Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS

Một số định hướng khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận .

 3.1.1 Một số định hướng chung

 Khi làm bài văn nghị luận không chỉ dừng ở chỗ tìm ra luận điểm. Người làm bài còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác: trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đã tập hợp đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề.

 Để giúp học sinh lĩnh hội và hoàn thành các tri thức cũng như kỹ năng thực hành viết đoạn văn trình bày luận điểm thì người giáo viên có vai trò quan trọng. Giáo viên phải tìm ra cách thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh, trình độ của học sinh để đem lại hiệu quả cao.

Giáo viên cần lưu ý học sinh kết quả cần đạt như là mục tiêu phải đi đến, là tiêu chí tự kiểm tra, đánh giá.Tùy từng đối tượng học sinh cụ thể mà giáo viên vận dụng các phương pháp, cách thức khác nhau. Có thể tổ chức thảo luận nhóm, nêu vấn đề, trong tổ chức dạy học để mang lại hiệu quả cao.

Giáo viên tuyệt đối không áp đặt học sinh phải suy nghĩ, diễn đạt giống như mình. Nếu học sinh có ý kiến sai sót, giáo viên cần uốn nắn kịp thời, nhưng phải làm sao để các em không mất đi sự hào hứng, sự tự tin trong luyện tập.

Tóm lại, muốn làm tốt đoạn văn, bài văn nghị luận, học sinh phải nắm chắc được bản chất, đặc điểm, phương pháp, cách xây dựng đoạn văn nghị luận.

 3.1.2. Một số định hướng cụ thể

 * Cấu trúc chương trình

Số lượng các tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THCS không nhiều:

+ Lớp 7: Tiết 94: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

+ Lớp 8: Tiết 100: Viết đoạn văn trình bày luận điểm

 Tiết 102: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

 Như vậy, để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh phải bằng nhiều hình thức: thông qua các giờ học lí thuyết, giờ luyện tập, ôn tập, tiết kiểm tra, trả bài.

 * Định hướng cách viết đoạn nghị luận

 Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:

 Bước 1: Xác định yêu cầu của đề

 Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn là gì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viết các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về hình thức, ngữ pháp.

 Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn

Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu chủ đề.

Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có những đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề, có đề lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.

 Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý):

Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.

 Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:

Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).

3.2. Một số hình thức rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận

 3.2.1. Rèn kỹ năng trong giờ dạy lý thuyết

Rèn luyện kỹ năng trong giờ lý thuyết có thể thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Hình thành kiến thức.

Giáo viên chọn ngữ liệu về đoạn văn nghị luận trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa, hướng dẫn học sinh phân tích mẫu, tổng hợp rút ra kết luận.

Đây là phần trọng tâm của một bài dạy lý thuyết. Giáo viên lấy ngữ liệu cụ thể; tổ chức, hướng dẫn các em thảo luận phân tích ngữ liệu; dẫn dắt để học sinh tự khái quát lên khái niệm đoạn văn. Sau đó, giáo viên củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản. Như vậy, thông qua phần hướng dẫn bài tập, giáo viên hình thành cho học sinh một số kỹ năng và kiến thức cơ bản.Tuy nhiên cần tránh biến giờ dạy TLV thành giờ dạy tác phẩm văn học để không sa đà, đánh mất mục tiêu dạy TLV, mặc dù giáo viên vẫn phải chú ý yếu tố tích hợp.

- Bước 2: Hướng dẫn luyện tập.

Đây cũng được xem là phần quan trọng của bài học. Giáo viên cần dành thời gian hợp lí để hướng dẫn học sinh làm bài tập nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản. Đồng thời, giáo viên có thể đặt ra bài tập về đoạn văn để bước đầu giúp học sinh thực hành kỹ năng viết đoạn văn.

Như vậy, từ giờ học lý thuyết có thể thông qua hệ thống bài tập để bước đầu thực hành kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh.

 3.2.2. Rèn kỹ năng trong giờ luyện tập

Rèn kỹ năng trong giờ luyện tập có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Ôn lại lý thuyết về đoạn văn.

 GV yêu cầu HS tái hiện lại kiến thức cơ bản về đoạn văn nói chung, đoạn văn nghị luận nói riêng để làm cơ sở cho thực hành.

Bước 2: Tổ chức thực hành.

- Ở bước này, tùy theo yêu cầu cần đạt ở mỗi khối lớp mà giáo viên chọn bài tập viết đoạn văn nghị luận cho hợp lí (Bài tập trong sách giáo khoa hoặc bài tập khác do giáo viên đặt ra).

- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu cần đạt về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận.

- Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Nếu tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên cần chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các nhóm cùng làm một bài tập hoặc mỗi nhóm một bài tập khác nhau. Giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo. Sau khi thảo luận và viết xong đoạn văn, các nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, phát hiện và sửa lỗi.

 

doc 30 trang daohong 10/10/2022 10760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS
SL
%
SL
%
SL
%
8A 
(32hs)
6
18,8
12
37,5
11
34,4
3
9,3
9B
( 24hs)
3
12,5
9
37,5
10
41,7
2
8,3
	Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh chưa có kĩ năng viết đoạn còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm của hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn không theo đúng yêu cầu. 
Các em không biết trình bày đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức. Nhiều bài viết lủng củng sơ sài, lập luận không mạch lạc chặt chẽ. Các ý lộn xộn, ý lớn ý nhỏ không theo trình tự hợp lí. Đầu đoạn văn không viết hoa lùi đầu dòng, các dòng khác thò ra thụt vào tùy tiện. 
	Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh còn nhiều hạn chế. Để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí. Vậy từ thực tế trên, là một người giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi thấy việc rèn kỹ năng viết đoạn nghị luận cho học sinh bậc THCS là cần thiết.
 Chương III
 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1. Một số định hướng khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận . 
	3.1.1 Một số định hướng chung
	 Khi làm bài văn nghị luận không chỉ dừng ở chỗ tìm ra luận điểm. Người làm bài còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác: trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đã tập hợp đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề.
 Để giúp học sinh lĩnh hội và hoàn thành các tri thức cũng như kỹ năng thực hành viết đoạn văn trình bày luận điểm thì người giáo viên có vai trò quan trọng. Giáo viên phải tìm ra cách thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh, trình độ của học sinh để đem lại hiệu quả cao. 
Giáo viên cần lưu ý học sinh kết quả cần đạt như là mục tiêu phải đi đến, là tiêu chí tự kiểm tra, đánh giá.Tùy từng đối tượng học sinh cụ thể mà giáo viên vận dụng các phương pháp, cách thức khác nhau. Có thể tổ chức thảo luận nhóm, nêu vấn đề,  trong tổ chức dạy học để mang lại hiệu quả cao.
Giáo viên tuyệt đối không áp đặt học sinh phải suy nghĩ, diễn đạt giống như mình. Nếu học sinh có ý kiến sai sót, giáo viên cần uốn nắn kịp thời, nhưng phải làm sao để các em không mất đi sự hào hứng, sự tự tin trong luyện tập.
Tóm lại, muốn làm tốt đoạn văn, bài văn nghị luận, học sinh phải nắm chắc được bản chất, đặc điểm, phương pháp, cách xây dựng đoạn văn nghị luận.
	3.1.2. Một số định hướng cụ thể 
	* Cấu trúc chương trình
Số lượng các tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THCS không nhiều:
+ Lớp 7: Tiết 94: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
+ Lớp 8: Tiết 100: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
	 Tiết 102: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
	Như vậy, để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh phải bằng nhiều hình thức: thông qua các giờ học lí thuyết, giờ luyện tập, ôn tập, tiết kiểm tra, trả bài. 
 * Định hướng cách viết đoạn nghị luận
	Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
	Bước 1: Xác định yêu cầu của đề
 	Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn là gì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viết các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về hình thức, ngữ pháp. 
	Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn
Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu chủ đề.
Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có những đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề, có đề lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.
	Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý): 
Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý. 
	Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn: 
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).
3.2. Một số hình thức rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận 
	3.2.1. Rèn kỹ năng trong giờ dạy lý thuyết
Rèn luyện kỹ năng trong giờ lý thuyết có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Hình thành kiến thức.
Giáo viên chọn ngữ liệu về đoạn văn nghị luận trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa, hướng dẫn học sinh phân tích mẫu, tổng hợp rút ra kết luận.
Đây là phần trọng tâm của một bài dạy lý thuyết. Giáo viên lấy ngữ liệu cụ thể; tổ chức, hướng dẫn các em thảo luận phân tích ngữ liệu; dẫn dắt để học sinh tự khái quát lên khái niệm đoạn văn. Sau đó, giáo viên củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản. Như vậy, thông qua phần hướng dẫn bài tập, giáo viên hình thành cho học sinh một số kỹ năng và kiến thức cơ bản.Tuy nhiên cần tránh biến giờ dạy TLV thành giờ dạy tác phẩm văn học để không sa đà, đánh mất mục tiêu dạy TLV, mặc dù giáo viên vẫn phải chú ý yếu tố tích hợp.
- Bước 2: Hướng dẫn luyện tập.
Đây cũng được xem là phần quan trọng của bài học. Giáo viên cần dành thời gian hợp lí để hướng dẫn học sinh làm bài tập nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản. Đồng thời, giáo viên có thể đặt ra bài tập về đoạn văn để bước đầu giúp học sinh thực hành kỹ năng viết đoạn văn.
Như vậy, từ giờ học lý thuyết có thể thông qua hệ thống bài tập để bước đầu thực hành kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh.
	3.2.2. Rèn kỹ năng trong giờ luyện tập
Rèn kỹ năng trong giờ luyện tập có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ôn lại lý thuyết về đoạn văn.
 	GV yêu cầu HS tái hiện lại kiến thức cơ bản về đoạn văn nói chung, đoạn văn nghị luận nói riêng để làm cơ sở cho thực hành. 
Bước 2: Tổ chức thực hành.
- Ở bước này, tùy theo yêu cầu cần đạt ở mỗi khối lớp mà giáo viên chọn bài tập viết đoạn văn nghị luận cho hợp lí (Bài tập trong sách giáo khoa hoặc bài tập khác do giáo viên đặt ra). 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu cần đạt về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận.
- Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Nếu tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên cần chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các nhóm cùng làm một bài tập hoặc mỗi nhóm một bài tập khác nhau. Giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo. Sau khi thảo luận và viết xong đoạn văn, các nhóm trình bày kết quả của mình.
Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, phát hiện và sửa lỗi.
	3.2.3. Rèn kỹ năng trong giờ trả bài
Trong phân phối chương trình Làm văn ở THCS, giờ trả bài Tập làm văn được phân bố sau mỗi bài viết. Mục đích chính của giờ trả bài là giúp học sinh vừa củng cố kiến thức cơ bản về kiểu bài, kĩ năng viết bài, vừa thấy được những mặt ưu điểm và hạn chế của bài viết, hướng khắc phục, sửa chữa để hoàn thiện ở những bài viết sau. Sau mỗi bài kiểm tra về văn nghị luận, ở tiết trả bài giáo viên nên quan tâm đến kỹ năng viết đoạn văn của học sinh.
Rèn kỹ năng trong giờ trả bài có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên nêu đoạn văn có chứa lỗi sai.
Bước 2: Yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích lỗi về hình thức, nội dung.
Bước 3: Giáo viên giúp học sinh lựa chọn cách sửa lỗi hợp lý nhất và yêu cầu học sinh viết lại đoạn văn theo đúng yêu cầu.
Bước 4: Giáo viên cho học sinh đọc lại và chữa bài.
3.3. Một số kĩ năng cần rèn để viết đoạn văn nghị luận 
	3.3.1. Nêu luận điểm
Làm thế nào để nêu rõ luận điểm?
- Để có thể nêu rõ luận điểm, người làm văn cần tập viết thật tốt câu chủ đề của đoạn văn. Các đoạn văn nghị luận thường có câu chủ đề. Câu chủ đề có nhiệm vụ thông báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ ràng, chính xác.Trong một đoạn văn nghị luận, câu chủ đề phải viết cho thật gọn gàng, rõ ý.Trong đời sống thực tế, câu chủ đề thường phải nhắc lại một phần câu hỏi.Tương tự thế, cũng nên diễn đạt câu chủ đề sao cho gần gũi, không tách rời, không xa cách với hình thức diễn đạt của đề bài.
	- Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường đặt ở vị trí đầu tiên đối với đoạn văn diễn dịch hoặc ở cuối cùng đối với đoạn văn quy nạp. Có trường hợp câu chủ đề đặt ở giữa đoạn, đoạn kết hợp diễn dịch và quy nạp, hoặc không có câu chủ đề (chủ đề được hiểu ngầm, toát lên từ toàn bộ nội dung đoạn văn).
	3.3.2. Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
	Làm thế nào để làm sáng tỏ luận điểm?
- Một luận điểm chỉ thực sự sáng tỏ và trở nên đáng tin cậy khi nó được bảo đảm bằng những lí lẽ và chứng cứ xác thực mà ta vẫn gọi là luận cứ.Trong một đoạn văn nghị luận, nếu hạt nhân là luận điểm thì luận cứ chính là khối chất nguyên sinh dùng để nuôi luận điểm.Có nghĩa là, luận cứ không chỉ cần phù hợp với lẽ phải và sự thật mà còn phải phù hợp với luận điểm và đủ để làm cho luận điểm trở nên hoàn toàn sáng rõ.
	- Giống như luận điểm trong một bài văn, các luận cứ trong một đoạn văn cũng cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.Việc sắp đặt các luận điểm và luận cứ thành hệ thống có sức thuyết phục, nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghị luận gọi là lập luận. Lập luận sẽ được coi là chặt chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự liên kết khăng khít với nhau, lí lẽ sau kế thừa thành quả của lí lẽ trước, lí lẽ trước dẫn đến lí lẽ sau, theo một trật tự chắc chắn, không thể nào bác bỏ. Mặt khác, quá trình lập luận sẽ có thêm sức lôi cuốn nếu người viết, người nói biết cách sắp xếp các luận điểm và luận cứ khiến cho toàn bộ bài văn là một dòng chảy liên tục, các quan điểm, ý kiến của người viết được duy trì và mỗi lúc một nâng cao.
3.3.3. Phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ
Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, vấn đề nghị luận rất phong phú. Việc phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ có thể theo nhiều cách khác nhau như: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng - phân - hợp. 
Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 7 và 8, chỉ nên tập trung vào 2 dạng đoạn văn nghị luận phổ biến và dễ tập làm hơn cả là diễn dịch và quy nạp; còn đối với học sinh lớp 9 tập trung vào đoạn tổng - phân - hợp. 
3.3.4. Kĩ năng chuyển đoạn, liên kết đoạn
	Trong thực tế, đây là một thách thức, mà nhiều học sinh thường gặp khi làm bài tập làm văn, vì trong các văn bản nói chung, và văn bản nghị luận nói riêng, có nhiều đoạn văn (nhiều luận điểm) liên tiếp nối nhau. Làm sao có được sự gắn bó giữa chúng, đó chính là kĩ năng chuyển đoạn.
	Vậy học sinh cần phải hiểu rằng: chuyển đoạn là một công việc nhằm liên kết đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong ở trên. Người làm văn chỉ có
thể chuyển đoạn một cách tự nhiên khi đã xác định được cả mối liên quan với nhau, cũng như sự khác biệt nhau giữa đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong. Có hiểu như vậy, người viết sẽ tìm được cách chuyển đoạn linh hoạt, hợp lí, tự nhiên để tạo sự gắn kết. Ngoài tác dụng trên, việc chuyển đoạn, nếu làm tốt, còn có khả năng làm cho đoạn văn, ngay từ đầu, gây ấn tượng hơn, được chú ý nhiều hơn.
 	3.3.5. Đảm bảo hình thức của một đoạn văn
- Như trên đã nói, về hình thức: đoạn văn thường gồm nhiều câu văn, được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đối với một văn bản viết mà học sinh được đọc thì dấu hiệu hình thức này rất đơn giản, có thể nhận ra ngay. Song khi viết đoạn văn, học sinh lại hay mắc lỗi về hình thức như không lùi đầu dòng, thậm chí còn gạch đầu dòng.Vì vậy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn và nhắc nhở học sinh ngay từ thao tác đơn giản nhất là viết hoa chữ cái đầu tiên và lùi dầu dòng.
 	Như vậy, khi viết đoạn văn trình bày luận điểm, cần chú ý:
(1). Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề.
(2). Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
(3). Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục cao.
3.4. Một số dạng bài tập vận dụng
	3.4.1. Bài tập rèn kĩ năng xác định luận điểm trong đoạn văn nghị luận
	(Thường sử dụng trong giờ học lí thuyết về cách làm văn nghị luận)
Bước 1: Giáo viên cung cấp ngữ liệu về đoạn văn nghị luận có câu chủ đề
Bước 2: Tổ chức học sinh phân tích hình thức kết cấu của đoạn văn.
GV định hướng cho học sinh phân tích kết cấu trong đoạn văn theo một số câu hỏi:
+ Đoạn văn trình bày luận điểm nào? 
+ Câu nào nói lên ý chung của toàn đoạn?
+ Vị trí của câu đó trong đoạn văn? Mối quan hệ giữa câu đó với các câu còn lại? Chỉ ra mô hình cấu trúc trong đoạn văn?
	Giáo viên tham khảo bài tập sau:
	Đọc các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đoạn 1:
	Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. 
	(Đặng Thai Mai - Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)
Đoạn 2:
	Nước của ông là nước Đại Việt "vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Nước của ông là một lãnh thổ riêng biệt với "cõi bờ sông núi đã chia" và "phong tục Bắc Nam cũng khác". Nước của ông là một nền chính trị riêng biệt, đã "cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đàng làm đế một phương". Nước của ông là một đỉnh cao của trí tuệ tài năng với "những hào kiệt không bao giờ thiếu".
	(Vũ Khiêu - Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử)
	a. Xác định luận điểm của các đoạn văn trên. Luận điểm ấy thể hiện trong câu văn nào?
	b. Xác định cách trình bày nội dung trong các đoạn văn.
	* Gợi ý trả lời:
	 - Đoạn 1: Đây là đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề (câu nêu luận điểm) đứng ở đầu đoạn văn:"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay".
	- Đoạn 2: Đây là đoạn văn song hành, đoạn văn có 4 câu ngang hàng với nhau, mỗi câu trình bày một ý nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước. Có thể hiểu ngầm chủ đề của đoạn văn là: Viết Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về đất nước.
	3.4.2. Bài tập rèn kĩ năng viết câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận
(Thường sử dụng trong giờ luyện tập làm văn nghị luận)
	Giáo viên có thể tham khảo một trong hai cách sau: 
+ Cách 1: Giáo viên cung cấp đoạn văn nghị luận mẫu, đoạn văn đó có chứa câu chủ đề, yêu cầu học sinh xác định luận điểm của đoạn văn (dựa vào nội dung được trình bày trong đoạn văn). Từ luận điểm đã xác định, học sinh trình bày luận điểm bằng một câu văn (câu chủ đề). Sau đó, tùy theo yêu cầu về hình thức trình bày mà học sinh có thể đặt câu chủ đề ở những vị trí khác nhau trong đoạn văn đã cho.
+ Cách 2: Giáo viên cung cấp câu chủ đề, yêu cầu học sinh viết đoạn văn nghị luận có câu chủ đề đó theo những cách trình bày nội dung khác nhau (như diễn dịch, quy nạp).
	Giáo viên tham khảo bài tập sau:
	Cho đoạn văn sau:
	"Thì giờ" là một cách nói về thời gian.Thời gian không phải là vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được.Thời gian là một khái niệm vô hình.Vậy mà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy "vàng, bạc" là những vật chất cụ thể, hữu hình để so sánh với thời gian. Cho nên, cách so sánh này sẽ cụ thể hóa giá trị của thời gian để con người thấy được tầm quan trọng của nó."Vàng, bạc" là những kim loại quý, có giá trị cao trong đời sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói "đắt như vàng đó sao"? Vàng có giá trị, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành, phòng lúc ốm đau, tuổi già, hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến.Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muốn có vàng, người lao động phải làm việc chăm và giỏi, dành dụm, tiết kiệm.Vàng, bạc đâu có dễ dàng đến với con người.Vậy dân gian lại dùng lối so sánh khẳng định:"Thì giờ là vàng bạc" không những để khẳng định thời gian quý như vàng, bạc; mà hơn thế nữa: thời gian chính là vàng, bạc đấy. Nếu bàn kĩ hơn thì thời gian còn quý hơn cả vàng, bạc, vì vàng, bạc có thể làm ra được, còn thời gian "hôm nay" đã qua, không thể làm lại thời gian "hôm nay" đã qua ấy. Không bao giờ cái đã qua trở lại được nữa.
	- Hãy viết câu chủ đề của đoạn văn: 
	+ Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn
	+ Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn
	- Nêu trình tự sắp xếp các luận cứ trong đoạn văn trên.
	* Gợi ý:
	- Luận điểm của đoạn văn trên: Thời gian quý hơn vàng, bạc.
	- Học sinh viết câu chủ đề: "Thời gian quý hơn vàng, bạc" ở hai vị trí khác nhau trong đoạn văn. 
	+ Nếu câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn thì đó là đoạn văn diễn dịch.
	+ Nếu câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn thì đó là đoạn văn quy nạp. Đối với đoạn quy nạp, câu chủ để như là một kết luận cho nên có thể thêm vào các từ ngữ chỉ ý khái quát, tổng hợp, thâu tóm vấn đề như: vì vậy, tóm lại, cho nên, ...
	- Trình tự sắp xếp các luận cứ trong đoạn văn trên:
	+ Khái niệm về thời gian.	
	+ Vàng, bạc tại sao lại quý?
	+ Tác dụng của nghệ thuật so sánh "Thời gian là vàng"
	+ Nâng cao hơn: Thời gian còn quý hơn vàng, bạc.
	3.4.3. Bài tập rèn kĩ năng xây dựng hệ thống luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm
(Thường sử dụng trong giờ luyện tập làm văn nghị luận, giờ trả bài)
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề nghị luận (đề bài)
- Bước 2: Yêu cầu học sinh xác định luận điểm
- Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
+ Liệt kê các luận cứ
	+ Chọn lọc, sắp xếp luận cứ theo một trình tự hợp lí
	Giáo viên tham khảo bài tập sau:
	Để giải thích và chứng minh cho luận điểm: "Thiên tài từ cần mẫn", một bạn đã chuẩn bị các luận cứ sau:
	a. Go-rơ-ki nói: "Thiên tài là lao động. Thiên phú giống như đốm lửa, nó có thể lụi tắt, cũng có thể bùng cháy. Và cách làm cho nó trở thành rừng lửa thì chỉ có một, đó là lao động và lao động".
	b. Lê-ô-na đơ Vanh-xi là một họa sĩ tài danh nước Ý thời Phục hưng. Lúc nhỏ, ông theo học Phlô-ki-ô. Thầy giáo thoạt đầu không dạy ông sáng tác bất cứ một tác phẩm nào mà chỉ bắt ông vẽ quả trứng. Ông đã vẽ hết quả này đến quả khác, nhưng thầy vẫn bắt ông phải vẽ nữa.Vẽ liền một lúc mười mấy ngày để luyện tay, luyện mắt. Nhờ vậy, sau này ông đã trở thành một bậc thầy.
	c.Vương Miện thuở nhỏ nhà nghèo, phải đi ở chăn bò, không có tiền đi học. Nhưng ông quyết tâm tự học. Những khi lùa bò đi chăn, ông buộc quyển sách mượn được lên sừng bò, quyết chí học. Khi bò no cỏ thì ông vừa quan sát phong cảnh, vừa tập vẽ. Ông rất cố gắng suy xét, thể nghiệm, không hề ngơi nghỉ. Và cuối cùng đã trở thành một họa sĩ tài danh.
	d. Frank-lin nói: "Bạn có yêu cuộc sống không? Vậy thì đừng lãng phí thời gian. Vì thời gian là tài liệu tạo nên cuộc sống".
	e. Trai-côp-xki nói: "Dù một người có địa vị cao nhưng không lao động gian khổ thì không những không làm nên sự nghiệp lớn mà ngay cả thành tích bình thường cũng không đạt được".
	f. Phạm Ngũ Lão vốn là người đan sọt ở làng Phù Ủng. Một hôm, ông vừa ngồi đan sọt vừa mải nghĩ đến việc nước đến nỗi mà đoàn quân của Hưng Đạo Vương đi đến mà ông vẫn không hay biết; bị lính đâm giáo vào đùi, ông vẫn thản nhiên. Hưng Đạo Vương hay chuyện, thu nhận ông làm bộ tướng. Về sau, Phạm Ngũ Lão đã trở thành danh tướng của đời Trần.
	- Theo em, luận cứ nào không có tác dụng phục vụ cho luận điểm? Vì sao?
	- Sắp xếp lại các luận cứ đúng và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
	* Gợi ý: 
- Luận điểm cần giải thích và làm sáng tỏ: "Thiên tài từ cần mẫn". Luận điểm được hiểu là lao động cần mẫn là yếu tố quan trọng để tạo nên thiên tài. Bởi vậy các luận cứ: d, f không có tác dụng phục vụ cho luận điểm. 
- Sắp xếp lại các luận cứ theo trình tự: a. e, b, c.
	- Trên cơ sở đã xác định được luận cứ cần thiết và hợp lí, HS viết đoạn văn trình bày luận điểm.
	3.4.4. Bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
 	(Thường sử dụng trong giờ luyện tập l

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_doan_van_nghi_luan_ch.doc