Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên
2.4.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên.
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang
tính tất yếu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp
giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học; thông
qua các buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn, hội thảo chuyên đề; thông qua dự
giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin
do ngành tổ chức.
Phát động sâu rộng phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng
công nghệ thông tin đối với mỗi giáo viên để chính họ thấy được hiệu quả và sự
cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng
dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.
Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức tự học, tự nghiên cứu, sưu tầm
tài liệu hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, bộ phận
chuyên môn của nhà trường nghiên cứu chọn lọc định hướng xây dựng kho dữ
liệu điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc học tập và ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách hiệu quả nhất.
2.4.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin cho đội ngũ cán bộ giáo viên.
Cử cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng
dụng công nghệ thông tin do ngành tổ chức.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm
dạy học với thành phần hướng dẫn là những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học
của đơn vị, chương trình được thục hiện theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn
nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá
trình soạn giảng và thiết kế bài giảng hàng ngày như: cách khai thác thông tin dữ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên
dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin do ngành tổ chức. Phát động sâu rộng phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng công nghệ thông tin đối với mỗi giáo viên để chính họ thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức tự học, tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, bộ phận chuyên môn của nhà trường nghiên cứu chọn lọc định hướng xây dựng kho dữ liệu điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc học tập và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách hiệu quả nhất. 2.4.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Cử cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin do ngành tổ chức. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm dạy học với thành phần hướng dẫn là những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của đơn vị, chương trình được thục hiện theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng và thiết kế bài giảng hàng ngày như: cách khai thác thông tin dữ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên 10 / 1 5 liệu qua internet; các bước soạn một bài trình chiếu; việc kết hợp sử dụng các phần mềm hỗ trợ quá trình thiết kế bài giảng; cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh,... Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin do ngành tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào, yêu cầu của sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh. Để làm được điều đó, ban giám hiệu đặc biệt là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn tại phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi - cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì. Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển. Nhà trường cử cán bộ, giáo viên, nhân viên đi đào tạo nâng cao trình độ về tin học để có thể quản trị mạng máy tính của nhà trường, xây dựng, khai thác sử dụng phần mềm dạy học và quản lý qua các chương trình bồi dưỡng cụ thể: * Kỹ năng tin học cơ bản: Nâng cao kỹ năng tin học cho giáo viên và cán bộ quản lý. Công nghệ thông tin trong hành trang người giáo viên Khai thác và sử dụng các thông tin trên mạng. Tìm kiếm thông tin, tạo lập hòm thư Thiết kế bài giảng trên powerpoint. * Hình thức bồi dưỡng: Lớp bồi dưỡng cho đông đảo tập thể giáo viên. Huấn luyện theo nhóm nhỏ, theo đặc thù của từng loại đối tượng. Lớp cơ bản, lớp nâng cao. 2.5. Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ. Các hình thức sử dụng hiệu quả được nhiều giáo viên sử dụng là: dạy trình chiếu với cách thiết kế các slide về hình thức gần giống với bảng truyền thống (màu sắc, cách chia bảng, cách trình bày đầu bài, đề mục,...); sử dụng máy chiếu như là phương tiện hỗ trợ cung cấp kênh hình với nhiều hình ảnh sinh động, âm thanh, video mà không phải mang vác nhiều tranh ảnh, bảng phụ, máy móc thiết bị khác; công nghệ thông tin với nhiều phần mềm tiện ích là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác soạn bài, quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinhđược tiện lợi và nhanh chóng. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên 11 / 1 5 Tham gia lập và sử dụng “Nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên websile của Bộ, Sở và các trường bạn, ... Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý và giảng dạy của cán bộ giáo viên thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của các trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia cuộc thi “Thiết kế bài giảng e- Learning” do Bộ và Sở giáo dục tổ chức. Để việc tham gia có chất lượng, Ban giám hiệu các nhà trường lên kế hoạch cụ thể từ khâu chọn cử giáo viên, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, động viên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên dự thi. 2.6. Phong trào thi đua: Thi sử dụng các phần mềm đã học, ứng dụng, khai thác các phần mềm hỗ trợ để đổi mới phương pháp dạy trẻ thông qua các hội thi: giáo viên giỏi cấp trường, cấp quận, thi chuyên đề. Thi trình bày (PowerPoint). Thiết kế bài giảng điện tử E-learning dự thi cấp quận, thành phố và cấp quốc gia. Ngày hội công nghệ thông tin, thi thiết kế bài giảng có hiệu quả, hấp dẫn, ngắn gọn dễ hiểu có nhiều tương tác của học sinh và phụ huynh học sinh. Trao đổi chia sẻ các địa chỉ mạng có các thông tin hỗ trợ cho các hoạt động quản lí, chăm sóc và giáo dục trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm của các cán bộ, giáo viên, nhân viên qua quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường. Đưa chỉ tiêu 100% các lớp soạn bài trên máy tính. 80% cán bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Duy trì 50% hoạt động giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn một số kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong soạn giảng và thiết kế bài giảng E-learning. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như phần mềm power point, flash, ...). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. Ví dụ : Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học...(Điều này một giáo án thông thường không thể có được) Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên 12 / 1 5 không quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng. Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Từ những lý luận trên tôi đưa ra các bước ứng dụng trong việc xây dựng giáo án điện tử: * Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chọn những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng . Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý. * Chọn bài giảng thích hợp: Khi soạn giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghê thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy. Ví dụ: Xây dựng giáo án điện tử áp dụng vào các loại tiết như Văn học, làm quen chữ viết, toán, tạo hình, trò chơi âm nhạc. Muốn làm được như vậy thì giáo viên phải nắm vững phương pháp của từng bộ môn, từng loại tiết theo từng độ tuổi Tuy nhiên theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không Mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của trẻ . Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên 13 / 1 5 Nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề dưa trên nhận thức của trẻ và phù hợp với từng độ tuổi Nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người soạn GA). 4. Biện pháp 4: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện. 4.1. Kết quả quản lý, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin . Triển khai sử dụng thành công các phần mềm dùng chung theo chỉ đạo của Sở giáo dục đào tạo Hà nội. Tích hợp hoạt động máy tính với các nội dung học tập và vui chơi. Các hoạt động mở rộng có liên quan đến máy tính. Sử dụng và kết nối mạng Land và ADSL. 4.2. Kết quả đối với giáo viên 100% giáo viên có kỹ năng về soạn thảo văn bản đúng qui chuẩn. 80% giáo viên có kỹ năng tốt trong thiết kế bài giảng điện tử Power Point. 65% giáo viên có kỹ năng thành thạo trong thiết kế bài giảng E-learning và biết sửa lỗi. 65% giáo viên biết đưa các bài giảng qua mạng để dạy học online. Sau 2 năm học tập trung chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng CNTT, phát động các cuộc thi về CNTT, giáo viên ở trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi về kỹ năng CNTT, các sản phẩm CNTT như bài giảng, kho học liệu, trang mạng điện tử do cấp quận, thành phố tổ chức. Cụ thể như sau: Bài giảng E-learning : 02 giải nhất, 01 giải ba cấp quận 02 giải nhất, 01 giải KK cấp thành phố Kỹ năng CNTT : 01 giải nhất, 01 giải KK cấp quận Sản phẩm CNTT : 01 giải nhất cấp quận về trang web Nhiều bài giảng điện tử, bài giảng E-learning cấp trường có hiệu quả tốt. Tạo được kênh học online của trường MN Thanh Xuân Trung với số lượng bài giảng đa dạng phong phú. 4.3. Kết quả đối với trẻ. Các tiết dạy được ứng dụng CNTT trẻ rất chăm chú nghe và theo dõi từng cử động của các nhân vật trong truyện. Hay những đồ vật con vật ) Nên kết quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được nội dung bài học. Từ đó giáo viên có thể định hướng giáo dục trẻ theo nội bài học, trẻ dễ tiếp thu hơn so với phương pháp truyền thống. Các trò chơi sử dụng hình ảnh đẹp, có sự chuyển động, các âm thanh phát Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên 14 / 1 5 ra nhằm phát triển sự hứng thú của trẻ, phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ từ đó phát triển được ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ Trẻ được gắn vào quá trình học tập với các hoạt động vui chơi, sử dụng máy tính để hình thành các kỹ năng tư duy sâu sắc hơn. Trẻ có điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc và đúng đắn, góp phần mở rộng vốn từ phong phú tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với công nghệ mới. Kích thích trí tưởng tượng sáng tạo, khơi gợi tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Qua các trò chơi trên máy vi tính trẻ còn được tiếp xúc cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận. 1. Đánh giá chung. Trong thời đại ngày nay, việc hiểu biết và vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. Hơn lúc nào, chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một tinh thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới. Vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ giáo viên trong việc sử dụng và ứng dụng CNTT vào công tác là một thử thách và là nhiệm vụ của người CBQL. Thực hiện tốt công tác này, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập đồng thời củng cố và phát triển bền vững giáo dục mầm non trong tương lai. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong trường mầm non ngày càng được nâng cao, là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh với một mục tiêu duy nhất “Tất cả vì học sinh thân yêu” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”... 2. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. Giáo viên đã có sự biến chuyển về nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế say mê với việc ứng dụng CNTT trong soạn giảng cũng như các hoạt động khác; kỹ năng soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT của giáo viên được nâng lên rõ rệt, chất lượng bài dạy được nâng cao; kỹ năng sử dụng mạng Internet cũng đã có chiều sâu; các nguồn học liệu mở, các trang web được giáo viên khai thác tích cực. Từ đó, không chỉ nâng cao về năng lực chuyên môn mà sự nhận thức, hiểu biết về xã hội cũng được cải thiện đáng kể. Nhà trường đã tạo được kênh học online trên cổng thông tin riêng, thường xuyên cập nhật các bài giảng online, các hoạt động của nhà trường đồng thời các văn bản chỉ đạo của ngành, của trường cũng được đăng tải trên mục tài nguyên giúp cho cán bộ, giáo viên cập nhật, thực hiện thuận tiện hơn. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên 15 / 1 5 Giáo viên tham gia tích cực các cuộc thi do ngành tổ chức. Số giáo viên tham dự cuộc thi thiết kế bài giảng và kỹ năng công nghệ thông tin tăng rõ rệt và đạt những thành tích đáng khích lệ. Những kết quả đạt được tuy không nhiều nhưng bước đầu đã đánh dấu được sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong việc tiếp cận với sự đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục và cấp học. Kết quả năm học 2019-2020: STT NỘI DUNG KẾT QUẢ Tổng số GV Trong đó tỉ lệ (%) Chất lượng tốt So với năm học 18 - 19 1 Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 35 29 (82.8%) Tăng 16% 2 GV biết sử dụng thành thạo chương trình Microsoft Office Word 35 35(100%) Tăng 40% 3 GV biết sử dụng thành thạo chương trình Microsoft Office Power point 35 28 (80%) Tăng 13% 4 GV biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Flash, Adobe Presenter,Violet, Photoshop, Converter . 35 24 (68.5%) Tăng 49% 5 GV có kỹ năng tìm kiếm, tải dữ liệu trên mạng internet và xử lý các lỗi sau khi tải. 35 31 (88.5%) Tăng 43.7% 6 GV biết đăng tin bài lên cổng thông tin, website của trường 35 30 (85.7%) Tăng 64% 3. Bài học kinh nghiệm Biết tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành. Đặc biệt sự chỉ đạo sát sao của ngành giáo dục. Sự quan tâm, động viên, khích lệ đội ngũ là điều kiện quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên. Tạo cho họ có hứng thú, niềm say mê trong việc khám phá, tìm tòi tư liệu và các kỹ năng về công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Người quản lý phải là người tiên phong trong các hoạt động, xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế của nhà trường. Từ đó, chỉ đạo các tổ khối chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện có hiệu quả. Công nghệ thông tin phát triển đòi hỏi phải có nhân lực, vật lực phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nhiệm vụ của công việc được giao. Do đó, việc quan tâm phát triển nhân lực là yếu tố đầu tiên cùng với các Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên 16 / 1 5 giải pháp cụ thể để thúc đẩy sự phát triển về kỹ năng sử dụng cũng như các tính năng ứng dụng trong từng công việc. II. Khuyến nghị . Tiếp tục chỉ đạo trong việc tổ chức các chuyên đề, hội thảo về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy. Nhân rộng những điển hình, những sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin chất lượng cao; Tăng cường đầu tư đồ dùng, trang thiết bị dạy học hiện đại, hệ thống máy móc, thiết bị điện tử, các phần mềm ứng dụng phù hợp với các hoạt động quản lý và giáo dục của ngành. Nguồn kinh phí chi cho việc sửa chữa, nâng cấp các thiết bị máy tính, việc cài đặt các phần mềm tiện ích, kinh phí đường truyền mạngtrong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Do đó cần có sự đầu tư của các cấp và sự hướng dẫn cụ thể. Sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để việc đánh giá giáo viên sát hơn, chính xác hơn. Sau 2 năm thực hiện việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc tổ chức khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin song nhà trường đã lựa chọn được một số giải pháp để tổ chức có hiệu quả việc tăng kỹ năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên, góp phần vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học của nhà trường, nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo. Trên đây là một số giải pháp triển khai và tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy của tôi. Xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi tự nghiên cứu và đưa váo áp dụng, không sao chép của ai. Thanh Xuân, ngày 16 tháng 02 năm 2020 Hà Ngọc Liên Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên 17 / 1 5 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................. 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 III. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..................................... 3 IV. PHẠM VI - KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU................................................... 3 V. ĐIỀU TRA – KHẢO SÁT THỰC TRẠNG. ................................................ 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................... 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. ......................................................................................... 4 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ............................................................................. 5 1. Thuận lợi: .................................................................................................... 5 2. Khó khăn: .................................................................................................... 5 III. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN. ........................................................ 6 1. Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ thông tin ......... 7 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đẩy mạnh ứng dụng c
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_tang_ky_nang.pdf