Báo cáo biện pháp Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non anh mỹ
1. Sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT.
Để các trò chơi, câu đố dành cho HĐDCNT của trẻ phong phú, đa dạng hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu vui chơi, nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở HĐDCNT. Tôi đã sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT. Sau khi sưu tầm tôi nắm được mục đích của mỗi trò chơi, câu đố và cách tổ chức đưa vào dạy trẻ.Tùy từng chủ đề tôi sưu tầm các câu đố, trò chơi phù hợp với từng nội dung quan sát.
Ví dụ: Ở chủ đề‘ “Đồ dùng đồ chơi của bé” khi cho trẻ quan sát “cái cầu trượt” tôi đọc cho trẻ nghe câu đố:
Cầu gì đặt ở sân trường
Bé cùng các bạn vẫn thường vui chơi.
(Cầu trượt)
Tôi sưu tầm các trò chơi, câu đố trên internet, các tuyển tập “Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố” lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, trên các tập san, báo giáo dục Mầm non Bên cạnh đó tôi còn học hỏi của đồng ngiệp, trao đổi với phụ huynh để phụ huynh sưu tầm cùng với mình giúp làm giàu thêm các trò chơi, câu đố sử dụng cho trẻ trong HĐDCNT.
Ngoài ra tôi đã tự sáng tác, cải biên được một số câu đố, trò chơi phù hợp với độ tuổi giúp phong phú thêm các trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT từ đó trẻ hứng thú khi tham gia HĐDCNT như:
Một số câu đố:
Ông gì tròn to
Ở trên cao tít
Mỗi khi bé nhìn
Bé cười nhíu mắt
(Ông mặt trời)
Bé bên, bạn bên
Lúc lên lúc xuống
Cười vui vui quá
Đố là cái gì?
(Bập bênh)
Hoa gì hồng phớt
Cánh mỏng mịn tròn
Mỗi khi xuân về
Đua nhau khoe sắc
(Hoa đào) Là đôi bạn thân
Giúp cho đôi chân
Bé luôn sạch sẽ
(Đôi Giày, dép)
Hàng ngày cùng bé đến trường
Giúp bé đựng bánh, áo, quần, đồ chơi
Đến giờ mẹ đón tận nơi
Cô lại nhắc bé mang theo về nhà
(Ba lô)
Một số trò chơi vận động:
Trò chơi: Chó cún và cục xương
- Mục đích: Rèn luyện sức khỏe và khả năng vận động bền bỉ cho trẻ
- Chuẩn bị: Cây gậy tre được trang trí làm cục xương.
- Luật chơi: Người và đầu gậy của ai ra khỏi vòng thì đó là người thua cuộc.
- Cách chơi: Hai trẻ một nhóm, tư thế chuẩn bị mỗi trẻ cầm một đầu gậy đặt ở một vòng tròn chân trước chân sau, khi có hiệu lệnh "bắt đầu" thì dùng hết sức lực đẩy gậy về phía người kia, nếu người và đầu gậy của ai bị đẩy ra khỏi vòng thì người ấy thua cuộc.
Trò chơi: Thỏ con
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ và sự nhanh nhẹn cho trẻ
- Chuẩn bị: Cô dùng phấn vẽ một gốc cây ở sân chơi, mũ thỏ theo số trẻ trong lớp.
- Luật chơi: Ai bị cáo bắt phải lặc lò cò một vòng quanh gốc cây.
- Cách chơi: Một cô giả làm cáo đội mũ cáo, các trẻ còn lại đội mũ thỏ làm những chú thỏ nhảy nhót đi chơi trong rừng. Khi nghe tiếng cáo các chú thỏ phải nhảy thật nhanh vào gốc cây nếu không sẽ bị cáo bắt. Và bị phạt theo luật.
Trò chơi dân gian: Tôi về nhà tôi.
- Cách chơi: Cô và 4-5 trẻ dắt tay nhau đi quanh sân trường vừa đi vừa đọc và vung tay theo nhịp bài đồng dao:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đi tìm ông Lôi
Trả hoa cho bưởi
Trả lưỡi cần câu
Trả bầu sợi rác
Trả bạc cho quan [3] Trả oan cho ngựa
Trả nhựa cây sung
Trả vung cho nồi
Trả xôi cho chõ
Trả mõ ông Lôi
Tôi về nhà tôi.
Đọc đến câu “Trả mõ ông Lôi, Tôi về nhà tôi”, tôi và trẻ cùng ngồi thụp xuống. Sau đó trò chơi được lặp lại.
Trên đây chỉ là một số câu đố và trò chơi mà Tôi lựa chọn sau khi sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT. Còn rất nhiều các câu đố và trò chơi khác nữa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non anh mỹ
i ngoài trời. - Bổ sung thêm lốp xe cũ đặt theo các cách khác nhau: chui qua, đi trên lốp..., các thùng rỗng to (đồ cũ), các ván nghiêng, dây thừng các cỡ để trẻ thực hành các vận động, chơi các trò chơi khác nhau - Xây dựng sân chơi giao thông để trẻ chơi các trò chơi: tham gia giao thông, ngã tư đường phố.... Sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT. Để các trò chơi, câu đố dành cho HĐDCNT của trẻ phong phú, đa dạng hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu vui chơi, nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở HĐDCNT. Tôi đã sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT. Sau khi sưu tầm tôi nắm được mục đích của mỗi trò chơi, câu đố và cách tổ chức đưa vào dạy trẻ.Tùy từng chủ đề tôi sưu tầm các câu đố, trò chơi phù hợp với từng nội dung quan sát. Ví dụ: Ở chủ đề‘ “Đồ dùng đồ chơi của bé” khi cho trẻ quan sát “cái cầu trượt” tôi đọc cho trẻ nghe câu đố: Cầu gì đặt ở sân trường Bé cùng các bạn vẫn thường vui chơi. (Cầu trượt) Tôi sưu tầm các trò chơi, câu đố trên internet, các tuyển tập “Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố” lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, trên các tập san, báo giáo dục Mầm non Bên cạnh đó tôi còn học hỏi của đồng ngiệp, trao đổi với phụ huynh để phụ huynh sưu tầm cùng với mình giúp làm giàu thêm các trò chơi, câu đố sử dụng cho trẻ trong HĐDCNT. Ngoài ra tôi đã tự sáng tác, cải biên được một số câu đố, trò chơi phù hợp với độ tuổi giúp phong phú thêm các trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT từ đó trẻ hứng thú khi tham gia HĐDCNT như: Một số câu đố: Ông gì tròn to Ở trên cao tít Mỗi khi bé nhìn Bé cười nhíu mắt (Ông mặt trời) Bé bên, bạn bên Lúc lên lúc xuống Cười vui vui quá Đố là cái gì? (Bập bênh) Hoa gì hồng phớt Cánh mỏng mịn tròn Mỗi khi xuân về Đua nhau khoe sắc (Hoa đào) Là đôi bạn thân Giúp cho đôi chân Bé luôn sạch sẽ (Đôi Giày, dép) Hàng ngày cùng bé đến trường Giúp bé đựng bánh, áo, quần, đồ chơi Đến giờ mẹ đón tận nơi Cô lại nhắc bé mang theo về nhà (Ba lô) Một số trò chơi vận động: Trò chơi: Chó cún và cục xương - Mục đích: Rèn luyện sức khỏe và khả năng vận động bền bỉ cho trẻ - Chuẩn bị: Cây gậy tre được trang trí làm cục xương. - Luật chơi: Người và đầu gậy của ai ra khỏi vòng thì đó là người thua cuộc. - Cách chơi: Hai trẻ một nhóm, tư thế chuẩn bị mỗi trẻ cầm một đầu gậy đặt ở một vòng tròn chân trước chân sau, khi có hiệu lệnh "bắt đầu" thì dùng hết sức lực đẩy gậy về phía người kia, nếu người và đầu gậy của ai bị đẩy ra khỏi vòng thì người ấy thua cuộc. Trò chơi: Thỏ con - Mục đích: Rèn luyện phản xạ và sự nhanh nhẹn cho trẻ - Chuẩn bị: Cô dùng phấn vẽ một gốc cây ở sân chơi, mũ thỏ theo số trẻ trong lớp. - Luật chơi: Ai bị cáo bắt phải lặc lò cò một vòng quanh gốc cây. - Cách chơi: Một cô giả làm cáo đội mũ cáo, các trẻ còn lại đội mũ thỏ làm những chú thỏ nhảy nhót đi chơi trong rừng. Khi nghe tiếng cáo các chú thỏ phải nhảy thật nhanh vào gốc cây nếu không sẽ bị cáo bắt. Và bị phạt theo luật. Trò chơi dân gian: Tôi về nhà tôi. Cách chơi: Cô và 4-5 trẻ dắt tay nhau đi quanh sân trường vừa đi vừa đọc và vung tay theo nhịp bài đồng dao: Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đi tìm ông Lôi Trả hoa cho bưởi Trả lưỡi cần câu Trả bầu sợi rác Trả bạc cho quan [3] Trả oan cho ngựa Trả nhựa cây sung Trả vung cho nồi Trả xôi cho chõ Trả mõ ông Lôi Tôi về nhà tôi. Đọc đến câu “Trả mõ ông Lôi, Tôi về nhà tôi”, tôi và trẻ cùng ngồi thụp xuống. Sau đó trò chơi được lặp lại. Trên đây chỉ là một số câu đố và trò chơi mà Tôi lựa chọn sau khi sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT. Còn rất nhiều các câu đố và trò chơi khác nữa. Chuẩn bị không gian địa điểm, đồ dùng dụng cụ, các nguyên vật liệu từ địa phương cho trẻ HĐDCNT: Tôi luôn có kế hoạch chuẩn bị trước khi cho trẻ HĐDCNT, địa điểm quan sát luôn sạch sẽ thoáng mát, đồ dùng đầy đủ phù hợp với từng buổi dạo chơi. Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở trường, ở địa phương để cho trẻ được trải nghiệm như: Lá cây rụng, cói khô, rơm rạ... Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình. Ví dụ: Khi tôi cùng trẻ đi dạo chơi quanh sân trường thấy nhiều lá tôi cho trẻ thi nhau nhặt lá. + Đây là lá của cây gì? Tôi giải thích cho trẻ. Tôi cho trẻ nhặt lá bỏ vào xô rác từ đó giáo dục trẻ bảo vệ môi, giữ trường lớp sạch đẹp, đồng thời hình thành cho trẻ thói quen lao động, yêu lao động. Bên cạnh đó để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên tôi gợi ý cho trẻ đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt, cỏ, lá mít, bìa cát tông, vỏ trai, vỏ hến, đá sỏi Thay đổi bằng nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ được chơi một cách phong phú, đa dạng. Kết quả đạt được: Tôi đã chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi cho trẻ HĐDCNT. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời mà tôi cùng với giáo viên trong trường, hội cha mẹ học sinh, cộng đồng xây dựng thực sự là nơi có nguồn thông tin phong phú đảm bảo xanh - sạch - đẹp và an toàn cho trẻ hoạt động. Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá và vui chơi. Sau khi sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐDCNT Tôi đã sưu tầm, sáng tác được được 7 trò chơi vận động, 10 câu đố đưa vào dạy trẻ khi tổ chức HĐDCNT. Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời theo phương pháp giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm". “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có khả năng thành công và tiến bộ. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau. Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm”.[2] Xây dựng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động dạo chơi ngoài trời là: xác định mục tiêu cần phải đạt được của hoạt động, thiết kế hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Để xác định được mục tiêu của hoạt động dạo chơi ngoài trời đối với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi. Ở độ tuổi này trẻ còn rất nhỏ, còn non nớt về sức khỏe, về ngôn ngữ, về nhận thức vì vậy Tôi căn cứ vào khả năng, nhu cầu nhận biết, sở thích của trẻ trong nhóm. “Xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ mong muốn trẻ có thể đạt được ở các, lĩnh vực phát triển (thể chất nhận thức ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ) sau khi thực hiện chủ đề trên cơ sở: Tôi bám sát mục tiêu cuối độ tuổi và kết quả mong đợc của từng lĩnh vực giáo dục ở độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng trong chương trình giáo dục mầm non và kế hoạch năm học để xác định mục tiêu phù hợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ theo độ tuổi và phù hợp với trẻ nhóm mình, địa phương mình. [5] Khi đã xác định được mục tiêu giáo dục thì việc thiết kế hoạt động giáo dục là HĐDCNT nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra cũng là một vấn đề rất quan trọng. Vậy để đạt được tối đa mục tiêu đã xác định Tôi thiết kế hoạt động phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ, không quá khó hoặc quá dễ phù hợp với độ tuổi. Tổ chức hoạt HĐDCNT đa dạng, phong phú theo nhiều hình thức khác nhau: tập thể, cá nhân, theo nhóm nhỏ... hay khi thì cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời, khi thì để trẻ tự tìm tòi, tự khám phá, trải nghiệm sau đó cô thâu tóm, quy tụ. Đó là cách tốt nhất để trẻ khám phá thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, lĩnh hội tri thức và tích lũy tri thức. Tôi không cứng nhắc khi thực hiện các nội dung trong HĐDCNT (Quan sát có mục đích, chơi vận động, chơi tự do) có thể thay đổi trật tự các nội dung nhằm tránh sự nhàm chán cho trẻ mỗi khi hoạt động ngoài trời. Ví dụ: Tổ chức theo chương trình là quan sát có mục đích đến chơi vận động, rồi chơi tự do nhưng có thể thay đổi cho trẻ chơi trò chơi tự do trước sau đó chơi vận động rồi mới quan sát... Các nội dung phải mang tính chất động tĩnh kết hợp. Trong quá trình tổ chức HĐDCNT cho trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm cô chỉ là người hướng dẫn khuyến khích, đặt câu hỏi gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được chia sẻ, trình bày ý kiến của mình. Việc đặt câu hỏi giúp trẻ em có trí tuệ phát triển bình thường đạt được thành công trong học tập. Câu hỏi đặt ra phù hợp sẽ kích thích sự tư duy, hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ khám phá, tìm tòi đồng thời cũng "mở đường" cho trẻ học cách học - hỏi, tập đặt câu hỏi. Có hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Loại câu hỏi tốt nhất trong phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm là câu hỏi mở. Và tôi phải cân nhắc khi nào thì cần sử dụng câu hỏi đóng và khi nào thì sử dụng câu hỏi mở. Khi cho trẻ quan sát "Vườn hoa cúc" (Chủ đề: Cây xanh, rau, quả thơm và những bông hoa đẹp) Tôi đặt câu hỏi: - Đây là cây gì? - Các con có nhận xét gì về cây hoa cúc nào? - Hoa cúc trồng để làm gì? Tôi gợi mở để trẻ tự nhận xét các đặc điểm nổi bật của cây hoa cúc như (thân, cành, lá, hoa, nói được lợi ích của các loại hoa, cách chăm sóc để có nhiều hoa đẹp..), được trực tiếp nhìn ngắm, sờ, ngửi vào cánh hoa và biết được cánh hoa cúc nhỏ dài, mềm như thế nào? ...Tôi đặt ít câu hỏi, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ tư duy, suy nghĩ. Khi nêu câu hỏi phải dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, không nên vội đánh giá mà động viên khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ. Hình ảnh 2: Cho trẻ quan sát hoa cúc Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau, ngoài hoạt động vui chơi tôi còn giành khoảng không gian yên tĩnh để trẻ được lắng nghe, suy nghĩ, phán đoán các tiếng động của môi trường xung quanh như tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng lá rụng, tiếng xe cộ chạy trên đường, tiếng máy bay.... Đối với trẻ Nhà trẻ 24-36 tháng tuổi một số trẻ là những năm đầu tiên đến trường nên còn nhút nhát, ngại tham gia hoạt động cùng cô cùng bạn. Và khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn là người động viên, khuyến khích trẻ, bao quát giúp đỡ trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi trò chơi. Luôn tạo cơ hội để trẻ tự hoạt động độc lập một mình, tự khởi xướng được các trò chơi mà trẻ thích. Tôi luôn tạo bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy, khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Nhằm đạt được tối đa mục đích của trò chơi và kết quả mong đợi trẻ ở mỗi trò chơi. Có thể trẻ chơi lần đầu chưa đúng luật, nhưng trẻ đang hứng thú tôi có thể tùy vào khả năng, hứng thú của trẻ để giúp trẻ chơi tốt hơn. Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi: “Ô tô và chim sẻ” trẻ đang làm chim thì lại làm ô tô tôi liền chuyển vô lăng (vòng) cho trẻ và hướng dẫn trẻ làm. Như vậy trẻ có một sự hứng khởi vui vẻ biết nhiều vai chơi. Khi cho trẻ hoạt động tôi luôn xác định vị trí của mình ngang bằng với trẻ như: ngồi trên sân, ngồi thấp để dễ dàng tạo ra sự giao tiếp bằng mắt với trẻ, tạo thuận lợi khi tham gia với trẻ. Kết quả đạt được: Tổ chức HĐDCNT theo hướng lấy trẻ làm trung tâm phát huy được tối đa khả năng, năng lực hoạt động, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu khám phá vui chơi của trẻ. Trẻ tích cực tư duy, các giác quan của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ được cung cấp. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, hứng thú với môi trường tự nhiên. Trẻ tự hoạt động độc lập một mình, tự khởi xướng được một số trò chơi đơn giản. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời. 1. Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời thông qua nội dung quan sát có mục đích. *Quan sát về sự vật hiện tượng: Để nắm vững kiến thức về một số sự vật, hiện tượng khi tổ chức nội dung "quan sát có mục đích" cho trẻ và giải quyết được các tình huống xảy ra trong quá trình cho trẻ hoạt động mà chưa có sự chuẩn bị trước, giải đáp được những câu hỏi vì sao? làm thế nào?... đáp ứng được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Tôi đã cho trẻ quan sát về sự vật và các hiện tượng tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ. Lựa chọn những sự vật, hiện tượng gần gũi với trẻ cho trẻ quan sát vì trẻ nhà trẻ kiến thức về thế giới xung quanh còn mờ nhạt, còn sơ khai nên kiến thức cung cấp cho trẻ vừa phải đơn giản, dễ hiểu, nhưng lại phải chính xác. Mỗi chủ đề tôi lựa chọn các sự vật, hiện tượng phù hợp gần gũi để cung cấp cho trẻ đồng thời có thể tích hợp được các hoạt động khác vào hoạt động dạo chơi ngoài trời từ đó giúp trẻ nắm được kiến thức về sự vật, hiện tượng về chủ đề đang thực hiện một cách đầy đủ. Tôi luôn sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ ngắn gọn, dễ hiểu, từ dễ đến khó...để giúp trẻ nhận thức được các sự vật, hiện tượng dễ dàng. Cho trẻ được nói nhiều giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Cho trẻ quan sát Đu quay (Chủ đề đồ dùng đồ chơi của bé). Tôi cho hát bài “Đu quay” cho trẻ đứng xung quanh đu quay. Tôi hỏi trẻ: - Đây cái gì? - Đu quay có gì? - Dùng để làm gì? Từ đó giáo dục trẻ biết chơi cùng nhau và bảo quản đồ chơi Tôi không ôm đồm cho trẻ quan sát nhiều sự vật mà quan sát đối tượng nào thì có kế hoạch có hệ thống giúp hình thành ở trẻ kiến thức về đối tượng đó một cách hệ thống từ gần đến xa, từ bé đến lớn... Ví dụ: Khi tôi cho trẻ quan sát “Hoa loa kèn”(Chủ đề: Cây xanh, rau, quả thơm và những bông hoa đẹp) Tôi lựa chọn các thời điểm để cho trẻ quan sát: Khi hoa chưa ra nụ, khi hoa có nụ nhỏ, hoa có nụ to, hoa nở. Ở mỗi thời điểm tôi nhấn mạnh đặc điểm đó để lần sau trẻ biết được sự khác biệt, sự thay đổi của hoa. Từ đó tôi giáo dục trẻ về quá trình phát triển của cây “Hoa loa kèn”. Hình ảnh 3: Cho trẻ quan sát hoa loa kèn Ngoài việc tổ chức cho trẻ thực hiện HĐDCNT theo kế hoạch giáo dục ngày mà giáo viên đã lên, Tôi linh hoạt trong các tình huống để tận dụng mọi cơ hội dạy trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xảy ra bất thường giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả. Ví dụ: Khi đang cho trẻ "Quan sát vườn hoa", bỗng nhiên có một con bướm bay qua tôi dừng cho trẻ quan sát vườn hoa lại và tận dụng cơ hội để hướng trẻ quan sát con bướm, trò chuyện nhanh về tên gọi, màu sắc, đặc điểm của con bướm... Hoặc đang quan sát "đu quay" mà có chiếc máy bay bay qua Tôi hướng trẻ quan sát máy bay: trò chuyện nhanh với trẻ về đặc điểm, tiếng kêu... Trẻ được tri giác trực tiếp, được quan sát, lắng nghe các âm thanh tự nhiên của sự vật, hiện tượng. Từ đó các giác quan, ngôn ngữ của trẻ được phát triển và trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, hiệu quả. * Thực hành làm một số thí nghiệm: Để giúp trẻ hiểu rõ hơn về sự vật và các hiện tượng tự nhiên Tôi làm một số thí nghiệm đơn giản để làm cho trẻ quan sát như: làm mưa, làm gió,làm bóng nắng, vật chìm vật nổi, sự nảy mầm phát triển của cây... - Khi làm thí nghiệm tôi cho trẻ quan sát đồng thời đặt ra những câu hỏi gợi mở, để kích thích tính tò mò của trẻ, giúp trẻ tập dự đoán điều gì sẽ xảy ra. Ví dụ: Cho trẻ quan sát vật nổi chìm. - Chuẩn bị: Một vài đồ chơi nổi trong nước như (bóng nhỏ), một chậu nước, một vài đồ vật, đá sỏi... chìm trong nước. - Thí nghiệm: Đặt quả bóng nhỏ vào chậu nước cho trẻ cùng quan sát, nhận xét đồ chơi nổi trong nước. Đặt hòn sỏi vào chậu nước cho trẻ cùng quan sát, nhận xét hiện tượng gì xảy ra? Sau đó cho trẻ chơi với các vật nổi chìm. Các hòn sỏi đều chìm xuống đáy chậu rồi, con hãy nhặt lên nhé! Quả bóng nổi, hòn sỏi chìm. Như vậy các vật nhẹ (có trọng lượng nhỏ) có hơi bên trong dễ nổi hơn.[1] Hình ảnh 4: Cho trẻ quan sát vật nổi, vật chìm. Ví dụ: Thí nghiệm Thổi bong bóng. Chuẩn bị: Bát, xà phòng, que ống để thổi. Thí nghiệm: Cho xà phòng hoặc nước rửa bát vào bát nước quấy cho lên bọt, Tôi dùng que nhúng một đầu vào bát nước rồi thổi nhẹ tạo ra bong bóng xà phòng. Tôi cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi bong bóng tiếp xúc với cây cỏ, nền sân...(Bóng vỡ) Cho trẻ quan sát bong bóng bay. Hãy nhìn xem gió thổi bong bóng của cô nhé![1] Hay tôi cho trẻ quan sát sự nẩy mầm của cây. Tôi cho trẻ quan sát sự phát triển của cây từ khi nẩy mầm, đến khi ra lá non và cây trưởng thành. 2. Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời thông qua nội dung các trò chơi vận động: Trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực, rèn luyện sức khỏe nó là một trong những hình thức hữu hiệu để giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Cho dù là trò chơi quen thuộc nhưng mỗi lần chơi mang lại cho trẻ những cảm xúc mới, mãnh liệt bởi chính khả năng sáng tạo to lớn của chúng trong trò chơi, đưa vào trò chơi những yếu tố mới. Vậy để trẻ không còn rụt rè, nhút nhát mà chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng tạo khi chơi. Tôi bám vào nhu cầu và khả năng vận động của trẻ nhóm mình để biết được trẻ thích chơi những trò chơi gì? và trẻ biết những trò chơi vận động nào? khả năng vận động của trẻ ra sao? để lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Mỗi buổi chơi ngoài trời tôi kế hoạch khoảng 1-2 trò chơi. Trong buổi HĐDCNT đầu tiên (của tuần), trò chơi thứ nhất nên chọn giống với trò chơi vận động trong giờ thể dục (trước đó), trò chơi thứ 2 tổ chức theo nguyện vọng của nhóm trẻ hay tất cả trẻ. Trong những buổi chơi ngoài trời tiếp theo tôi cho trẻ làm quen với trò chơi mới, đồng thời tổ chức các trò chơi đã quen thuộc nhưng có biến đổi nhằm nâng cao yêu cầu luyện tập cho trẻ. Lựa chọn nội dung chơi phù hợp với trẻ, với hoàn cảnh thực tế. Mỗi chủ đề tôi lựa chọn các trò chơi phù hợp với chủ đề, giúp cho trẻ được khắc sâu thêm kiến thức về chủ đề. Những trò chơi này tổ chức nơi không gian rộng rãi, thoáng mát của sân trường giúp trẻ được vận động vừa sức, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ, đồng thời trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng từ đó cơ thể trẻ hấp thụ vitamin D giúp xương trẻ cứng cáp giúp cơ thể của trẻ phát triển cân đối hài hòa. Ví dụ: Chủ đề “Các cô các bác trong nhà trẻ” tôi chọn trò chơi “Bong bóng xà phòng” Sau khi đã cho trẻ làm quen với tên các bạn trong lớp, đến hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ chơi trò chơi này. Chuẩn bị: Lọ đựng nước xà phòng và ống hút nhựa Cách chơi: Tôi nhúng ống hút vài lọ nước xà phòng rồi thổi ra từ từ để bong bóng xà phòng bay ra. Tôi khuyến khích trẻ bật cao và gọi tên các trẻ để trẻ nhớ tên bạn. Quả này to quá Khôi bắt đi, Quả này nữa, My bắt đi con.[1] Ví dụ: *Trò chơi: Chim và ô tô. - Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, khả năng chạy nhanh của trẻ. - Luật chơi: Nếu chú “chim” nào bị ô tô đụng phải thì phải nhảy lò cò một vòng. - Cách chơi: Cô làm ô tô (tay cầm vòng giả làm tay lái) trẻ làm chim đang dạo chơi và ăn trên sân. Bỗng “ô tô” đi đến kêu “bim bim..”, “chim” chạy tránh “ô tô”, Khi ô tô đi khỏi, “chim” trở lại ăn.[1] Hình ảnh 5 : Trẻ chơi trò chơi “Chim và ô tô” Ví dụ : Trò chơi: Bóng nắng. Trò chơi này tôi tổ chức cho trẻ chơi tập thể, với luật chơi và cách chơi như sau: - Luật chơi: Chạy theo bóng, chạm tay vào bóng trên tường coi như bắt được bóng. - Cách chơi: Tôi lấy gương soi sao cho bóng nắng chiếu lên tường đối diện (cách chỗ trẻ đứng 3-4 m) tôi di chuyển gương để bóng của gương di chuyển theo rồi yêu cầu trẻ chạy theo bắt bóng. Thỉnh thoảng tôi dừng lại cho trẻ bắt. Tôi khuyến khích trẻ.Ôi bắt được rồi, Các con giỏi quá![1] Trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực, rèn luyện sức khỏe nó là một trong những hình thức hữu hiệu để giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Cho dù là trò chơi quen thuộc nhưng mỗi lần chơi mang lại cho trẻ những cảm xúc mới, mãnh liệt bởi chính khả năng sáng tạo to lớn của chúng trong trò chơi, đưa vào trò chơi những yếu tố mới. Vậy để trẻ chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng tạo khi chơi tôi cần phải nắm rõ mục đích, luật chơi, cách chơi của từng trò chơi trước khi tổ chức cho trẻ chơi. 3. Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời thông qua nội dung hoạt động Chơi tự do: Đây là một hình thức cho trẻ chơi theo ý thích nhưng dưới sự hướng lái của cô, bao quát của cô. Tôi chuẩn bị một số nhóm chơi như: nhóm chơi với các vật liệu thiên nhiên cát, sỏi, nước, cây, cỏ, hoa, lá, hột hạt.... Nhóm chơi với các thiết bị đồ chơi ngoài trời cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng.... Nhóm chơi với các đồ chơi cô mang theo: bóng, vòng,... Tôi giới thiệu các khu vực chơi và ý tưởng chung, sau đó để trẻ tùy ý lựa chọn trò chơi, địa điểm chơi và cách chơi. Nếu trẻ chưa lựa chọn được trò chơi gợi ý để trẻ lựa chọn các trò chơi và về nhóm chơi. Trẻ rất hứng thú khi được chơi trong bầu không khí thoáng mát lại được chơi với các đồ dùng đồ chơi ngoài trời từ đó giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn ,chơi theo nhóm, giữ gìn đồ dùng đồ chơi ngoài trời. Trẻ n
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat.doc