Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh

2.1./ Lí do chọn đề tài:

- Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, khoa học, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao.

 Nhưng kéo theo đó thì giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu, họ chưa thực sự coi trọng, quan tâm đến những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Học sinh hôm nay sống bàng quan, ích kỉ, thiếu trách nhiệm với gia đình, bản thân; chay lười học tập, đua đòi, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp; dùng mạng xã hội Facebook chỉ để “nói nhảm” và giết thời gian.

- Điều này đang là vấn đề cấp bách đối với các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.

- Một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành không phải sinh ra đã được như vậy mà nhờ được chăm sóc giáo dục. Bác Hồ cũng đã từng viết “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

 

doc 43 trang Phúc Lộc 31/03/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh
1./ TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH 
2./ ĐẶT VẤN ĐỀ:	
2.1./ Lí do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, khoa học, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao.
 Nhưng kéo theo đó thì giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu, họ chưa thực sự coi trọng, quan tâm đến những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
Học sinh hôm nay sống bàng quan, ích kỉ, thiếu trách nhiệm với gia đình, bản thân; chay lười học tập, đua đòi, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp; dùng mạng xã hội Facebook chỉ để “nói nhảm” và giết thời gian. 
Điều này đang là vấn đề cấp bách đối với các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.
Một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành không phải sinh ra đã được như vậy mà nhờ được chăm sóc giáo dục. Bác Hồ cũng đã từng viết “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. 
Một đứa trẻ lớn lên, hình thành được một tính cách tốt hay xấu trước hết nó phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn trong gia đình, nhà trường, môi trường xã hội, các hoạt động xã hội mà các em tham gia. Mà ở trường thì người gần gũi các em nhiều nhất và có thể có sự ảnh hưởng lớn nhất đến các em là giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
 Vì vậy, tôi khẳng định rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Nhưng nếu như công tác chuyên môn của người giáo viên được các nhà trường sư phạm chú trọng đào tạo thì công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự được quan tâm. Nhiều giáo viên chủ nhiệm gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Và tôi không muốn chỉ nói lên nhìn nhận về thực trạng hiện nay, mà tôi muốn nêu lên những biện pháp khắc phục, những kinh nghiệm, những thành công nho nhỏ trong việc giáo dục nhân cách học sinh THCS của bản thân tôi, mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp từ quí thầy, cô giáo.
- Đó là lí do để tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm này : “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH”. 
2.2./ Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm này:
 Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
2.2.1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Từ đó đề xuất những biện pháp giáo dục học sinh có hiệu quả, xây dựng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh THCS, giúp các em trở thành những người có ích cho xã hội.
2.2.2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
2.2.3.Nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ đồng nghiệp, cán bộ quản lí nhà trường, Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục – Đào tạo, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, để đảm nhận tốt hơn nữa vai trò chủ nhiệm của mình.
2.2.4. Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
2.3./ Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
- Quá trình rèn luyện, phát triển nhân cách của học sinh THCS
- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh.
2.4./ Phạm vi nghiên cứu:
- Môi trường giáo dục học sinh trường THCS Nguyễn Trãi - Đại Lộc – Quảng Nam.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 (khi bắt đầu được phân công làm công tác chủ nhiệm) đến nay.
2.5./ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích vấn đề nhân cách và vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THCS. Từ đó nêu những nguyên nhân ảnh hưởng, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đang đặt ra.
-Tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố  liên quan đến công  tác giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
2.6./ Phương pháp nghiên cứu
2.6.1/Phương pháp nghiên cứu lý luận 
Nghiên cứu những kiến thức về tâm lý lứa tuổi, tâm lí sư phạm, cách giải quyết các tình huống sư phạm.
2.6.2/Phương pháp quan sát 
- Nhìn nhận về công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THCS Nguyễn Trãi và thực trạng nhân cách học sinh hiện nay.
- Từ đó đưa ra các biện pháp rèn luyện, giáo dục đạo đức học sinh.
2.6.3/Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Vạch ra những kế hoạch, biện nhằm rèn luyện, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
- Tiến hành thực hiện, đánh giá hiệu quả của những phương pháp đó.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD
2.7./ Những điểm mới của nghiên cứu
- Điểm mới của sáng kiến là những kinh nghiệm thực tế của GVCN trong quá trình rèn luyện, giáo dục nhân cách học sinh.
2.8./ Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Góp phần vào việc nhận thức đầy đủ hơn vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với quá trình xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THCS.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giáo dục học sinh trong trường THCS, công tác chỉ đạo của các cán bộ quản lý giáo dục ở trường THCS.
3./ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Nhà trường, gia đình, xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất, đạo đức, lối sống cho học sinh. Trong đó nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. 
- Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất, nên nhà trường là lực lượng giáo dục hiệu quả nhất, hội tụ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ gia đình, xã hội. Không ai khác người trực tiếp hiện thực hóa những chức năng trên trong trường THCS chính là GVCN. 
- SKKN này nhằm xác định ý nghĩa, vai trò của GVCN và nhà trường trong hoàn cảnh môi trường xã hội, quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phong phú. Đó không chỉ là việc tổ chức tốt giáo dục trong nhà trường, mà còn tổ chức phối hợp tất cả các hoạt động, các lực lượng của xã hội tạo ra sự thống nhất trong môi trường giáo dục, phát huy mọi tiềm năng của xã hội, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đến quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh.
- Cơ sở lí luận chủ yếu của tổ chức hoạt động giáo dục giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh là lí luận dạy học và giáo dục, là các vấn đề của tâm lí học về sự phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh thông qua quá trình tổ chức các hoạt động và giao lưu. Đó cũng là luận điểm cơ bản về mối quan hệ giữa cá nhân với hoàn cảnh xã hội và tự nhiên. Nó cũng nói lên mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tác động có định hướng của giáo dục xã hội với sự hoạt động, tự giáo dục, tự rèn luyện của cá nhân.
- Hiệu quả của hoạt động giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khách quan và chủ quan của chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục.
- Quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống (học tập, lao động, vui chơi, sinh hoạt tập thể, giải trí,.) cho học sinh. Là một quá trình chuyển hóa tự giác, tích cực, những yêu cầu, chuẩn mực xã hội thành hành vi, thói quen tương ứng ở người học dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên.
4./ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực trạng về lối sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm, vô cảm ở một bộ phận học sinh và thực tiễn về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh
-  Bên cạnh gia đình thì trường học là mái nhà thứ hai nuôi dưỡng trí tuệ, nhân cách cho học sinh, và ở trường người có thời gian gần gũi, tiếp xúc với các em nhiều nhất chính là GVCN. Chính vì thế mà GVCN có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách. 
- Thực tế đã chứng minh rằng người giáo viên chủ nhiệm có phẩm chất và năng lực luôn được đồng nghiệp, phụ huynh tín nhiệm, học sinh kính trọng họ có ảnh hưởng mạnh sự phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh.
- Những kinh nghiệm, bài học giáo dục mà tôi rút ra trong quá trình đi dạy, quá trình chủ nhiệm của bản thân.
5./ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH
5.1.1/Vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
Giáo viên chủ nhiệm là người làm công tác quản lí toàn diện lớp học, là người quyết định đến thành công hay thất bại của công tác giáo dục trong nhà trường, là người trực tiếp theo dõi những biến đổi tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của mỗi học sinh nên GVCN đại diện cho quyền lợi, nghĩa vụ của tập thể học sinh.
GVCN còn là cầu nối giữa học sinh với giáo viên bộ môn (GVBM), gia đình, nhà trường, xã hội, hoàn thiện hệ thống các mối quan hệ, biết phối hợp và thống nhất các tác động để giáo dục học sinh.
Để xây dựng được tập thể đoàn kết và giáo dục toàn diện học sinh trong lớp, GVCN phải gương mẫu, có năng lực, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. GVCN phải tìm hiểu, nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, phối hợp với GVBM, tổ chức Đoàn đội để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
Xác định mục tiêu, phương hướng và đưa ra những chỉ tiêu, phấn đấu về hạnh kiểm, học tập của học sinh lớp chủ nhiệm. GVCN là người triển khai các giải pháp cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác.
5.1.2/ Vai trò của giáo dục đạo đức, nhân cách
Mục tiêu mà giáo dục hướng đến đó chính là sự trưởng thành của đối tượng giáo dục ở tất cả các mặt: tri thức, hiểu biết, kĩ năng, đạo đức, nhân cách trong đó đạo đức, nhân cách là quan trọng nhất.
Tri thức và nhân cách vốn là hai mặt của một con người, trong đó nhân cách có vị trí đặc biệt quan trọng. Quan niệm này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong câu nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. 
 Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hộ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc