Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn âm nhạc
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như 1 phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa trẻ chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn âm nhạc
theo tiết tấu cho các bài hát. * Phách tre: - Nguyên vật liệu: Tận dụng các thanh gỗ thừa, sơn màu, đề can - Cách làm: + Gọt, chẻ các thanh gỗ có kích thước bằng nhau: dài 15-20cm, rộng 3cm. + Sơn màu, vẽ họa tiết trang trí. + Dùng len màu buộc vào đầu gỗ đã đục lỗ để tạo phần đẹp mắt cho phách tre. - Sử dụng: Trẻ dùng phách tre để gõ đệm theo tiết tấu cho bài hát. * Các loại xúc sắc: - Nguyên liệu: Các loại vỏ hộp sữa chư, hộp váng sữa, vỏ hộp thạch, hộp non bia, vỏ con trai, các loại hột ( gạo, hạt ngô, hạt đõ,) sỏi trắng, xốp, đề can, duy băng - Cách làm: + Sưu tầm rửa sạch, phơi khô các loại vỏ hộp trên. + Cho các loại đỗ, sổi, hột hạt trên vào bên trong các hộp. + Đậy kín, dán trang trí xốp màu, đề can, cắt duy băng làm nơ cho đẹp mắt. - Cách sử dụng: Trẻ dùng xúc sắc gõ đệm theo tiết tấu cho bài hát. * Đàn, trống, phèng tự tạo: - Nguyên vật liệu: Các vỏ hộp kẹo bằng nhựa cứng trong, vỏ bằng sắt với nhiều hình dạng khác nhau, các thanh nhựa cứng dài 50cm, các hộp sữa to đã dùng, đề can, xốp màu, dây thép nhỏ.. - Cách làm: + Đàn: Gắn thanh nhựa cứng làm cần đàn vào vỏ hộp kẹo trong làm bầu đàn, dán trang trí họa tiết, xốp, đề can tạo các nốt nhạc vui mắt, nối dây thép nhỏ từ cần đàn tới bầu đàn làm dây đàn. + Trống: Dùng các hộp sữa to đã qua sử dụng có dạng khối trụ bọc kín bằng xốp, giấy màu, đề can, lấy duy băng buộc vào 2 đầu dây làm dây đeo. + Phèng: lấy 2 mảnh vỏ hộp kẹo hình tròn bằng sắt, sơn màu, vẽ hoa văn trống đồng, hình con giống, hoa lá trang trí. - Cách sử dụng: Trẻ có thể dùng các đồ dùng trên để gõ đệm và biểu diễn các bài hát Hình ảnh: Các dụng cụ âm nhạc do cô và trò tự làm ra. * Các loại mũ, mặt lạ hóa trang, hoa đeo tay: - Nguyên vật liệu: Các loại giấy bọc quà, giấy óng ánh, xốp đề can - Cách làm: + Mũ chóp kín: Dùng bia các tông quấn tạo thành hình mũ có thể đội che kín mặt trẻ. Cắt dán trang trí họa tiết, nốt nhạc cho đẹp. Trẻ dùng mũ chóp kín để chơi trò chơi âm nhạc. + Mũ biểu diễn: Quấn bìa cát tông tạo hình mũ nhỏ. Dùng giấy bọc quà, giấy trang kim bọc xung quanh, cắt dây óng ánh tạo hoa gắn lên phần chóp mũ và quấn quanh miệng mũ. + Mũ hình hoa quả, con vật: Dùng xốp, đề can giấy màu tạo hình các loại hoa, quả, con vật ngộ nghĩnh theo chủ điểm. Trẻ đôi mũ minh họa cho bài hát hoặc biểu diễn văn nghệ. + Mặt nạ hóa trang: Dùng bìa đo khuôn mặt trẻ sau đó đục 2 lỗ cho hở phần mắt, vẽ tạo hình các khuôn mặt khác nhau, dán trang trí họa tiết, rắc óng ánh hột hạt, dính lông gà Trẻ dùng mặt nạ biểu diễn văn nghệ, nhảy múa tự do cùng bạn Trang phục biểu diễn: - Nguyên vật liệu: Sưu tầm các loại vải vụn, giấy báo, giấy bọc quà, giấy ni lông, thùng cát tông - Cách làm: Tạo hình, vẽ, cắt tạo thành các loại váy khác nhau. + Đính các phụ kiện trang trí váy áo. + Vải vụn tận dụng cắt may tạo các bộ quần áo con vật sinh động hình hoa quả, con vật. - Sử dụng: Trẻ mặc các bộ vấy đó biểu diễn văn nghệ hoặc minh hoạ cho các bài hát trong giờ học. VD: Trẻ học bài hát: “ Chú mèo con” hay bài hát “ Ba chú gấu” trẻ mặc trang phục đó biểu diễn, trẻ sẽ thấy rất hứng thú và tự tin khi được các bạn khác chú ý lên mình. - Ngoài ra cô có thể dùng vải, giấy bóng tạo ra các loại khăn choàng, cánh bướm cho trẻ hoạt động b. Ống nghe: - Nguyên liệu: ống nhựa cong, đài cát sét - Sử dụng: Dùng ống nhựa cong sao cho một đầu vừa tầm miệng của trẻ, đầu kia vừa tầm tai trẻ kàm theo là bật máy cát sét và băng nhạc cho trẻ nghe theo băng. Khi hát, trẻ sẽ áp ống nghe vào tai và miệng của mình, như vậy trẻ có thể nghe rõ giọng hát của mình một cách rõ rang. Hơn nữa, trong quá tringh cầm ống nghe, trẻ cảm nhận được sự rung động của dây âm thanh khi giọng của trẻ phát âm trong ống nghe. c. Đàn chai: - Chuẩn bị: Một số chai có lượng nước khác nhau, đũa. - Cách làm: Xếp những chai thành dẫy, rót vào đó những lượng nước khác nhau có thể phát ra những tiếng khác nhau. - Cô giúp trẻ khám phá âm thanh bằng cách lấy 1 thanh nhỏ gõ vào các chai nước. Những chai giống nhau có lượng nước giống nhau sẽ phát ra âm thanh giống nhau. Trẻ rót thêm nước vào một số chai và gõ. Trẻ so sánh âm thanh phát ra từ các chai có lượng nước khác nhau. Từ đó trẻ sắp xếp các chai thành dẫy từ chai phát ra âm trầm đến bổng. d. Nhà hát: Để giúp trẻ hứng thú với môn âm nhạc, tôi đã trang trí và thiết kế góc trò chơi âm nhạc thành một sân khấu biểu diễn. - Nguyên vật liệu: Vải vụn mỏng may rèm, thanh inốc dài 1,5m, 1 bục gỗ cao 30cm, chiều dài 1,5m, chiều rộng dài 1m, một số đồ dùng hóa trang, các loại nhạc cụ. - Cách làm: Dùng vải vụn màu sắc đẹp may thành rèm sân khấu 2 lớp, treo vào thanh inốc, khoan 2 đầu vào tường, bục gỗ để dưới chân sân khấu trải một miếng thảm gi màu đỏ làm nền sân khấu, phía trong sân khấu trang trí nền phông bằng các hình ảnh, nốt nhạc ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Phía trước để 1 số bụi cỏ hoa, nấm, cây xanh tạo không khí biểu diễn. Chuẩn bị vé vào cổng, micro, vẽ một bảng ghi nội dung chương trình. - Sử dụng: Với sân khấu âm nhạc đa năng này, trẻ có thể dùng để biểu diễn văn nghệ. Cô khuyến khích trẻ đóng vai người bán vé vào cổng, một số bạn làm khan giả ngồi xem, một số bạn làm ca sĩ biểu diễn các bài hát, múa, nhảy, sử dụng các loại nhạc cụ, bạn làm nhạc công, bạn làm người dẫn chương trình ảnh minh họa Hình ảnh: Trẻ được biểu diễn bằng những dụng cụ âm nhạc mình làm ra Kết quả Như vậy, với việc tích cực sưu tầm, tìm kiếm nguyên vật liệu tạo ra một số đồ dùng nêu trên áp dụng vào hoạt động âm nhạc, hoạt động góc ở lớp tôi đã đạt được hiểu quả cao. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn mạnh dạn, tự tin, kiến thức và kĩ năng âm nhạc của trẻ tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm. 3.3 Biện pháp 3: Cải biến, sáng tác một số bài hát, trò chơi âm nhạc cho trẻ. Chúng ta đều biết tầm quan trọng của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ. Âm nhạc khơi dậy trong tâm hồn các con những tình cảm đẹp về thế giới xung quanh. Âm nhạc không chỉ là vấn đề giáo dục thẩm mỹ mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhận thức, thính giác và bộ nhớ ngôn ngữ trẻ em. Ngoài các bài hát chương trình giáo dục thẩm mỹ mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhận thức, thính giác và bộ nhớ ngôn ngữ ở trẻ em. Ngoài các bài hát trong chương trình giáo dục, để giúp trẻ có kiến thức phong phú về âm nhạc, tôi đã cố gắng cập nhật, sưu tầm và tự sáng tác, phổ lời theo nhạc mang mục đích giáo dục cao phù hợp với lứa tuổi đã phát huy nhiều tác dụng. Theo từng chủ điểm tôi đã sưu tầm, cải biến, sáng tác một số bài hát có nội dung phù hợp để áp dụng vào giờ học âm nhạc với các hình thức như: - Dạy trẻ hát - Dạy trẻ vận động theo tiết tấu. -Dạy trẻ vận động minh họa theo lời ca. - Hát cho trẻ nghe. *Trò chơi âm nhạc cải biên và sáng tác. Đối với trẻ mầm non được hoạt động âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi âm nhạc đã trở thành phương tiện dể đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Hiện nay trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt hơn. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục, những kỹ năng âm nhạc cơ bản. Chính vì vậy bản thân tôi đã tìm tòi sáng tác cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú trong kho tang trò chơi âm nhạc cho trẻ. Trò chơi: Nghe thấu hát tài Trò chơi này giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng. - Chuẩn bị: Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã thuộc. - Cách chơi: Thành viên thứ nhất của hai độ ra ngoài lớp. Cô nói thầm vào tai từng thành viên của 2 đội một câu hát giống nhau sau đó 2 trẻ có nhiệm vụ chạy về 2 đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm vào tai bạn thứ 3 cứ thế tiếp tục cho đến bạn cuối cùng của đội. Trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. B. Trò chơi: Tai ai thính Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ được hứng thú khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ. - Chuẩn bị: Một số nhạc cụ âm nhạc như đàn ocgan bằng đồ chơi điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre, bằng vỏ ngêu, đàn gõ bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô. - Cách chơi: Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho trẻ từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó. VD: Cô đàn óc gan và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn ocgan. Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại nhạc cụ cho trẻ vừa nghe vừa xem và hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì. Khi trẻ đã quen cô cho trẻ ngồi, không nhìn thấy nhạc cụ sau đó có đánh đàn, thổi gõ các loại nhạc cụ và hỏi trẻ nhận biết âm thanh của loại nhạc cụ. Chia trẻ thành 2 đội và thi đua, nếu đội nào đoán sai phải hát 1 bài theo yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá và trải nghiệm với nhạc cụ đó. *Khám phá các loại chuông: Với trò chơi này, cô cũng cung cấp cho trẻ các loại chuông khác nhau về kích thước, hình dáng, chất liệu. Khuyến khích trẻ sờ, nắn, lắc, rung nhằm thực hiện nhiều thao tác với các loại nhạc chuông, từ đó trẻ có thể so sánh, phân loại và xế thứ tự các loại chuông. *Làm trống và xúc sắc Cô cung cấp cho trẻ một số đĩa giấy, lon sữa, nước ngọt, hộp giấy, ly nhựa, lõi vệ sinh và bỏ một số các vật liệu khác nhau vào bên trong sau đó dán kín 2 đầu hay ghim chặt, trẻ khám phá bằng cách lắc các loại trống, xúc sắc. C.Trò chơi: Giai điệu thân quen Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và giai điệu bài hát đã học đồng thời tạo cho trẻ tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn linh hoạt trả lời rõ rang chính xác tên bài hát đó. -Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình đã học, máy catset. -Cách chơi: Cô mở bằng catset cho trẻ nghe giai điệu bài hát. Hai đội rung chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe. Nếu đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa. Nếu sai, quyền trả lời thuộc về đôi bạn. VD: Trẻ nghe giai điệu: “ Chú mèo con lông trắng tinh, mắt tròn xoe và trông rất xinh” Trẻ phải nêu được đó bài hát: “ Chú mèo con” D. Trò chơi: Ô cửa bí mật Trò chơi này giúp trẻ ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn khám phá những bí mật bên trong những ô cửa. -Chuẩn bị: Một số hình ảnh, các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ điểm ở phía sau những ô cửa, thùng các tông sơn màu làm ô cửa và một số đồng tiền vàng để tặng trẻ. -Cách chơi: Trẻ chia làm 2 đội, 2 đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra đội nào chơi trước. Có từ 4-5 ô cửa được đánh dấu thứ tự từ 1-5. Đội nào chơi trước sẽ chọn bất kỳ 1 ô cửa, bên trong ô cửa có đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh gì thì đội đó phải hát bài hát có nội dung về hình ảnh đó. VD: Mở ô cửa số 3 có con thỏ thì trẻ phải hát bài về con thỏ như bài: Chú thỏ con. Nếu mở ô cửa và hát đúng bài hát với hình ảnh trong ô cửa thì đội đó được tặng 1 đồng tiền vàng. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô của mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn. E. Trò chơi: Ghi nhớ dấu chân Trò chơi phát triển tai nghe, phản ứng nhanh với các loại tiết tấu khác nhau và ghi nhớ có chủ định. -Chuẩn bị: Phấn màu, 4-5 vòng tròn, trống lắc. -Cách chơi: Cô có từ 4-5 vòng tròn. Số trẻ mỗi lần tham gia chơi tương ứng với số vòng tròn. Cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh số theo thứ tự sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ nhịp nhàng xung quanh vòng tròn. Khi tiết tấu gõ thay đổi, trẻ phải chạy vào vòng có dấu chân của mình. Nếu trẻ nào chạy vào vòng mà ướm dấu chân của mình không vừa với dấu chân vẽ trong vòng thì bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp 1 vòng. * Kết quả: Tổ chức các trò chơi âm nhạc như Tai thính, ghi nhớ bước chân sẽ khơi dậy trọng trẻ niềm yêu thích môn âm nhạc.trò chơi âm nhạc sẽ mang đến cho tâm hồn các bé những tình cảm đẹp về quê hương, đất nước.. thoogn qua các chủ điểm. Giúp trẻ phát triển tính thẩm mỹ, rèn lyện các cơ quan trên cơ thể như thính giác..Từ đó bộ nhớ ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển. 3.4.Biện pháp 4: Tổ chức tiết học âm nhạc nhẹ nhàng, linh hoạt, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. So với các bậc học khác, ở bậc học mầm non lượng kiến thức truyền thụ cho trẻ không có gì phức tạp lắm. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm nhất của giáo viên mầm non là nghệ thuật thu hút sự chú ý của trẻ. Vì thế có thể nói rằng, tiết học nào thu hút được sự chú ý của trẻ nghĩa là tiết học đó đã thành công 50%. Chính vì vậy, khi tổ chức hoạt động âm nhạc, đầu tiên tôi bố trí đội hình hợp lý để tận dụng hết không gian lớp học đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các trẻ trong lớp quan sát giáo viên một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ sau đó dẫn dắt thật khéo léo để vào bài một cách nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái, gần gũi thân thiện trong lớp học. Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên nên tạo những tình huống có vấn đề hoặc dùng lời dẫn dắt cho trẻ hoạt động để trẻ tuy học mà như có cảm giác đang chơi vậy. VD: Với chủ điểm: Thế giới động vật. Khi dạy với đề tài: Đố bạn của nhạc sĩ Hồng Ngọc, giáo viên và 1 bạn đóng vai chú khỉ con và bác gấu, đồng thời sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp để gâu sự chú ý tạo hứng thú cho trẻ. Sau đó dùng tình huống để dẫn dắt giới thiệu vào bài, trẻ sẽ thấy rất thú vị khi được tiếp xúc với những nhân vật, tình huống ngộ nghĩnh. Tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ trong câu chuyện, tình huống do cô đem lại sẽ kích thích trẻ hào hứng say mê trong khi học. Cách vào bài 2: Cô có thể quay đoạn videoclip hình ảnh một số con vật trong rừng ngộ nghĩnh trong tư thế vận động cho trẻ quan sát và trò chuyện, trẻ cũng rất hứng thú. - Ngoài ra trong giờ học, giáo viên cần rèn tính tập thể cho cả lớp, nhóm, tập trung chú ý, tính tự lập độc lập khi trẻ biểu diễn các bài hát, điệu múa, tính chất giá trị của những trò chơi âm nhạc giúp trẻ nhút nhát, thiếu tự tin trở nên mạnh dạn, hồn nhiên trong hoạt động, hòa nhập tốt hơn trong cộng đồng - Giáo viên chú ý theo dõi một cách thường xuyên khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ đề có sự điều chỉnh, sửa sai kịp thời. Nên bố trí những trẻ yếu về âm nhạc ngồi ở vị trí thuận lợi ( Gần giáo viên hoặc những trẻ có năng khiếu tốt) để trẻ có cơ hội tiếp xúc, học tập. Sự thay đổi luận phiên các hoạt động âm nhạc trong tiết học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc còn đòi hỏi trẻ sự chú ý, độ nhanh nhạy, giáo dục ở trẻ biết kiềm chế, biết điều khiển vận động sao cho phù hợp với âm nhạc, giáo dục ý chí, trẻ vượt qua cái tôi bản thân, cố gắng thực hiện yêu cầu của cô. Như vậy giáo viên cần: + Lựa chọn những bài hát ngắn, vừa phải dễ thuộc. + Những động tác múa minh họa đơn giản, dễ dạy trẻ. + Cho trẻ có những ấn tượng, làm quen các tác phẩm âm nhạc qua nghe trẻ hát và xem những giai điệu múa + Phát triển cảm xúc âm nhạc, khả năng và tai nghe, cảm giác tiết tấu hình thành giọng hát và những động tác biểu cảm. Sự an toàn về tâm lý cho trẻ: Trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc, giáo viên có thể chấp nhận tất cả các vận động mà trẻ thực hiện không xét tới điều kiện đẹp hay chưa đẹp, thể hiện đầy đủ thừa hay thiếuchủ yếu là trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Giáo viên cần tôn trọng trẻ, mọi hành động của trẻ luôn được đề cao và đặt sự tin tưởng ở trẻ, từ đó đặt tâm trạng an toàn. Tâm trạng này được củng cố và phát triển cao. Nó có thể trở thành sự nhận thức tự giác và tự tin, thúc đẩy sự phát triển ý tưởng. Sự hiểu biết sâu rộng kết hợp với các điều kiện đã nêu trên tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn tâm lý cho trẻ, trẻ sẽ thích thú sáng tạo, cởi mở hơn và thể hiện tình cảm của mình chính từ những điều mà trẻ cảm nhận. VD: Trẻ có thể tạo ra một bài hát đơn giản đồng thời nghĩ ra các động tác thân thể và giọng nói để diễn tả cảm giác của mình làm tăng sự hứng thú. - Giáo viên cho trẻ hoàn toàn tự do, diễn đạt biểu tượng, trẻ tự do nghĩ ra, cảm nhận và thể hiện ý tưởng của mình. - Ngoài giờ hoạt động âm nhạc chính thức thì các hoạt động văn nghệ được xây dựng độc đáo, phong phú cả về ý tưởng, hình thành môi trường bổ ích lôi cuốn các bé bộc lộ những năng khiếu tiềm ẩn một cách hào hứng. Có nhiều hoạt động âm nhạc của trường Mầm non sẽ giúp không gian âm nhạc của trẻ được nới rộng. Vì vậy, giáo viên nên tổ chức các buổi văn nghệ vào dịp lễ tết cổ truyền, tết thiếu nhi 1/6, tết trung thu, ngày nhà Giáo Việt Nam 20/11, ngày sinh nhật Bác, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày lễ Noel Hình ảnh: Trẻ được vui múa hát tại lớp của mình chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Và trong năm học vừa qua, qua các lễ như ngày khai giảng, Tết Trung Thu, Noel, giao lưu chào mừng ngày thành lập quân đội 22/12 Cô và trẻ lớp tôi đã tích cực tập luyện một số tiết mục văn nghệ đặc sắc để biểu diễn tại trường và giao lưu với các lớp khác như: Hinh ảnh:Tiết mục liên khúc Chiếc đèn ông sao - Rước đèn tháng tám Hinh ảnh: Tiết mục múa với bài “ Jnger bell” Hinh ảnh: Trẻ hát “Cháu yêu chú bộ đội” Kết quả: Như vậy với việc thực hiện thiết kế âm nhạc trong và ngoài tiết học phù hợp đạt hiệu quả cao bản thân giáo viên cần có tinh thần yêu thích, hăng hái trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, thường xuyên rèn luyện kĩ năng âm nhạc ( Hát, múa, đàn..) một cách thành thạo để khi tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ có thể làm chủ mọi tình huống, đồng thời xử lý các yêu cầu của hoạt động âm nhạc một cách chính xác đem lại hiệu quả cao trong công việc giáo dục thẩm mĩ âm nhạc cho trẻ đó sẽ là cơ sở để vun đắp tình yêu nghệ thuật trong tâm hồn các bé và để góp phần vun xới cho khu vườn âm nhạc của trẻ ở trường mầm non ngày càng ngập đầy hương sắc. 3.5. Biện pháp 5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong niều lĩnh vực trong đó có ngành giáo dục. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ, hiện đại cho việc dạy học của giáo viên ở bậc mầm non, góp phần làm cho tiết học hấp dẫn hơn, phát huy được óc tư duy, sáng tạo trí tưởng tượng phong phú của trẻ nhỏ. Với nhận thức như trên, là một giáo viên mầm non tôi đã có gắng học hỏi và mạnh dạn sử dụng công nghệ thông tin lồng ghép vào các môn học trong đó có bộ môn giáo dục âm nhạc phù hợp cùng chủ điểm bằng cách. -Sử dụng phần mềm Power point. VD: I. TẠO TRANG BÌA. Đầu tiên ta khởi động M.S power point (PPT). có thể nhấn đúp chuột vào biểu tượng của PPT, một trang giao diện của PPT sẽ được mở ra một trang mới. II. TẠO HÌNH NỀN CHO BÀI GIẢNG. Vào trình đơn format chọn background, khi đó một tiện ích mới hiện ra và ta sẽ làm việc với nó. Chọn các ứng dụng cho sẵn hoặc tuỳ ý, ta nhấn vào dấu nháy sau đó chọn Fill effects... - Chọn các thẻ Gradien, Texture, patern, - Ta có thể chọn hình nền có sẵn hoặc tạo hình nền theo phong cách của riêng mình bằng cách chọn thẻ picture. tiếp theo là chọn select picture sau đó chọn đường dẫn đến nơi lưu file ảnh của mình sau đó bấn ok. III. TẠO TRANG CHÀO CHO BÀI GIẢNG. Trang chào cho bài giảng điện tử là một trang rất quan trọng vì nó chuyển tải thông tin tiết học và có thể coi đó là trang tạo không khi ban đầu cho lớp học. Chính vì thế mà trang chào ban đầu phải thiết kế đẹp thì mới tạo được sức lôi cuốn học sinh. - Ta có thể chèn hình nền cho đẹp, dùng logo của nhà trường để trên góc trái, dùng các ảnh hoa lá, mây bay, các loại ảnh đẹp, ảnh động để trang trí sao cho đẹp mà hợp lý mà không quá cầu kì. Chính diện trang chào ta có thể để dòng chữ : “Nhiệt liệt chào mừng....” Ta có thể nhấn chuột vào các ô có sẵn trong giao diện chính để gõ chữ hoặc có thể nhấn vào các ô trên thanh Drawing bên dưới màn hình để thêm các ô s
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_giup_tre_mau.doc