Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại trường mầm non

 Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.

+ Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạmặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ

triều, dòng chảy sông.), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).

+ Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po,.

Trích “Bộ tài nguyên và môi trường – Tổng cục môi trường (VEA)” Về cơ bản năng lượng được chia thành hai loại là:

 - Năng lượng không tái tạo

- Năng lượng tái tạo được

 Năng lượng là một dạng tài nguyên vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế- xã hội, nhất là hiện nay một số nguồn năng lượng sơ cấp không tái tạo (như than, củi, dầu mỏ, khí đốt.) ngày càng cạn kiệt, năng lượng điện có nhiều dấu hiệu cung không đáp ứng được cầu trên toàn thế giới. Các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới chưa được sử dụng rộng rài, giá thành còn cao. Việc sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm được nhà nước và chính phủ quan tâm và chú trọng.

 Chính vì vậy việc giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng trong trường mầm non rất cần và phải thực hiện có hệ thống. Giáo viên phải giúp trẻ hiểu được tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cho các hoạt động sản xuất, học tập và sinh hoạt.

 

doc 22 trang Chí Tường 20/08/2023 10442
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại trường mầm non
ôi cùng trẻ đã xây dựng nội qui sử dụng điện, nước trong lớp bằng cách: 
	+ Trẻ có thể vẽ hoặc dùng kí hiệu riêng để qui định việc sử dụng tiết kiệm điện nước trong lớp.
Các biển cấm
 	- Để tiết kiệm điện, tôi luôn chú ý, tăng cường sử dụng gió tự nhiên và ánh sáng mặt trời. Những lúc như vậy, tôi đều hỏi trẻ vì sao tôi lại làm như vậy để trẻ hiểu và nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm ở trẻ.
3.2. Biện pháp 2. Tích hợp nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua các hoạt động trong ngày.
Thời gian chủ yếu của trẻ trong một ngày là ở trường, lớp. Chính vì vậy, vai trò của cô giáo trong trường thường xuyên lựa chọn giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với điều kiện cuộc sống thực để dạy trẻ. Tôi đã lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp độ tuổi của trẻ và lồng ghép vào các hoạt động như sau:
a. Tích hợp vào các nội dung giáo dục trẻ theo từng tháng, với các chủ đề sự kiện theo tháng:
* Tháng 10:
- Nhu cầu bản thân trẻ về năng lượng.
- Bé cần làm gì để tiết kiệm năng lượng.
- Có ý thức hành vi tiết kiệm năng lượng.
* Tháng 11:
- Lợi ích của điện.
- Nhu cầu sử dụng điện ở gia đình, ở lớp.
- Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm ở gia đình và ở lớp học.	
* Tháng 12
- Lợi ích của nhiên liệu ( xăng, dầu, ga củi, rơm rạ)
- Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm.
* Tháng 1, 2:
- Nguồn năng lượng sạch.
- Lợi ích năng lượng sạch...
- Dạy cho trẻ biết về lợi ích của năng lượng mặt trời :
+ Năng lượng mặt trời có thể tạo ra điện: Nên lắp đặt những tấm pin thu nạp ánh nắng mặt trời lên mái nhà để tạo ra điện sử dụng trong nhà.
+ Sử dụng năng lượng mặt trời làm khô quần áo, thay cho việc sấy khô hoặc là ủi quần áo .
- Lợi ích năng lượng gió :
+ Những chiếc tua –bin khổng lồ có thề sử dụng năng lượng gió tạo ra điện.
+ Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển.
+ Chúng ta dùng sức gió để diều bay trên bầu trời.
- Lợi ích năng lượng sức nước :
+ Sử dụng sức nước để giã gạo, cắt gổ.
+ Sử dụng sức nước để tạo ra điện.
Dạy trẻ biết sống tiết kiệm, không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước sạch khi cần thiết ( làm vệ sinh trước và sau ăn: rửa tay, súc miệng và đi vệ sinh...), không mở nước để tràn hoặc nghịch phá nước như vậy sẽ rất lãng phí. Dạy trẻ câu khẩu hiệu ” giọt nước quí hơn vàng”
Có thể nói, việc lựa chọn nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và lồng ghép vào nội dung giáo dục trẻ theo các tháng giúp giáo viên có điều kiện, cơ sở để giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
b. Tích hợp nội dung GDSDNLTKHQ trong một ngày ở trường mầm non
Chế độ sinh hoạt một ngày ở trường mầm non của trẻ bao gồm rất nhiều hoạt đông, như: 
- Giờ đón- trả trẻ, hoạt động học, hoạt động vui chơi, giờ ăn, hoạt động chiều. Do vậy, tôi đã lựa chọn khéo léo hình thức, phương pháp để tích hợp nội dung GDSDNLTKHQ đến trẻ một cách phù hợp nhất, để trẻ vừa được học, trải nghiệm, hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả mà không gò bó, áp đặt nặng nề đến trẻ. Cụ thể như sau:
* Hoạt động học: 
Bên cạnh việc chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non thì hoạt động học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ lứa tuổi 3-4 tuổi, tôi lựa chọn hoạt động khám phá khoa học với những đề tài gần gũi trong đời sống hàng ngày của trẻ để lồng ghép giáo dục nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Cụ thể một số đề tài như:
+ Trò chuyện về nhu cầu sử dụng điện ở gia đình, ở lớp.
+ Bé cần làm gì để tiết kiệm năng lượng?
+ Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm ở gia đình và lớp học.
+ Lợi ích của năng lượng mặt trời.
Tôi đã lựa chọn đề tài, sử dụng các hình ảnh minh họa sinh động, tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm trong mỗi tiết học.
Hoạt động KPKH đề tài “Bé cần làm gì để tiết kiệm năng lượng”
+ Hoạt động thí nghiệm :
	Tiến hành thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của gió
- Làm diều, làm chong chóng
- Làm cối xay gió
- làm thuyền buồm
+ Làm thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của mặt trời
	- Lấy hai chậu nước, một chậu phơi ngoài trời nắng, một chậu để trong bóng râm. Sau 10-15 phút, cho trẻ sờ tay vào hai chậu nước và nói cảm nhận của mình về nhiệt độ cảu hai chậu nước.
	- Cô và trẻ hãy tắt hết đèn và mở của sổ. Cho trẻ nhận xét xem lớp học có tối không? Có mát không?
+ Cô và trẻ xây dựng nội quy sử dụng điện của lớp:
	- Cho trẻ quan sát hành vi sử dụng điện tiết kiệm và không tiết kiệm điện trong lớp.
	- Trẻ thảo luận và đưa ra các quy định khi sử dụng điện.
- Trẻ có thể vẽ hoặc sử dụng kí hiệu riêng để quy định việc sử dụng tiết kiệm điện trong lớp.
- Cô hướng dẫn và cho trẻ thực hành: Tắt đèn, tắt quạt: tắt, mở ti vi, máy tính
* Hoạt động vui chơi: 
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, thông qua chơi, trẻ được trải nghiệm và lĩnh hội những vốn kinh nghiệm cho bản thân trẻ. Do đó, tôi đã khéo léo lồng ghép nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào giờ hoạt động vui chơi cho trẻ, để trẻ vừa được chơi, vừa được trải nghiệm, trẻ hứng thú, từ đó hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cụ thể như:
	Cho trẻ quan sát hành vi sử dụng điện, nước tiết kiệm và không tiết kiệm, nước trong lớp.
Ví dụ : Cho trẻ quan sát 
Hành vi trẻ lấy nước uống nhiều, không uống hết liền đổ đi .
Trẻ rửa tay xả vòi nước to, trong quá trình xoa xà phòng, rửa tay chưa xả xà phòng vòi vẫn mở .
Cả lớp xuống sân tập thể dục, trong lớp không có ai mà đèn vẫn sáng , quạt vẫn chạy .
Lớp bật điều hòa nhưng mở cửa ra vào, cửa ban công, cửa nhà vệ sinh, cửa phòng kho,,..
Trong kho không sử dụng nhưng vẫn đật điện.
+ Cho trẻ thảo luận và đưa ra các qui định khi sử dụng điện nước, điều gì làm, điều gì không nên làm và nhắc nhở các bạn trong lớp cùng thực hiện. 
Ví dụ :Lấy nước uống vừa đủ, không lấy thừa tránh đổ đi lãng phí. 
+ Cho trẻ lựa chọn những đồ dùng sử dụng điện, xăng, dầu, ga trong đồ chơi gia đình....
+ Xem tranh phân biệt hành vi đúng, sai trong sử dụng năng lượng... 
* Vệ sinh trước khi vào lớp:
- Trước khi trẻ rửa tay vào lớp - sau khi dạo chơi, giáo viên hỏi trẻ, cách làm thế nào để tiết kiệm nước (vặn vòi nước vừa phải, rửa xong vặn chặt vòi nước. Rửa gọn gàng, không làm nước vung bẩn ra ngoài máng nước, sử dụng vừa đủ xà phòng...)...
* Giờ ăn cơm:
- Ăn xong trẻ đánh răng, uống nước: nhắc trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, lấy nước uống vừa đủ.
* Hoạt động tham quan
	- Tham quan nhận biết các phương tiện giao thông sử dụng điện, xăng, dầu
	- Nhận biết phương tiện nào chuyển động bằng điện, phương tiện nào chuyển động bừng xăng dầu.
	- Thảo luận các hành vi tiết kiệm xăng dầu.
	- Khi dừng xe phải tắt máy
	- Nên đi xe buýt, xe đạp, đi bộ thay cho xe máy
3.3. Biện pháp 3. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng.
- Phương pháp trò chuyện (giúp trẻ nhận biết các đồ dụng sử dụng điện, nhiên liệu trong trường, lớp và lợi ích của việc sử dụng điện và nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả ): 
Trò chuyện hàng ngày với trẻ sẽ tác động tới sự phát triền nhận thức , ngôn ngữ tình cảm và hành vi của trẻ. Trẻ “Học” ngay từ khi được người lớn trò chuyện vuốt ve. Những người hàng ngày chăm sóc trẻ có ảnh hưởng tới nhận thức, tình cảm và hành vi của trẻ.
Để giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và hình thành các kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ, giải thích để giúp trẻ: 
- Nhận biết các dạng năng lượng thường được sử dụng trong trường lớp: Điện, xăng, dầu, gas.
- Nhận biết các đồ sử dụng điện, nhiên liệu trong trường, lớp.
- Lợi ích của việc sử dụng các đồ dụng tiết kiệm điện, nhiên liệu.
Trên cơ sở đó, tôi giải thích để trẻ hiểu vì sao phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, gợi ý cho trẻ nói, động viên, đồng thới kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với người có hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hoặc không tiết kiệm. Lời nói, câu hỏi tôi đưa ra luôn ngắn ngọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ, dễ hiểu phù hợp với khả năng của trẻ. Như vậy sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và hình thành kĩ năng sống đơn giản.
Trò chuyện với trẻ khi nào? Tôi tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với trẻ như giờ đón, trả trẻ, thời điểm chuyển tiếp giữa các hoạt động, khi chăm sóc trẻ hay làm một số công việc hàng ngày tại lớp, đặc biệt là những thời điểm phải sử dụng thiết bị điện hoặc nguyên liệu. Tôi gợi ý, đặt ra câu hỏi để trẻ gọi tên đồ sử dụng điện, nhiên liệu thường sử dụng trong trường, lớp. Các câu hỏi cần chính xác, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu với trẻ. Nếu trẻ nêu câu hỏi, tôi kiên nhẫn trả lời, giải thích các thắc mắc của trẻ một cách nhẹ nhàng, rõ ràng, dễ hiểu, đúng từ, câu.
Ví dụ : Khi cho trẻ quan sát các loại bóng điện trong lớp ( bóng đèn có dây tóc, đèn tuýp ) tôi trò chuyện, gợi ý cho trẻ gọi tên (đây là bóng đèn có dây tóc, đây là bóng đèn tuýp ) và chỉ vào từng chiếc bóng điện có sẵn trong lớp . Tôi nói cho trẻ biết loại bóng điện nào tiết kiệm hơn (đèn tuýp). Khi trẻ đã nhận biết được các loại bóng điện khác nhau trong lớp học, tôi cho trẻ phân loại và lựa chọn (Con hãy chỉ cho cô và các bạn xem bóng đèn nào tốn ít điện nhất ? Sử dụng bóng điện nào nhiều hơn sẽ tiết kiệm điện?) 
Khi trò chuyện với trẻ, tôi có thể hỏi trẻ: “Con hãy kể tên những đồ dùng bằng điện trong lớp mình? hoặc yêu cầu trẻ đếm bằng cách hỏi. “Lớp mình có mấy bóng điện? Bóng điện nào tiết kiệm điện nhất?” Tùy theo khả năng của trẻ tôi gợi ý để trẻ kể những đồ vật đó và nói với trẻ khi không dùng đèn, quạt nữa, con nhớ tắt để tiết kiệm điện và giải thích cho trẻ vì sao phải tiết kiệm điện. 
Giải thích cho trẻ nghe tôi nói chậm rãi, rõ ràng và chính xác, kiên nhẫn lắng nghe trẻ nói, không tỏ ra khó chịu khi trẻ nói không đúng hoặc hỏi nhiều, không nhắc lại những câu, từ trẻ nói sai, gợi ý để trẻ nói lên suy nghĩ của mình trước những điều trẻ đã nghe, nhìn thấy. 
Ví dụ: Thay việc sử dụng các loại quạt, tôi mở cửa đón gió trời, tôi giải thích cho trẻ vì sao tôi lại làm như vậy (để tiết kiệm điện) 
Tôi cho trẻ xem đĩa hình các cô chú đầu bếp đang nấu cơm có sử dụng các loại nhiên liệu như: Gas, điện, than, củi, rơm rạ,. nói tên các nhiên liệu các cô chú đầu bếp dùng để đun nấu, lợi ích của chúng. Qua trò chuyện, nói để trẻ hiểu làm thế nào để tiết kiệm chất đất (dùng bếp tiết kiêm điện, nhiên liệu ít khói, tận dụng nước nóng do đặt cạnh bếp hoặc lấy từ bình nước nóng do năng lượng mặt trời để đun nấu.) đồng thời tôi giải thích để trẻ hiểu được nếu dùng nhiều, lãng phí sẽ tốn tiền và dần dần chất đốt sẽ hết và không còn gì để nấu chín cơm. cho các con ăn hàng ngày..
 	Mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động, những điều tôi trò chuyện với trẻ thấm sâu vào trẻ, đó là cách dạy trẻ những kiến thức ban đầu về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra tôi còn thảo luận với trẻ về cách làm thế nào sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: tắt đèn, quạt, tivi, đài, máy tính....khi không dùng. Nhưng khi xem sách các con cần đảm bảo đủ ánh sáng, có thể sử dụng ánh sáng mặt trời hoặc dùng bóng đèn sợi đốt, khi không xem sách nữa thì nên tắt đèn tiết kiệm điện
 	Qua trò chuyện, tôi giúp trẻ hiểu tôi sẽ cảm thấy rất vui vẻ khi trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm. Tôi cũng luôn chú ý động viên, khuyến khích và dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những việc trẻ làm tốt.
+ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: 
	Đưa ra các tình huống có vấn đề giúp kích thích trẻ tìm tòi suy nghĩ giải quyết vấn đề đặt ra, dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra, giúp trẻ nhớ lâu. Vì thế tôi luôn chú ý tận dụng các tình huống có thật phù hợp với khả năng của trẻ. 
Ví dụ: Khi các con ra khỏi lớp, các con phải làm gì: Nếu không xem ti vi thì các con phải làm gì? Vì sao? Chẳng hạn khi mất điện, tôi hỏi trẻ: “ Con thấy thế nào khi mất điện? Trẻ có thể trả lời: “Con không nhìn thấy rõ, con không thể đọc sách, tô màu..Con thấy tối, con thấy nóng” Trên cơ sở câu trả lời của trẻ, tôi trò chuyện về lợi ích của điện trong cuộc sống hàng ngày. Tôi giải thích để trẻ hiểu cần phải tiết kiệm điện để “ không bị mất điện như vậy con sẽ không bị nóng , con có thể đọc sách, tô màu  Ngoài ra , điện còn được dùng để đun nước , nấu cơm 
Sau khi trẻ chơi các trò chơi nhận biết vị trí, chức năng một số đồ điện, tôi cho trẻ chơi trò nhận biết cách sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.
Ví dụ: Ai giỏi nhất. Cách chơi: Mỗi trẻ có một khuôn mặt cười (xanh lá) và khuôn mặt mếu (màu đỏ). Khuôn mặt cười là câu trả lời đúng, khuôn mặt mếu là câu trả lời sai. Cô giáo sẽ đưa ra các bức tranh về cách sử dụng điện tiết kiệm , không tiết kiệm điện. Nhiệm vụ của trẻ là giơ các khuôn mặt cười và khuôn mặt mếu thay cho câu trả lời đúng hay sai. 
	Luật chơi: Bạn nào giơ nhanh và đúng là người chiến thắng.
Trò chơi 2: Chung sức 
	Có 2 đội chơi, số lượng người ở hai đội bằng nhau. Có 2 bảng, trên bảng cô có các bức tranh có nội dung như: Cửa sổ đang mở đón ánh sáng mặt trời, bạn nhỏ đọc truyện bên cửa sổ hay bạn nhỏ đang ngủ, ti vi vẫn bật, đài vẫn mởNhiệm vụ của 2 đội là xác định xem bức tranh nào có nội dung tiết kiệm điện hiệu quả, không tiết kiệm điện và gắn hoa vào bức tranh có nội dung tiết kiệm điện hiệu quả, đánh dấu X vào bức tranh có nội dung không tiết kiệm điện và giải thích vì sao? 
Luật chơi: 2 đội chơi theo luật tiếp sức. Trong thời gian qui định là một bản nhạc, đội nào chọn nhanh và đúng là đội chiến thắng.
Tương tự như vậy tôi tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau. Thực tế trẻ rất hào hứng tham gia trò chơi và qua chơi, trẻ học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
- Phương pháp thực hành, thí nghiệm:
Hàng ngày ở lớp tôi có thể yêu cầu trẻ tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi lớp. tắt nước và đèn khi ra khỏi nhà vệ sinh, có thể mở cửa sổ cho mắt thay vì dùng quạt máy, điều hòa Tôi luôn chú ý hỏi trẻ vì sao phải làm như vậy và gợi mở để trẻ giải thích làm như vậy là để tiết kiệm điện , hạn chế việc mất điện.Khi trẻ chưa biết cách sử dụng, tôi tắt điện, quạtcho trẻ quan sát. Sau đó yêu cầu trẻ thực hiện lại các thao tác.
Khi trẻ thực hành tôi luôn quan tâm, quan sát và nhắc nhở trẻ thực hiện thường xuyên để hình thành thói quen tốt. Ví dụ: Khi không cần sử dụng quạt, điều hòa, đồ điện, tôi yêu cầu trẻ tắt điện, tránh làm thay cho trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ thí nghiệm và trải nghiệm các hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm. Chẳng hạn, mùa hè tôi để một chậu nước to phơi nắng (chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ, phòng tránh đuối nước). Sau đó cho trẻ sờ tay vào chậu nước, trò chuyện giúp trẻ hiểu vì sao nước trong chậu lại “ấm” ? Nước đó có thể dùng làm gì (để tắm). Nước ấm có thể tắm mà không cần phải đun, như vậy sẽ tiết kiệm được gì? (điện, than thời gian, tiền) 
3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.
Tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất để bảo toàn tài nguyên thiên nhiên, chính vì vậy tôi đặc biệt chú ý hướng dẫn trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn. Cụ thể : 
Tôi hướng dẫn trẻ thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua trò chơi như mô phỏng theo các động tác bật, tắt điều khiển ti vi, điều hòa, các động tác tắt, bật .
Trẻ có thể vẽ, dùng kí hiệu riêng để qui định việc sử dụng tiết kiệm trong lớp học. Hoặc có thể cùng trẻ sưu tầm tranh, ảnh, hình vẽ các đồ dùng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Trên cơ sở đó giúp trẻ nhận biết các thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Hướng dẫn trẻ nhận biết hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
sử dụng vật thật như công tắc, điều khiển...để hướng dẫn trẻ bật, tắt điện, công tắc quạt, sử dụng điều khiển để tắt, mở máy...Cho trẻ thực hành bằng cách lặp đi lặp lại các động tác, ấn xuống là mở quạt, bật nút đỏ lên là đèn bật sáng hoặc vặn núm theo kim đồng hồ là bật đènTrên cơ sở đó củng cố kiến thức và kĩ năng đã được thu nhận. 
Tôi luôn cố gắng tạo mọi cơ hội, cố gắng cho trẻ được quan sát các dạng năng lượng và đồ dùng sử dụng năng lượng có thực trong cuộc sống của trẻ. Khuyến khích sử dụng các giác quan (nhìn, sờ.) kết hợp với lời nói và câu hỏi phù hợp nhằm tăng cường vốn hiểu biết và phát huy tư duy trẻ . Tuy nhiên khi giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần chú ý đảm bảo an toàn. Giáo dục trẻ nhận biết và tránh xa các thiết bị sử dụng năng lượng gây nguy hiểm như ổ điện, bàn là nóng, bếp gas, than, củi (không dùng que chọc vào các ổ điện khi có sự cố) 
Bên cạnh việc hướng dẫn trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tôi đặc biệt chú ý hướng dẫn trẻ nhận biết, sử dụng các thiết bị sử dụng điện, nhiên liệu an toàn, giúp trẻ nhận biết được những thiết bị điện, nguyên liệu nguy hiểm không được phép sờ, lại gần. Cụ thể : 
+ Luôn luôn hỏi người lớn khi sử dụng các thiết bị liên quan đến điện. 
+ Không bao giờ tự cắm, rút phích điện ra khỏi ổ cắm.
+ Khi tay ướt, đi chân chạm đất không được sờ vào các đồ dùng có sử dụng điện 
+ Không được chạm vào các dây điện, đặc biệt là dây điện bị đứt.
+ Dạy trẻ biết gọi 113 hoặc “kêu cứu”, tránh xa nơi nguy hiểm khi có sự cố xảy ra. Ví dụ khi có mùi khét, phải quan sát, tránh xa nơi nguy hiểm và gọi cho người lớn.
3.5. Biện pháp 5: Sưu tầm sáng tác, cải biến các bài thơ bài hát câu đố có nội dung giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng. 
Trong chương trình giáo dục mầm non, văn học, âm nhạc là môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương diện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dụng ở trường.
Giáo viên có thể cho trẻ hát, đọc thơ khi ổn định lớp, vào bài, chuyển tiếp giữa các phần trong giờ học, chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác hoặc tích hợp trong thể dục buổi sang, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, hoạt động khám phá . Để gây sự chú ý, tạo hứng thú thư giãn cho trẻ. Chính vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ, tôi luôn cố gắng tìm tòi, sang tác, cải biên, sưu tầm các bài hát, bài thơ có nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình giáo dục trẻ. 
Ví dụ: khi dạy trẻ bài “Một số đồ điện trong gia đình bé”, ổn định lớp tôi cho trẻ hát bài “Vì sao lại thế” (Lời cải biên) để tạo sự hứng thú, kích thích sự ham hiểu biết, tìm tòi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao đèn sáng và vì sao quạt mát? Ô sao chiếc đài này lại phát ra âm thanh ?... “ Trong quá trình cho trẻ làm quen một số đồ điện trong gia đình, tôi sử dụng một phần của câu chuyện “ Vì sao bàn là nóng? “ (Ở phần phụ lục) để giới thiệu về chiếc bàn là, như vậy trẻ không bị nhàm chán, tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả. Kết thúc tiết học tôi cho trẻ hát bài “ Chúng mình cùng tiết kiệm điện“ (Ở phần phụ lục), lời bài hát như một lời khuyên, nhắc nhở bé và mọi người phải tiết kiệm điện. 
Ví dụ: Tôi sử dụng câu chuyện “Vì sao quạt điện lại quay?“ vào hoạt động cho trẻ làm quen với văn học , qua câu chuyện trẻ sẽ biết quạt điện quay được là nhờ trục quạt, cánh quạt.đặc biệt là dòng điện. Nếu mất điện quạt điện sẽ không chạy được. Qua câu chuyện giáo dục trẻ ý thức sử dụng điện tiết kiệm. 
 * Ngân hàng các bài thơ, câu đố,bài hát về tiết kiệm năng lượng.
Bóng gì tiết kiệm điện năng
Mà vẫn sáng tò như trăng trong nhà?
( Bóng đèn Compact)
Được đan từ những nan tre
Mùa đông xếp lại, mùa hè lấy ra
Tiết kiệm điện cho mọi nhà
Không cần bật quạt, thật là vui nghê
Đố bạn biết là gì? ( Quạt nan)
Cô đố bé biết
Xem xong tivi
Bé phải làm gì
 Để tiết kiệm điện? 
 ( Tắt tivi)
Lời của quạt
Tôi là chiếc quạt điện
Quạt mát cho mọi người 
Khi bạn ở bên tôi
Hãy để tôi qụat mát
Nhưng bạn ơi nhớ tắt
Lúc bạn rời xa tôi
Tôi cũng cần nghỉ ngơi
Bạn ơi hãy nhớ nhé!
Đừng để tôi buồn tẻ
Dùng thế lãng phí hoài
Bạn ơi hãy tiết kiệm
Hãy nhớ nhé bạn ơi! 
Bích Phương
Thỏ con đi học
 Sáng nay Thỏ đi học
Khi đi quên tắt đèn
Thỏ vẫy tai suy nghĩ
Không biết làm sao đây?
Đường về nhà xa quá
Thỏ con buồn phát khóc
Cô giáo Sóc đứng bên
 Đã hiểu ra sự việc
Liền đưa

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_3_4.doc