻ đi lại.

Môi trường ngoài lớp học: Trồng một số cây xanh cho bóng mát, tạo các bồn hoa, chậu hoa với nhiều thể loại và màu sắc khác nhau có gắn biển tên các loại hoa, cây, tận dụng các nguyên vật liệu bỏ đi để tận dụng trồng cây, trồng hoa để giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường

Ví dụ: Góc thiên nhiên ngoài lớp học tôi sưu tầm nhiều chai lọ nhỏ để trồng một số loại cây nhỏ tạo nên góc thiên nhiên sinh động hấp dẫn. Khu vực chơi với cát, sỏi đá: Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, an toàn

Ngoài ra tôi chú trọng đến đến việc dạy trẻ thao tác sử dụng hiệu quả. Đồ dùng, đồ chơi được bổ sung, thay đổi thường xuyên, sắp xếp khoa học theo các kỹ năng từ dễ đến khó, số lượng phù hợp so với số trẻ chơi trong từng góc chơi để trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng chức năng của nó.

Biện pháp 3: Thiết kế nội dung chơi hợp lý, khoa học và hướng dẫn trẻ chơi.

Để thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có một biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc trong toàn bộ chủ đề trong năm học. Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ.

 

doc 20 trang daohong 10/10/2022 11340
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non
 trên lại mang một ý nghĩa rất thực, vì nó phản ánh một sự việc có thực đã xảy ra như vậy trong cuộc sống thực. Đó chính là sự ra đời của chức năng mới của ý thức: Chức năng ký hiệu - tượng trưng.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi:
Một số phụ huynh có hiểu biết đã quan tâm và phối hợp cùng cô giáo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và phối hợp với cô giáo làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động vui chơi.
Đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động vui chơi tương đối đầy đủ phong phú về chủng loại, màu sắc, đảm bảo thẩm mỹ và tính an toàn.
Bản thân luôn nắm vững phương pháp, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục, luôn tự học, tìm hiểu các tài liệu về chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
2.2. Khó khăn
Trẻ trong lớp nhút nhát nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thỏa thuận vai chơi và hướng dẫn trẻ các kĩ năng chơi. Cô giáo hướng dẫn, trẻ chưa mạnh dạn thể hiện chính vì vậy việc học tập của trẻ đạt kết quả chưa cao. 
 Nhận thức của các bậc phụ huynh về bậc học mầm non còn hạn chế, chưa hiểu được ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với trẻ mầm non.
Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn tự tin giao lưu hòa đồng cùng các bạn trong nhóm chơi 
Một số trẻ chưa có nhiều kĩ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi, kĩ năng tham gia các hoạt động còn hạn chế.
Đồ dùng hoạt động góc phải luôn thay đổi theo từng chủ đề chủ điểm, đồ dùng, đồ chơi còn chưa đáp ứng đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ ở các chủ đề nên môi trường hoạt động của trẻ bị hạn chế. 
2.3 Khảo sát thực trạng đầu năm
Ngay từ đầu năm học tôi đã thường xuyên tổ chức các giờ hoạt động góc cho trẻ, qua quá trình hướng dẫn và theo dõi trẻ chơi, tôi thấy một phần lớn là một số trẻ chưa biết tự nhận vai chơi của mình mà chờ cô gợi ý hoặc chọn vai và động viên khuyến khích trẻ nhận vai, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, chưa tích cực, một trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến tích cực cực tham gia vào cuộc chơi và chất lượng giờ hoạt động góc chưa cao. 
Để nắm vững được thực trạng về chất lượng hoạt động vui của trẻ tôi đã tiến hành khảo 40 cháu học sinh của lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi, lớp A2- trường mầm non Trung Mầu, bằng phương pháp quan sát, đánh giá, đàm thoại trên tiết học và qua các hoạt động hàng ngày kết quả đạt được như sau:
Bảng 1: Trước khi áp dụng sáng kiến
ố STT
Tên tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
11
Khả năng thể hiện hành động, ngôn ngữ của vai chơi
25
62%
15
38%
22
Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động vui chơi
27
68%
13
32%
33
Trẻ có kĩ năng chơi
25
62%
15
38%
44
Trẻ biết liên kết giữa các nhóm chơi với nhau
27
68%
13
32%
3. Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ
Từ những thực trạng như trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm gây hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia chơi tốt để nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi như sau:
Biện pháp 1: Cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi
Thực tế cho thấy trẻ con rất hứng thú với các thành quả lao động của mình và thấy hãnh diện về sản phẩm mình tạo ra. Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc cô, trẻ và cùng làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi của bản thân. 
Việc tạo ra các đồ dùng tự tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên hoặc các phế liệu có sẵn sẽ làm phong phú hơn kho đồ dùng đồ chơi cho trẻ gây hứng thú, tiện dụng lại dễ làm. Nguyên vật liệu để làm đồ chơi có thể là: Vỏ hộp các tông, vỏ hộp sữa, ống hút, vỏ sò, tăm bông, lon bia, giấy và lá cây, đĩa video cũ, chai nhựa, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ điệp, ống chỉ, khối gỗ,  tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, và phụ huynh có thể sưu tầm ủng hộ tôi cùng làm.
Những nguyên vật liệu trên tôi đã kết hợp với trẻ làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc. Ví dụ: Dùng đĩa video cũ cắt hình rẻ quạt, hình thoi, trang trí giấy decan cho trẻ xếp hình con cá hoặc dùng bình nhựa làm ra một số đồ dùng trong
gia đình như: Nồi cơm điện, đồ uốn tóc hoặc dùng con ốc gạo xếp hình ngôi nhà, xếp thành chữ cái, từ những vải vụn làm thành những con rối để cho trẻ chơi đóng kịch, trẻ dùng hộp đựng cơm kết hợp với giấy thấm làm ra một loại rau, tận dụng những cái quạt hỏng đem dán giấy lại để làm quạt cho những lúc chơi đóng kịch, cũng từ những chiếc quạt đó tôi có thể hát múa sử dụng bằng quạt trong giờ hoạt động chung trẻ rất thích... Những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn ở góc nghệ thuật hoặc góc đóng vai
Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cũng là công việc rất quan trọng. Đã là một góc chơi là phải có đồ chơi. Để chuẩn bị cho từng chủ đề tôi thường lên kế hoạch trước các trò chơi cho trẻ chơi ở từng chủ đề đó để chuẩn bị. Những đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt hoạt động ở góc chơi này thực sự phải là đồ dùng đồ chơi có tính an toàn bền và đa dạng thì mới kích thích được hoạt động của trẻ.
Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện, tích cực cho trẻ hoạt động
Đối với trẻ Mầm non thì việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động sẽ mang lại kết quả rất lớn trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ khi chơi hoạt động góc, bởi vì khi nhìn thấy những hình ảnh, những đồ dùng trực quan, những vật thật hàng ngày sẽ giúp cho trẻ sáng tạo, tưởng tượng ra được “Xã hội trẻ em” để từ đó trẻ hóa thân và thực hiện tốt vai chơi của mình.
Môi trường trong lớp học: Trước hết tôi dựa vào nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi xây dựng môi trường thể hiện rõ đặc trưng của độ tuổi mẫu giáo. Trang trí môi trường trong lớp đẹp mắt, đảm bảo tính thẩm mỹ: Tôi thường xuyên thay đổi môi trường để phù hợp với chủ đề; các mảng tường trang trí vừa so với trẻ, màu sắc sặc sỡ làm nổi rõ các nội dung cho trẻ hoạt động. đồng bộ hóa các biểu bảng trong lớp, thống nhất về hình thức và nội dung như góc chơi. Từ đó kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.
Sắp xếp trật tự các góc ngăn nắp, khoa học: Bố trí các góc chơi phù hợp với điều kiện thực tế của lớp và yêu cầu của từng góc chơi như: Góc phân vai, xây dựng thì cần không gian rộng và nhiều ánh sáng, góc thiên nhiên gần nguồn nước, góc học tập cần yên tĩnh, các góc được bố trí thuận tiện cho trẻ đi lại...
Môi trường ngoài lớp học: Trồng một số cây xanh cho bóng mát, tạo các bồn hoa, chậu hoa với nhiều thể loại và màu sắc khác nhau có gắn biển tên các loại hoa, cây, tận dụng các nguyên vật liệu bỏ đi để tận dụng trồng cây, trồng hoa để giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường
Ví dụ: Góc thiên nhiên ngoài lớp học tôi sưu tầm nhiều chai lọ nhỏ để trồng một số loại cây nhỏ tạo nên góc thiên nhiên sinh động hấp dẫn. Khu vực chơi với cát, sỏi đá: Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, an toàn
Ngoài ra tôi chú trọng đến đến việc dạy trẻ thao tác sử dụng hiệu quả. Đồ dùng, đồ chơi được bổ sung, thay đổi thường xuyên, sắp xếp khoa học theo các kỹ năng từ dễ đến khó, số lượng phù hợp so với số trẻ chơi trong từng góc chơi để trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng chức năng của nó. 
Biện pháp 3: Thiết kế nội dung chơi hợp lý, khoa học và hướng dẫn trẻ chơi.
Để thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có một biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc trong toàn bộ chủ đề trong năm học. Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ.
Nội dung thỏa thuận rất quan trọng cho việc thực hiện trong quá trình hoạt động vui chơi, khi thỏa thuận giữa cô và cháu có sự trao đổi vế cách chơi, vai chơi mà cháu sắp đảm nhận ngoài ra cháu còn biết được một số nội dung cần thiết trong quá trình chơi. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo các góc mà các cháu sẽ thực hiện chơi của buổi chơi hôm đó, cô cần tôn trọng quyết định của cháu khi cháu quyết định chọn góc mà cháu thích, cô nắm rỏ đặc điểm tâm lý của từng cháu, lưu tâm đến những cháu rụt rè ít tham gia hoạt động, khuyến khích động viên cháu tham gia chơi với bạn cho cháu chơi những góc cháu thích. Gợi ý cho các cháu thay đổi vai chơi, góc chơi để cháu hứng thú khi được trải nghiệm hiểu biết của mình vào mọi hoạt động.
Ngoài ra tôi còn nêu rõ góc chơi chính để cháu thấy được tầm quan trọng của góc chơi chính để trong buổi chơi sẽ làm nổi bật hơn các góc khác 
Thiết kế nội dung chơi hợp lí còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể trẻ cùng nhau hợp tác thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. Cụ thể như sau:
Góc xây dựng: Trong quá trình chơi hòa nhập đóng vai chơi, tôi gọi đúng ngôn ngữ mà cháu đã nhập vai. Ví dụ: “Bác thợ cả, chú xây dựng” Như trong chơi xây dựng. Trẻ thể hiện và hiểu được xây nhà nhờ có ai xây? Nguyên vật
liệu để xây? bạn nào xây nhà? bạn nào trộn hồ? ... Giáo viên cần bao quát hết góc chơi, để biết được sự nhập vai của trẻ.
Góc phân vai: Ở góc phân vai trẻ giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giáo dục nhân cách cho trẻ được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi gia đình cùng nhau nấu ăn, cô bán hàng cho khách, bác sĩ khám bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân. Ví dụ: “Bác sĩ khám bệnh chăm sóc cho bệnh nhân, gia đình, bố mẹ chăm sóc con, tổ chức các bữa tiệc cuối tuần mời mọi người đến dự” “Cô bán hàng có thể trao đổi về giá cả của cháu khi mua bán ở góc bán hàng, cô giáo dạy các bạn học, dạy múa” “Chuẩn bị bữa cơm gia đình”. Trẻ biết cách giao tiếp qua các tình huống, phát triển vốn từ cho cháu khi chơi, trẻ được thể hiện vai chơi và chơi hứng thú hơn. 
Góc âm nhạc: Góc chơi này giúp trẻ phát triển được năng khiếu của mình thông qua các bài hát trong chủ đề và giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ.
Góc tạo hình: Ở góc tạo hình trẻ sáng tạo ra các sản phẩm mà cháu thích, năng khiếu cháu được phát triển qua hoạt động chơi. khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp.
Ở góc sách truyện: Trẻ sẽ được thể hiện vai các nhân vật theo câu chuyện để cháu kể theo rối, kể các lời đối thoại lời. Trẻ cùng nhau đọc tranh truyện và tranh chữ to. Sưu tầm những tờ lịch cũ thay thế giấy rô ky tôi sẽ thực hiện bài tập phát triển trí tuệ cho cháu say mê vui chơi và các bài tập chữ cái, bài tập toán có số tương ứng để cháu xếp vào những hình ảnh tự làm. 
Góc thiên nhiên: Cháu cùng nhau khám phá sự vật hiện tượng xung quanh qua quá trình thử nghiệm, như: Khám phá vật nổi - vật chìm, không khí, nam châm.... cũng thông qua giờ chơi ở góc thiên nhiên cháu được vui đùa với thiên nhiên, tự mình trồng cây, chăm sóc cây và tím hiểu được quá trình phát triển của cây và biết được lợi ích của cây xanh đối với con người. Muốn cho trẻ đi học thường xuyên và thích mọi hoạt động của lớp và có trách nhiệm với lớp thì cô là người luôn luôn làm mới lớp trong ánh mắt của cháu. 
Biện pháp 4: Đổi mới về phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức phong phú trong các hoạt động
Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động vui chơi đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều. Trước hết, giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, hiểu về học sinh tức là nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ, biết được trẻ cần gì và nhu cầu hứng thú của trẻ ra sao, Bên cạnh đó, việc lựa chọn nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động sao cho gây được hứng thú, tích cực ở trẻ là điều hết sức cần thiết.
Ví dụ như phần giới thiệu bài: Tùy vào từng hoạt động mà tôi có cách dẫn dắt vào bài học thu hút sự chú ý của trẻ như cho trẻ khám phá hộp quà, khám phá những chiếc túi kỳ diệu, bên trong đó chứa đựng nội dung liên quan đến chủ đề đang học
Bên cạnh đó, để phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong các hoạt động, cô giáo cần nêu câu hỏi hoặc các tình huống có vấn đề để tất cả trẻ trong lớp đều phải suy nghĩ và làm việc, một số câu hỏi mở nhằm khuyến khích cách cảm nhận, suy nghĩ riêng, hay trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Ví dụ: Nếu như con làm mẹ thì con sẽ phải làm những công việc gì để chăm sóc các con? Muốn bán được nhiều hàng thì con phải làm gì? Con sẽ làm gì khi thấy bạn bị đau bụng? Thấy bạn lấy trộm đồ chơi của người khác con sẽ làm gì?  Với những câu hỏi như vậy sẽ phát triển khả năng tư duy của trẻ.
Để tạo sự chú ý của trẻ đến các góc chơi, tôi còn thay đổi cách đặt tên các góc và trang trí các góc đẹp, sinh động, hấp dẫn trẻ, để kích thích tính tò mò, muốn được thỏa sức sáng tạo của trẻ. Việc thay đổi tên góc và trang trí các góc phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Từ đó trẻ sẽ tạo hứng thú chơi tốt cho trẻ. Cụ thể như sau:
Góc sách/ truyện: Tôi đặt tên là: Thư viện của bé, Bé và truyện tranh, hoặc chúng mình cùng học chữ ... Góc xây dựng đặt tên là: Kĩ sư tài ba, công trình của bé, Kĩ sư nhí...Góc phân vai đặt tên là: Bé tập làm người lớn, Bé chọn vai chơi nào, Góc âm nhạc đặt tên là: Bé làm ca sĩ, nào ta cùng hát, Ca sĩ tí hon, những nốt nhạc vui, Bé vui ca hát. Góc tạo hình đặt tên góc là: Họa sĩ tí hon, Bé ơi vẽ gì, Bé yêu nghệ thuật ... Góc thiên nhiên tôi đặt tên góc là: Vườn thiên nhiên của bé, Bé yêu thiên nhiên.
Ngoài ra tôi còn tạo hình thức chơi phong phú cho trẻ
Tổ chức chơi theo nhóm: Trò chơi được chơi cùng nhau thì khả năng hợp tác, chia sẻ, khả năng chủ trì, trẻ được quan tâm chia sẻ với nhau từ đó trẻ yêu nhau hơn, biết chia sẻ và học được đức tính nhường nhịn. Cô giáo cần khuyến khích ở trẻ tính hợp tác, chia sẻ khi cùng bạn tham gia vào những hoạt động chung khác nhau. Cô giáo tổ chức các nhóm chơi: Cô sẽ giao nhiệm vụ cho từng nhóm chơi, và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định. 
Đôi khi cô giáo cũng là một thành viên trong nhóm chơi để hướng dẫn trẻ. Cô
giáo cần cho trẻ chơi luân phiên các ngày trong tuần, đối với nhóm còn 
yếu cô cho trẻ chơi 2 đến 3 hôm cùng nhau cho trẻ thành thạo, đồng thời cô giáo sắp xếp bạn khá và yếu cùng chơi một nhóm để có thể giúp đỡ lẫn nhau
Tổ chức cho trẻ chơi theo hình thức đóng vai: Cô có thể hướng dẫn trẻ đóng vai trong nhóm chơi như: Cô giáo, lớp học... hoặc trẻ hóa thân vào các nhân vật trong truyện để đóng kịch hoặc đơn giản chỉ là trẻ cùng nhau tự đóng kịch theo câu chuyện bịa của mình. Khi trẻ đi vào thế giới tưởng tượng và đóng một vai trong đó, trẻ sẽ được học cách cùng nhau làm việc để tạo ra thế giới kỳ thú này. 
Biện pháp 5: Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng và khen ngợi động viên trẻ kịp thời 
Để thực hiện tốt hoạt động vui chơi, giáo viên cần tận dụng mọi hoàn cảnh để khơi gợi vốn kinh nghiệm, kỹ năng đã có của đứa trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Khi trẻ thể hiện được khả năng của bản thân là lúc trẻ tự tin tham gia vào các góc chơi. Muốn vậy lớp học phải là ngôi nhà thứ 2 của trẻ, nơi mà trẻ được yêu thương được mọi người quan tâm. Có như vậy trẻ mới mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động, tự khám phá, suy nghĩ, đề xuất ý kiến, tranh luận, thảo luận với các bạn và với cô làm cho trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động. Nhờ vậy, chúng ta mới phát huy được tính tích cực, tự giác ở trẻ, giúp trẻ tự thể hiện được khả năng của bản thân. Với những cử chỉ, điệu bộ, ánh   mắt, giọng nói ân cần và gần gũi cô có thể tạo cho trẻ một niềm tin, trẻ học tập tự nhiên, thoải mái, trẻ nói lên ý muốn, ý thích, khả năng của bản thân.
Thực tế ở lớp tôi, một số cháu đầu năm còn rụt rè, nhút nhát như cháu Hải, Phương Anh, Khánh. Vậy mà, qua thời gian được tham gia các hoạt động vui chơi cùng nhóm bạn, cháu đã trở nên mạnh dạn hơn. Đặc biệt có nhiều cháu còn bộc lộ khả năng của mình trước lớp như cháu biết quán xuyến lớp, phụ giúp cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho tiết học,  nhiều cháu còn bộc lộ năng khiếu của mình như mạnh dạn hát, kể chuyện, đọc thơ... Đến nay nhiều cháu đã trở nên tiến bộ hơn rất nhiều như cháu: Như, Thắng, Hải...
Bên cạnh việc tạo cơ hội để trẻ thể hiện khả năng của mình, các cô giáo cũng như các bậc phụ huynh cần phải biết khen thưởng trẻ đúng thời điểm và kịp thời. Vì khen ngợi là nguồn khích lệ tinh thần lớn với trẻ. Khen ngợi tạo động lực để trẻ làm những điều tốt hơn nữa. Khi nhận được những lời khen, trẻ thấy hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau. Khi cháu nhập vai tốt tôi động viên, khuyến khích cháu chơi tốt hơn. Từ đó có thể động
viên cháu sưu tầm vật liệu để cô và các cháu cùng làm thêm đồ chơi cho các buổi chơi khác, cô nên có biện pháp khen và động viên rõ ràng để khích lệ cháu
Ví dụ: Khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cô có thể thưởng cho trẻ một lời khen ngợi, động viên, hoặc tặng cho cháu một món quà nhỏ ngay trong lúc đó để khích lệ tinh thần, tạo nguồn hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn và hiệu quả hơn.
Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh
Liên kết trao đổi với phụ huynh là một trong những công tác hết sức quan trọng đối với người giáo viên mầm non. Muốn hoạt động vui chơi đạt kết quả giáo viên cần liên hệ với phụ huynh vào thời gian trả và đón cháu, cho phụ huynh xem một số đồ dùng sáng tạo làm từ phế liệu phụ huynh cho để từ đó động viên phụ huynh cho thêm một số phế liệu để làm đồ dùng vui chơi cho các cháu đạt kết quả cao hơn, Cô chụp ảnh hay quay lại 1 buổi hoạt động để trình chiếu cho phụ huynh xem trong các buổi họp phụ huynh để họ biết các cháu vui chơi trao đổi cùng bạn, xây nên những “công trình”, tạo ra những sản phẩm rất đáng yêu.
Không chỉ trao đổi về các đồ chơi, kết quả chơi đến với phụ huynh mà còn trao đổi về các mặt phát triển của trẻ khi được học và được chơi, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh về ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo. Từ đó phụ huynh sẽ quan tâm và ủng hộ, phấn khởi và yên tâm khi gửi con đến trường và có những cử chỉ đẹp tôn trọng cô giáo. Từ đó phụ huynh sẽ động viên các cháu đi học đều hơn 
4. Hiệu quả đạt được khi sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ 
Sau khi áp dụng các biệp pháp của sáng kiến tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi, lớp A2, trường mầm non Trung Mầu đã đạt được kết quả như sau:
4.1. Đối với bản thân
Qua việc thực hiện một số biện pháp trên, bản thân đã tạo được môi trường giáo dục cho trẻ với nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú để trẻ chủ động, bản thân tôi thực sự khéo léo, sáng tạo hơn trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đổi mới hình thức và thực hiện tốt việc tổ chức một giờ hoạt động góc cho trẻ. Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu. Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ chơi tích cực, mạnh dạn tự tin, vững vàng hơn trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
4.2. Kết quả đạt được trên trẻ
Sau khi áp dụng các biệp pháp của sáng kiến, qua quá trình quan sát, ghi chép, trò chyện và kết hợp với bản thân luôn thường xuyên cập nhật thông tin về phương pháp dạy học tích cực và lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng kế hoạch rõ ràng, linh hoạt trong từng bước dạy trẻ, khi tôi áp dụng các biện pháp giáo dục như trên thì kết quả đạt được là đa số trẻ biết tự nhận vai chơi của mình, trẻ biết tự chọn góc chơi, trẻ hứng thú, tích cực, sáng tạo và biết sử dụng đồ chơi khéo léo đúng mục đích, chức năng, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Không những vậy khả năng giao tiếp của trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, nhiều trẻ biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi hơn và các kĩ năng chơi ở các góc cũng phát triển tốt hơn. Nhờ vậy trẻ lĩnh hội kiến thức tốt hơn, tích cực tham gia hoạt động, chất lượng giờ hoạt động

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat.doc