Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt.xảy ra liên tục mà gần đây nhất như Trung Quốc đang trả giá cho tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng gia tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng.tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau.

Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đo thị hóa các nhà máy, xí nghiệp tạo ra nhiều khí thải, khói độc,.đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của con người.

 Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Dạy trẻ biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

 

doc 26 trang Chí Tường 20/08/2023 8703
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
ục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2017-2018 nhà trường phân công tôi dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Với tình hình thực tế tại lớp tôi đang phụ trách tôi nhận thấy cần đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua một số hoạt động nhằm cho trẻ hiểu và gần gũi với môi trường, giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Từ thực tế trên tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau.
a) Thuận lợi:
* Đối với nhà trường:
- Là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 có đầy đủ các phòng chức năng, được đầu tư trang thiết bị đầy đủ phục vụ việc giảng dạy, môi trường lớp học rộng rãi, thoáng mát;
* Đối với giáo viên:
- Được sự quan tâm của BGH tạo điều kiện tham gia góp ý để tôi có cơ hội nâng cao kỹ năng sư phạm của bản thân;
* Đối với phụ huynh:
- Đa phần phụ huynh kết hợp với nhà trường trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ;
* Đối với trẻ:
- Trẻ ngoan, có nền nếp, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh; 
- Đa số trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, thích khám phá;
b) Khó khăn:
- Một số trẻ nhút nhát, một số cháu quá hiếu động tiếp thu chậm, chưa có ý thức bảo vệ môi trường;
- Một số trẻ chưa có tinh thần tự giác, khi thấy rác bẩn chưa biết nhặt vào thùng rác còn cần phải nhắc nhở;
- Một số phụ huynh quá nuông chiều con nên trẻ ỷ lại;
Thực tế ở lớp tôi nói chung hiện nay hiệu quả giáo dục môi trường cho trẻ đạt chưa cao, vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích “Giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường”
3. Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã căn cứ vào tình hình của lớp và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp mình (tổng số 47 cháu) vì vậy tôi đã tiến hành một số khảo sát đối với trẻ. Thông qua khảo sát giúp giáo viên nhận biết được ý thức bảo bệ môi trường của trẻ, thông qua đó giúp giáo viên xây dựng những biện pháp phù hợp để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường 
Bảng khảo sát đầu năm về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
 (Tổng số trẻ: 47 trẻ)
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
1. Trẻ biết tác hại của bão, lũ
33
70,2%
14
29,8%
2. Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước
36
76,5%
11
23,5%
3. Vệ sinh lau đồ dùng, đồ chơi
38
80,8%
9
19,2%
4. Có ý thức bảo vệ cây xanh
36
76,5%
11
23,5%
5. Không vứt rác bừa bãi
39
83%
8
17%
3.2. Biện pháp 2: Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường thông qua các bài thơ, câu chuyện 
Tâm lý lứa tuổi mầm non trẻ tri giác bằng trực quan và hành động cụ thể, nên những hành vi, hành động, lời nói, trong các bài thơ, bài hát, câu chuyện, những hoạt động trẻ được trải nghiệm có tác động sâu sắc đến tâm lý của trẻ.
Tôi sưu tầm các câu chuyện có nội dung về môi trường, phản ánh mối quan hệ môi trường với thiên nhiên, nhằm cho trẻ nghe và cảm nhận đối với sự kiện hay đối tượng trong chuyện kể, các chuyện đó đều hấp dẫn và có tác dụng giáo dục môi trường cho trẻ. Đó là các truyện: Con chuột chết, Ai có lỗi, Nỗi đau của lá, Chó cứu hỏa, Mỗi người một việc, Chú sâu róm quá đói,..
Giáo dục môi trường cho trẻ thông qua đọc thơ. Tôi đã sưu tầm một số bài thơ có nội dung về môi trường để giáo dục trẻ:
Thùng rác trò chuyện
Xin bạn đừng chê tôi
Mất vệ sinh bẩn lắm
Tôi - thùng rác công cộng
Chẳng ai ngó, ai nhìn.
Không có tôi lọ lem
Phố mình đầy rác rưởi
Không có tôi nhuốc nhem
Phố mình đầy ruồi muỗi.
Nào bỏ đây vỏ trái
Giấy kẹo que cà rem
Đừng thương tôi mà quên
Tôi đang chờ đang đợi.
Đừng thương tôi lấm bụi
Mong phố mình sạch bong
Bạn tha hồ chạy nhảy
Là tôi luôn hài lòng
Đừng nhé bé ơi!
Bé không làm những gì nào
Ngắt hoa, bẻ cành, giẫm vào cỏ xanh
Khi vui học, lúc dạo quanh
Không chơi đất cát, đu cành cây cao
Không nên đứng sát bờ rào
Không chơi nhảy nhót cạnh ao, cạnh hồ
Bé nhớ lời cô dặn dò
Điều nào xấu tốt, gắng cho nên người
Thơ: Thay bà quét rác
	Bà thường dậy sớm
Quét nhà quét sân
Tuổi già sức yếu
Làm mỏi đôi chân
Sáng nay em dậy
Quét rác thay bà
Bà vui biết mấy
Nhìn em cười xòa
	Nguyễn Lâm Thắng
Bé giữ gìn vệ sinh môi trường
Sân trường mát sạch
Nhờ bác lao công
Ngày ngày quét dọn
Em cũng góp phần
Giữ sân trường sạch
Sân trường bé chơi
Thấy lá vàng rơi
Vung vãi khắp nơi
Cùng đi nhặt lá
Bỏ vào thùng rác
Các nơi đều sạch
Không khí trong lành
Giúp bé học hành
Chăm ngoan, khỏe mạnh
Minh Châu
Tập quét nhà
Cái chổi lúa
Dựng góc nhà
Theo em ra
Và đi quét
Mẹ dặn trước
Quét trong nhà
Gần đến xa
Sân sạch bóng
Dù bụi đọng
Rác ngổn ngang
Giúp mẹ làm
Vui chẳng ngại!
Văn Hải
Lời cô dạy
Bé nhớ lời cô dạy
Không hái lá bẻ cành
Để cây luôn tươi tốt
Thấy rác rơi vương vãi
Nhặt bỏ vào giỏ ngay
Giũ vệ sinh môi trường
Không xả rác bừa bãi
Sạch, xanh và tươi đẹp
Bác quét rác
Keng! Keng! Keng!
Tiếng kẻng rất quen
Của bác quét rác
Đó là bác nhắc
Tất cả mọi nhà
Mang hết rác ra
Cho bác đi đổ.
Tối nào cũng nhớ
Hễ nghe tiếng keng
Vội cùng mẹ em
Đến bên xe rác
Mẹ cùng với bác
Chất rác lên xe
Xe rác đầy ghê
Bác còng lưng đẩy
Và em nhìn thấy
Bác đẫm mồ hôi
Nhưng bác vẫn cười
Vì đường phố sạch
Hoàng Thị Dân
3.3. Biện pháp 3. Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo chủ đề:
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non đặc biệt quan trọng vì thế giáo viên cần chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo từng chủ đề khác nhau sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề đó nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt động. Tôi đã lựa chọn một số nội dung sau:
Ví dụ 1: Trong chủ đề “Trường mầm non” tôi đưa ra các nội dung dạy trẻ:
- Nhận biết môi trường sạch - bẩn và sự ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở trong trường học
- Cách phòng tránh khi môi trường bị ô nhiễm
- Cách giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt
- Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, biết vệ sinh đồ dùng đồ chơi
Ví dụ 2: Với chủ đề “Giao thông” gồm các nội dung:
- Trẻ biết được nguyên nhân của các phương tiện giao thông làm ô nhiễm môi trường
+ Tiếng ồn của động cơ, tiếng còi xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay
+ Các phương tiện chở hàng cồng kềnh cũng gây cản trở, gây tắc nghẽn giao thông, gây ra tai nạn
+ Trẻ chơi không đúng chỗ cũng làm cản trở giao thông
- Biện pháp giảm bớt ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây ra
+ Không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện giao thông
- Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông: đội mũ bao hiểm khi ngồi trên xe máy; ngồi trên xe ô tô không thò tay,thò đầu ra ngoài tránh nguy hiểm; chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông
 	- Tiết kiệm trong sinh hoạt: Cô và trẻ làm đồ đùng, đồ chơi, các phương tiện giao thông bằng các phế liệu
 	Từ những kế hoạch trên giáo viên có thể dễ dàng chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào các hoạt động trong ngày hoặc ngày hội ngày lễ, sao cho phù hợp mà không nặng quá về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường hoặc tích hợp không phù hợp với nội dung chính của mỗi hoạt động
Ví dụ 3: Với chủ đề “Thế giới thực vật” 
Qua giờ khám phá khoa học “Môi trường sống của một số loại cây” tôi đàm thoại cùng trẻ: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào? 
Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành, phải bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích. Tôi cung cấp cho trẻ những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Trẻ biết được cây cần ánh sáng, nước, không khí, đất
+ Trẻ biết được cây cần có sự chăm sóc của con người
+ Trẻ biết cây làm cảnh, cho ta bóng mát, cây, có tác dụng điều hoà và làm sạch không khí, cây còn giữ cho đất khỏi trôi khi mùa mưa bão
+ Cây còn là nơi ở của động vật
+ Cây cối còn làm giảm ô nhiễm môi trường: giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại, giảm nhiệt độ ngày hè
+ Trẻ biết được những nguy hiểm xảy ra khi rừng cây bị tàn phá: Con vật không có nơi ở, không có thức ăn, nhiều động vật quý hiếm bị diệt chủng, lũ lụt xảy ra thường xuyên, không còn những cây thuốc quý
+ Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng và cây xanh
 	Ví dụ 4: Với chủ đề: “Nước và các hiện tượng thiên nhiên” tôi đưa các nội dung tích hợp bảo vệ môi trường:
- Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người. Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kênh rạch không được xử lý. Con người vứt rác bừa bãi
+ Dạy trẻ biết bản chất của nước là không màu, không mùi, không vị, nhưng khi bị ô nhiễm nước chuyển thành các màu vàng, xanh hoặc đen, có mùi, có vị
+ Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt hợp lý. Trẻ biết tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi nước chảy bừa bãi. Biết khóa vòi nước khi sử dụng xong
- Con người với các hiện tượng thiên nhiên: Gió, nắng và mặt trời, hạn hán, bão lũ
+ Cô giáo giải thích cho trẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét. Khi có giông bão phải đóng cửa kín
+ Dạy trẻ biết đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay, không ở ngoài trời lâu, trồng nhiều cây xanh, bóng mát. Đi dưới trời mưa phải che dù, đội mũ nón hoặc mặc áo mưa, không chơi đùa dưới trời mưa để bảo vệ sức khỏe. Khi trời mưa to sấm sét không đứng dưới gốc cây to, không cầm những vật bằng sắt
+ Dạy trẻ biết trời nắng nóng lâu ngày không có mưa sẽ dẫn đến hạn hán. Con người, con vật thiếu nước sinh hoạt thiếu nước để sản xuất và cây cối thiếu nước, khô héo cằn cỗi
3.4. Biện pháp 4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày
Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp vào các hoạt động giáo dục sau:
* Hoạt động vui chơi: Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ
+ Như thông qua các trò chơi phân vai: Trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác, xử lí các rác thải. Trong các trò chơi “Bé tập làm nội trợ” cô dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên vật liệu, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi chơi
+ Thông qua trò chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân của chúng
+ Thông qua các trò chơi vận động: Trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi trường hoặc làm hại môi trường, động tác cuốc đất, trồng cây, tưới nước, bắt sâulà hành vi có lợi cho môi trường. Còn chặt cây, dẫm lên thảm cỏ, đốt rừng, săn bắt thú rừng, chim là động tác gây tổn hại đến môi trường.
+ Thông qua các trò chơi đóng kịch: trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi hành vi có hại cho môi trường.
+ Thông qua trò chơi một số phương tiện công nghệ hiện đại: trẻ nhận biết môi trường bẩn, sạch
* Hoạt động học tập: 
+ Thể chất: trẻ minh họa các động tác có lợi hoặc có hại cho môi trường
+ Tạo hình: Vẽ, nặn, cắt, dán thể hiện hiểu biết của mình về môi trường
Ví dụ: Trẻ vẽ đường phố xanh, sạch đẹp và đường phố bẩn bị ô nhiễm môi trường
+ Âm nhạc: Trẻ hiểu một số nội dung bài hát, bài múa thể hiện môi trường sạch đẹp
+ Làm quen với văn học: Trẻ được nghe nhiều câu chuyện, bài thơ về môi trường, những việc làm có lợi, có hại tới môi trường, tác hại của môi trường ô nhiễm đến sức khỏe con người
+ Khám phá môi trường xung quanh: Tổ chức cho trẻ quan sát sự phát triển của cây? Cây cần gì để lớn lên (đất, nước, không khí, ánh sáng) hiểu sự cần thiết của chúng đối với con vật và thực vật. Trẻ đưa ra các phương án giải quyết trong một số tình huống giả định. Ví dụ: Cháu sẽ làm gì khi thấy nước tràn và chảy ra ngoài?
* Hoạt động lao động:
+ Lao động tự phục vụ: Trẻ tự phục vụ cho mình như đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, đi vệ sinh xong trẻ biết rửa tay sạch sẽ. Các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp là một hành vi tốt, lớp gọn gàng; trẻ biết ăn hết xuất và khi ăn không rơi vãi cơm ra ngoài là một hành vi tiết kiệm - bảo vệ môt trường
+ Lao động chăm sóc con vật nuôi, cây trồng: Đây chính là việc làm tốt cho môi trường. Ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi góp công sức của mình vào việc cho môi trường xanh, sạch, đẹp 
+ Lao động vệ sinh môi trường: Lau chùi đồ dùng, đồ chơi, xếp dọn đồ dùng ngăn nắp, nhặt rác sân trường
Bé chăm sóc cây trồng góc thiên nhiên
- Hoạt động lễ hội:
+ Trẻ tự hào về một số điệu múa, bài hát, truyện cổ tích, món ăn truyền thống của từng vùng ở từng ngày lễ
+ Giáo dục trẻ biết sống chung với người khác, biết bảo vệ giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội
 + Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ và duy trì các nghề truyền thống ở địa phương
 + Trẻ biết phong tục, lối sống của một số dân tộc, ảnh hưởng của văn hóa đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người
3.5. Biện pháp 5. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động trong ngày
Các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ, đây là thời gian chính mà giáo viên sử dụng để kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Trong từng hoạt động chúng ta đều có thể tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Tuy nhiên chúng ta không nên quá tham về nội dung tích hợp mà quên mất nội dung chính của từng hoạt động. Điều quan trọng giáo viên phải đào sâu suy nghĩ linh hoạt xây dựng từng hoạt động trong ngày một cách tỉ mỉ, tích hợp nội dung chuyên đề một cách hợp lý
Ví dụ: Thứ 4 ngày 17 tháng 1 năm 2018. Với chủ đề “Thế giới thực vật”
* Mục tiêu:
+ Trẻ biết được ích lợi của cây
+ Trẻ biết được cây cối còn làm giảm ô nhiễm môi trường: giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại, giảm nhiệt độ ngày hè
+ Trẻ hiểu được một số việc làm của cô và trẻ nhằm bảo vệ môi trường: Cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. Không vứt rác tuỳ tiện, làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu phế thải, không nói quá to, tiết kiệm trong sinh hoạt và học tập (ăn cơm phải ăn hết xuất, không đánh đổ cơm, không bỏ cơm thừa, cơm rơi nhặt cho gọn vào đĩa. Không xả nước bừa bãi, vặn vòi nước lại khi không dùng nữa. Khi học bài biết giữ gìn đồ dùng, tiết kiệm hồ khi làm đồ dùng)
* Tiến hành các hoạt động trong ngày:
a. Đón trẻ: 
- Giáo viên đến sớm, mở cửa thông thoáng lớp học
- Quan sát nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ăn quà sáng vứt rác vào thùng rác
- Thể dục sáng nhắc trẻ không nói quá to, không nô đùa, xô đẩy nhau
b. Trò chuyện sáng:
- Cô và trẻ trò chuyện: Hôm nay ai đưa con đi học? Bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện giao thông gì?
- Khi được bố mẹ đưa đi học các con nhìn thấy hai bên đường có gì? (Cây xanh). Các con có biết cây xanh còn làm giảm ô nhiễm môi trường: giảm bụi, tiếng ồn của xe cộ đi trên đường không?
c. Hoạt động chung: Trong giờ hoạt động có chủ đích dạy trẻ học bài thơ “Hoa kết trái” khi trao đổi với trẻ về nội dung bài thơ, tôi đặt câu hỏi trẻ:
- Các loại hoa trong bài thơ có màu sắc như thế nào?
- Làm gì để bảo vệ cây và hoa?
d. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ lao động tập thể: Cho trẻ nhặt rác trong luống rau
Khi cho trẻ quan sát luống rau trong trường, cô phát hiện trong luống rau có một số vỏ hộp sữa cho trẻ quan sát và hỏi trẻ : 
+ Trong luống rau có những gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu trong luống rau ngày càng nhiều vỏ hộp sữa? 
+ Vỏ hộp sữa phải để ở đâu?
+ Ai có thể giúp cô nhặt vỏ hộp sữa nào?
 Sau đó cô cùng trẻ nhặt rác ở trong luống rau bỏ vào thùng rác. Như vậy, trẻ đã học được cách bảo vệ môi trường
e. Vệ sinh trước khi vào lớp:
Tôi nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp, trước khi trẻ rửa tay tôi hỏi trẻ: Làm thế nào để tiết kiệm nước? (vặn vòi nước vừa phải, rửa tay xong vặn vòi nước lại, không đùa nghịch với nước) Vì sao phải tiết kiệm nước? (Tiết kiệm nước là đã tham gia bảo vệ môi trường)
g. Hoạt động góc:
Đây là hoạt động mà trẻ được thể hiện sự hiểu biết và thể hiện kỹ năng của mình, vì thế tôi luôn luôn chú ý tổ chức tốt hoạt động này, đặc biệt chú ý lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tạo cho trẻ nhiều góc mở để trẻ được thể hiện hết khả năng của mình, đây cũng là thời cơ để tôi quan sát những hành vi mà trẻ thể hiện trong khi chơi, từ đó kịp thời uốn nắn cũng như khích lệ trẻ kịp thời
Vào những buổi hoạt động chiều tôi hướng dẫn trẻ cách chơi ở các góc, đồng thời luôn nhắc nhở trẻ trong khi chơi không được nói to, không quăng ném đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn. Vì nói to sẽ làm ảnh hưởng tới các bạn khác, ném đồ chơi sẽ làm cho đồ chơi chóng bị hỏng, đó cũng là những hành vi không tốt đối với môi trường
+ Góc học tập:
 	- Cho trẻ xem sách tranh và phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường như (ném rác xuống ao hồ, bẻ hoa bẻ cành, không vặn vòi nước to ) và những hành vi tốt như (lau bàn ghế, vứt rác đúng nơi quy định, đồ dùng đồ chơi cất gọn gàng ngăn nắp). Tô màu hành vi đúng, gạch chéo hành vi sai
 	- Cô dạy trẻ cách cầm sách xem không làm hỏng sách, không cuộn sách khi xem, không gạch, tẩy xóa trong sách, dở sách nhẹ nhàng từng trang một
+ Góc nghệ thuật, tạo hình:
 	- Hát đọc thơ về cây xanh, con vật, trường lớp có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
- Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế liệu như: Vỏ hộp, vỏ bìa, lá cây khô
Trẻ làm cây từ các nguyên vật liệu
+ Góc thiên nhiên: Cô cho trẻ quan sát góc thiên nhiên xem sự phát triển của cây. Thực hành kỹ năng chăm sóc cây: lau lá, tưới cây, xới đất, nhổ cỏ, nhặt lá rụng
Trẻ chăm sóc cây góc thiên nhiên
h. Giờ ăn:
- Nhắc nhở trẻ ăn hết xuất, không bỏ dở xuất ăn, cơm rơi nhặt cho gọn vào đĩa, không ngậm lâu trong miệng, không nói chuyện trong khi ăn, ăn phải nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoàm và nuốt vội. Trẻ ăn xong cất bát thìa đúng nơi quy định. Lau miệng sạch sẽ, cô nhắc trẻ biết tiết kiệm nước, không vặn vòi nước lớn, dùng xong vặn vòi lại
i. Giờ ngủ:
 Trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, khi ngủ không được đùa nghịch, không nói chuyện. Ngủ dậy trẻ cùng cô cất gối chăn gọn gàng đúng nơi quy định
k. Hoạt động chiều:
- Trẻ cùng cô vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau bàn ghế, lau đồ chơi: Tôi chia thành 4 nhóm mỗi nhóm làm một việc theo hình thức thi đua.
l. Hoạt động nêu gương và trả trẻ:
- Cô động viên khen ngợi những trẻ có những hành vi tốt đã thực hiện có ý nghĩa bảo vệ môi trường như tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân, biết tiết kiệm hồ dán khi học tạo hình, biết xếp gọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạtvà xứng đáng nhận phiếu bé ngoan. Đồng thời cô cũng nhắc nhở nhẹ nhàng những trẻ có hành vi chưa tốt như để đồ dùng đồ chơi chơi chưa đúng nơi quy định, chưa gọn gàng, đi ngủ còn nói chuyện to, đi vệ sinh chưa đúng nơi quy định. Rửa tay để nước tràn ra ngoài, thấy nước tràn mà không vặn vòi lại.
3.6. Biện pháp 6. Xây dựng môi trường lớp học
- Xây dựng góc thiên nhiên phong phú, gồm một số loại cây gần gũi với trẻ để tạo điều kiện cho trẻ tham quan thực tế như giờ học làm quen môi trường xung quanh, cho trẻ quan sát, tìm hiểu thêm về sự phát triển của cây, từ lúc ươm cây, nảy mầm, cho đến lúc cây phát triển, giúp trẻ yêu thiên nhiên và giờ học của các cháu thêm sinh động
Góc thiên nhiên lớp A3
Bên cạnh đó trẻ còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, cây cỏ trong trường giáo viên hướng dẫn cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, đóng vai các nhân vật bằng những lá cây, làm nón, quần áo. Ngoài ra trẻ còn biết tạo ra những sản phẩm tạo hình. Giáo viên giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà trẻ đang sống
- Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh, đảm bảo đồ dùng, đồ chơi, giá tủ, thiết bị vệ sinh như thùng rác, xô, chậu, bồn cầu luôn được giữ gìn sạch sẽ. Bên cạnh những đồ dùng trực quan quen thuộc, có thể sử dụng máy vi tính như một phương tiện dạy học hiện đại, để cho trẻ xem các hình ảnh, đoạn clip, chơi trò chơi có nội dung giáo dục bảo vệ môi

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_mo.doc