SKKN Một số phương pháp dạy học giải toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Phương pháp hoạt động nhóm
1. Ưu điểm của hoạt động nhóm:
- Mọi thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ.
- Không phân biệt giới tính.
- Mỗi nhóm đều có đủ loại học sinh Giỏi, Khá, TB.
- Tương đối công bằng trong việc tổ chức thi đua giữa các nhóm.
- Tạo sự đoàn kết giữa các em, phát huy được năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp cho học sinh
2. Cách tổ chức hoạt động nhóm
Các bước Nội dung Năng lực
1. Làm việc chung các nhóm - GV giao nội dung cần tổ chức hoạt động.
- HS: đọc, tìm hiểu nội dung rồi nêu vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức.
- GV: tổ chức chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn cách hoạt động nhóm (phân công nhóm trưởng, thư ký .)
- GV: nêu thời gian hoạt động nhóm.
Năng lực quan sát, phát hiện vần đề.
2. Làm việc theo nhóm 1. Đối với HS:
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, từng thành viên suy nghĩ độc lập rồi mới trao đổi ý kiến, nhóm trưởng xem xét ý kiến và quyết định thư ký ghi vào bảng nhóm.
- Trao đổi ý kiến thảo luận.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bài kết quả của nhóm mình: người đại diện không nhất thiết là nhóm trưởng
2. Đối với giáo viên:
- Quan sát hoạt động chung của các nhóm.
- Hỗ trợ hoạt động nhóm nếu cần.
- Thông báo hết giờ thảo luận nhóm.
Năng lực quản lý, năng lực hợp tác.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp
3. Thảo luận và tổng kết trước lớp 1. Nhóm trình bày:
- Các nhóm lần lượt bào cáo kết quả bằng giấy, bảng nhóm.
* Tùy thuộc vào thời gian mà GV có thể yêu cầu tất cả các nhóm hay một vài nhóm (các nhóm còn lại tự đánh giá kết quả) theo chỉ định của GV để báo cáo trước lớp, các nhóm còn lại theo dõi quan sát và đóng góp ý kiến.
2. Thảo luận chung
- Đối với những nội dung khó thì GV hướng cho HS phân tích dẫn đến kết quả.
- Đối với nội dung tương đối dễ, nhóm tự nghiên cứu, trình bày kết quả, các nhóm trao đổi. kiểm tra chéo.
- GV có thể gọi bất cứ HS của nhóm này để vấn đáp cách trình bày của nhóm kia. Từ đó GV đánh giá được quá trình học tập hợp tác của các nhóm.
3. GV nhận xét.
- Thái độ chấp hành quy định học tập của cá nhân và tập thể.
- Tính nghiêm túc trong quá trình thảo luận.
- Tuyên dương các nhóm hoạt động tốt, nhắc nhở nhóm chưa tốt thông qua đố thức đẩy thi đua giữa các nhóm.
Năng lực thuyết trình.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Dạy tiết 62. Giải toán bằng cách lập PT- chương trình Toán 9.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp dạy học giải toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình theo định hướng phát triển năng lực học sinh
G II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Như chúng ta đã biết, ngay từ cấp học tiểu học, học sinh đã được làm quen với các bài toán có lời văn. Khi giải các bài toán này học sinh chỉ làm theo cách lập luận đơn giản, theo từng phép tính. Đối với học sinh lớp 8, lớp 9 trở lên các đề toán có lời văn không còn đơn giản nữa mà nó là căn cứ vào đó để lập ra phương trình. Kết quả, đáp số đúng không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng giải phương trình mà còn phụ thuộc vào việc lập phương trình. Ở lớp 8, vấn đề giải toán bằng cách lập phương trình được trình bày khái quát, đưa thành một mục lí thuyết trong các nội dung về phương trình và bất phương trình. Các bài toán đưa ra ở lớp 8 đều có phương trình lập được là phương trình bậc nhất một ẩn hay phương trình có ẩn ở mẫu (mà khi giải đưa được về phương trình bậc nhất một ẩn). Ở lớp 9, sau khi học về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và về giải phương trình bậc hai một ẩn, có mục giải toán bằng cách lập hệ phương trình và giải toán bằng cách lập phương trình. Nội dung các mục này là đưa ra một số bài toán cụ thể giải toán bằng cách lập phương trình hay hệ phương trình. Hệ phương trình lập được là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, phương trình lập được là phương trình bậc hai một ẩn. Việc dạy học Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình đối với học sinh THCS là một việc làm mới mẻ. Đề bài cho không phải là những phương trình có sẵn mà là một đoạn văn mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng, học sinh phải chuyển đổi được mối quan hệ giữa các đại lượng được mô tả bằng lời văn sang mối quan hệ toán học. Hơn nữa, nội dung của các bài toán này, hầu hết đều gắn bó với các hoạt động thực tế của con người, xã hội hoặc tự nhiên,Do đó trong quá trình giải học sinh thường quên, không quan tâm đến yếu tố thực tiễn dẫn đến đáp số vô lí. VD: ẩn số là con người, đồ vật, phải nguyên dương nếu tìm ra đáp số âm hoặc không nguyên là vô lí. Bài toán có nhiều nội dung khác nhau như: toán chuyển động, công việc, năng suất, toán chung riêng, phần trăm, toán tìm số . Khi làm dạng toán Giải toán bằng cách lập phương trình hay hệ phương trình học sinh gặp khó khăn trong bước gọi ẩn, đặc biệt là nghệ thuật lập phương trình. Chính vì vậy, người thầy không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức như trong SGK mà còn dạy cho học sinh cách học, tư duy suy luận sáng tạo, cách giải bài tập. Người thầy khi hướng dẫn cho học sinh giải các bài toán dạng này phải dựa trên các quy tắc chung là: yêu cầu về giải một bài toán, quy tắc giải bài toán bằng cách lập phương trình, phân loại các dạng toán, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các đại lượng dẫn đến lập được phương trình dễ dàng. Đây là bước đặc biệt quan trọng và khó khăn với học sinh. CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PT, HỆ PT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Để phát triển năng lực học sinh khi dạy Giải toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: 1. Hướng dẫn học ở nhà: nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua việc làm bài tập và trả lời một số câu hỏi và đọc sách. 2. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề 3. Xây dựng bài toán mới từ bài toán gốc: nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ. 4. Hoạt động nhóm: nhằm phát triển năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực giao tiếp. 5. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học: nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học I. Phương pháp hướng dẫn học ở nhà: Rèn luyện cho học sinh thói quen và khả năng đọc sách, tự học là vấn đề ngày càng có ý nghĩa to lớn. Đọc sách toán thường không nhẹ nhàng như đọc một cuốn truyện và không phải lúc nào cũng thú vị; nó đòi hỏi phải tập trung tư tưởng, làm việc có kế hoạch, có phương pháp, kiên nhẫn Việc chuẩn bị bài mới từ ở nhà là một cách có hiệu quả để rèn khả năng đọc sách, khả năng tự học, cần tổ chức việc đọc sách từ lớp 6 đến lớp 9, với những yêu cầu cao dần. Đối với học sinh lớp 8 và lớp 9, những câu hỏi không dặt ra trước, mà đặt ra sau khi học sinh đã đọc xong. VD: Tiết 49 - Bài “Giải toán bằng cách lập phương trình” (Sách giáo khoa Toán 8 tập 2, chương III) . Với phương pháp dạy học truyền thống là giảng giải và đàm thoại thì tiết học được thực hiện như sau: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh HĐ 1: Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn GV đặt vấn đề: ở các lớp dưới chúng ta đã giải nhiều bài toán bằng phư ơng pháp số học, hôm nay chúng ta được học một cách giải khác, đó là giải to án bằng cách lập phương trình. GV: giới thiệu mục 1 như SGK rồi yêu cầu HS làm ?1 GV có thể gợi ý : Biết thời gian và vận tốc, tính quãng đường như thế nào? Biết thời gian và quãng đường, tính vận tốc như thế nào? GV: yêu cầu HS làm ?2 tiến hành tương tự như ?1 HS: lắng nghe HS: nghe và làm ?1 HS: trả lời HS: trả lời HS: làm ?1 HĐ 2: Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình GV: yêu cầu HS tóm tắt đề bài GV: đề bài yêu cầu tìm số gà và số chó. Hãy gọi một trong hai đại lượng đó l à x, cho biết x cần điều kiện gì? Tính số chân gà? Biểu thị số chó? Tính số chân chó? Căn cứ vào đâu lập phương trình bài toán? GV: qua ví dụ trên, để giải bài toán bằng cách lập phương trình, ta cần tiến hành những bước nào? HS: đọc đề bài Số gà + số chó = 36 con Số chân gà + số chân chó = 100 chân Tính số gà, số chó? HS: trả lời Phương pháp dạy học “truyền thụ một chiều” như trên, học sinh tiếp thu một cách thụ động, máy móc, không phát triển được các năng lực tự học, tư duy sáng tạo ở học sinh. Học sinh gặp khó khăn khi làm các bài tập khác, không xác định được các đại lượng trong bài và cách biểu diễn các đại lượng, đặc biết là tìm mối quan hệ để lập phương trình Để phát triển năng lực học sinh, khi dạy bài này tôi đã thực hiện như sau: Cuối tiết 48- chương trình Toán 8, hướng dẫn học sinh học ở nhà: Ôn cách giải PT đưa về bậc nhất một ẩn Đọc trước bài “Giải toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình” – SGK Hoàn thành bài tập sau: Tổ 1 và tổ 2 Tổ 3 và tổ 4 Điền vào chỗ trống trong các câu sau: Câu 1: Mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian là a) Quãng đường = .... b) Thời gian = . c) Vận tốc = Câu 2: Một ô tô đi chạy với vận tốc x (km/h). a) Quãng đường đi được trong 5 giờ là: .. b) Thời gian để ô tô đi hết quang đường 100km là: .. Nhà bạn Minh có nuôi 36 con vừa gà và chó. Biết tổng số chân của gà và chó là 100 chân. Hỏi nhà bạn Minh nuôi bao nhiêu con gà và bao nhiêu con chó? Điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Gọi số con gà là x (con), ĐK của x là . b) Số con chó là: . Số chân gà là: . Số chân chó là: .. c) Tổng số chân là 100. Ta có: +.= 100 Giải phương trình trên được x = . (x có thỏa mãn ĐK hay không?) d) vậy số con gà là: Số con chó là: .. Sau khi đọc bài “Giải bài toán bằng cách lập phương trình”, để hoàn thành được bài tập trên học sinh phải nhớ lại bài toán chuyển động ở tiểu học; xác định được các đại lượng vận tốc, quãng đường, thời gian và mối liên hệ giữa chúng, cách tính các đại lượng đó. Đầu giờ tiết học Tiết 49, giáo viên yêu cầu học sinh lên trình bày bài làm ở nhà của mình. Từ bài tập 1 nêu câu hỏi: “Thế nào là biểu diễn đại lượng chưa biết thông qua ẩn?” và “muốn biểu diễn được ta phải xác định được mối quan hệ giữa các đại lượng”. Xuất phát từ việc trình bày bài tập ở nhà số 2 của học sinh, giáo viên giới thiệu rằng đôi khi để trả lời được câu hỏi của bài toán chúng ta không thể tính toán trực tiếp, không đoán mò được mà phải thực hiện qua các bước trung gian như ở bài tập 2 thông qua mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài. Việc trình bày bài tập như trên là cách Giải bài toán bằng cách lập phương trình. Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bài tập trên nêu các bước Giải bài toán bằng cách lập phương trình. Nói chung, cuối mỗi tiết học cần hướng dẫn học sinh về nhà học theo sách như thế nào, giao các bài tập để phục vụ cho việc nắm bắt bài mới kiến thức mới của tiết học sau. Như vậy tiết học sẽ nhẹ nhàng, không căng thẳng đối với học sinh. Học sinh sẽ thấy được sự liên quan giữa kiến thức cũ với kiến thức mới, tự mình khám phá được kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của người thầy thông qua các câu hỏi và bài tập. Sự tiếp thu không còn là áp đặt nữa. Đối với học sinh lớp 9, nhất là đối tượng khá giỏi, nên hướng dẫn học sinh đọc sách tham khảo, giao các bài tập vừa sức phù hợp từng đối tượng học sinh. II. Dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Mức độ thứ một: học sinh tự mình giải quyết một vấn đề đã được đặt ra và đã được phát biểu rõ ràng Mức độ thứ hai: khác ở chỗ giáo viên chỉ đặt vấn đề, học sinh phải tự mình phát biểu được vấn đề rồi giải quyết vấn đề. Mức độ thứ ba: học sinh phải tự mình đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống. VD khi dạy các bước giải toán bằng cách lập phương trình hay hệ phương trình: Việc phân chia quá trình giải bài toán bằng cách lập phương trình thành các bước và nêu khái quát ý nghĩa của mỗi bước đó, giáo viên có thể đưa ra sau khi trình bày một số ví dụ cụ thể. Tuy nhiên để học sinh thực hiện được các bước giải này thì cần đưa ra cho học sinh nhiều bài tập đa dạng, đặt học sinh vào vào tính huống khác nhau. Thông qua khai thác các bài tập đó mà từng bước xây dựng cho các em có được các kỹ năng cần thiết để giải quyết các bước đã nêu. Giáo viên chốt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình: B1: Gọi ẩn (đơn vị, điều kiện của ẩn) B2: Biểu diến các đại lượng chưa biết qua ẩn và đại lượng đã biết B3: Lập phương trình và giải phương trình B4: Trả lời. Ở bước 1, giáo viên lưu ý học sinh thông thường thì đề bài hỏi đại lượng gì thì gọi đó là ẩn và tùy từng đại lượng mà có điều kiện khác nhau. Với bước này chúng ta xuất phát từ nội dung bài toán mà phát hiện các đối tượng tham gia trong bài toán, các đại lượng liên quan tới chúng trong đó đại lượng nào đã biết, đại lượng nào chưa biết cần quan tâm (là đại lượng cần tìm hay đại lượng mà biết nó thì sẽ biết được đại lượng cần tìm). Một trong các đại lượng chưa biết sẽ được chọn làm ẩn số và có thêt có một số cách chọn ẩn số khác nhau với cùng một bài toán. Với các bài toán không phức tạp thì thường ẩn số trực tiếp là đại lượng chưa biết cần tìm được nêu trong câu hỏi của bài toán. Điều kiện đặt cho ẩn số có được là do khai thác ý nghĩa cụ thể của đại lượng được chọn là ẩn số. Ví dụ: + Nếu x biểu thị là số cây, số người, sản phẩm. thì điều kiện x là nguyên dương. + Nếu x biểu thị vận tốc, thời gian hay quãng đường thì điều kiện là: x > 0 Ở bước 2: Trong khâu biểu thị các đại lượng chưa biết qua ẩn số cũng nên hướng dẫn học sinh cách tiến hành biểu thị các đại lượng qua ẩn số trên một bảng. Giáo viên lưu ý học sinh khi biểu diễn các đại lượng chưa biết cần kèm theo đơn vị. giáo viên cũng cần lưu ý học sinh là ngoài các mối liên hệ có riêng trong bài toán, còn có những mối liên hệ là quan hệ có tính quy luật trong thực tế hay trong các nội dung toán học, vật lí, hóa học . Hai bước này giáo viên lưu ý tới năng lực sử dụng ngôn ngữ của các em. Bước 3: lập phương trình và giải phương trình không ghi đơn vị. Đây là bước quan trọng để rèn năng lực tính toán cho học sinh. Bước 4: Nhận định kết quả, trả lời có kèm theo đơn vị. Từ những nghiệm phương trình đã tìm được, ta loại bớt những nghiệm không thỏa mãn các điều kiện đã đặt cho ẩn số. Với các nghiệm còn lại ta có được câu trả lời cho bài toán ban đầu. Để học sinh có ý thức bước này thực sự cần thiết cần đưa ra một số bài tập mà ở bước này thực sự có nghiệm bị loại. Chẳng hạn “Tìm cạnh một mảnh ruộng hình vuông biết rằng nếu tăng mỗi cạnh thêm 10m thì diện tích tăng thêm 20m2.” Gọi độ lớn cạnh hình vuông thửa ruộng là x (m) ĐK: x>0 Ta sẽ có phương trình: (x + 10)2 = x2 + 20 Giải phương trình này được nghiệm x = -4 không thỏa mãn ĐK x > 0. Như vậy mặc dù phương trình lập được là có nghiệm nhưng câu trả lời của bài toán ban đầu là không có thửa ruộng nào thỏa mãn yêu cầu của đầu bài. Cũng để học sinh thêm thận trọng với bước này, giáo viên có thể đưa ra một số bài toán mà phải suy nghĩ rồi mới quyết định được khâu nhận định kết quả từ nghiệm phương trình nhận được. Ví dụ bài toán sau: “Cha 40 tuổi, con 16 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa tuổi cha gấp 3 lần tuổi con”. Gọi số năm để tuổi cha gấp 3 lần tuổi con là x, ta có phương trình: 40 + x = 3(16 + x) Phương trình này có nghiệm x = -4, nghiệm này không nên loại mà câu trả lời sẽ là “Cách đâu 4 năm tuổi cha gấp 3 lần tuổi con”. (câu trả lời này là phù hợp với tinh thần câu hỏi cảu bài toán tuy có phần không phù hợp với từng từ của nó). III. Xây dựng bài toán mới từ bài toán gốc: Xây dựng bài toán mới từ bài toán gốc là cách làm có hiệu quả không những phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề ở các tính huống khác nhau mà còn rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Đối với các bài toán giải toán bằng cách lập phương trình có nội dung thực tế, giáo viên cần từng bước cho học sinh thấy rằng thực ra có nhiều dạng bài toán, trong phát biểu có các dữ liệu là mối liên hệ giữa các đại lượng mang nội dung thực tế khác nhau nhưng các dữ kiện đó lại cùng có một bản chất về toán học. Chẳng hạn hai ô tô chạy ngược chiều từ A và từ B gặp nhau là tương tự như dữ kiện về hai voi nước cùng chảy vào một bể hay hai đội sản xuất cùng làm chung một công việc; hai ô tô chạy cùng chiều từ A và từ B khi nào gặp nhau là tương tự như dữ kiện về hai vòi nước một vòi chảy vào bể và một vòi chảy từ bể ra; khi nào sữ đầy bể. Chẳng hạn GV đưa ra bài toán về hai ô tô chạy ngược chiều từ A và từ B .. cho học sinh lập phương trình, sau đó đưa ra bài toán về hai vòi nước cùng chảy vào bề. Sau khi cho HS giải một bài toán dạng này, giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng một bài thuộc dạng kia mà có cùng phương trình, cùng lời giải. VD: “Hai vòi nước cùng chảy và một bể thì sau giờ đầy bể. Mỗi giờ vòi I chảy được lượng nước bằng lượng nước chảy được của vòi II. Hỏi mooic vòi chảy riêng thì trong bao lâu sẽ đầy bể?” (Goi số giờ vòi II chảy đầy bể là x; phương trình lập được là ) Sau khi cho học sinh làm bài toán này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh hãy phát biểu một bài toán có nội dung về hai ô tô chạy trên quãng đường AB sao cho có phương trình lập được của bài toán trên. Bài toán có thể được phát biểu như sau: “Hai ô tô xuất phát cùng lúc từ A và B chạy ngược chiều nhau trên quãng đường AB vầ gặp nhau sau giờ. Ô tô đi từ A có vận tốc bằng vận tốc ô tô đi từ B. Hỏi mỗi ô tô chạy hết quãng đường AB sau bao lâu?” Khi dạy Tiết 41 “Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình”, Từ VD 3- SGK Toán 9/trang 22, tập 2, GV đưa ra bài toán: Bài 1: Hai đội công nhân cùng làm chung một đoạn đường trong 24 ngày. Đội 1 trong 6 ngày, đội 2 làm 8 ngày thì cả hai đội làm được đoạn đường. Hỏi nếu làm một mình thì mỡi đội làm xong đoạn đường đó trong bao lâu? Bài 2: Hai tổ công nhân làm chung trong 12 giờ thì hoàn thành công việc đã định. Họ làm chung với nhau trong 4 giờ thì tổ một được điều đi làm việc khác, tổ hai làm nốt công việc còn lại trong 10 giờ. Hỏi tổ hai làm một mình sau bao lâu hoàn thành công việc? Từ bảng dữ liệu, học sinh dễ dàng so sánh và đưa ra phương trình của bài toán như sau: Bài 1 Bài 2 CV/1 dơn vị thời gian Thời gian làm CV làm được ® CV/1 dơn vị thời gian Thời gian làm CV làm được Đội 1 6 Tổ 1 4 Đội 2 8 Tổ 2 4+10 = 14 Cả 2 đội Cả 2 tổ 1 PT + = + = PT + = + = - Bài toán: Quãng đường AB dài 270km. Hai ô tô cùng khởi hành một lúc đi từ A đến B. Ô tô thứ nhất chạy nhanh hơn ô tô thứ hai 12km/h nên đến B trước ô tô thứ hai 42 phút. Tính vận tốc mỗi xe. (Đại số 9) GIẢI s v t Xe 1 270 x Xe 2 270 x - 12 PT Gọi vận tốc xe thứ nhất là x (km/h) (x > 12) Vận tốc xe thứ hai là x - 12 (km/h) Thời gian xe thứ nhất đi: (t) Thời gian xe thứ hai đi: (t) Theo bài ra ta có phương trình: Giải phương trình được: x1 = - 62,3 < 0 (loại) x2 = 74, 3 (thỏa mãn)) Vậy vận tốc xe thứ nhất là 74,3 km/h vận tốc xe thứ nhất là 62,3 km/h Trong bài toán này, học sinh cần ghi nhớ công thức: S = v.t, cần hướng dẫn học sinh xác định được vận tốc của mỗi xe, từ đó xác định thời gian đi hết quãng đường của mỗi xe. Từ bài toán trên GV yêu cầu HS lập đề toán tương tự. Có thể như sau: ® Bài toán 1: Quãng đường AB dài 270km. Hai ô tô cùng khởi hành một lúc đi từ A đến B. Ô tô thứ nhất chạy nhanh hơn ô tô thứ hai 12km/h, mặc dù trên đường đi nghỉ 12 phút nhưng vẫn đến B trước ô tô thứ hai 30 phút. Tính vận tốc mỗi xe. ® Bài toán 2: Quãng đường AB dài 270km. Hai ô tô cùng khởi hành một lúc đi từ A đến B. Ô tô thứ nhất chạy chậm hơn hơn ô tô thứ hai 12km/h nên đến B muộn ô tô thứ hai 42 phút. Tính vận tốc mỗi xe. Bài toán1 Bài toán2 S v t ® s v t Xe 1 270 x+ 12 Xe 1 270 x Xe 2 270 x Xe 2 270 x+ 12 PT PT IV. Phương pháp hoạt động nhóm 1. Ưu điểm của hoạt động nhóm: Mọi thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ. Không phân biệt giới tính. Mỗi nhóm đều có đủ loại học sinh Giỏi, Khá, TB. Tương đối công bằng trong việc tổ chức thi đua giữa các nhóm. Tạo sự đoàn kết giữa các em, phát huy được năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp cho học sinh 2. Cách tổ chức hoạt động nhóm Các bước Nội dung Năng lực 1. Làm việc chung các nhóm - GV giao nội dung cần tổ chức hoạt động. - HS: đọc, tìm hiểu nội dung rồi nêu vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức. - GV: tổ chức chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn cách hoạt động nhóm (phân công nhóm trưởng, thư ký..) - GV: nêu thời gian hoạt động nhóm. Năng lực quan sát, phát hiện vần đề. 2. Làm việc theo nhóm 1. Đối với HS: - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, từng thành viên suy nghĩ độc lập rồi mới trao đổi ý kiến, nhóm trưởng xem xét ý kiến và quyết định thư ký ghi vào bảng nhóm. - Trao đổi ý kiến thảo luận. - Mỗi nhóm cử đại diện trình bài kết quả của nhóm mình: người đại diện không nhất thiết là nhóm trưởng 2. Đối với giáo viên: - Quan sát hoạt động chung của các nhóm. - Hỗ trợ hoạt động nhóm nếu cần. - Thông báo hết giờ thảo luận nhóm. Năng lực quản lý, năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp 3. Thảo luận và tổng kết trước lớp 1. Nhóm trình bày: - Các nhóm lần lượt bào cáo kết quả bằng giấy, bảng nhóm. * Tùy thuộc vào thời gian mà GV có thể yêu cầu tất cả các nhóm hay một vài nhóm (các nhóm còn lại tự đánh giá kết quả) theo chỉ định của GV để báo cáo trước lớp, các nhóm còn lại theo dõi quan sát và đóng góp ý kiến. 2. Thảo luận chung - Đối với những nội dung khó thì GV hướng cho HS phân tích dẫn đến kết quả. - Đối với nội dung tương đối dễ, nhóm tự nghiên cứu, trình bày kết quả, các nhóm trao đổi. kiểm tra chéo. - GV có thể gọi bất cứ HS của nhóm này để vấn đáp cách trình bày của nhóm kia. Từ đó GV đánh giá được quá trình học t
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_giai_toan_bang_cach_lap_phuo.doc