SKKN Tổ chức một số trò chơi vào dạy học bộ môn Toán nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Quỳ Châu

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong hỌc tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp hỌc sinh (HS) hỌc tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Trong khi đó, việc khảo sát thực tế cho thấy việc dạy hỌc ở cấp trung hỌc phổ thông (THPT) nhiều hỌc sinh không có hứng thú trong hỌc tập. Điều này vừa được xem như là một biểu hiện vừa được xem như là một nguyên nhân cơ bản của việc suy giảm chất lượng dạy và hỌc ở cấp THPT.

Những biện pháp tạo hứng thú trong bài viết này xuất phát từ 3 luận điểm cơ bản sau:

Một là: Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học; tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng.

Hai là: Nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của GV là làm sao cho học sinh thích học.

Ba là: Dạy học ở THPT phải làm cho HS cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học ở mỗi môn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống.

Với ba luận điểm này, tôi nhận thấy rằng thực chất của việc dạy hỌc là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự hỌc của người hỌc. Nếu cho rằng người dạy chỉ việc truyền thụ, người hỌc chỉ biết tiếp nhận những cái có sẵn thì người dạy dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho HS, chưa làm cho người hỌc thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả, không có ý nghĩa thực sự. Người hỌc chỉ tự giác, tích cực hỌc tập khi hỌ thấy hứng thú. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng thì nó cũng có thể bị mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục (GD) với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của người GV- là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú hỌc tập cho HS trong các hoạt động GD.

 

docx 45 trang Nhật Nam 03/10/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức một số trò chơi vào dạy học bộ môn Toán nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Quỳ Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức một số trò chơi vào dạy học bộ môn Toán nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Quỳ Châu

SKKN Tổ chức một số trò chơi vào dạy học bộ môn Toán nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Quỳ Châu
hiệm:
+ Đánh giá kết quả công việc đã tiến hành: GV kiểm nghiệm, đánh giá lại tất cả các khâu.
+ Điều chỉnh, rút kinh nghiệm: GV tiến hành điều chỉnh nội dung trò chơi, phương tiện hỗ trợ và quá trình sử dụng trò chơi (nếu cần) và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Nội dung tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn Toán nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Quỳ Châu.
Nhóm 1: Trò chơi khởi động: Giáo viên tổ chức cho người học chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho học sinh trước khi học tập.
Biện pháp 1: Xây dựng và sử dụng mini Game “ Ai là triệu phú”.
Mục tiêu của giải pháp:
Tái hiện kiến thức cũ bằng cách cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi có kiến thức liên quan đến nội dung học tập.
Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước giờ học.
Trò chơi phù hợp với hoạt động kiểm tra bài cũ hoặc khởi động cho bài học.
Tiến trình thực hiện biện pháp:
GV xây dựng hệ thống câu hỏi (thường từ 5 đến 7 câu hỏi nhanh) hình thức trả lời trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng.
GV gọi HS trả lời các câu hỏi theo trình tự đã thiết lập.
HS trả lời đúng GV có thể cho điểm hoặc cho điểm tích lũy trong quá trình học tập.
Ví dụ minh họa cho biện pháp:
§3. MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC THƯỜNG GẶP
(Đại số giải tích 11- tiết 1)
Để khởi động cho tiết dạy: §3. Một số phương trình lượng giác thường gặp (tiết 1). GV xây dựng một số câu hỏi về công thức lượng giác theo trò chơi “ Ai là triệu phú” cho HS tham gia chơi. Trò chơi này áp dụng khá tốt cho cả những tiết học trực tiếp cũng như online trong thời điểm dịch Covid 19 đang bùng phát.
Mục tiêu:
+ Tạo sự hứng thú cho HS tiếp cận kiến thức mới.
+ Rèn cho HS tác phong nhanh nhẹn, chính xác, quyết đoán, mạnh dạn trong việc giao tiếp trước đông người.
Nội dung, phương pháp tổ chức:
+ Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi, tivi (máy chiếu).
+ Tổ chức, thực hiện:
Đối với tiết học trực tiếp, GV xây dựng hệ thống câu hỏi (từ 5 đến 7 câu hỏi nhanh) hình thức trả lời trắc nghiệm chọn một đáp án đúng. GV chiếu lên tivi (máy chiếu).
Đối với tiết học online, GV thiết kế trò chơi qua phần Qizz trên phần mềm Wordwall để HS tham gia trực tuyến.
+ Luật chơi:
GV gọi 1 học sinh lên trả lời các câu hỏi theo trình tự đã thiết lập.
Mỗi câu trả lời đúng HS được 2 điểm, đúng cả 5 câu HS sẽ là người thắng cuộc và được 10 điểm.
Bên cạnh đó, HS có 2 sự trợ giúp:	Thứ 1- 50:50
Thứ 2- Hỏi ý kiến khán giả.
Các khán giả (học sinh) trợ giúp, nếu trợ giúp chính xác sẽ được cho điểm vào quá trình học tập.
GV kèm nhạc của trò chơi “ Ai là triệu phú” để tăng thêm phần hấp dẫn, kích thích sự hứng thú cho HS.
+ Thời gian thực hiện: 15 phút.
Báo cáo, thảo luận:
Các HS khác theo dõi, thảo luận câu trả lời của bạn xem đúng hay sai.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
Cuối cùng, GV tổng kết điểm trò chơi, trao thưởng và từ các kiến thức đề cập trong trò chơi để dẫn dắt vào bài mới- Mục I. Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.
Các hình ảnh và nội dung câu hỏi của ví dụ minh họa biện pháp 1:
Sản phẩm:
Là các câu trả lời của học sinh.
Các năng lực, kỹ năng được hình thành cho HS: kỹ năng lắng nghe, phản xạ nhanh, kỹ năng giải quyết vấn đề, năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin.
Biện pháp 2: Xây dựng và sử dụng mini Game “ Ai nhanh hơn”.
Mục tiêu của biện pháp:
Đây là trò chơi gần giống với kĩ thuật dạy học “ tia chớp”. GV đặt các câu hỏi nhanh và học sinh trình bày.
Thường diễn ra vào đầu giờ học nhằm tái hiện kiến thức cũ cho bài học. Hoặc cuối giờ học, nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng phản ứng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn.
Tiến trình thực hiện biện pháp:
Hình thức 1: Giáo viên hỏi nhanh và học sinh đáp nhanh các câu hỏi để học sinh tái hiện kiến thức hoặc củng cố kiến thức.
Hình thức 2: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm bút dạ và một tờ giấy A4.
Luật chơi: GV nêu một chủ đề, yêu cầu các nhóm ghi nhanh ra giấy các thông tin mình biết về chủ đề đó trong một khoảng thời gian ngắn. Nhóm nào ghi được
nhiều thông tin đúng nhất sẽ dành chiến thắng. Phần thưởng có thể là món quà nhỏ do giáo viên chuẩn bị hoặc điểm thưởng tùy ý.
Ví dụ minh họa cho biện pháp:
LUYỆN TẬP- SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI- (Đại số giải tích 11)
Để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh khi học tiết Luyện tập - Sử dụng máy tính bỏ túi (về Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác cơ bản), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trò chơi “ Ai nhanh hơn”.
Mục tiêu:
+ Tạo sự hứng thú cho HS khi bắt đầu một tiết học.
+ Ôn tập lại cách tính giá trị lượng giác và giải phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính bỏ túi.
+ Tập tăng tính phản xạ cho HS.
+ Rèn cho HS tác phong nhanh nhẹn, chính xác.
Nội dung, phương pháp tổ chức:
+ Chuẩn bị: Giấy A4, bút dạ.
+ Tổ chức, thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi nhóm bút và một tờ giấy A4, phổ biến luật chơi.
Nội dung trò chơi: Sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính mà giáo viên trình chiếu trên máy chiếu (tivi).
+ Luật chơi:
Trong 5 phút, các nhóm thực hiện các phép tính mà GV trình chiếu trên màn hình máy chiếu (tivi). Hình ảnh sẽ được chiếu trong vòng 30 giây. Đội nào nhớ được nhiều phép tính nhất, tính đúng và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.
Các đội viết các phép tính nhớ được ra giấy A4 đã được phát.
Khi hoàn thành nhanh nhất sẽ giơ biển đội mình lên và cử đại diện lên bảng để thực hiện phép tính.
Để gây tò mò và tăng tính hấp dẫn, GV sẽ phát hiệu lệnh “ Bắt đầu”, “ Hết giờ”, kèm âm thanh tích tắc của đồng hồ để nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian trong trò chơi này.
Đội có nhiều kết quả đúng nhất sẽ được tính điểm tích lũy. Mỗi phép tính đúng được 1 điểm, đội nào nhanh nhất được 3 điểm, nhanh thứ 2, 3 lần lượt được cộng 2, 1 điểm, đội nhanh thứ 4 không được cộng điểm.
+ Thời gian thực hiện: 15 phút.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Cuối cùng, GV tổng kết điểm, trao thưởng và từ các kiến thức đề cập trong trò chơi để dẫn dắt vào bài mới- Luyện tập sử dụng máy tính bỏ túi trong việc tính các giá trị lượng giác và giải các phương trình lượng giác cơ bản.
Báo cáo, thảo luận:
HS các nhóm được phân công lên trình bày sản phẩm, thuyết trình sản phẩm theo hướng nội dung đã nêu. Các nhóm theo dõi, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
GV đánh giá, nhận xét, chấm điểm các sản phẩm và bài thuyết trình của HS.
Hình ảnh câu hỏi và tổ chức thực hiện của ví dụ minh họa biện pháp 2:
Sản phẩm:
Là 4 phiếu học tập câu trả lời của 4 đội.
Các kỹ năng được hình thành cho HS: kỹ năng phản xạ nhanh, năng lực ghi nhớ và xử lí thông tin, kỹ năng trao đổi- thảo luận, năng lực giao tiếp Toán học.
Nhóm 2: Trò chơi kích thích học tập:
Giáo viên tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng.
Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng mini Game : “ Ô chữ kỳ diệu” (Trong phần Vượt chướng ngại vật của chương trình Đường lên đỉnh Olimpia ).
Mục tiêu của giải pháp:
Thường dùng để dạy các bài ôn tập, luyện tập nhằm tái hiện kiến thức. Hoạt động khởi động và các hoạt động củng cố cuối bài ít phù hợp hơn.
Phát triển óc thông minh, sự nhanh nhẹn, khả năng phân tích, phán đoán của học sinh. Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
* Tiến trình thực hiện biện pháp:
Sau khi tổ chức hoạt động để tìm hiểu nội dung ôn tập, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi này.
GV chia lớp thành 2 – 4 đội ( tùy vào số lượng HS).
Luật chơi: GV đưa ra ô chữ gồm hàng ngang và hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là nội dung kiến thức đã học kèm theo lời gợi ý.
GV xây dựng hệ thống câu hỏi (thường từ 5 đến 7 câu hỏi nhanh). Gọi HS trả lời các câu hỏi với sự lựa chọn số thứ tự tùy HS.
HS trả lời đúng GV cho điểm tích lũy trong quá trình học tập.
* Ví dụ minh họa cho biện pháp:
LUYỆN TẬP CẤP SỐ NHÂN- (Đại số giải tích 11)
Trong tiết luyện tập, GV xây dựng nội dung tiết học tương ứng với các phần chơi tương tự trò chơi đường lên đỉnh Olimpia cho học sinh tham gia. Trò chơi ô chữ kỳ diệu thuộc một phần trong bài dạy.
Trò chơi này GV có thể tổ chức trực tiếp trên lớp hoặc trong giai đoạn tình hình dịch Covid còn phức tạp GV vẫn tổ chức được ở các tiết dạy online.
Mục tiêu:
+ Tạo sự hứng thú cho HS, từ đó HS biết quy lạ về quen, khắc sâu kiến thức.
+ Ôn tập lại một số dạng bài tập trọng tâm.
Nội dung, phương pháp tổ chức:
+ Chuẩn bị: hệ thống câu hỏi, tivi (máy chiếu).
+ Tổ chức, thực hiện:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: chia lớp thành 2 đội, phổ biến luật chơi và giao nhiệm vụ cho từng đội.
+ Luật chơi:
Mỗi ô chữ hàng ngang, hàng dọc là nội dung kiến thức đã học kèm theo lời gợi ý.
Mỗi đội chơi nghe lời gợi ý xong, suy nghĩ hội ý và phất cờ để giành quyền trả lời. Đội nào phất cờ trước, trả lời đúng ghi được 10 điểm. Đội nào sai nhường quyền trả lời cho đội khác. Đội thắng cuộc là đội ghi được nhiều điểm nhất.
+ Thời gian thực hiện: 15 phút.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV đánh giá thái độ tham gia trò chơi. Cuối cùng, GV tổng kết điểm trò chơi, trao thưởng và nhấn mạnh lại các kiến thức trọng tâm của bài.
+ Câu hỏi:
Câu 1: Phân công 3 bạn trong 5 bạn làm trực nhật. Trong đó, 1 bạn quét nhà, 1 bạn lau bảng, 1 bạn quét sân thì số cách chọn là..chập 3 của 5.
Câu 2: 𝑢𝑛 = 𝑢1. 𝑞𝑛−1(𝑛 ≥ 2) là số hạng tổng quát của.. Câu 3: Hàm số nào có tập xác định 𝐷 = 𝑅\ {𝜋 + 𝑘𝜋, 𝑘 ∈ 𝑍}?
2
Câu 4: Nhà Toán học nào phát hiện ra định lý: “ Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800” ?
Câu 5: Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép gì?
Câu 6: Cấp số nhân có công bội q với |𝑞| < 1 được gọi là cấp số nhân gì ?
Câu 7: Dãy số gồm 5 số hạng: 1 , 1 , 1 , 1 , 1
là một cấp số nhân. Đúng hay Sai?
2 4 8 16 24
Ô chữ hàng dọc: CÔNG BỘI
Báo cáo, thảo luận:
HS các đội trả lờ

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_mot_so_tro_choi_vao_day_hoc_bo_mon_toan_nham_ta.docx
  • pdfNgô Thùy Linh- Trường THPT Quỳ Châu - Toán học.pdf