Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn giáo dục công dân

1.1. Một số ví dụ cụ thể khi sử dụng trò chơi trong quá trình dậy môn Giáo dục công dân

1.1.1. Sử dụng trò chơi trước khi học

 Sử dụng trò chơi vào đầu tiết học để bước đầu các em nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Đồng thời tạo tâm lý phấn khởi, thoải mái, hào hứng học tập giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi ở tiết học trước.

* Trò chơi săm vai:

Ví dụ: khi học bài 16- tiết 23 “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác”- Công dân 8. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sắm vai để giới thiệu bài mới.

 Học sinh chuẩn bị tiểu phẩm (Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở tiết học trước) với nội dung: Trên đường đến trường, 3 học sinh đã nhặt được một chiếc ví làm rơi. Khi các bạn dở ra thấy có các giấy tờ, tiền mặt 5 triệu đồng và một chiếc điện thoại. Cả 3 học sinh đấu tranh mãi mới quyết định trình lên cô giáo chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường. Cả 3 học sinh đều được nhà trường tuyên dương.

 Học sinh đóng vai với tiểu phẩm.

Hình ảnh minh họa cho tiểu phẩm

 Tiểu phẩm kết thúc. Học sinh nhận xét việc làm của các bạn, cách diễn xuất. Giáo viên nhận xét và dẫn dắt để chuyển vào bài mới.

 Ý nghĩa của trò chơi: Thông qua tiểu phẩm học sinh trình diễn, các em phát huy được khả năng trình diễn trước lớp, nhận thức được việc làm có ý nghĩa, đồng thời thể hiện tính trung thực, biết tôn trọng tài sản của người khác.

 Kết quả: Sau bài học đã có một số em học sinh khi nhặt được chiếc bút, tiền của các bạn học sinh trong lớp, trường đã gửi lại cô giáo để trả lại cho người đánh mất.

1.1.2. Sử dụng trò chơi như một hoạt động học tập.

Giáo viên tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động hào hứng và khắc sâu kiến thức.

 * Trò chơi “Vẽ hình theo nhiệm vụ riêng”

 - Ví dụ: Vào đầu năm học, học sinh được học tiết: “An toàn giao thông” cho tất cả các lớp học.

 - Giáo viên áp dụng trò chơi “Vẽ hình theo nhiệm vụ” vào giờ học với yêu cầu học sinh nhận biết một số loại biển báo giao thông.

Các biển báo giao thông đường bộ

 

doc 22 trang daohong 10/10/2022 12500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn giáo dục công dân

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn giáo dục công dân
ứng xử có đạo đức, có văn hóa phù hợp với những quy định của pháp luật, giúp học sinh biết sống hòa nhập trong đời sống xã hội hiện đại với tư cách là một chủ thể tích cực, năng động và làm một công dân có ích trong tương lai.
 Dạy học môn Giáo dục công dân trước đây thường thiên về giới thiệu cho học sinh hiểu khái niệm, các giá trị và chuẩn mực, sau đó buộc các em phải chấp nhận. Cách làm đó cho thấy hiệu quả rất hạn chế. Các em biết các chuẩn mực nhưng không hành động theo các chuẩn mực, vì những hiểu biết chưa chuyển thành niềm tin hay giá trị của chính các em để có thể là kim chỉ nam hướng dẫn hành động.
 Để một giá trị biến thành hành động trước tiên phải có vị thế trong chính hệ thống giá trị bản thân của mỗi người, trở thành tình cảm, niềm tin của mỗi người. Vì vậy, để hình thành và phát triển nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Để thực hiện được mục tiêu của môn Giáo dục công dân không thể bằng sự thuyết lý, rao giảng đạo đức của giáo viên mà phải thông qua các hoạt động và giao lưu của chính các em. Nói cách khác, quá trình dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trung học cơ sở phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động và giao lưu với thầy, với bạn và với những người khác để thông qua đó các em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
 Trò chơi là phương pháp dạy học giúp cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Thông qua trò chơi, ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người học một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, dễ hiểu. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giảm bớt được sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập.Trò chơi không những giúp học sinh gần gũi, cởi mở với thầy, với bạn, với người khác mà còn thúc đẩy học sinh linh động, áp dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY
 Như chúng ta đã biết, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy hiện nay của ngành giáo dục nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau tạo niềm tin, niềm vui và hứng thú trong học tập.
 Thế nhưng hiện nay, môn Giáo dục công dân bị học sinh xem là “môn phụ” không phải là chuyện lạ bởi có rất nhiều nguyên nhân: ngoài hiện tượng học lệch, kiến thức ở sách giáo khoa lại đơn giản, chán học môn Giáo dục công dân vì học sinh cho đó là môn học khô khan và không giúp ích gì cho việc thi cử nên đã có những học sinh khi được giáo viên chọn đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi thì học sinh đều lảng tránh không muốn tham gia. Nhưng đáng quan tâm hơn đó là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở bậc Trung học cơ sở thường là giáo viên không được đào tạo đúng chuyên ngành về Giáo dục công dân- chủ yếu là giáo viên dạy môn khác hoặc giáo viên chủ nhiệm kiêm thêm. Vì thế mà phương pháp họ sử dụng chủ yếu là thuyết trình, đàm thoại, ít có sự đầu tư nghiên cứu, dạy qua loa xong chuyện, thậm chí có giáo viên dạy gộp nhiểu tiết học với nhau nên có nhiều hạn chế cho học sinh nhận thức một cách thụ động, sao chép, áp đặt, máy móc. Đây là vấn đề cần được tập trung giải quyết để loại bỏ quan niệm môn Giáo dục công dân là “môn phụ”. 
 Việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: Thảo luận nhóm, sắm vai, giải quyết vấn đề,và đặc biệt là phương pháp trò chơi vào dạy học môn Giáo dục công dân không còn là vấn đề mới mẻ đối với các thầy cô giáo và học sinh nhưng khi áp dụng thì vẫn chưa đem lại hiệu quả trong dạy học môn Giáo dục công dân, chưa phát huy hết ưu điểm của phương pháp này.
 Qua thăm lớp, dự giờ các đồng nghiệp tôi nhận thấy: khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp trò chơi vào giảng dạy môn Giáo dục công dân- khi mà có sự tích hợp nhiều vấn đề, nhất là giáo dục kĩ năng sống thì nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa biết sử dụng phương pháp này như thế nào cho có hiệu quả, đạt được mục tiêu của bài học. Và cũng nhiều giáo viên rất ngại khi sử dụng phương pháp trò chơi vì họ sợ: mất thời gian, “cháy giáo án”, không đạt được mục tiêu của bài học, lớp ồn ảnh hưởng đến lớp khác. Nhưng nếu bằng lòng một tiết dạy học bình thường thầy giảng- trò nghe như vậy thì chúng ta lại vô tình bỏ qua hay cố ý bỏ qua những khả năng phát triển năng lực của học sinh và các trang thiết bị được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cấp cho các trường. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta hãy cố gắng tạo ra những tiết học có hiệu quả bằng cách vận dụng tối đa trang thiết bị dạy học mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã cung cấp. Đồng thời phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo và nhận thức đúng đắn của học sinh qua các hành vi, cách ứng xử trong giao tiếp. 
 Sau khi thể nghiệm đề tài, tôi tiến hành thể nghiệm bằng cách đặt các câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu sự hứng thú môn học. Tôi tiến hành thể nghiệm ở lớp 8A (10 em), năm học 2014-2015 với câu hỏi sau: “Trong các môn học ở nhà trường Trung học cơ sở, em thích học môn nào nhất? Vì sao?”
TT
Năm học 2014-2015
Môn 
Học
Toán
Lí
Ngữ văn
Địa lý
Tiếng Anh
Thể dục
GDCD
1
Lê Mạnh Cẩm
x
x
x
x
x
2
Ngô Anh Quân
x
x
x
x
3
Lã Ngọc Huyền
x
x
x
4
Phạm Diệu Linh 
x
x
x
x
5
Như Mạnh Tú 
x
x
x
x
x
6
Nguyễn Tuấn Vũ 
x
x
x
x
7
Lê Xuân Mười
x
x
x
x
x
x
8
Trần Xuân Vũ
x
x
x
x
9
Vũ Phương Linh
x
x
x
10
Nguyễn Thanh Thảo 
x
x
x
x
 Qua điều tra cho thấy, phần lớp các em thích học các môn: Toán, Lí, Ngữ văn, tiếng Anh,Thể dục. Các em cho rằng, đây là những môn học chính liên quan đến thi tuyển sinh vào lớp 10. Còn môn Thể dục, các em cho rằng, học Thể dục được ra sân chơi tự do, không phải ghi chép, thoải mái hơn. Các em không thích học môn Giáo dục công dân bởi: đây là “môn phụ” kiến thức lại khô khan, đơn giản không phải tìm tòi, nghiên cứu nhiều, chỉ cần học thuộc phần nội dung bài học ở Sách giáo khoa là được. Nên chỉ có 3/10 em thích học môn Giáo dục công dân.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI TRONG BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
Giải pháp.
 Xuất phát từ thực trạng cũng như từ thực tế giảng dạy môn Giáo dục công dân. Muốn tiết học Giáo dục công dân sinh động, lôi cuốn và tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp trò chơi vào dạy học. Khi tổ chức trò chơi bản thân giáo viên đã có sự đầu tư nghiên cứu, có tích lũy được kinh nghiệm, bài học có nội dung phong phú, phần hướng dẫn dặn dò sâu sát cụ thể hơn, nhắc nhở học sinh những vấn đề nào cần đi sâu, những nội dung nào cần khai thác, xây dựng các hoạt động phù hợp với bản thân học sinh. Học sinh tự đặt mình vào vị trí tự học, tự diễn đạt trả lời, phần truyện đọc, tình huống, ở sách giáo khoa, ở phần dặn dò về nhà của giáo viên. Khi vào lớp, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động hoạt động. Chính vì vậy, trong năm học 2015 -2016 việc giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân tương đối nhẹ nhàng và thoải mái, tiết dạy không còn nặng nề, gò bó, 
Sử dụng phương pháp trò chơi có rất nhiều ưu điểm: Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể hiện thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể hiện này sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống; học sinh sẽ được rèn luyện khả năng ra quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống; học sinh hình thành được năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi. Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho các em. Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiện, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giảm sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập cho học sinh. Không chỉ có vậy, trò chơi còn tăng khả năng giao tiếp, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.
Biện pháp thực hiện.
Những vấn đề cụ thể
 Trong dạy học nói chung và dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng, không nhất thiết giờ học nào cũng bắt buộc phải sử dụng phương pháp trò chơi. Tùy từng bài, từng phần, từng điều kiện dạy học của nhà trường, khả năng của học sinh, năng lực và sở trường của giáo viên mà lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lí. Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tăng hứng thú và đạt hiệu quả cao như: 
 - Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
 - Sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới (áp dụng sau khi tìm hiểu xong phần đặt vấn đề hay phần thông tin, sự kiện).
 - Sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng trong nội dung của bài học.
 - Sử dụng trò chơi để củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. 
Quy trình thực hiện.
Bước 1: Giáo viên cùng học sinh lựa chọn trò chơi, giới thiệu trò chơi và mục tiêu.
Bước 2: Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
-	Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội tham gia)
-	Các dụng cụ cần thiết dùng để chơi (nếu có).
Bước 3: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
-	Giáo viên nêu cách chơi (luật chơi): Từng việc làm cụ thể của từng người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm.
-	Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi
Bước 4: Thực hiện trò chơi
Bước 5: Đánh giá sau trò chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
-	Giáo viên nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội,của cá nhân, những việc làm chưa tốt để rút kinh nghiệm.
-	Công bố kết quả của từng đội, cá nhân và tuyên dương, ghi điểm, trao phần thưởng (nếu có).
Bước 6: Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Bước 7: Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực qua trò chơi.
Một số ví dụ cụ thể khi sử dụng trò chơi trong quá trình dậy môn Giáo dục công dân
Sử dụng trò chơi trước khi học 
 Sử dụng trò chơi vào đầu tiết học để bước đầu các em nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Đồng thời tạo tâm lý phấn khởi, thoải mái, hào hứng học tập giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi ở tiết học trước. 
* Trò chơi săm vai:
Ví dụ: khi học bài 16- tiết 23 “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác”- Công dân 8. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sắm vai để giới thiệu bài mới.
 Học sinh chuẩn bị tiểu phẩm (Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở tiết học trước) với nội dung: Trên đường đến trường, 3 học sinh đã nhặt được một chiếc ví làm rơi. Khi các bạn dở ra thấy có các giấy tờ, tiền mặt 5 triệu đồng và một chiếc điện thoại. Cả 3 học sinh đấu tranh mãi mới quyết định trình lên cô giáo chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường. Cả 3 học sinh đều được nhà trường tuyên dương.
 Học sinh đóng vai với tiểu phẩm.
Hình ảnh minh họa cho tiểu phẩm
 Tiểu phẩm kết thúc. Học sinh nhận xét việc làm của các bạn, cách diễn xuất. Giáo viên nhận xét và dẫn dắt để chuyển vào bài mới.
 Ý nghĩa của trò chơi: Thông qua tiểu phẩm học sinh trình diễn, các em phát huy được khả năng trình diễn trước lớp, nhận thức được việc làm có ý nghĩa, đồng thời thể hiện tính trung thực, biết tôn trọng tài sản của người khác.
 Kết quả: Sau bài học đã có một số em học sinh khi nhặt được chiếc bút, tiềncủa các bạn học sinh trong lớp, trường đã gửi lại cô giáo để trả lại cho người đánh mất. 
Sử dụng trò chơi như một hoạt động học tập. 
Giáo viên tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động hào hứng và khắc sâu kiến thức. 
 * Trò chơi “Vẽ hình theo nhiệm vụ riêng”
 - Ví dụ: Vào đầu năm học, học sinh được học tiết: “An toàn giao thông” cho tất cả các lớp học.
 - Giáo viên áp dụng trò chơi “Vẽ hình theo nhiệm vụ” vào giờ học với yêu cầu học sinh nhận biết một số loại biển báo giao thông. 
Các biển báo giao thông đường bộ 
	Biển báo hiệu lệnh	Biển cấm
Biển cấm
- Luật chơi: 3 học sinh tham gia trò chơi, cả lớp quan sát. 
- Mỗi học sinh nhận được một tờ giấy nhỏ trong đó ghi nhiệm vụ vẽ bức tranh về vạch kẻ đường ( Biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệch, biển cấm đi xe đạp )
- Giáo viên giao cho học sinh cầm một viên phấn, hai học sinh còn lại nắm lấy bàn tay của học sinh nắm viên phấn đó
- Sau hiệu lệnh ba học sinh cùng lúc điều khiển viên phấn vẽ nhiệm vụ của mình.
- Kết quả thường là những đường nét nguệch ngoặc, không ai vẽ được chính xác hình của mình được giao, thâm chí viên phấn còn bị gãy nát
- Ý nghĩa của trò chơi: Nếu làm việc nhóm mà thiếu sự thống nhất thì công việc chung của nhóm bị hạn chế. Đồng thời mỗi người không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình do bị người khác cản trở. 
- Kết quả: Đã có học sinh khi ra đường đã nhận biết đúng về các loại biển báo để không bị vi phạm luật giao thông. 
* Trò chơi “Tiếp sức”. 
 - Ví dụ: Tiết chủ đề: “Quyền tự do cơ bản và nghĩa vụ của công dân”- Công dân 8 Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “tiếp sức” thông qua tiết 27 “Bài tập vận dụng”.
- Giáo viên chia nhóm (2 nhóm) quy định thời gian chơi.
- Giáo viên nêu nhiệm vụ cần thực hiện: Nhìn các bức tranh đã cho sẵn để ghép các lại các mảnh ghép của bức tranh đã bị cắt làm nhiều phần.
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi: mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng ghép một mảnh của một bức tranh, sau đó về chỗ để bạn khác trong nhóm lên dán, tiếp tục cho đến hết thời gian quy định (mỗi bạn chỉ thực hiện 1 lần). Sau khi dán xong, học sinh phải nêu được nôi dung của bức tranh nói về cái gì và thuộc về quyền gì trong các quyền cơ bản học sinh đã được học. Hết thời gian, nhóm nào dán giống với bức tranh, phản ánh đúng nội dung của bức tranh một cách nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
	Bảng minh họa của các bức tranh
Thảo luận nhóm
Bạo lực học đường
 Quyền khiếu nại Đốt pháo hoa
 Ý nghĩa của trò chơi: Học sinh rất thích vì các em được thể hiện mình, có cơ hội phát huy sự khéo léo, sáng tạo, tính hài hứa trước các bạn và thầy cô. Từ đó, các em ý thức được sự đoàn kết trong mọi việc. Bên cạnh đó, giáo viên đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, lôi cuốn các em học sinh vào hoạt động tập thể phong phú, giúp các em sống hòa đồng, mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 
 Từ các bức tranh đó, giáo viên giáo dục học sinh biết phân biệt được hành vi đúng , sai khi sử dụng quyền của mình. Chẳng hạn: Khi chúng ta phát hiện những việc làm xấu ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhà nước và quyền lợi của công dân bị xâm hại thì chúng ta phải tố cáo, khiếu nại tới cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết. Đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường ngày càng diễn ra phức tạp. Khi phát hiện các bạn học sinh có ý định đánh nhau thì học sinh phải nhận thức được việc làm đó là sai trái cần phải tố cáo để nhà trường, cơ quan chức năng có cách giải quyết kịp thời. 
2.3.3. Sử dụng trò chơi để củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
 Để củng cố kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh giáo viên đã sử dụng một số trò chơi sau:
* Trò chơi tìm từ khóa: 
 Đây là trò chơi mà giáo viên không mất quá nhiều thời gian cho chuẩn bị. Giáo viên kẻ các ô chữ ra bảng phụ hoặc làm trên máy chiếu để chiếu nội dung các hàng ngang. Với trò chơi này, giáo viên có thể giúp học sinh khắc sâu và củng cố kiến thức một cách dễ dàng mà không hề nhàm chán, thậm chí còn phát huy được năng lực của học sinh. 
 Ví dụ : Tiết 27- Bài tập vận dụng trong Chủ đề : Quyền tự do cơ bản và nghĩa vụ của công dân.
 Giáo viên sử dụng ô chữ để củng cố bài học:
 Giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng chơi
 Giáo viên gợi ý học sinh giải ô chữ bằng cách trả lời các câu hỏi: Trả lời các câu hỏi hàng ngang để tìm ra từ chìa khóa đã có ở ô chữ hàng ngang
 Học sinh lựa chọn ô chữ hàng ngang - câu hỏi:
 + Hàng ngang thứ 1: Có 8 chữ cái: Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng phải dựa vào đâu ? 
 + Hàng ngang thứ 2: Có 5 chữ cái: Tổ dân phố họp bàn về an ninh trật tự địa phương thì công dân có quyền ? 
+ Hàng ngang thứ 3: Có 5 chữ cái: Khi tài sản nhà nước bị xâm phạm thì công dân có quyền? 
Đáp án: Pháp luật.
+ Hàng ngang thứ 4: Có 6 chữ cái:Quyền được khai thác giá trị sử dụng và hưởng lợi từ giá trị sử dụng đó, gọi là quyền gì? 
Đáp án: Ý kiến.
+ Hàng ngang thứ 5: Có 8 chữ cái: Quyền được trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản của người khác gọi là quyền gì? 
Đáp án: Tố cáo.
+ Hàng ngang thứ 6: Có 5 chữ cái: Công dân có quyền gì đối với tài sản thu nhập hợp pháp?
Đáp án: Sở hữu. 
+ Hàng ngang thứ 7: Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để.lợi ích của nhà nước?
Đáp án: Xâm phạm.
+ Hàng ngang thứ 8: 7 chữ cái. Khi quyền lợi của mình bị xâm phạm mà chưa rõ nguyên nhân, công dân có quyền?
Đáp án: Khiếu nại
Từ khóa của ô chữ : Hiến pháp.
 Sau khi giải xong các ô chữ hàng ngang – Học sinh đoán được từ khóa.
 Để tiết kiệm thời gian, giáo viên không nhất thiết yêu cầu học sinh giải hết các ô chữ hàng ngang. Nếu có học sinh nào tìm ra được từ khóa, giáo viên vẫn có thể động viên và có hình thức khen thưởng phù hợp. Nếu vẫn còn thời gian trong giờ dạy, kể cả đã tìm được từ khóa, giáo viên vẫn có thể tiếp tục cho học sinh đoán các ô chữ hàng ngang.
 Thực tế khi dạy bài này, tôi cho học sinh chơi vào cuối giờ học. Điều này giúp học sinh củng cố được kiến thức, vừa thay đổi được không khí cho giờ học bớt căng thẳng. Với trò chơi này, tôi dành thời gian khoảng 5-7 phút nhưng chỉ sau 5 câu hỏi, các em đã tìm ra được từ khóa cần tìm trong ô chữ với thời gian4 phút. 
* Trò chơi thử làm phóng viên:
 Ví dụ bài 14 –tiết 21- Công dân 8 “Phòng chống nhiễm HIV/AIDS”. 
 Cách chơi như sau: Một vài học sinh trong lớp thay phiên nhau đóng vai phóng viên Đài truyền hình, Đài phát thanh, hoặc Báo thiếu niên tiền phongvà phỏng vấn các bạn theo các câu hỏi (câu hỏi có thể các em tự nghĩ ra hoặc giáo viên gợi ý trước cho các em):
1.	Theo bạn, HIV là gì?
2.	HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào?
3.	Pháp luật nước ta đã có những quy định như thế nào đối với người bị nhiễm HIV/AIDS?
4.	Bạn đã làm gì để bảo vệ không bị nhiễm HIV/AIDS?
5.	Nếu bạn phát hiện người thân của bạn mình bị nhiễm HIV/AIDS thì bạn có kì thị, xa lánh với người đó không?
 Kết thúc trò chơi, học sinh nhận thức được cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS là của cả cộng đồng. Mỗi người chúng ta hãy ý thức bào vệ bản thân, gia đình và xã hội để không bị lây nhiễm và không nên phân biệt kì thị đối với người bị nhiễm HIV/AIDS.
* Trò chơi “ Rung chuông vàng”. 
 Ví dụ bài 14 –tiết 21- Công dân 8 “Phòng chống nhiễm HIV/AIDS” thay vì vấn đáp thông thường, giáo viên có thể tổ chức cho các em chơi trò chơi này vừa tạo không khí sôi nổi, hào hứng, khắc sâu kiến thức đã học. Giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách vở lại, chơi trò chơi chính là kiểm tra mức độ nhớ bài, tập trung học tập của các em.
 Mỗi học sinh tham gia chơi mang theo bảng con, phấn và giẻ lau.
 Giáo viên đóng vai người dẫn chương trình giúp học sinh tham gia chơi.
 Người dẫn chương trình giới thiệu trò chơi, luật chơi, thành phần tham gia và phần thưởng cho người thắng cuộc.
Câu hỏi trò chơi rung chuông vàng
Câu 1. Đây là tên một loại vi rút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người ?
Đáp án: HIV
Câu 2. ADIS là giai đoạn----- của HIV? 
Đáp án: Cuối
Câu 3. Có mấy con đường chính lây truyền qua nhiễm HIV/ADIS?
Đáp án: 3 con đường
Câu 4. Kể tên 3 con đường lây truyền nhiễm HIV/ADIS?
Đáp án:
+ Đường máu
+ Đường tình dục
+ Lây truyền từ mẹ sang con	
Câu 5. Nêu cách phòng chống nhiễm HIV/ ADIS?
Đáp án:
Tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV/ ADIS
Không dùng chung bơm kim tiêm
Không quan hệ tình dục bừa bãi 
PHẦN KẾT QUẢ
 Sang năm học 2015 -2016, sau khi áp dụng phương pháp trò chơi trong môn Giáo dục công dân được một năm, cũng câu hỏi và đối tượng ấy, tôi thu được kết quả đáng mừng, có 8/10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_th.doc