Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái

Ai cũng biết “học đọc và học viết” là một trong những khía cạnh của nghệ thuật ngôn ngữ mà con người cần phải nắm được, nhằm mục đích “cầm trong tay thứ vũ khí giao tiếp”. Từ khi đứa trẻ “bắt đầu biết đọc và biết viết” thì “ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết hoà làm một”. Chúng ta phải quan niệm rằng bất cứ một biểu hiện nào của ngôn ngữ viết cũng liên quan chặt chẽ với khả năng ngôn ngữ nói, và bất cứ một bài tập nào về ngôn ngữ viết cũng có thể sử dụng vào sự phát triển của ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ sẽ phát triển một cách tự nhiên nếu như điều kiện xung quanh thuận lợi, có sự tác động về phương pháp, hình thức của con người. Thế nhưng, một mặt các cháu mầm non vẫn chỉ “Học bằng chơi, chơi mà học”, mặt khác chữ viết vẫn thuộc phạm vi trừu tượng.

Do vậy với vai trò của một giáo viên lớp lớn dạy trẻ 5-6 tuổi, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: “phải làm thế nào để trẻ tiếp cận việc làm quen với cách đọc, cách viết một cách hợp lý mà mang lại hiệu quả tích cực? Làm thế nào để trẻ học tốt môn làm quen chữ cái?”

 

doc 26 trang Chí Tường 20/08/2023 8604
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái
hương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6. Phạm vi nghiên cứu
	- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến tháng 4/2016
B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Năm học 2014-2015, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, theo chương trình “giáo dục mầm non mới” và “thực hiện theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” . Vào đầu năm học, khi tổ chức các hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ, tôi nhận thấy một số thực trạng sau:
- Có một số cháu nói ngọng, nói tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến việc phát âm, sự tự tin trong giao tiếp của trẻ đó.
- Một số trẻ mới chuyển đến chưa đi học, chưa qua mẫu giáo nhỡ dẫn đến việc rèn trẻ có nề nếp học đồng đều gặp nhiều khó khăn.
- Một số trẻ quá hiếu động cũng làm ảnh hưởng tới việc học tập và rèn nề nếp trẻ.
- Qua khảo sát đầu năm học, tôi thấy kết quả cụ thể như sau:
+ Đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi:
Nội dung
Số trẻ (36)
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Chỉ số 65: Nói rõ ràng
32
89%
4
11%
Chỉ số79: Thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh. 
32
89%
4
11%
Chỉ số 88: Bắt chước hành vi và sao chép từ, chữ cái.
30
83%
6
17%
Chỉ số 89: Biết viết tên của bản thân theo cách của mình.
24
67%
12
33%
Chỉ số 90: Biết viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
30
83%
6
17%
Chỉ số 91: Nhận dạng được bảng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt.
6
17%
30
83%
+ Đánh giá theo mục tiêu khác:
Nội dung
Số trẻ (36)
Tỷ lệ(%)
- Trẻ nói ngọng
4
11%
- Trẻ nói tiếng địa phương
2
5.5%
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái đã học.
25
69%
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi chữ cái thành thạo
25
69%
- Trẻ có kỹ năng cầm bút đúng
25
69%
- Trẻ có tư thế ngồi viết đúng
30
83%
- Trẻ hứng thú trong giờ học 
30
83%
2. Các biện pháp thực hiện:
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp cho trẻ LQCC mọi lúc mọi nơi.
- Việc xây dựng môi trường lớp cho trẻ được LQCC mọi lúc mọi nơi như thế nào để phù hợp với trẻ? thu hút sự quan sát, tìm tòi của trẻ? gây hứng thú cho trẻ? đồng thời giúp trẻ nhớ nhanh chữ cái? , mà môi trường đó vẫn phải đạt tính thẩm mỹ cao là một vấn đề khó. Song tôi xin được mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ của mình như sau. 
- Để thực hiện được biện pháp này được tốt, tôi thường xuyên lên mạng xem các trang về: “trang trí lớp mầm non, góc chữ cái”, lật lại “album ảnh” đã sưu tầm để tham khảo, từ đó tìm ra cách xây dựng môi trường lớp cho phù hợp, hiệu quả trong việc cho trẻ “làm quen chữ cái” mọi lúc mọi nơi.
- Tôi thường chọn phương án : cô và trẻ cùng trang trí, xây dựng môi trường lớp. Tôi đánh máy tất cả các típ chữ ở góc, các chữ được trang trí lên các mảng tường hay bất cứ một biểu bảng nào trong, ngoài lớp đều là “mẫu chữ in thường, in hoa mà trẻ được học” do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Vị trí của chữ không quá cao với trẻ để trẻ có thể “đứng mà chỉ chữ, học đọc những chữ cái đó”. Cụ thể là:
+ Tôi chọn mảng hình cố định để biểu tựơng cho góc chữ cái là hình dễ nhận ra nội dung góc chơi. Với mảng mở, chi tiết khó để trang trí thì cô làm, còn những mảng hình nhỏ, chi tiết dễ thì trẻ làm. 
+ Tôi tạo môi trường chữ cái trong và ngoài lớp dưới dạng các băng từ, câu đối, thơ, các bảng chữ cái, thẻ chữ cái, góc chữ cái  ở các vị trí thuận lợi nhất. Qua đó trẻ làm quen dần với 29 chữ cái và trẻ không bị bỡ ngỡ trong các hoạt động có chủ định .
+ Đặc biệt ở góc học tập, tôi tạo nhiều góc mở cho trẻ được hoạt động với chữ cái. 
ảnh “ một mảng mở ở góc chữ cái”
- Để củng cố chữ cái đã học ở “góc chữ cái”, tôi gắn “các hình kèm theo từ có chữ chứa cái”.
+Ví dụ 1: hình ảnh “cái ca” có từ “cái ca” kèm theo. Hoặc mỗi bài thơ trong chủ đề, tôi cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học.
+ Ví dụ 2: tôi cho trẻ vẽ tranh vào 1/2 tờ giấy A4 theo sự hướng dẫn của cô giáo, vẽ theo chủ đề, những hình ảnh có từ giải thích chứa chữ cái, sau đó dán từ ở dưới, gài vào ô. Trẻ có nhiệm vụ “tìm và chỉ ra” chữ cái đang học, và chữ cái đã học. Sau khi hết chủ đề liên quan đến tranh, tôi dập lỗ những tờ tranh, đóng thành quyển làm đồ dùng cho góc“Thư viện chữ cái”, treo vào các móc nhỏ gắn lên tường để có thể lấy ra, lấy vào theo chủ đề, hay khi thay đổi chữ khác. Khi chơi góc này,trẻ sẽ phải “dùng bút gạch chân dưới những chữ cái trong từ dưới hình ảnh”, chữ cái này trùng với chữ cái in đậm ngoài bìa.
Dưới đây là một số hình ảnh trẻ chơi góc “Thư viện chữ cái”:
ảnh trẻ chơi:“tìm chữ trong từ”
ảnh “sản phẩm sau khi chơi”
+Ví dụ 3: ở góc chơi “Bé nào tinh mắt”cũng vậy , trẻ không những được học các chữ cái trong từ mà trẻ còn học được cách xếp các từ “từ trái sang phải ,từ trên xuống dưới”, trẻ “tìm và nối chữ”, trẻ “tập viết chữ cái theo mẫu” hoặc viết những chữ cái theo ý thích rồi lại xoá đi .
Dưới đây là một số hình ảnh trẻ chơi góc “Bé nào tinh mắt”:
ảnh trẻ chơi:“Xếp từ theo mẫu”
ảnh trẻ chơi:“Nối chữ cái”
- Mỗi chủ đề tôi lại thay vào mảng chơi mở nhiều hình ảnh khác nhau để “tránh sự nhàm chán và kích thích sự khám phá ham muốn học hỏi ở trẻ”, kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ thích nhìn, thích xem và có sự thay đổi thường xuyên theo các chữ dạy, từ đó trẻ hứng thú làm quen với các chữ cái, qua đó trẻ không chỉ LQCC trong giờ học mà còn mọi lúc, mọi nơi.
- Không chỉ ở các góc chơi và đồ chơi của trẻ thì tôi mới gắn từ có chứa các chữ cái, mà ngay cả đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn mặt, cốc uống nước, đĩa đựng sản phẩm tạo hình cũng được dán tên của trẻ. Có lần tôi thấy trẻ lau mặt nhưng lại say sưa đọc chữ cái thêu trên khăn của mình. Điều đó chứng tỏ “việc xây dựng môi trường chữ cái cho trẻ ở mọi lúc ,mọi nơi là một điều rất đáng làm”, điều này “giúp trẻ nhớ rất nhanh những chữ cái đã học” .
- Biện pháp này sẽ góp một phần nhỏ lôi cuốn trẻ thích chơi với chữ cái, thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh - giúp trẻ đạt được yêu cầu của CS 79 (CS 79: Trẻ thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh) .
ảnh: “trẻ chơi tìm chữ xung quanh lớp học”
- Để “bước đầu giúp trẻ biết viết”, tôi gắn hình ảnh có từ, trẻ có thể viết chữ cái còn thiếu trong từ giống từ đã cho, hoặc viết lại từ dưới hình ảnh - giúp trẻ đạt được yêu cầu của CS 88 (CS 88: Trẻ bắt chước hành vi và sao chép từ, chữ cái). Từ đó giúp trẻ đạt được yêu cầu của CS 90 (CS 90: Trẻ biết viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.)
- Ngoài ra, bất kể một đồ dùng, đồ vật nào có trong lớp, tôi đều dán các từ chỉ tên kèm theo.
Ví dụ: Những đồ dùng học tập của trẻ tôi cũng dán từ chỉ tên: bút chì, kéo, hồ dán, hay “ giá đựng vở” của trẻ cũng được chia làm nhiều ngăn có dán từ vào mỗi ngăn như “vở thủ công, vở vẽ, vở tập tô”, 
Trẻ sẽ hàng ngày lấy sách vở đồ dùng của mình và “làm quen với các chữ cái dán trên đó”. Lâu dần thành quen, trẻ còn có thể bập bẹ đánh vần trên những từ đó. Điều này không những ‘giúp trẻ học chữ cái thông qua từ mà cũng rèn ở trẻ tính ngăn nắp, gọn gàng khi cất đồ dùng của mình đúng nơi quy định” - giúp trẻ đạt được thêm yêu cầu của CS 81- lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp (CS 81: Trẻ có hành vi giữ gìn bảo vệ sách)
2.2. Biện pháp 2: Bản thân luôn tự nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng làm bài giảng điện tử.
- Trước hết, tôi luôn tự bồi dưỡng và rèn luyện mình: rèn cách phát âm chuẩn, chữ viết phải đúng và đủ nét, rèn tính kiên nhẫn trong việc viết  để từ đó có cơ sở  uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ cách cầm bút, cách phát âm chuẩn để làm tiền đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
- Với nhiệm vụ là một tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo lớn, tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do trường, Phòng giáo dục tổ chức, dự  giờ chéo trong khối, nghiên cứu và học tập các chương trình mới, qua đó tự nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.
- Tôi luôn tham khảo thêm sách báo, tư liệu qua mạng, đầu tư thời gian rảnh rỗi làm nhiều đồ dùng đồ chơi, tạo “các góc học chữ cái” trong lớp, để giúp trẻ được tiếp cận và học hỏi mọi lúc mọi nơi.
- Tôi luôn tìm tòi cách làm bài giảng điện tử gây hứng thú cho trẻ, và thường xuyên làm bài giảng điện tử vào những lúc rảnh, nhờ đó mà tôi đã tự rèn luyện cho mình kĩ năng thành thạo làm bài giảng điện tử.
2.3. Biện pháp 3: Luôn áp dụng hình thức sáng tạo, đổi mới trong tiết học.
- Hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động tương đối khô khan so với các hoạt động khác, vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia một cách tích cực và để khắc sâu những kiến thức vừa học, tôi đã lồng ghép phương pháp “Học bằng chơi, chơi mà học” vào các tiết học LQCC.
- Tôi luôn dành thời gian sưu tầm, thiết kế các bài giảng điện tử về các hoạt động LQCC. Tôi nhận thấy trẻ luôn hứng thú tham gia một cách tích cực vào hoạt động.
- Tôi luôn tìm ra cách dẫn dắt, chuyển bước giữa các hoạt động trong tiết học; cách vận dụng phương pháp linh hoạt, sinh động, sáng tạo; cách đặt câu hỏi gợi mở phát huy được “tính tích cực, sáng tạo của trẻ, sao cho xuyên suốt, gợi sự tò mò với trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ” mà không làm trẻ chán nản, giúp trẻ học tốt hơn.
- Tôi luôn luôn tìm tòi, sưu tầm các trò chơi, hình thức hay, mới lạ, sinh động, phù hợp với từng nhóm chữ cái, gây hấp dẫn cho trẻ. 
Ví dụ: Tiết LQCC g,y ở chủ đề “giao thông”.( Có đĩa ghi bài giảng điện tử và giáo án kèm theo) .
ảnh về: “hoạt động LQCC sử dụng bài giảng điện tử”
- Bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận ra “khả năng đọc – viết khác nhau” của từng trẻ để “dẫn dắt trẻ vào hoạt động tập tô chữ cái” mà không làm trẻ cảm thấy nặng nề.
- Song song với việc cho trẻ làm quen với mặt chữ, tôi còn hướng dẫn trẻ cách cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang, xem tranh nhận biết phần mở đầu, phần kết thúc của cuốn sách, vở ; Tôi hướng dẫn trẻ nhận biết cách đọc và viết trên một trang giấy, cách cầm bút đúng Thực hiện việc này tuy đơn giản nhưng tôi thường xuyên phải tự rèn luyện mình sao cho có nghệ thuật. Cụ thể là: 
+ Nét mặt, cử chỉ của cô luôn tạo sự gần gũi với trẻ. 
+ Cô phải luôn linh hoạt hướng dẫn trẻ, giải thích rõ ràng, không ‘ê a kéo dài”.
+ Cô ý thức về tư thế và giọng nói, cô phát âm chuẩn để trẻ phát âm đúng. 
Tôi không chỉ thực hiện việc này trên tiết học LQCC mà còn trên các tiết học khác, và thực hiện mọi lúc mọi nơi. Thực hiện được việc này là tôi đã giúp trẻ đạt được thêm yêu cầu của CS 83- lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp 
( CS 83: trẻ có một số hành vi như người đọc sách)
2.4. Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả trong các hoạt động LQCC.
- Đồ dùng trực quan là một yếu tố không thể thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức tốt khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan nếu càng đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ hơn. Nắm bắt được điều này, khi cho trẻ LQCC tôi thường sử dụng các đồ dùng trực quan để dạy trẻ - đồ dùng là vật thật với màu sắc đẹp, đạt thẩm mỹ, kích thước hợp lý với trẻ. 
Ví dụ: khi dạy trẻ làm quen với chữ cái “h – k”, chủ đề: “Thế giới thực vật”, tôi chọn đối tượng dạy trẻ là “quả hồng– quả khế”. Với việc được quan sát vật thật là quả hồng và quả khế, trẻ rất tích cực chú ý vì không những trẻ được học chữ “h – k” trong hai quả này, mà còn biết được đặc điểm và hương vị của chúng. Thông qua đó còn tích hợp môi trường xung quanh vào giờ học. Điều này kích thích trẻ rất nhiều, trẻ rất dễ nhớ 2 chữ “h – k”.
- Đó là những đồ dùng cô chuẩn bị bằng vật thật, bên cạnh đó tôi còn chuẩn bị những đồ dùng do cô và trẻ tự làm ra để vận dụng vào bài dạy cho trẻ. Ví dụ như : Trẻ làm “những chiếc bánh chưng bằng vỏ hộp bánh cốm”, thiếp chúc mừng năm mới, cành đào, bưu thiếp trẻ tự cắt diềm”, “tô màu trang trí hoa đào , hoa mùa xuân theo ý thích”, hay “cành đào được trẻ trang trí bằng những bông hoa cắt bằng giấy nhăn hồng cùng cô” để phục vụ tiết LQCC: “l-m-n”, chủ đề : “Tết và mùa xuân ” . Với việc trẻ tự làm ra các sản phẩm hay cùng với sự giúp đỡ của cô thì trẻ cũng rất thích vì đó là sản phẩm của trẻ. Do đó trẻ “khắc ghi nhanh chữ cái và nhớ rất lâu”. Hay trong chủ đề : “Gia đình” tôi cho trẻ làm quen với chữ cái “e-ê”. Trẻ “tự vẽ chân dung mẹ mình, tô màu đẹp”, cô dán bìa viền xung quanh là đã tạo thành “một bức tranh đẹp” có gắn từ : “Mẹ bé ” để trẻ làm quen với chữ cái “e” . Hoặc trẻ “tự sưu tầm tranh những đồ dùng”, cô dán vào tranh chữ : “Bếp ga”- một dụng cụ nấu bếp trong gia đình, để trẻ làm quen với chữ cái “ê”.
- Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy móc còn mang lại cho “trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia hoạt động” hơn nữa. Lí do là “ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy” thì “các hình ảnh” có màu sắc đẹp, có thể “xuất hiện và mất đi theo ý muốn” của giáo viên, gây hứng thú và sự chú ý với trẻ.
Ví dụ : Với bài dạy LQCC i-t-c ở chủ điểm “ Thế giới động vật ”:
 + Tôi “scan” hình ảnh “con vịt”, “con trâu”, “con cá” lên máy vi tính, dưới hình ảnh đó có từ kèm theo.
 + Khi cô dạy trẻ làm quen đến chữ cái nào thì hình ảnh đó xuất hiện: khi hình ảnh “con vịt” xuất hiện, trẻ sẽ đoán tên con vật và đồng thời từ “ con vịt ” cũng xuất hiện , khi cô giới thiệu chữ “i” cho trẻ làm quen thì chữ “i” sẽ đổi màu hoặc nhấp nháy, hoặc khi phân tích chữ “i-t” và so sánh 2 chữ cái này thì các nét của 2 chữ sẽ hiện lên và đổi màu theo đặc điểm giống và khác nhau của 2 chữ đó.
- Điều này luôn mang lại cho trẻ sức hấp dẫn, sự mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều và tiếp thu bài nhanh. Đó có vẻ như là những yếu tố mà trẻ rất thích . 
- Qua việc sử dụng đồ dùng trực quan dạy trẻ LQCC, tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú học chữ cái và tiếp thu rất nhanh, nhớ lâu. Điều này mang lại kết quả tốt khi tôi dạy trẻ .
2.5. Biện pháp 5: Sưu tầm các bài thơ, đồng dao, ca dao, câu chuyện ,bài hát cho trẻ LQCC.
- Trẻ mẫu giáo rất thích được “nghe kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao” hay “hát, múa”, vì vậy tôi đã sưu tầm 1 số bài đồng dao, bài thơ, bài hát để “rèn trẻ kĩ năng phát âm chữ cái”, và gây hứng thú cho trẻ trong tiết LQCC.
- Những câu chuyện cũng có thể lồng ghép nội dung vào tiết LQCC giúp cho trẻ LQCC xuyên suốt từ đầu đến cuối, nhằm gây hấp dẫn với trẻ hơn.
Ví dụ: ở chủ đề :”Thế giới động vật” cho trẻ LQCC “i-t-c”, tôi “kể cho trẻ nghe câu chuyện về con vịt” , đưa tranh “con vịt”- giới thiệu chữ cái “i”, cô thực hiện phương pháp của LQCC mới, tới làm quen chữ “t”- cô lại kể tiếp chuyện “vịt xuống ao kiếm ăn” sau đó tối về “đẻ trứng”, giới thiệu tranh“quả trứng ” để trẻ làm quen chữ “t”, rồi “từ trứng vịt nở ra chú vịt con”, giới thiệu tranh “chú vịt con”- cho trẻ làm quen với chữ cái “c” . Kể cả phần trò chơi củng cố ôn luyện cũng có trò chơi “tìm thức ăn cho vịt” - tìm thức ăn của vịt là “những tranh có gắn các từ kèm theo” chứa chữ “i-t-c” (ví dụ : Con giun, hạt thóc) .
- Một số bài đồng dao mà trẻ đọc thường có những âm điệu, vần dễ nhớ mà qua đó có chứa nhiều các chữ cái trẻ học, giúp trẻ luyện âm. Tôi thường trích dẫn hoặc cũng có khi dùng cả bài đồng dao để ôn luyện chữ cái cho trẻ .
* Ví dụ như: 
+ Bài đồng dao:“Gánh gánh gồng gồng ”giúp trẻ được luyện phát âm chữ “g”.
Trích dẫn bài đồng dao: “Gánh gánh gồng gồng”:
Gánh gánh gồng gồng
Gánh sông gánh núi
Gánh củi gánh cành
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp.
+ Bài đồng dao: “ Rì rà rì rà” giúp trẻ được luyện phát âm chữ r.
Bài đồng dao: “ Rì rà rì rà”: 
Rì rì rà rà
Đội nhà đi chơi
Tối lặn mặt trời
Úp nhà đi ngủ
Khi mặt trời mọc
Lại thò đầu ra
Rì rì rà rà.
- Các bài thơ có chứa nhiều chữ cái trẻ được học sẽ giúp trẻ “nhận ra” và “luyện phát âm” chữ cái đó dễ dàng, từ đó ghi nhớ và khắc sâu về đặc điểm của chữ.
* Ví dụ như: 
+ Bài thơ: “Hoa lựu” giúp trẻ được “ôn” chữ “l”. 
	Trích dẫn bài thơ: “Hoa lựu”:
Hoa lựu nở đầu hè
Như những đốm lửa đỏ
Cứ lập lèo, lập lèo..
 ( Phạm Hổ )
+ Bài thơ: “Quả na” giúp trẻ được “ôn” chữ “n”. 
	Bài thơ: “Quả na”:
Na non xanh
Quả bé choắt
Na mở mắt
Quả chín mềm
Bàn tay cháu
Vừa ăn na
Sờ mặt bà
Còn thơm phức.
( Phạm Hổ )
+ Bài thơ: “Cái võng” giúp trẻ được “ôn” chữ “k”. 
	Bài thơ: “Cái võng”:
Kẽo cà kẽo kẹt
Tay em đưa đều
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu.
( Trần Đăng Khoa )
+ Bài thơ “Con tàu” giúp trẻ được “ôn” chữ “x”.
Bài thơ “Con tàu”: 
Xình xịch, xình xịch
Con tàu xanh xanh
Nó chạy nhanh nhanh
Còi reo vui quá!
( Sưu tầm)
+ Bài thơ: “Hoa sen” giúp trẻ được “ôn” chữ “s”.
	Bài thơ: “Hoa sen”:
Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa 
Mùi hương thơm mát
Lá sen xanh mát
Đọng hạt sương đêm
Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy.
( Nhược Thủy )
- Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm các bài hát có chứa những chữ cái đã học “với số lượng nhiều” nhằm “luyện phát âm” cho trẻ .
Ví dụ : ( Có đĩa CD,VCD kèm theo) 
+ Bài hát “con cua” luyện cho trẻ phát âm chữ cái “c”.
+ Bài hát “Nu na nu nống” luyện cho trẻ phát âm chữ cái “n”.
2.6. Biện pháp 6: Luôn lồng ghép hoạt động LQCC vào các hoạt động khác và ở mọi lúc mọi nơi.
- Ở mỗi chủ đề, trong giờ chơi hoạt động góc, tôi đều đánh máy các bài thơ treo ở góc lớp và cho trẻ tô màu vào các chữ cái rỗng đã học 
- Tôi tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản để làm nhiều học liệu, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi. 
Ví dụ: dây mềm để uốn chữ, phấn vẽ trên sân, tạo chữ bằng những đường nét trên cơ thể trẻ 
- Để trẻ “ghi nhớ và khắc sâu” những chữ cái đã học: 
+ tôi tổ chức cho trẻ “nặn đất sét” những chữ cái bằng cách nặn những đường nét cơ bản ghép vào với nhau.
+ viết chữ bằng phấn trên sân xi măng của trường, hoặc dùng dây mềm để uốn, gấp các đường nét của chữ cái đó, tạo chữ cái bằng bàn tay 
 - Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm bạn nhỏ trong lớp: có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói chuyện với nhau, vì cháu hay bắt chước nên các cháu yếu sẽ bắt chước các cháu giỏi. Từ đó ngôn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ.
- Tôi còn có một thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều chuyện tranh hấp dẫn, trẻ lựa chọn theo ký tự cô đã làm sẵn. Cô hướng dẫn các trẻ kỹ năng lật, giở sách, cách xem tranh, cách đọc chữ cái theo thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải  - giúp trẻ đạt được thêm yêu cầu của CS 83- lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp (CS 83: Trẻ có một số hành vi như người đọc sách) 
- Ở góc phân vai: trẻ chơi trò chơi bán hàng, bác sĩ, tôi cho trẻ dùng bút để “ghi tên mặt hàng, hay tên bác sỹ, tên bệnh nhân, tên thuốc” , nét chữ của trẻ còn nguệch ngoạc nhưng qua đó giúp trẻ ghi nhớ, tưởng tượng lại kí hiệu của chữ. Từ đó giúp trẻ nhận dạng được 1 cách chính xác chữ cái, nhận được chữ cái trong tập hợp các chữ cái tạo ra trong từ, câu. Cho trẻ phát âm chữ cái, hoặc điền chữ cái còn thiếu trong tên của mình - giúp trẻ đạt được yêu cầu của CS 89 ( CS 89: Trẻ biết viết tên của bản thân theo cách của mình.) 
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa:
ảnh: “cô hướng dẫn trẻ viết bằng hình thức sao chép”
ảnh: “trẻ tập viết bằng hình thức sao chép”
- Bên cạnh đó, tôi còn sưu tầm những bộ tranh chuyện cổ tích, chuyện dân gian, thơ, tạp chí, họa báo với nhiều hình ảnh đẹp, có chữ cái to kèm theo,  có chủ đề phù hợp các hoạt động theo từng chủ đề để trẻ ‘tìm chữ, kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo” Ngoài ra còn có các bộ chữ cái, tranh lô tô chữ cái, bàn cờ chữ cái, tranh kèm nội dung theo chủ đề - giúp trẻ đạt được thêm yêu cầu của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, đó là: CS 84 (Trẻ đọc theo truyện tranh đã biết),CS 85 (Trẻ biết kể chuyện theo tranh).
- Thường xuyên cho trẻ chơi “Chương trình Kidmarts” có nhiều nội dung hấp dẫn, giúp các cháu đọc, viết các chữ cái theo cách rất mới lạ trên những trò chơi trên máy .
Ví dụ: Các cháu tự tìm chữ cái đã học, chưa học,vừa học,phát âm chữ, ghép các từ sao cho đúng với các hình ảnh trên màn hình. 
- Đặc biệt ở hoạt động ngoài trời:
+ Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có đọc đồng dao để luyện phát âm cho trẻ.
Ví dụ như: trò chơi “Rồng rắn lên mây”, trong lúc đọc các từ  “Rồng, rắn, lúc lắc ” các cháu phải “chú ý phát âm đúng” vì có chữ: “l và r”, qua đó trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn chữ l và r. 
+ Hoặc chơi trò chơi “Bật qua rãnh”, “ nhảy lò cò”  bậ

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot.doc