Báo cáo biện pháp Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng
và cùng với c c đồng chí gi o vi n trong trƣờng
làm đồ dùng đồ chơi.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu cùng với BGH nhà trường và tổ
chuyên môn cùng đưa ra ý kiến để có thể làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên
vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương cho trẻ hoạt động một
cách có hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Tổ chức các
hội thi làm đồ dùng đồ chơi để giáo viên có thể nâng cao kỹ năng làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo.
Bản thân tôi đã kiểm tra, phân loại đồ dùng phục vụ cho hoạt động học
tập, đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơi và các hoạt động khác theo từng
chủ đề xem trong chủ đề đó còn thiếu những loại đồ dùng gì ? cần phải làm bổ
sung thêm những đồ dùng gì để phục vụ cho chủ điểm đang học và bằng những
kinh nghiệm từ thực tế sau đó tôi mới bắt tay vào xây dựng kế hoạch làm đồ
dùng đồ chơi cụ thể cho từng hoạt động trong ngày của trẻ cũng như các chủ
điểm mà trẻ đang học và đang bắt đầu học một cách có hiệu quả nhất. Nhưng
làm thế nào để làm ra được những đồ chơi hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt
động và làm những đồ chơi đó bằng những nguyên vật liệu gì ?
Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể về việc làm đồ dùng đồ chơi bằng các
nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có.Tôi bắt đầu tìm kiếm các
nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi, đây là phần việc hết sức
quan trọng giúp cho việc làm đồ dùng đồ chơi diễn ra xuyên suốt một năm học
và đạt được hiệu quả. Đó là những nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: các
loại chai, lọ, vỏ chai comfo, hạt cao su, vỏ hến, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia,
bẹ cau, vỏ sữa su su, vỏ ngao, vỏ thạch rau câu, nắp chai, hộp linh kiện, hộp mì
tôm, vải, len vụn, vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, lá cây, ống nhựa, que kem,
ống hút, rơm, vỏ trứng, bao bì, quả bóng. để tạo ra những sản phẩm đẹp, hấp
dẫn và đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Chủ đề “ Tết và mùa xuân ” để phục vụ cho các hoạt động của trẻ
theo chủ đề, tôi đã sưu tầm và cùng với các cô giáo trong trường làm các loại rau
củ quả từ các nguyên vật liệu đã qua sử dụng như: chai lọ, xốp, bông, vải vụn.
để phục vụ cho trẻ trong các giờ hoạt động theo chủ đề chủ điểm,
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng
iáo viên có ít thời gian để nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi theo ý tưởng và mới lạ. Đồ dùng tự tạo ra phục vụ cho các hoạt động còn bị hư hỏng nhiều do trẻ chưa biết cách giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi. Nhận thức của các bậc phụ huynh: Nhìn chung rất nhiều các bậc phụ huynh chưa nhận thức đúng về vai trò của đồ dùng đồ chơi, có rất nhiều các bậc 7 phụ huynh yêu chiều con cái mình để rồi dành những số tiền ít ỏi kiếm được trong ngày đi mua những thứ đồ chơi như: kiếm, dao(Là những đồ chơi bằng nhựa) nhưng lại rất nguy hiểm và không an toàn cho trẻ. Đa số các bậc phụ huynh chưa hề nghĩ rằng việc tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi, từ những nguyên vật liệu phế phẩm trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình có rất nhiều, dùng để cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi, trẻ vừa yêu thích sản phẩm của mình làm ra, vừa có ý nghĩa giáo dục trẻ, phụ huynh lại vừa tiết kiệm được tiền của khi không phải mua những đồ chơi rất đắt trên thị trường vừa không rõ nguồn gốc lại không an toàn cho trẻ chơi. Nhận thức chung của mọi người dân địa phương: Chưa thấy rõ được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi an toàn hay không an toàn cho trẻ, do bận nhiều công việc trong lao động sản xuất chưa quan tâm đến việc chơi và sử dụng đồ chơi của con em mình và có rất nhiều người dân còn chưa hiểu và thông cảm với công việc của các cô giáo Mầm non là làm những công việc gì? và dạy học như thế nào? Còn về việc dạy học tôi vẫn tiến hành đầy đủ, dạy theo chương Mầm non mới. Nhưng khi tiến hành tôi nhận thấy tiết học vẫn chưa thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ chưa hứng thú khám phá, chưa phát huy được sự khéo léo của đôi bàn tay, khả năng sáng tạo và chưa lôi cuốn trẻ vào việc khám phá qua các hoạt động. Từ đó chưa có điều kiện phát triễn thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ Phát triển sự khéo léo và khả năng sáng tạo của trẻ. Hay nói chung hơn là chưa phát triển một cách toàn diện nhân cách trẻ Mầm non. * Kết quả thực trạng khảo s t. Từ những thuận lợi và khó khăn thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tại lớp nhóm trẻ 25-36 tháng tuổi như sau: T T Nội dung Số trẻ Kết quả khi chƣa sử dụng ĐD ĐC tự tạo vào c c hoạt động Đạt CĐ T % K % TB % Y % 1 Hoạt động chơi tập có chủ định 17 5 29.4 4 23.5 5 29.4 3 17.7 2 Hoạt động vui chơi 17 4 23.5 4 23.5 5 29.4 4 23.5 3 Hoạt động khác 17 3 17.7 3 17.7 5 29.4 6 35.2 Kết quả khảo sát từ thực tiễn cho ta thấy khi chưa sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ được hoạt động ở các hoạt động kết quả sử dụng “ Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy”. của các hoạt động đạt ở mức độ chưa đạt còn nhiều. 8 Từ những kết quả khảo sát trên, tôi đã đưa ra: “ Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy”. nhằm mục đích nâng cao chất lượng các hoạt động trong ngày của trẻ đồng thời giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, tích cực và có nhiều sáng tạo trong quá trình chơi và hoạt động với những đồ dùng đồ chơi tự tạo. 2.3. C c biện ph p, giải ph p 2.3.1. iện ph p 1: Phối kết hợp với GH nhà trƣờng và tổ chuy n môn xây dựng kế hoạch và cùng với c c đồng chí gi o vi n trong trƣờng làm đồ dùng đồ chơi. Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu cùng với BGH nhà trường và tổ chuyên môn cùng đưa ra ý kiến để có thể làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương cho trẻ hoạt động một cách có hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi để giáo viên có thể nâng cao kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Bản thân tôi đã kiểm tra, phân loại đồ dùng phục vụ cho hoạt động học tập, đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơi và các hoạt động khác theo từng chủ đề xem trong chủ đề đó còn thiếu những loại đồ dùng gì ? cần phải làm bổ sung thêm những đồ dùng gì để phục vụ cho chủ điểm đang học và bằng những kinh nghiệm từ thực tế sau đó tôi mới bắt tay vào xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi cụ thể cho từng hoạt động trong ngày của trẻ cũng như các chủ điểm mà trẻ đang học và đang bắt đầu học một cách có hiệu quả nhất. Nhưng làm thế nào để làm ra được những đồ chơi hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động và làm những đồ chơi đó bằng những nguyên vật liệu gì ? Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể về việc làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có...Tôi bắt đầu tìm kiếm các nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi, đây là phần việc hết sức quan trọng giúp cho việc làm đồ dùng đồ chơi diễn ra xuyên suốt một năm học và đạt được hiệu quả. Đó là những nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: các loại chai, lọ, vỏ chai comfo, hạt cao su, vỏ hến, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia, bẹ cau, vỏ sữa su su, vỏ ngao, vỏ thạch rau câu, nắp chai, hộp linh kiện, hộp mì tôm, vải, len vụn, vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, lá cây, ống nhựa, que kem, ống hút, rơm, vỏ trứng, bao bì, quả bóng... để tạo ra những sản phẩm đẹp, hấp dẫn và đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. Ví dụ: Chủ đề “ Tết và mùa xuân ” để phục vụ cho các hoạt động của trẻ theo chủ đề, tôi đã sưu tầm và cùng với các cô giáo trong trường làm các loại rau củ quả từ các nguyên vật liệu đã qua sử dụng như: chai lọ, xốp, bông, vải vụn... để phục vụ cho trẻ trong các giờ hoạt động theo chủ đề chủ điểm, 9 ( Hình ảnh các cô giáo đang làm củ cà rốt) Khi đã tìm kiếm được các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi, việc tiếp theo là tôi cùng thống nhất với đồng nghiệp là cùng nhau mỗi ngày giành ra một chút thời gian để cùng nhau làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các giờ học, giờ hoạt động của trẻ. Sau khi đã cùng bàn bạc tất cả các đồng chí giáo viên đều thống nhất là sau mỗi buổi chiều sẽ ở lại 30p để cùng nhau làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động. Ví dụ: Với những quả bóng đã bị méo hoặc bị hư không sử dụng nữa, tôi đã cùng với các cô trong trường dùng những quả bóng này cắt ra làm đôi và trang trí thêm cái cánh, mỏ và mắt để làm nên những chiếc mũ gà con xinh xắn cho trẻ đội trong giờ hoạt động học, tạo thêm phần hứng thú cho trẻ vào các hoạt động. ( Hình ảnh các cô đang làm mũ gà) 2.3.2. iện ph p 2: Phối hợp với hội cha, mẹ phụ huynh sƣu tầm quy n góp nguy n vật liệu và cùng cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ. 10 Việc tận dụng các nguyên vật liệu phế thải và nguyên vật liệu từ thiên nhiên sẵn có để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ chơi đã trở thành việc thường xuyên của giáo viên mầm non. Để có đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động thu hút được sự quan tâm của cha, mẹ trẻ vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã trực tiếp trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh trong lớp cùng bắt tay vào thu gom và tìm kiếm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên để thu hút được sự quan tâm của cha, mẹ trẻ vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh qua bảng tuyên truyền của lớp, qua cuộc trao đổi trực tiếp trong giờ đón, trả trẻ để phụ huynh hiểu được sự tầm quan trọng của việc làm và sử dụng đồ chơi trong các hoạt động phát triển các lĩnh vực phát triển cho trẻ đồng thời nêu lên sự bất cập của những đồ dùng đồ chơi sẵn có như vừa tốn tiền mua mà không đảm bảo an toàn khi sử dụng trong khi đó việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có như: các loại chai, lọ, vỏ chai com pho, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia... sẽ tạo ra được rất nhiều đồ dùng có ích cho trẻ chơi mà lại không tốn kém. Kết quả hầu hết phụ huynh trong lớp đều phấn khởi và tích cực quyên góp nguyên vật liệu để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi vì qua những việc làm nhỏ bé đó phụ huynh đã được cùng với cô giáo góp một phần không nhỏ của mình vào việc học tập của con em họ và sau mỗi lần vận động tuyên truyền như vậy tôi đã có rất nhiều các nguyên vật liệu và tạo được nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh cho trẻ hoạt động. Để có đủ số lượng đồ dùng đồ chơi theo các hoạt động của từng chủ đề mà tôi đã kiểm tra ngay từ đầu năm học. Tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương nhằm phục vụ cho hoạt động chơi và hoạt động học của trẻ, đồng thời đề xuất với phụ huynh mỗi tháng một lần vào mỗi buổi chiều khi các bậc cha mẹ đến đón con sẽ tổ chức cho phụ huynh sẽ cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi với các giáo viên trong trường để phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Việc làm này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về những đồ dùng đồ chơi cho con em mình học tập, Không những thế còn tạo sự gắn kết giữa phụ huynh và cô giáo. Ví dụ: Khi chuẩn bị chuyển sang học chủ điểm ” Phương tiện giao thông” qua kiểm tra còn thiếu đồ dùng về phương tiện giao thông đường thủy tôi đề xuất với phụ huynh để cùng cô giáo và trẻ tham gia làm đồ dùng để bổ sung cho chủ đề. Trong quá trình làm giáo viên hướng dẫn phụ huynh và trẻ cùng làm thuyền buồm bằng bẹ cau cụ thể như sau: Nguyên vật liệu: Bẹ cau, keo, kéo, giấy màu hoặc mảnh chiếu rách bỏ đi Cách làm: Bước 1: Dùng kéo cắt bẹ cau để làm thân thuyền 11 Bước 2: Dùng súng bắn keo gắn các mảng lại với nhau để tạo thành thân thuyền. Bước 3: Dùng kéo cắt lượn mảng giấy màu đỏ và xanh để làm cánh buồm, sau đó dùng keo gắn lá buồm vào que tre để làm cánh buồm. Cuối cùng dùng keo gắn cột buồm vào với thân thuyền để tạo thành thuyền buồm. Ví dụ 2: Với chủ đề: Cây và một số loại hoa Tôi hướng dẫn các bậc cha mẹ cùng làm cây chuối, cây xanh Nguyên vật liệu: ống nhựa ( rửa sạch), vỏ cây khô, bao bì ( rửa sạch), bìa cát tông, lọ xịt màu, xốp màu, chậu nhựa, xi măng. Cách làm: * Cây chuối: + Bước 1. Dùng một ống nhựa đặt vào chậu sau đó đổ xi măng vào chậu để xi măng chết ống nhựa có thể đứng được. + Bước 2: Lấy vỏ chuối khô gắn xung quanh ống nhựa để tạo thành thân cây chuối. + Bước 3: Cắt lá chuối từ xốp màu sau đó gắn vào phía đầu trên cùng của ống nhựa để làm ngọn và lá cây chuối và hoa chuối để tạo thành một cây chuối như thật. * Cây xanh: Từng tán lá được làm bằng xốp màu và dán lên bìa cát tông, sau đó nẹp cành bằng gỗ để cho tán lá có thể xòe ra, đổ xi vào gốc cây để cho cây có thể đứng được. (Hình ảnh phụ huynh và cô giáo cùng làm đồ dùng đồ chơi) 12 Như vậy từ những nguyên vật liệu sẵn có để làm ra những đồ chơi cho trẻ hoạt động, không những khuyến khích trẻ hoạt động một cách tích cực mà đây còn là một sợi dây vô hình gắn kết giữa cha, mẹ và cô giáo một cách tự nhiên. Bởi với mỗi chủ đề mới cô giáo có thể trao đổi với các phụ huynh cùng tìm tòi những nguyên vật liệu từ phế thải bỏ đi hoặc những phế liệu từ gia đình mình không sử dụng đem đến để cô giáo làm ra những đồ chơi và đồ dùng dạy học đẹp mắt cho con mình học và vui chơi. Khi phụ huynh được tận mắt xem những sản phẩm được tạo ra từ những nguyên liệu bỏ đi lại có thể trở thành những đồ chơi hữu ích cho con mình học tập họ sẽ cảm thấy rất phấn khởi và hãnh diện vì đã góp được một phần nhỏ của mình trong việc học tập và vui chơi của con em mình và từ đó họ sẽ hiểu và thông cảm hơn về công việc hằng ngày của cô giáo ở trường Mầm Non. 2.3.3. iện ph p 3: àm đồ dùng đồ chơi tự tạo sử dụng trong c c hoạt động chơi tập có chủ định của trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Qua vui chơi sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Vui chơi, là một phần bản năng tự nhiên sớm hình thành từ trẻ nhỏ, bắt đầu từ những việc như việc tham gia vào các trò chơi, bắt chước, sáng tạo. Trẻ em học hỏi, tiếp thu hiểu biết và các kỹ năng căn bản qua các cuộc chơi và các kinh nghiệm đơn giản hằng ngày. Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp hình thành khả năng chơi đùa mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những kỹ năng sống. Tất cả các hoạt động vui chơi mà trẻ tham gia sẽ xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm và xã hội. Trẻ em không phân biệt chuyện vui chơi, học tập và công việc. Đối với trẻ, sống là để vui chơi. Trong quá trình chơi, trẻ học về thế giới của chúng, thu nhận thông tin bằng tất cả các giác quan qua việc tác động mọi thứ và những người xung quanh. Qua vui chơi để hoc tập và trải nghiệm về sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ và khi trẻ chơi một cách hứng thú nhất cũng chính là thời điểm trẻ học và tiếp thu tốt nhất. Nếu đồ chơi không đáp ứng được nhu cầu chơi đó của trẻ, trẻ sẽ rất dễ nhàm chán và không muốn chơi, không hứng thú hoạt động. Chính vì lẽ đó đối với những giờ học tập của trẻ nếu không có đủ đồ chơi cho trẻ hoạt động thì trẻ sẽ không hứng thú tham gia vào các hoạt động dẫn đến kết quả giờ học không đạt mục tiêu đề ra và ngược lại nếu giáo viên có thể chuẩn bị một cách đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động, nhất là trẻ được hoạt động với chính những đồ chơi tự tạo do cô giáo và đôi bàn tay của trẻ làm ra trẻ sẽ rất hứng thú và kích thích tính tò mò khám phá ở trẻ. Để thực hiện được những mục tiêu phát triển nhận thức đối với trẻ mầm non đòi hỏi người giáo viên khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động cần phải biết 13 phối hợp sử dụng đồ dùng trực quan và đồ dùng học tập đủ cho trẻ hoạt động bởi do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ là “ Học mà chơi, chơi mà học” Nếu không có đồ dùng đồ chơi trẻ sẽ rất dễ nhàm chán và không hứng thú tham gia vào các hoạt động. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ sẽ chọn những nguyên vật liệu gì ? tạo ra những đồ chơi gì ? Để phục vụ cho các hoạt động phát triển nhận thức của trẻ đạt kết quả tốt nhất. Từ suy nghĩ đó, tôi đã tôi nhờ các bậc phụ huynh cùng quyên góp những nguyên vật liệu phế thải có trong gia đình mình như: các loại chai, lọ, vỏ chai comfo, hạt cao su, vỏ hến, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia, bẹ cau, vỏ sữa su su, vỏ ngao, vỏ thạch rau câu, nắp chai, hộp linh kiện, hộp mì tôm, vải, len vụn, vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, lá cây, ống nhựa, que kem, ống hút, chậu nhôm đã bỏ đi, các loại hột hạt, keo nến, keo sữa, cát sỏi vỏ hến, sọ dừa...để phục vụ cho cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi để sử dụng trong các hoạt động phát triển nhận thức của trẻ Ví dụ: Đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để cho giờ kể truyện và đọc thơ của trẻ được trở nên hấp dẫn hơn tôi cùng với các giáo viên trong trường cùng nhau tạo ra một khu vườn cổ tích để lôi cuốn trẻ vào trong các giờ học truyện và thơ, Từ những đồ dùng mà chúng tôi cùng với phụ huynh đã làm được trong thời gian qua, tôi đã hướng dẫn mọi người sắp xếp và tạo thành một khu vườn cổ tích thật đẹp và hấp dẫn sự tò mò của trẻ vào giờ học. Khu vườn cổ tích gồm có cổng vườn cổ tích, cây chuối được làm từ ống nhựa và xốp màu, cây xanh to được làm bằng bìa cát tông và xốp màu, dãy núi làm bằng bào bì và phun màu, củ cà rốt làm bằng giấy gai và bông, hoa được làm từ xốp màu, vỏ hến,... ( Hình ảnh các cô làm mô hình vườn cổ tích) 14 Ví dụ: Đối với giờ kể chuyện ”Thỏ con không vâng lời” để tạo được sự hứng thú của trẻ vào giờ học tôi đã tạo một khu vườn cổ tích đủ rộng để cho trẻ có thể hoạt động trong khu vườn đó. Trong khu vườn cổ tích có mô hình sa bàn để cô kể chuyện, có khu vực cho trẻ nghe cô kể chuyện trên màn hình, có vườn củ cà rốt cho trẻ chơi trò chơi. ( Hình ảnh cô và trẻ trong giờ kể chuyện) Sau khi cho trẻ hoạt động trong mô hình này tôi cảm thấy trẻ rất hào hứng, và thích thú khi được hoạt động trong một không gian đẹp và hấp dẫn đến thế, trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện và khám phá những điều thú vị mà cô đem đến trong khu vườn cổ tích này. Ngoài giờ kể chuyện cho trẻ nghe tôi cũng có thể sử dụng các đồ dùng đồ chơi này vào các giờ hoạt động khác như: giờ thơ, giờ hoạt động với đồ vật, giờ nhận biết phân biệt, giờ âm nhạc... để tạo cho trẻ hứng thú, lôi cuốn trẻ vào giờ học một cách thích thú và trẻ có thể thoải mái vận động theo sự sáng tạo của mình. Đối với trẻ 25-36 tháng tuổi nếu như một giờ học của trẻ mà tổ chức cứng nhắc, đơn điệu thì trẻ khó tiếp thu và không tập trung chú ý vào giờ học, hiểu được tâm lý của trẻ ở độ tuổi này là trẻ chỉ thích chơi, thông qua chơi mà trẻ học vì vậy, tổ chức giờ học dưới dạng hình thức vui chơi sẽ lôi cuốn hấp dẫn trẻ hơn rất là nhiều. Đối với giờ học thơ của trẻ cũng vậy tôi cũng cho trẻ được hoạt động trong mô hình vườn cổ tích có bục sân khấu để cho trẻ lên đọc thơ tạo được hứng thú cho trẻ vào giờ học, đạt được hiệu quả rất cao. Đặc biệt đối với giờ thơ tôi cũng có thể sử dụng dưới dạng vui chơi trong khu vườn kỳ diệu, trong đó tôi cũng có một mô hình bài thơ để đọc cho trẻ nghe, có một khu cho trẻ ngồi nghe cô đọc trên màn hình rộng, ngoài ra tôi còn tạo ra 15 một bục sân khấu để cho trẻ có thể đứng lên đó để thể hiện bài thơ thật là hay theo sự sáng tạo của trẻ. ( Hình ảnh cô và trẻ trong giờ đọc thơ) 2.3.4. iện ph p 4: Sử dụng đồ chơi tự tạo cho trẻ qua c c hoạt động kh c: * Sử dụng đồ chơi tự tạo trong giờ đón, trả trẻ Có thể nói “Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách rời ra được”. Chính trò chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ em được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất để giúp trẻ phát triển, mà có những bậc cha mẹ vì không hiểu, đã coi thường, bỏ qua thậm chí đã cố gắng thay thế bằng các hoạt động nghiêm chỉnh hơn như tập đọc, tập viết. Chơi đùa một cách thích thú, sẽ là cơ sở để trẻ học hỏi một cách tích cực. một đứa trẻ biết phát huy những sáng kiến trong khi chơi, biết chủ động tạo ra những tình huống, vận dụng một cách linh hoạt các công cụ khi chơi. Bới vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Chính vì vậy không phải trẻ chỉ chơi với đồ chơi ở ngoài trời, ở hoạt động góc hay hoạt động có chủ định, mà trẻ có thể chơi và hoạt động với đồ chơi ở nhiều các hoạt động trong ngày của trẻ, trong giờ đón và trả trẻ cũng không ngoại lệ nhu cầu được chơi và sử dụng đồ chơi là hết sức cần thiết đối với trẻ. Để thỏa mãn nhu cầu được chơi đó của trẻ, sau khi đón trẻ từ tay bố, mẹ hoặc sau giờ hoạt động chiều tôi luôn đưa ra những gợi ý để trẻ tự vào góc và lấy đồ chơi để chơi, khi được chơi với những đồ chơi tự tạo trẻ sẽ có cảm giác thoải mái, vui vẻ và thân thiện hơn. Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, trẻ còn bịn rịn với bố, mẹ không muốn vào lớp tôi khéo léo nhắc trẻ: Con ơi các bạn thỏ đang buồn vì chưa có ai chơi đấy, con vào chơi với bạn nào 16 Như vậy trẻ sẽ nhanh chóng vào góc để tự lựa chọn đồ chơi để chơi và quên ngay việc không muốn vào lớp của mình và vui vẻ chơi cùng các bạn trong lớp (Hình ảnh trẻ chơi với đồ chơi tự tạo trong giờ đón trẻ) * Sử dụng đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động vui chơi: Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, đồ chơi nói một cách đơn giản là phương tiện dùng để chơi, là đồ vật giúp trẻ cầm, nắm một cách dễ dàng...Qua đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, biết được công dụng và ích lợi của những đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày đồng thời giúp trẻ nhận ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Đồ chơi còn giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần của mỗi đứa trẻ. Nếu không có đồ chơi đủ cho trẻ chơi trẻ sẽ rất dễ chán và không muốn tham gia vào buổi chơi, trẻ có chơi vui vẻ, thoải mái thì mới kích thích được khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ trong mọi hoạt động. Thông qua các hoạt động chơi trẻ được tiếp xúc với các đồ ch
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_lam_do_dung_do_choi_san_c.pdf