Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi hứng thú, tham gia tích cực trong hoạt động âm nhạc

3.2. Xây dựng môi trương học tập, sử dụng ĐDĐC hiệu quả giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc:

3.2.1. Xây dựng môi trường học tập:

Xây dựng môi trường học tập trong trường lớp mầm non có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất ngôn ngữ trí tuệ tình cảm kĩ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ.

Để tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tôi đã trang trí lớp theo đúng sự kiện nổi bật của tháng để gây hứng thú cho trẻ. Tôi đã thường xuyên thay đổi góc âm nhạc phù hợp với sự kiện, chủ đề như: nếu chủ đề, sự kiện có liên quan đến động vật tôi, thay đổi các nhân vật thành hình các con vật gần gũi dễ thương đàn chơi nhạc hay vào dịp tết Noel tôi đã trang trí hình ảnh ông già Noel đang chơi đàn cùng các bạn nhỏ.Bên cạnh đó trong hoạt động biểu diễn cuối chủ đề, tôi thường trang trí góc âm nhạc thành những sân khấu đa năng. Tạo cảm giác cho trẻ như một ca sỹ hay diễn viên múa đứng trên một sân khấu thật và thu hút trẻ vào hoạt động.

3.2.2. Sử dụng đồ dùng , đồ chơi hiệu quả:

Đối với lớp của mình, tôi luôn sưu tầm các loại đồ dùng đồ chơi đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, kích cỡ và cố gắng làm một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để trẻ có điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo của trẻ. Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn Oocgan, ti vi, máy tính. Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ.

Đồ chơi có 2 loại chủ yếu: Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ. và đồ chơi tự tạo là đồ chơi do chính giáo viên làm ra, có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm phong phú các loại nhạc: thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển. và các loại nhạc cụ dân tộc.

(hình ảnh 3: góc âm nhạc)

Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc. Tại góc âm nhạc, tôi cũng chú ý tạo điều kiện để trẻ thể hiện ý tưởng mong muốn của trẻ. Khuyến khích trẻ cùng tham gia trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể phối hợp nhóm chơi với nhóm hoạt động với đồ vật như trang trí váy hoa, làm các loại đàn, mũ âm nhạc cùng cô khiến trẻ vô cùng thích thú khi được sử dụng đồ dùng do chính mình tạo ra để thực hiện hoạt động âm nhạc.

3.3. Lựa chọn bài hát, nghe hát, trò chơi, vận động mới có nội dung phù hợp với lứa tuổi

 Đối với giáo dục âm nhạc, cho trẻ tiếp cận nội dung và hình thức hoạt động theo hình xoáy trôn ốc, tức là cho trẻ hoạt động từ đơn giản, dễ rồi khó dần trên nền những kiến thức đã biết. Ở độ tuổi Mẫu giáo Bé, giáo viên chủ yếu dạy cho trẻ những bài hát đơn giản dễ thuộc, cho trẻ nghe hát, nghe nhạc.Việc áp dụng các hình thức nghe nhạc phong phú sẽ giúp trẻ làm quen dần và yêu thích âm nhạc hơn.

3.3.1. Đối với các bài hát dung để “dạy hát”:

Giáo viên cần hiểu biết về hướng lựa chọn bài hát để dạy các cháu phù hợp và tạo tiền đề cho sự phát triển khả năng âm nhạc của lứa tuổi và đáp ứng được nhu cầu hứng thú âm nhạc của trẻ. Tôi đã lựa chọn và sưu tầm các bài hát trên mạng, trên sách báo chủ yếu lựa chọn cho trẻ các bài hát đơn giản, ngắn gọn mô tả những đồ dùng, vật dụng, môi trường gần gũi với trẻ, những hành động phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ví dụ: Dạy hát bài: Cô tiên của bé, bé nặn đồ chơi, chiếc cầu mới, bé xinh.

3.3.2. Đố với các bài hát dùng để “nghe hát”:

So với việc chọn bài để dạy trẻ hát thì chọn cho các cháu nghe có phạm vi rộng rãi hơn. Khi nghe đàn hoặc nghe một bài hát nào đó, trẻ thường quan tâm trước hết là bài hát kể về điều gì và trí nhớ âm nhạc dựa vào sự phù hợp của bài hát với sở thích và năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ. Vì vậy, trừ nhạc không lời, những bài hát cho trẻ nghe tôi thường chọn những bài hát phản ánh những vấn đề mà trẻ có thể hiểu được. Đối với trẻ mẫu giáo Bé 3-4 tuổi những bài hát cho trẻ nghe tôi thường chọn những bài hát về người thân, các bài dân ca quen thuộc, các bài hát mẫu giáo như: Bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”, “Lý dĩa bánh bò”. Tương tự như lựa chọn các bài dạy trẻ hát, chọn các bài cho trẻ nghe dựa theo các chủ đề sự kiện nổi bật trong tháng.

 

doc 23 trang daohong 10/10/2022 10462
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi hứng thú, tham gia tích cực trong hoạt động âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi hứng thú, tham gia tích cực trong hoạt động âm nhạc

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi hứng thú, tham gia tích cực trong hoạt động âm nhạc
ên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi đến lớp. Từng câu nhạc có giai điệu liền bậc lên xuống liên tiếp theo ngữ điệu nói tự nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo phù hợp. Nhà sư phạm Xu-khôm-lin-ski đã tổng kết: "Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, cũng như không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích. Thiếu những cái đó, trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo..."
2. Cơ sở thực tiễn: 
 Khi bắt tay vào thực hiện tôi đã gặp không ít những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi:
* Cơ sở vật chất:
 Lớp học rộng rãi, có đầy đủ các các trang thiết bị, cơ sở vật chất và đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của trẻ.
 Lớp tôi đã xây dựng được một góc âm nhạc cho trẻ hoạt động với nhiều dụng cụ âm nhạc cho trẻ trải nhiệm
* Giáo viên:
 Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của cán bộ chuyên môn phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường, sự lãnh đạo của địa phương và bạn bè đồng nghiệp.
 Là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện trong nhiều năm và có tâm huyết với nghề, ham học hỏi, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động.
* Trẻ:
 Trẻ ngoan, có tinh thần ham học hỏi, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh.
* Phụ huynh:
 Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ, đóng góp các khoản đúng quy định.
2.2. Khó khăn: 
 Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít khó khăn nhất định:
 Tuy trẻ trong lớp cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và hòa nhập của các trẻ không đều. Trẻ được gia đình quá chiều chuộng, thích làm gì thì làm, nhút nhát, không thích hát, thích múa và hay nghỉ học.
 Đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ là âm thanh phát ra yếu do các dây thanh đới còn mảnh và ngắn, hơi thở ngắn và nông. Trẻ chưa điều khiển được hệ cơ thanh quản và hơi thở, do đó giọng nói cao và yếu hơn người lớn, đồng thời phối hợp giữa tai và giọng chưa thật chủ động. 
Giáo viên không được đào tạo chuyên sâu về âm nhạc nên không có khả năng sử dụng một số nhạc cụ phổ biến khó khăn cho cô khi cần truyền đạt cho trẻ các làn điệu hay sử dụng kết hợp với cả những đạo cụ âm nhạc khó như: đàn ghita, trống, kèn, đàn nhị
Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học hành của con mình, đơn giản chỉ nghĩ rằng đến trường là chỉ đảm bảo việc ăn, ngủ, không quan tâm đến việc học hành của con, lại còn xem nhẹ các môn học nhất là âm nhạc.
2.3. Thực trạng:
 Trước khi tổ chức thử nghiệm “một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú, tham gia tích cực trong hoạt động âm nhạc” tôi khảo sát và được kết quả như sau: 
Số lượng trẻ
Nội dung điều tra
Kết quả
Trẻ
%
30
1. Trẻ chú ý vào nội dung
18
60
2. Trẻ thích được nói lên ý kiến của mình
13
33
3. Trẻ nắm được kiến thức
17
57
4. Trẻ hứng thú tham gia
16
53
 Sau khi khảo sát tôi đã mạnh dạn đưa ra một số thí nghiệm khoa học đơn giản để áp dụng vào dạy trẻ và cho trẻ trải nghiệm.
3. Một số biện pháp giup trẻ hứng thú tham gia trong hoạt động âm nhạc
 Thực tế tôi đã tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học trong các hoạt động như sau:
3.1. Tổ chức linh hoạt sáng tạo 
Dựa trên kế hoạch giảng dạy, tôi tổ chức tiết học cho trẻ một cách linh hoạt sáng tạo và thu hút được sự chú ý của trẻ. Kiến thức để dạy cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là rất đơn giản, tuy nhiên việc đáng quan tâm nhất đó là nghệ thuật lên lớp của giáo viên. Bởi vậy việc gây hứng thú cho trẻ là rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy. Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhac cho trẻ có thể được tổ chức dưới hai hình thức: trong hoạt động chung (tiết học) hoặc lồng ghép trong hoạt động khác. Ở mỗi hình thức, giáo viên cần nghiễn cứu kỹ để có cách tổ chức hoạt động một cách linh hoạt và sáng tạo.
3.1.1 Trong hoạt động chung (tiết học)
Do đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo nên giáo dục các cháu cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi- chơi mà học” theo chương trình giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát đó, hát rõ lời và đúng nhạc.
Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ làm quen vơi hoạt động âm nhạc được tốt hơn. Vào đầu giờ học cô có thể trò chuyện về bài học, xem vật thật, tranh ảnh... để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ .. Trò chơi âm nhạc sẽ giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học. Giáo dục âm nhạc cho trẻ gồm 4 hoạt động đó là hát, nghe, vận động, trò chơi. Ví dụ 1: Dạy trẻ vận động theo nhạc bài “Em làm công an tí hon” của tác giả Trần Quân Tiến. Sau khi đã cho trẻ nghe nhạc, biết được tính chất của bản nhac, tôi cho trẻ thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: 
+ Cách 1: Cô yêu cầu các trẻ tự nghĩ ra cách vận động của riêng mình. Sau đó, cô mở nhạc để trẻ vận động theo ý thích của bản thân. Cô cùng trẻ góp ý về cách vận động đó.
+ Cách 2: Cho trẻ về nhóm hội ý và đưa ra cách vận động của nhóm mình. Sau đó cho tất cả các nhóm thực hiện vận động cùng một lúc. Cô cùng trẻ góp ý về cách vận động đó.
Ngoài ra còn có rất nhiều cách khác để vào bài một cách nhẹ nhàng như: Cho trẻ du lịch qua màn ảnh nhỏ. Xem video một số hình ảnh có liên quan đến nội dung bài hát, cho trẻ nghe giai điệu của bài hát trên đàn, hay tổ chức tiết dạy như một sân chơi âm nhạc Đôrêmi, chiếc hộp âm nhạc, trò chơi âm nhạc...là một cách thu hút trẻ và khiến trẻ cảm thấy thích thú, hào hứng tham gia tiết học cùng cô. Qua đó trẻ đang lĩnh hội được kiến thức mà cảm thấy không gò bó, ép buộc. Ví dụ: Dạy trẻ vận động “Chú voi con ở Bản Đôn”, tôi cho trẻ xem một số hình ảnh về voi mẹ, voi con, hình ảnh các con vật sống trong rừng...sau đó cho trẻ vận động theo bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”.
(Hình ảnh 1: Quan sát con voi trong tiết dạy vận động)
Đối với những tiết dạy vận động, cô cần dạy cho trẻ các loại vận động khác nhau như: Vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu chậm, vận động minh họa hay múa. Trước khi để trẻ tham gia vào giờ học cô có thể cho trẻ nghe lại giai điệu trên đàn hay một loại nhạc cụ dân tộc với âm thanh lạ tạo không khí mới lạ cho trẻ và giúp trẻ hào hứng tham gia vào giờ học, trẻ đoán tên bài hát đã học. Cô cho trẻ tự nghĩ cho mình một cách vận động và thể hiện. 
Ví dụ: Với tiết dạy hát “Chú chuột nhắt”, tôi đã sử dụng hình thức dẫn dắt vào bài một cách nhẹ nhàng bằng cách tổ chức cho trẻ đóng làm các chú chuột và tham dự chương trình:“Chuột con idol”. Mở đầu cô ngồi đánh đàn trực tiếp và cho các cháu luyện giọng cao thấp theo tiếng đàn của cô. Sau đó cô trò chuyện về chương trình và hướng vào nội dung bài hát. Vào phần chính tôi tạo điều kiện cho tất cả các trẻ được tham gia biểu diễn với các dụng cụ âm nhạc như trống, micro, đàn.
3.1.2. Lồng ghép nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ trong các hoạt động khác
 Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ thơ. Trong các trường lớp mẫu giáo, âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng. Có thể coi nó như một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời đối với công tác giáo dục trẻ mẫu giáo một cách toàn diện. Nếu trò chơi được coi là một trong những phương tiện giáo dục trẻ nhanh nhất, dễ tiếp thu nhất thì âm nhạc được kết hợp, lồng ghép trong các hoạt động khác như: Hoạt động đón trẻ, hoạt động thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động trả trẻ cũng giúp ích cho trẻ nhiều mặt như vậy.
* Hoạt động đón trẻ: 
Vào mỗi buổi sáng khi trẻ đến trường với trạng thái ở mỗi trẻ khác nhau. Nếu cô cho trẻ xem, nghe, vận động theo các bài hát về các sự kiện nổi bật trong tháng đó thì trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và thích đến lớp hơn. Dần dần sẽ hình thành ở trẻ ý thức quan sát, ham hiểu biết và phát triển tai nghe khi trẻ được bắt trước, nhún nhảy theo điệu múa của các bạn trên ti vi.
Ví dụ: Tháng 11 có sự kiện chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Vì vậy vào mỗi buổi sáng khi đón trẻ cô sẽ kết hợp trò chuyện và cho trẻ nghe các bài hát về cô giáo và mái trường như: Cô và mẹ, Cô giáo em, ngày đầu tiên đi học... 
(Hình ảnh 2: Trẻ biểu diễn văn nghệ ngày 20/11)
* Hoạt động thể dục sáng:
 Khi được lồng ghép vào hoạt động này sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Trẻ rất hứng thú khi tham gia, giúp giáo viên bớt mệt mỏi khi phải dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn trẻ. Âm nhạc còn giúp trẻ biết chú ý theo đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các dộng tác thể dục một cách nhịp nhàng và thể dục sáng sẽ đạt hiệu quả toàn diện, kích thích trẻ hứng thú, sảng khoái trước khi bước vào một ngày mới. Các bài hát, bản nhạc trường chúng tôi chọn cho thể dục sáng thường có tiết tấu vui tươi, nhẹ nhàng và thể hiện sự kiện nổi bật của tháng đó. Ví dụ: Tháng 9 có sự kiện nổi bật là ngày khai giảng nên nhạc thể dục của trẻ sẽ kết hợp bài về trường học như: Vui đến trường, Cháu đi mẫu giáo, đi học...
* Hoạt động ngoài trời: 
Trong khoảng thời gian trẻ chơi tự do thì âm nhạc nhẹ nhàng, êm dịu giúp trẻ thoải mái, bớt căng thẳng và thích thú tham gia vào các trò chơi. Trong các trò chơi vận động nhất là khi trẻ thi đua với nhau, âm nhạc sinh động sẽ kích thích trẻ cố gắng thi đua giành phần thắng về mình. Từ đó giáo dục trẻ tính kỉ luật, ý thức tự giác, kiên trì, cố gắng đạt kết quả. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động kéo co, có thể kết hợp tiếng trống để tạo sự kịch tính thi đua giữa các đội.
* Hoạt động góc:
Trong giờ hoạt động chung, trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo theo nhịp bài hát. Vì ở lứa tuổi này, trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Cần cho trẻ làm quen với âm nhạc và cho tẻ vận động mọi lúc mọi nơi nếu có thể. 
Ví dụ: Sau giờ hoạt động chung: giáo dục âm nhạc: Dạy hát bài: Tay thơm tay ngoan. Ở hoạt động góc: góc nghẹ thuật cô sẽ cho trẻ hát, biểu diễn lại bài hát đó. Đồng thời khuyến khích trẻ thể hiện cách vận động theo nhạc bài hát đó theo ý thích của bản thân. Ngoài ra, cô có thể cho trẻ nghe, hát các bài hát đã học trong tháng như: Tay thơm tay ngoan, múa cho mẹ xem...hướng trẻ vào những bài có nội dung phục vụ cho bài học và sự kiện nổi bật trong tháng.
* Hoạt động chung (tiết học ).
- Hoạt động tạo hình:
Ngoài việc cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh... khi trẻ bắt đầu thực hành chúng tôi mở nhạc cho trẻ nghe để trẻ tưởng tượng lại các hình ảnh cần thiết để làm ra sản phẩm. Ví dụ: Khi cho trẻ vẽ “con gà trống” tôi mở nhạc bài “ Con gà trống”. Như vậy, trong hoạt động tạo hình âm nhạc giúp trẻ củng cố lại các hình ảnh trẻ đã được nhận biết, kích thích trẻ tưởng tượng ra các hình ảnh phong phú.
- Hoạt động làm quen với toán: 
Chúng tôi lồng ghép nhạc vào phần trò chơi thi đua, củng cố. Ví dụ: Trò chơi” Tìm về đúng nhà” tôi sẽ cho trẻ đi vòng tròn và hát một bài hát trước khi ra hiệu lệnh cho trẻ.
- Hoạt động giáo dục thể chất:
Đối với trẻ mẫu giáo, nếu giờ học thể dục mà chúng ta chỉ hô khẩu lệnh thì trẻ rất mau chán. Chính vì vậy chúng tôi đã phối hợp lồng ghép âm nhạc vào các phần mỗi phần sẽ có những bản nhạc khác nhau để kích thích lôi cuốn trẻ. 
Ví dụ như phần khởi động tôi sẽ cho bài “ đi xe lửa”,bài tập phát triển chung bài: bé khỏe bé ngoan”. Thi đua nhạc vui nhộn hơn, phần hồi tĩnh nhạc nhẹ nhàng như bài “Chim mẹ, chim con”.
- Hoạt động khám phá: 
Cũng giống như các môn học khác chúng ta lồng ghép âm nhạc qua các bài hát, điệu nhạc giúp trẻ nhớ lại để mở bài gấy sự chú ý cho trẻ hoặc kết thúc giờ học củng cố kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Khi khám phá các phương tiện giao thông ta sẽ cho trẻ hát các bài: em tập lái ô tô, em đi qua ngã tư đường phố, anh phi công ơi...
- Hoạt động làm quen văn học: 
Khi cô kể chuyện cho trẻ nghe sẽ bật nhạc nhẹ nhàng để tao sự hấp dẫn của câu truyện cũng như kết hợp nhạc vào phần kịch rối.
* Hoạt động chiều: 
Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát múa , gõ đệm theo bài hát...cô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn.
* Hoạt động trả trẻ: 
Vào giờ trả trẻ tôi sẽ cho trẻ vận động theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ. Như vậy sẽ phát huy tính độc lập hoạt động, năng khiếu của trẻ. Như vậy, ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ.
3.2. Xây dựng môi trương học tập, sử dụng ĐDĐC hiệu quả giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc:
3.2.1. Xây dựng môi trường học tập:
Xây dựng môi trường học tập trong trường lớp mầm non có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất ngôn ngữ trí tuệ tình cảm kĩ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. 
Để tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tôi đã trang trí lớp theo đúng sự kiện nổi bật của tháng để gây hứng thú cho trẻ. Tôi đã thường xuyên thay đổi góc âm nhạc phù hợp với sự kiện, chủ đề như: nếu chủ đề, sự kiện có liên quan đến động vật tôi, thay đổi các nhân vật thành hình các con vật gần gũi dễ thương đàn chơi nhạc hay vào dịp tết Noel tôi đã trang trí hình ảnh ông già Noel đang chơi đàn cùng các bạn nhỏ...Bên cạnh đó trong hoạt động biểu diễn cuối chủ đề, tôi thường trang trí góc âm nhạc thành những sân khấu đa năng. Tạo cảm giác cho trẻ như một ca sỹ hay diễn viên múa đứng trên một sân khấu thật và thu hút trẻ vào hoạt động.
3.2.2. Sử dụng đồ dùng , đồ chơi hiệu quả:
Đối với lớp của mình, tôi luôn sưu tầm các loại đồ dùng đồ chơi đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, kích cỡ và cố gắng làm một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để trẻ có điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo của trẻ. Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn Oocgan, ti vi, máy tính... Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịchcó nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. 
Đồ chơi có 2 loại chủ yếu: Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ.. và đồ chơi tự tạo là đồ chơi do chính giáo viên làm ra, có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm phong phú các loại nhạc: thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển... và các loại nhạc cụ dân tộc. 
(hình ảnh 3: góc âm nhạc)
Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc. Tại góc âm nhạc, tôi cũng chú ý tạo điều kiện để trẻ thể hiện ý tưởng mong muốn của trẻ. Khuyến khích trẻ cùng tham gia trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể phối hợp nhóm chơi với nhóm hoạt động với đồ vật như trang trí váy hoa, làm các loại đàn, mũ âm nhạc cùng cô khiến trẻ vô cùng thích thú khi được sử dụng đồ dùng do chính mình tạo ra để thực hiện hoạt động âm nhạc.
3.3. Lựa chọn bài hát, nghe hát, trò chơi, vận động mới có nội dung phù hợp với lứa tuổi
 Đối với giáo dục âm nhạc, cho trẻ tiếp cận nội dung và hình thức hoạt động theo hình xoáy trôn ốc, tức là cho trẻ hoạt động từ đơn giản, dễ rồi khó dần trên nền những kiến thức đã biết. Ở độ tuổi Mẫu giáo Bé, giáo viên chủ yếu dạy cho trẻ những bài hát đơn giản dễ thuộc, cho trẻ nghe hát, nghe nhạc.Việc áp dụng các hình thức nghe nhạc phong phú sẽ giúp trẻ làm quen dần và yêu thích âm nhạc hơn.
3.3.1. Đối với các bài hát dung để “dạy hát”:
Giáo viên cần hiểu biết về hướng lựa chọn bài hát để dạy các cháu phù hợp và tạo tiền đề cho sự phát triển khả năng âm nhạc của lứa tuổi và đáp ứng được nhu cầu hứng thú âm nhạc của trẻ. Tôi đã lựa chọn và sưu tầm các bài hát trên mạng, trên sách báo chủ yếu lựa chọn cho trẻ các bài hát đơn giản, ngắn gọn mô tả những đồ dùng, vật dụng, môi trường gần gũi với trẻ, những hành động phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ví dụ: Dạy hát bài: Cô tiên của bé, bé nặn đồ chơi, chiếc cầu mới, bé xinh..... 
3.3.2. Đố với các bài hát dùng để “nghe hát”:
So với việc chọn bài để dạy trẻ hát thì chọn cho các cháu nghe có phạm vi rộng rãi hơn. Khi nghe đàn hoặc nghe một bài hát nào đó, trẻ thường quan tâm trước hết là bài hát kể về điều gì và trí nhớ âm nhạc dựa vào sự phù hợp của bài hát với sở thích và năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ. Vì vậy, trừ nhạc không lời, những bài hát cho trẻ nghe tôi thường chọn những bài hát phản ánh những vấn đề mà trẻ có thể hiểu được. Đối với trẻ mẫu giáo Bé 3-4 tuổi những bài hát cho trẻ nghe tôi thường chọn những bài hát về người thân, các bài dân ca quen thuộc, các bài hát mẫu giáo như: Bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”, “Lý dĩa bánh bò”.... Tương tự như lựa chọn các bài dạy trẻ hát, chọn các bài cho trẻ nghe dựa theo các chủ đề sự kiện nổi bật trong tháng.
Ví dụ: - Tháng 9 : Có sự kiện là ngày lễ khai giảng và tết trung thu nên nội dung nghe hát bài: Em yêu trường em, Chiếc đèn ông sao.
 - Tháng 11: Có sự kiên là ngày: Ngày nhà giáo Việt Nam nên tôi cho nghe hát bài: Ngày đầu tiên đi học.
 - Tháng 12: Có ngày noel và ngày quân đội nhân dân: Nghe hát bài: Tiếng chuông ngân vang, Chú bộ đội đảo xa.
 - Tháng 1: Ngày tết của bé nên nội dung nghe hát: Bài: Mùa xuân ơi.
 - Tháng 5: Có ngày sinh nhật Bác Hồ: Nghe hát bài: Những bông hoa trong vườn bác.
3.3.3. Đối với trò chơi âm nhạc:
Tổ chức trò chơi âm nhạc, không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa. Lúc tham gia chơi, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, được vận động, sáng tạo  Tổ chức mỗi trò chơi, giáo viên nên chọn một nội dung nhỏ làm chủ đạo, từ đó phối hợp với 1 – 2 nội dung là cùng, tránh ôm đồm dễ dẫn đến việc chơi xong trẻ không đọng lại gì cho dù tham gia hoạt động đủ thứ.
Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Tai ai tinh” trò chơi tạo cho trẻ sự tập chung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá và trải nghiệm các nhạc cụ.
- Chuẩn bị: Một số nhạc cụ âm nhạc như: Trống lắc, phách tre, song lang, lục lạc, trống cơm.
- Cách chơi: Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như:
+ Cô gõ phách tre bằng tre và trẻ đoán là tiếng gõ dụng cụ âm nhạc nào?
+ Cô lắc trống lắc bằng nhựa và trẻ đoán là tiếng gõ dụng cụ âm nhạc nào?
(hình ảnh 4: Trò chơi “Tai ai tinh”)
3.3.4. Đối với dạy trẻ “vận động”:
 Bên cạnh đó, cô cần tổ chức linh hoạt, đa dạng cách hoạt động .Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo của trẻ và giúp trẻ làm chính xác lại. Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, vận động minh hoạ, Đa dạng hoá các vận động: Trẻ có thể vận động trên cơ thể mình, vận động kế hợp các loại dụng cụ âm nhạc..vv .Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ tôi nghiên cứu và thấy cần phải đa dạng hoá các vận động. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ.
Khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phải vận động giống nhau. Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc. Ở đây, giáo viên là người gợi ý giúp trẻ cảm thụ các tính chất âm nhạc khác nhau. Trẻ nghe nhạc, vận động theo không cần hát. Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bài tập.Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo.
(Hình ảnh 5: Trẻ vận động trên cơ thể theo phách)
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục âm nhạc để tạo hưng thú cho tr

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hung_th.doc