Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT HỌC THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG THCS

3.1 Thỏa mãn và phát triển nhu cầu hứng thú đọc sách

Muốn việc phục vụ bạn đọc đạt hiệu quả, cần phải nghiên cứu xem người đọc muốn và thích đọc vấn đề gì. Mục đích của việc nghiên cứu nhu cầu đọc là làm cho mọi hoạt động của thư viện có cơ sở khoa học và hiệu quả cao. Hiểu rõ ý nghĩa đó nên ngay từ đầu năm học, thư viện cũng tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu đọc của học sinh để từ đó đề ra kế hoạch bổ sung cho phù hợp.

Căn cứ vào kết quả điều tra ngẫu nhiên được thực hiện trong tháng 9/ 2015 cho học sinh trong trường. Số phiếu phát ra là 290, số phiếu thu về là 265.

Thể loại Số lượng(phiếu) Tỷ lệ (%)

Truyện cổ tích 120 45.3

Sách kĩ năng sống 225 85.0

Sách danh nhân 85 32.1

Sách em yêu khoa học 203 76.7

Truyện tranh 52 19.7

Kết quả điều tra cho thấy: tỉ lệ học sinh thích đọc sách về kĩ năng sống chiếm tỉ lệ cao nhất. Thông qua việc điều tra nhu cầu tin này, cán bộ thư viện sẽ có chính sách bổ sung hợp lí.

Bên cạnh đó nhiệm vụ quan trọng của cán bộ thư viện là hướng dẫn đọc cho các em.Trong quá trình hướng dẫn đọc, cần định hướng cho các em lựa chọn những cuốn sách có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật đồng thời phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như trình độ hiểu biết của các em. Đặc biệt chú trọng giới thiệu cho các em những tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc của Việt Nam và nước ngoài, những cuốn sách vừa có giá trị nội dung tư tưởng tốt vừa có giá trị nghệ thuật cao, những tác phẩm đã vượt thời gian và không gian đến với lứa tuổi thiếu nhi của nhiều thế hệ ở nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, chương trình học tập của học sinh có xu hướng chú trọng các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong từng môn học. Do đó, cán bộ thư viện phối hợp với các giáo viên bộ môn để nắm sát yêu cầu về bổ sung cũng như phục vụ nhu cầu đọc cho học sinh giúp các em biết cách đọc sách và làm việc với sách, coi sách như người thầy thứ hai của mình.

3.2. Mở rộng mô hình thư viện đa chức năng

Để tạo cảm giác thoải mái, gần gũi cho các em trong các giờ đọc sách, thư viện xây dựng các góc giúp các em hình thành các kĩ năng cơ bản và thể hiện năng khiếu của bản thân như: góc đọc, góc viết, góc sáng tạo nghệ thuật

* Góc đọc:

Góc đọc trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích:

+ Hình thành và phát triển thói quen đọc sách của học sinh

+ Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh

+ Bổ sung kiến thức vào bài học của của các em

+ Học sinh được giải trí

Các hoạt động có thể tổ chức ở góc đọc là:

+ Đọc cá nhân, đọc theo nhóm. .

+ Thi đọc nhiều sách.

+ Tóm tắt sách.

Bài trí góc đọc:

+ Nên sử dụng bàn ghế đơn để kê được nhiều kiểu khác nhau

+ Màu sơn tươi sáng.

* Góc viết:

Góc viết trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích:

+ Phát triển năng khiếu viết + Thúc đẩy tư duy sáng tạo

+ Cung cấp thông tin + Rèn chữ đẹp

+ Hình thành và phát triển kĩ năng viết( đúng câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng thể loại)

Các hoạt động có thể tổ chức ở góc viết là:

 + Viết thư + Làm thơ, viết văn

 + Viết báo + Viết bảng tin

 + Sáng tác truyện + Làm sách

 + Viết đẹp

Bài trí góc viết:

+ Bàn ghế nên kê ở vị trí yên tĩnh

+ Chiều cao đúng kích cỡ để học sinh ngồi viết thoải mái

+ Bảng ghi rõ “góc viết”

* Góc nghệ thuật:

Góc nghệ thuật tại thư viện thân thiện hướng tới mục đích:

+ Tạo không gian cho học sinh được thư giãn, được thực hiện các sở thích về nghệ thuật.

+ Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát huy tưởng tượng.

+ Phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mĩ và năng khiếu về hội họa, tạo hình.

+ Giúp tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp

Các hoạt động:

 + Vẽ tranh + Làm thẻ đánh dấu sách

 + Làm đồ chơi + Nặn tượng

 + Nghe nhạc, đóng kịch, múa, hát .

Bài trí góc nghệ thuật:

+ Trang trí bằng sản phẩm do chính các em làm ra để tạo cảm hứng nghệ thuật cho các em.

 

doc 23 trang daohong 10/10/2022 14061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện

Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện
sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng.
1.2.3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ
Bạn thường viết sai chính tả và rất ngại viết vì sợ mọi người chọc. Bạn hãy viết những câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, không đủ các thành phần chính. Cũng có thể bạn sử dụng những từ ngữ không hợp với đối tượng bạn muốn đề cập. Hoặc bạn có vốn từ vựng quá ít, không đủ để huy động ra trình bày sáng tỏ một vấn đề. 
Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót đó trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác nhau. Bạn sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng động từ hoặc tính từ mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt.
1.2.4. Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người
Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách.
Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bỉ hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu 
Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TIẾT HỌC THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG THCS 
2.1 Đặc điểm vốn tài liệu của thư viện trường THCS 
	Vốn tài liệu là một yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện, và là cơ sở để thư viện thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Vốn tài liệu của thư viện trường THCS bao gồm: sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo và báo, tạp chí.
Đối với loại sách tham khảo theo tiêu chuẩn thư viện trường học quy định: Thư viện phải đạt tiêu chuẩn về sách tham khảo, có đủ tên sách và số lượng bản theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, được tính bằng số bản/ học sinh như sau:
Quy định về tiêu chuẩn sách tham khảo của TVTH
Các mức đặt
Loại trường
Đạt chuẩn
Tiên tiến
Xuất sắc
Tiểu học
Thành phố, đồng bằng
2
2.5
3
Miền núi, vùng sâu
0.5
1
1.5
Trung học
Cơ sở
Thành phố, đồng bằng
3
3.5
4
Miền núi, vùng sâu
1
1.5
2
Trung học
Phổ thông
Thành phô, đồng bằng
4
4.5
5
Miền núi, vùng sâu
2
2.5
3
Ngoài ra, thư viện phải có 12 đầu báo tạp chí như: báo Nhân dân, báo Giáo dục và Thời đại, báo Thiếu niên tiền phong, tạp chí Văn học tuổi trẻ, Toán học tuổi thơ...
 Bên cạnh số lượng, chất lượng tài liệu đã được chú trọng nâng cao .
Khi nói đến đặc điểm vốn tài liệu của thư viện chúng ta không thể không nhắc đến chính sách bổ sung vốn tài liệu. Vốn tài liệu của thư viện được bổ sung thông qua các hình thức: Mua, quyên góp, biếu tặng, trao đổi. Hàng năm, nhà trường dành kinh phí bổ sung cho thư viện từ 2 - 3% tổng ngân sách giáo dục địa phương để mua sắm sách, báo, thiết bị sửa chữa, nâng cấp thư viện thực hiện theo Thông tư liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo số 30/TTLB ngày 26/7/1990.
Để hình thành thói quen đọc sách, bồi đắp cho học sinh niềm yêu thích sách, báo, bên cạnh việc đầu tư kinh phí mua sách, nhà trường còn huy động các nguồn lực xã hội đóng góp ủng hộ. 
 Đặc biệt, thư viện đã phát động các phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ đọc ngàn cuốn sách hay" trong toàn giáo viên và học sinh.
Hoạt động này được tổ chức hàng năm, được xem là hoạt động truyền thống của thư viện cũng như của nhà trường, được các em học sinh và các thầy cô giáo trong trường hưởng ứng nhiệt tình. Nhờ đó thư viện luôn luôn được bổ sung nguồn tài liệu phong phú, đa dạng. Chính vì hoạt động này mà nhiều học sinh đã trở thành những cộng tác viên đắc lực hỗ trợ thư viện trong công tác xử lý nghiệp vụ, phục vụ tuyên truyền một cách nhiệt tình. 
Cụ thể trong đợt 1 năm học 2015 – 2016, thư viện đã nhận được 180 cuốn sách do các em quyên góp, đợt 2 được 167 cuốn. Phong trào đọc và làm theo sách, báo đã góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường. 
Một điểm sáng của thư viện đó là đã xây dựng được tủ sách góc lớp giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu, hỗ trợ giáo viên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học và tăng cường tính tự quản của học sinh.
Tổ chức hoạt động:
+ Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi,trước giờ đi ngủ trưa để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo.
+ Tổ chức quyên góp sách.
Tổ chức quản lí :
+ Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả sách, luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường nhằm xác định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động.
Hình ảnh minh học từ thư viện góc lớp:
Qua các hoạt động này tạo điều kiện cho các em học sinh thể hiện tình yêu đối với sách và ý thức chia sẻ nguồn tri thức với mọi người. 
Ngoài ra, thư viện đã xây dựng được tủ sách trao đổi với các thư viện khác trên cùng địa bàn như: thư viện trường THCS Gia Thụy, thư viện trường THCS Ngọc Lâm, thư viện trường Tiểu học Bồ Đề... 
Có thể nói đối với việc xây dựng và tổ chức vốn tài liệu trong thư viện trường học, vai trò của người cán bộ thư viện là cực kỳ quan trọng. Để xây dựng được một vốn tài liệu đảm bảo tiêu chuẩn đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm được đặc điểm của thư viện và biết xây dựng một kế hoạch bổ sung hợp lý. 
2.2 Thực trạng tiết học thư viện của học sinh trường THCS 
Thư viện nhà trường được xây dựng kiên cố, cao ráo, sách báo được bảo quản tốt, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và khoa học. Với tổng diện tích 120m2 chia làm ba phòng: phòng kho, phòng đọc học sinh và phòng đọc giáo viên. 
Trang thiết bị chuyên dùng đầy đủ và được bố trí hợp lý theo nghiệp vụ quản lý thư viện (giá sách, tủ, bàn ghế, thư mục, máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn,...) từng bước được hiện đại hoá theo xu thế phát triển chung.
Với cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ, các phòng đều được bố trí ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng, thư viện có thể đảm bảo phục vụ 100% GV và học sinh nhà trường.
Với vốn tài liệu phong phú, đa dạng làm sao để lôi kéo, thu hút bạn đọc, từ chỗ chưa thích đến chỗ thích và có ý thức đọc sách. Điều đó đòi hỏi thư viên phải biết tham mưu cùng Ban Giám hiệu tìm ra những giải pháp hữu hiệu, lập kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng, có kiểm tra đánh giá.
Ngay từ đầu năm học, thư viện xây dựng kế hoạch và đã được sự đồng ý của Ban Giám hiệu. Tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường cùng hưởng ứng.
Lúc đầu số lượng học sinh tham gia chưa nhiều, rãi rác ở các lớp, thậm chí có lớp chưa có học sinh tham gia. Do các em còn ngại, không biết mượn sách gì, chưa biết cách tra cứu mục lục, tìm kiếm còn chậm, mất nhiều thời gian.
Thấy được khó khăn đó, thư viện tiến hành hướng dẫn sử dụng tủ mục lục. Điểm sách tham khảo ở các bộ môn theo từng khối lớp, để khi cần tham khảo, các em dễ tìm và ít mất thời gian. Dần về sau, số lượng học sinh đến đọc sách, mượn sách ngày một nhiều hơn. Số lượng sách luân chuyển cũng cao hơn.
Ngoài sự quan tâm của Ban Giám hiệu, thư viện còn được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đoàn thể, tập thể giáo viên, là những người luôn khuyến khích, cổ vũ, động viên học sinh đến thư viện đọc sách, báo, tìm hiểu trao dồi kiến thức.
Thư viện nhà trường phục vụ bạn đọc theo các hình thức: đọc tại chỗ, mượn về nhà, giới thiệu sách và các hoạt động ngoại khóa do thư viện tổ chức. Hiện nay hình thức phục vụ chủ yếu vẫn là đọc tại chỗ và mượn về nhà. 
Thư viện trường học cũng là một lớp học. Ở đó các em được tổ chức hướng dẫn đọc sách, báo. Thư viện trường học là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Đây là cơ sở giúp học sinh tu dưỡng và rèn luyện bản thân về nhiều mặt cả năng lực lẫn đạo đức. Đọc sách là phương thức hữu hiệu giúp các em tiếp cận tri thức để có thể vận dụng tri thức vào thực tế hoạt động của mình và làm việc đạt hiệu quả cao hơn.
Thư viện có lịch đọc cố định theo thời khóa biểu dành cho học sinh khối 6,7: 
Thứ
Lớp
Tiết (Chiều)
Hai
6A2
3
Ba
7A2
2
7A3
3
Năm
6A1
1
7A1
3
Đến với thư viện, các em sẽ đọc sách theo chủ đề hàng tháng. Sau mỗi buổi đọc sách, những sản phẩm độc đáo trong buổi đọc sách của các em sẽ được trưng bày tại thư viện như: viết cảm nhận của mình sau khi đọc xong một cuốn sách yêu thích, vẽ tranh, gấp hoa...
Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường phụ thuộc vào hoạt động của họ. Hoạt động chủ đạo ở đây là hoạt động học tập, vui chơi . 
Đối với học sinh THCS: đây là thời điểm nhu cầu khám phá thế giới của các em rất lớn. Học sinh đã quan tâm sâu hơn tới các lĩnh vực khoa học. Thời kỳ này, các em có thể đọc được các loại tài liệu có nhiều chữ. Tuy nhiên, loại tài liệu có nhiều hình ảnh trực quan vẫn sẽ có tác động tích cực đến hứng thú đọc của các em. Đối với cấp học này, ngoài các loại truyện, thư viện cần tăng cường bổ sung tài liệu liên quan đến các môn học và tài liệu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác để đáp ứng nhu cầu khám phá thế giới đang rất cao của học sinh. Dạng tài liệu truyền thống bằng tiếng Việt vẫn là sự lựa chọn số một của đa số các em. 
Danh sách bạn đọc tích cực nhất của thư viện:
STT
HỌ TÊN
LỚP
1
Đặng T. Minh Xu
9A
2
Nguyễn Quang Huy
9A
3
Nguyễn Diệu Linh
8A
4
Lã Thu Huyền
8A
5
Đào Quang Huy
8B
6
Nguyễn Lê Khánh Chi
7A1
7
Lê Đức Thiện
7A1
8
Nguyễn Hồng Nhung
7A2
9
Ngô Thị Tú
7A2
10
Nguyễn Thị Vũ Long
7A2
11
Trương Diệu Linh
6A1
12
Nguyễn Cẩm Tú
6A1
13
Vũ Hữu Hà Thành
6A2
14
Lại Hữu Toàn
6A2
15
Nguyễn Thị Huyền
6A2
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự xuất hiện của Internet đã lôi kéo nhiều học sinh mê Game hơn là đọc sách. Có nhiều em bỏ học để đi chơi game, hoặc tiền bố mẹ cho ăn sáng, đóng học nhưng các em lại mang đi chơi điện tử. Khi thiếu nợ, nhiều trường hợp xảy ra: có em gọi bạn đến cứu Net, sau cứu Net thì phải trả ơn người cứu hộ.
Bên cạnh là một lớp học, một môi trường giáo dục, một cơ quan thông tin, một trung tâm văn hóa thì thư viện trường học còn là một trung tâm giải trí cho các bạn đọc đặc biệt là cho các em học sinh. Tất cả mọi người đều có nhu cầu giải trí, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh phổ thông thì nhu cầu này lại càng cao. Ngoài thời gian lên lớp hàng ngày và tiết học đã được quy định bắt buộc phải đến thư viện, thư viện còn là nơi lý tưởng cho học sinh đến đọc tài liệu để giải trí. 
Hoạt động chủ đạo của học sinh là học tập và vui chơi. Học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì hoạt động vui chơi càng lớn. Thư viện trường học giúp các em có thể giải trí một cách hiệu quả nhất thông qua hoạt động đọc sách. Ở đây các em được tiếp xúc với các loại truyện: truyện tranh, truyện cổ tích, và các loại sách, báo thưởng thức khác. 
Thư viện chính là môi trường lý tưởng để các em tận hưởng những giây phút bổ ích trong những thời gian rảnh rỗi sau giờ học. Thư viện chính là nơi “học mà chơi, chơi mà học”. Cán bộ thư viện có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thư viện một cách thân thiện với các hoạt động và nguồn tài liệu phong phú, phù hợp với lứa tuổi tạo một môi trường vui chơi bổ ích cho học sinh.
Thông qua việc phục vụ nhu cầu đọc sách, báo cho bạn đọc, thư viện đã thực hiện chức năng thông tin của mình. Thư viện trường học là nơi quản trị và tổ chức thông tin để thỏa mãn nhu cầu thông tin của học sinh, giáo viên nhà trường. Các thông tin từ tài liệu đã được chuyển giao cho bạn đọc. 
Thư viện là nơi lý tưởng để học sinh có thể thỏa mãn những mong muốn tìm hiểu của mình về khoa học và về thế giới. Chính vì vậy chức năng thông tin là một chức năng quan trọng trong hoạt động thư viện trường học. Người cán bộ thư viện được coi là nhà quản lý thông tin có vai trò quan trọng trọng việc tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận các nguồn thông tin.
 Làm thế nào để thu hút, tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết thư viện tôi đã có một số giải pháp được đề cập trong chương 3 của sáng kiến kinh nghiệm.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT HỌC THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG THCS
 Thỏa mãn và phát triển nhu cầu hứng thú đọc sách 
Muốn việc phục vụ bạn đọc đạt hiệu quả, cần phải nghiên cứu xem người đọc muốn và thích đọc vấn đề gì. Mục đích của việc nghiên cứu nhu cầu đọc là làm cho mọi hoạt động của thư viện có cơ sở khoa học và hiệu quả cao. Hiểu rõ ý nghĩa đó nên ngay từ đầu năm học, thư viện cũng tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu đọc của học sinh để từ đó đề ra kế hoạch bổ sung cho phù hợp.
Căn cứ vào kết quả điều tra ngẫu nhiên được thực hiện trong tháng 9/ 2015 cho học sinh trong trường. Số phiếu phát ra là 290, số phiếu thu về là 265.
Thể loại
Số lượng(phiếu)
Tỷ lệ (%)
Truyện cổ tích
120
45.3
Sách kĩ năng sống
225
85.0
Sách danh nhân
85
32.1
Sách em yêu khoa học
203
76.7
Truyện tranh
52
19.7
Kết quả điều tra cho thấy: tỉ lệ học sinh thích đọc sách về kĩ năng sống chiếm tỉ lệ cao nhất. Thông qua việc điều tra nhu cầu tin này, cán bộ thư viện sẽ có chính sách bổ sung hợp lí. 
Bên cạnh đó nhiệm vụ quan trọng của cán bộ thư viện là hướng dẫn đọc cho các em.Trong quá trình hướng dẫn đọc, cần định hướng cho các em lựa chọn những cuốn sách có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật đồng thời phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như trình độ hiểu biết của các em. Đặc biệt chú trọng giới thiệu cho các em những tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc của Việt Nam và nước ngoài, những cuốn sách vừa có giá trị nội dung tư tưởng tốt vừa có giá trị nghệ thuật cao, những tác phẩm đã vượt thời gian và không gian đến với lứa tuổi thiếu nhi của nhiều thế hệ ở nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, chương trình học tập của học sinh có xu hướng chú trọng các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong từng môn học. Do đó, cán bộ thư viện phối hợp với các giáo viên bộ môn để nắm sát yêu cầu về bổ sung cũng như phục vụ nhu cầu đọc cho học sinh giúp các em biết cách đọc sách và làm việc với sách, coi sách như người thầy thứ hai của mình.
3.2. Mở rộng mô hình thư viện đa chức năng
Để tạo cảm giác thoải mái, gần gũi cho các em trong các giờ đọc sách, thư viện xây dựng các góc giúp các em hình thành các kĩ năng cơ bản và thể hiện năng khiếu của bản thân như: góc đọc, góc viết, góc sáng tạo nghệ thuật
* Góc đọc:
Góc đọc trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích:
+ Hình thành và phát triển thói quen đọc sách của học sinh
+ Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh
+ Bổ sung kiến thức vào bài học của của các em
+ Học sinh được giải trí
Các hoạt động có thể tổ chức ở góc đọc là:
+ Đọc cá nhân, đọc theo nhóm. .
+ Thi đọc nhiều sách.	 
+ Tóm tắt sách. 
Bài trí góc đọc: 
+ Nên sử dụng bàn ghế đơn để kê được nhiều kiểu khác nhau
+ Màu sơn tươi sáng. 
* Góc viết:
Góc viết trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích:
+ Phát triển năng khiếu viết	+ Thúc đẩy tư duy sáng tạo
+ Cung cấp thông tin	+ Rèn chữ đẹp
+ Hình thành và phát triển kĩ năng viết( đúng câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng thể loại)
Các hoạt động có thể tổ chức ở góc viết là:
	+ Viết thư 	 	+ Làm thơ, viết văn
	+ Viết báo 	+ Viết bảng tin
	+ Sáng tác truyện	+ Làm sách
	+ Viết đẹp	
Bài trí góc viết:
+ Bàn ghế nên kê ở vị trí yên tĩnh
+ Chiều cao đúng kích cỡ để học sinh ngồi viết thoải mái
+ Bảng ghi rõ “góc viết” 
* Góc nghệ thuật:
Góc nghệ thuật tại thư viện thân thiện hướng tới mục đích:
+ Tạo không gian cho học sinh được thư giãn, được thực hiện các sở thích về nghệ thuật.
+ Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát huy tưởng tượng.
+ Phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mĩ và năng khiếu về hội họa, tạo hình.
+ Giúp tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp
Các hoạt động:
	+ Vẽ tranh	 	+ Làm thẻ đánh dấu sách
	+ Làm đồ chơi	+ Nặn tượng
	+ Nghe nhạc, đóng kịch, múa, hát..
Bài trí góc nghệ thuật:
+ Trang trí bằng sản phẩm do chính các em làm ra để tạo cảm hứng nghệ thuật cho các em.
3.3. Sử dụng giỏ sách mini theo chủ đề
Theo phương pháp truyền thống, thư viện tổ chức phòng đọc theo hình thức kho đóng và kho mở. Tuy nhiên, cả hai hình thức trên đều không có mấy tác dụng tích cực với việc tìm tài liệu của học sinh. Chọn sách ở kho đóng: học sinh không được chọn sách trực tiếp mà phải thông qua hệ thống mục lục, gây nhiều lúng túng, mất thời gian. Còn chọn sách ở kho mở : Vì kho quá nhiều sách nên học sinh khó tìm được cuốn sách sát đúng yêu cầu. Việc lựa chọn sách vì vậy gây lãng phí thời gian, dẫn đến sự chán nản. 
Do đó, cán bộ thư viện sắp sách theo từng giỏ riêng, gắn với từng chủ đề cụ thể. Sau hàng tuần, cán bộ thư viện sẽ thay đổi sách ở các giỏ sao cho phù hợp với chương trình học và nhu cầu của các em. Với hình thức này các em được chọn sách theo đề tài cụ thể, rút ngắn thời gian tìm sách và dễ dàng tìm kiếm sách theo nhu cầu. 
3.4. Tổ chức các trò chơi hái hoa dân chủ 
Bên cạnh thời gian đọc sách, cán bộ thư viện cũng nên sáng tạo tổ chức cho các em những trò chơi giải trí như sưu tầm một số câu hỏi liên quan đến các chủ đề của tháng như: chào mừng ngày lễ 8/3 với các câu hỏi như sau: 
1.  Ai là nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?
 Trả lời: - Danh hiệu này dành cho hai chị em Bà Trưng : Trưng Trắc và Trưng Nhị.
2. Kể tên 5 nữ anh hùng dân tộc mà bạn biết?
Trả lời:  - Nguyễn Thị Định, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Chị Út Tịch, Lê Thị Bạch Cát, Lê Thị Riêng..
3.   Người mẹ có nhiều con hy sinh trong kháng chiến nhất là ai? 
Trả lời : - Đó là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, sinh năm 1904 tại Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ có 10 con ( 9 con trai, 01 con rể ) và 02 cháu nội hi sinh trong chiến tranh.
4. Kể tên 5 bài hát về phụ nữ mà bạn biết?
    Trả lời: - Huyền thoại mẹ, Nội tôi, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Chị tôi, Mẹ, Bà tôi, Mẹ Việt Nam,
5. Người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn là ai? Vì sao?
 6. Theo bạn thế nào là một người phụ nữ hiện đại?
7. Bạn thích nhận được quà gì nhất trong ngày 8/3? Vì sao? 
8. Theo bạn, món quà ý nghĩa nhất trong ngày 8/3 là gì? Vì sao?
Việc tổ chức các trò chơi hái hoa dân chủ không chỉ là một sân chơi giải trí mà còn mang lại cho học sinh chúng ta nhiều kiến thức phong phú về thiên nhiên, về xã hội Mỗi câu đố là một cách trình bày trí nhớ, giáo dục cho các em nhiều điều hay lẽ phải, phù hợp với tâm lí lứa tuổi và tư duy của các em.
Với hoạt động này, sẽ làm cho các em thích thú và yêu thích các tiết học thư viện. 
3.5. Tổ chức cuộc thi kể chuyện theo sách, giới thiệu sách.
Sau mỗi cuốn sách đã được đọc trong giờ thư viện, cán bộ thư viện có thể tổ chức cuộc thi kể chuyện theo sách cho các em. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa nhằm khuyến khích phong trào đọc sách, báo trong học sinh, tạo môi trường phát triển năng khiếu kể chuyện, từ đó giáo dục cho các em về truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tính nhân văn cao cả được thể hiện qua những trang sách. Đây cũng chính là một trong những sân chơi lành mạnh tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu, vui chơi bổ ích. Ngoài giọng kể truyền cảm, mỗi thí sinh còn chọn cho mình một cách minh họa khác nhau để tạo thêm sức hấp dẫn, sự sinh động cho câu chuyện, để người nghe cảm thụ tốt hơn, cảm nhận sâu sắc hơn về những bài học, thông điệp mà câu chuyện các em muốn nói.
3.6. Viết bài thu hoạch 
Hàng tháng, cán bộ thư viện hướng dẫn các em viết bài thu hoạch. Đó có thể là cảm nhận của em sau khi đọc xong một cuốn sách mà em

File đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_tiet_hoc_th.doc