Giải pháp Quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở trường THCS, Quận Long Biên, Hà Nội
Hầu hết cán bộ quản lý ở các trường THCS nhận thức đúng việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDGT và có sự phân công trách nhiệm cho từng giáo viên phụ trách từng mặt công tác; xây dựng các loại kế hoạch theo quy định trong thực hiện nhiệm vụ GDGT cho học sinh. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDGT của cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn quận Long Biên có nhiều chuyển biến tích cực. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm Học kỳ II, năm học 2016-2017, của Phòng Giáo dục quận Long Biên chỉ rõ: “các trường THCS đã quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, trong đó có GDGT. Việc GDGT được tổ chức thực hiện theo kế hoạch khoa học”. Điều này chứng tỏ việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDGT được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, cần quan tâm hơn nữa đến việc giám sát kiểm tra và hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch để đảm bảo cho hoạt động GDGT cho học sinh ngày càng có chất lượng tốt hơn. Hầu hết các THCS đều ý thức được rằng, CSVC và thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDGT cho học sinh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp Quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở trường THCS, Quận Long Biên, Hà Nội
chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nói nói riêng và của ngành giáo dục nói chung trong giai đoạn hiện nay. Nội dung tuyên truyền chú trọng đến mục đích tạo sự chuyển biến trong nhận thức của CB, GV về tầm quan trọng của GDGT cho học sinh. Nhận thức đúng là cơ sở tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động GDGT cho học sinh trong các trường THCS trên địa bàn quận. * Cách thức thực hiện biện pháp Chỉ đạo việc phổ biến, trang bị các kiến thức về giới tính thông qua việc phát tài liệu tự nghiên cứu và viết báo cáo thu hoạch, thảo luận, thi tìm hiểu, nhằm nâng cao hiểu biết về giới tính cho CB, GV. Tổ chức huy động, tìm hiểu các nguồn tài liệu có liên quan đến giới tính qua tổ chức phong trào sưu tầm, mua các tài liệu về GDGT, xây dựng tủ sách GDGT. Mời các chuyên gia về giáo dục, tâm lý, y tế về trao đổi, thảo luận nói chuyện về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa. Trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm lứa tuổi, CB, GV có những định hướng giáo dục phù hợp với lứa tuổi để có được hiệu quả GDGT cho học sinh một cách tốt nhất. Tổ chức các buổi hội thảo, cung cấp kiến thức, tư vấn cho CB, GV quan tâm đến sự phát triển thể chất và nhân cách cho học sinh, sự thay đổi về tâm sinh lý theo từng giới mà học sinh đang trải qua để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về phương pháp tích hợp nội dung GDGT trong dạy học, giáo dục học sinh. Đổi mới phương pháp giáo dục, GDGT cho học sinh. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các trường (Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng trường THCS) để họ giành thêm sự quan tâm xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động GDGT cho học sinh một cách hệ thống, đồng bộ và chặt chẽ, có hiệu quả cao. Muốn thế, cần có những chỉ đạo cụ thể từ những cấp quản lý giáo dục, như Sở Giáo dục thành phố, Phòng Giáo dục quận; đồng thời định kỳ sơ kết kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động GDGT cho học sinh. Bản thân người Hiệu trưởng luôn quan tâm nâng cao năng lực nhận thức về giới tính và công tác GDGT, coi đó là hoạt động cần thiết, thường xuyên trong cả năm học. Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động GDGT một cách hệ thống, chặt chẽ, có hiệu quả cao. Huy động được kinh phí từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phục vụ việc mua tài liệu, tổ chức các cuộc thi, các buổi trao đổi, thăm quan Phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý, y tế trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội để tổ chức GDGT cho học sinh có hiệu quả. Giải pháp 2. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ, giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận Long Biên, thành phố Hà Nội * Mục tiêu của biện pháp Bồi dưỡng năng lực GDGT cho CB, GV là toàn bộ hoạt động giáo dục của chủ thể quản lý ở nhà trường và sự tự học tập, tự tìm hiểu về GDGT của CB, GV nhằm làm phong phú thêm tri thức về giới, củng cố tình cảm và rèn luyện ý chí, nâng cao trách nhiệm của CB, GV trong quá trình GDGT cho học sinh, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở bậc học THCS trong giai đoạn mới. Theo đó, bồi dưỡng năng lực GDGT cho CB, GV ở các trường THCS quận Long Biên, thành phố Hà Nội càng có ý nghĩa rất lớn trong việc bổ sung tri thức về giới, kinh nghiệm thực tiễn GDGT của CB, GV. Đồng thời, quá trình bồi dưỡng trong nhà trường sẽ là môi trường thuận lợi để CB, GV kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng kiến thức cơ bản đã lĩnh hội với thực hiện nhiệm vụ GDGT cho học sinh. Điều đó sẽ thúc đẩy sự kết hợp giữa năng lực nhận thức, năng lực thực tiễn GDGT của CB, GV, làm cho kết quả GDGT của CB, GV cho học sinh trở nên cụ thể và mang lại hiệu quả thiết thực. * Nội dung của biện pháp Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực GDGT cho CB, GV cần lập kế hoạch bồi dưỡng, bao gồm các nội dung: Khảo sát nhu cầu đào tạo; mục tiêu cần đạt tới; số lượng CB, GV cần bồi dưỡng; nội dung cần được đạt được trong quá trình bồi dưỡng; hình thức bồi dưỡng; tiến độ thực hiện; các điều kiện đảm bảo (thời gian, kinh phí, CSVC). Hiệu trưởng xác định mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chung cho CB, GV toàn trường. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các GV trong tổ. Trên cơ sở đó mỗi cá nhân có kế hoạch bồi dưỡng riêng cho mình, coi đó là mục tiêu phấn đấu, là chương trình hành động, đồng thời là một chỉ tiêu thi đua của cá nhân. * Cách thức thực hiện biện pháp Thông qua các đợt học tập sinh hoạt chính trị, để học tập các văn bản, chỉ thị nghị quyết của Bộ GD - ĐT do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. Tổ chức cho riêng cán bộ quản lý trường học (các trường trong toàn quận) hội thảo về vấn đề GDGT cho học sinh hiện nay, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả GDGT cho học sinh, sự cần thiết và cấp bách của vấn đề GDGT. Tuy nhiên, để làm được vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) các trường THCS trên địa bàn quận phải tham mưu đắc lực với các cấp chính quyền từ quận đến phường thật sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trên địa bàn quận. Đối với các trường THCS, người hiệu trưởng cần phải tổ chức cho CB, GV của trường học tập đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tạo cho họ tâm thế của người làm công tác giáo dục nói chung cũng như GDGT cho học sinh nói riêng. Nâng cao trách nhiệm, ý thức tự nguyện tự giác của giáo viên , làm cho giáo viên và các thành viên trong trong tập thể thừa nhận tính chân lý khách quan, yêu cầu cần thiết vì quyền lợi của học sinh và cũng là quyền lợi của bản thân mình trong sự nghiệp làm công tác giáo dục. Những nội quy, quy định của nhà trường về phương pháp dạy học, và những chủ chương lớn trong năm học. Tổ chức học tập, trao đổi toạ đàm trong giáo viên và PHHS về GDGT cho học sinh. Tổ chức cho CB, GV thảo luận, tìm hiểu những vấn đề cần thiết về GDGT, nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp với tình hình thực tế của từng trường THCS trên địa bàn quận. Thông qua bồi dưỡng hè thường xuyên của ngành giáo dục hàng năm, qua các đợt tập huấn, chu kỳ theo thời điểm cập nhật thông tin về vấn đề GDGT cho học sinh. Các trường cần phải đưa các nội dung GDGT vào trong các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng hàng tháng và trong sinh hoạt chuyên đề, và những buổi sinh hoạt ngoại khoá. Thực hiện tốt công tác chuẩn hoá giáo viên, nhất quyết loại ra khỏi ngành CB, GV không đủ tiêu chuẩn, chưa thực sự coi trọng sự nghiệp giáo dục. Thông qua các hoạt động đó nhằm nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm cho CB, GV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có GDGT. Giải pháp 3. Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung giáo dục giới tính thông qua dạy học tại các trường trung học cơ sở quận Long Biên, Thành phố Hà Nội * Mục tiêu của biện pháp Tích hợp là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Dạy học tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường không chỉ ở trên thế giới mà còn ở nước ta. Sự tích hợp nội dung GDGT thông qua dạy học ở các trường THCS là liên hệ, phối hợp các kiến thức, kỹ năng thuộc các môn học hay phần môn học khác nhau giữa các môn (Sinh học, GDCD, Ngữ văn, Lịch sử...) nhằm sau khi kết thúc hoạt động dạy học học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc GDGT và phương thức GDGT ở bậc THCS. * Nội dung của biện pháp Nội dung học tập trong sự tích hợp với nội dung GDGT phải hướng vào phát triển những kỹ năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các môn học, trong việc giải quyết những vấn đề hay tình huống khác có liên quan đến giới tính. Phối hợp những môn học gần nhau bằng những đề tài tích hợp; phối hợp những môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp. Đối với môn GDCD, thực chất là giáo dục đạo đức, lối sống... nghĩa vụ, quyền hạn của công dân cho các em học sinh. Các sách giáo khoa này có tinh thần giới, bình đẳng nam nữ ở những mặt sau đây: Trong sách giáo khoa THCS môn GDCD giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng nêu gương hoặc lấy ví dụ về người thực hoặc hư cấu. Trong đó, những người, những nhân vật được lấy là ví dụ và hư cấu có cả nam và nữ, không chú ý thiên vị giới nào, cũng không tư tưởng trọng nam khinh nữ. Ngoài ra, giáo viên cần phải biết khai thác nội dung ở môn GDCD về nhận thức giới ở việc lựa chọn một nội dung luật cụ thể, nhất là Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình, Luật quyền được bảo vệ, chăm sóc của trẻ em trong quá trình tích hợp các môn học. Đối với môn lịch sử, giáo viên cần phải khai thác tinh thần giáo dục về giới, chủ yếu thể hiện ở các tranh minh họa. Đối với môn ngữ văn, giáo viên phải thấy được bằng hình tượng văn học, đặc biệt thông qua sức mạnh hư cấu và ngôn từ nói lên mối quan hệ giữa nam và nữ giới; ở một vài bài có một số văn bản, câu thơ, hình ảnh minh họa mang tinh thần giới, bình đẳng nam nữ rõ nét. * Cách thức thực hiện biện pháp Thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt tập thể, hoạt động thi đua, công tác tuyên truyền... nhà trường cần giúp cho các em nhận thức đúng đắn các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực về giới tính trong quan hệ giữa học sinh nam và học sinh nữ; nhận thức đúng đắn về chuẩn mực của cái đẹp. Từ đó, các em tự đối chiếu với bản thân mình, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, phấn đấu học tập rèn luyện mình. Nâng cao nhận thức về văn hóa giới tính cho học sinh, tránh hiện tượng yêu đương quá sớm ảnh hưởng đến việc học hành, giúp học sinh hiểu rằng nam hay nữ đều có nét đẹp riêng. Cùng với việc nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề giới tính, nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm tạo sân chơi, tạo môi trường tốt cho học sinh tự rèn luyện, tự giáo dục về giới tính. Tích cực tham gia sân chơi do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của Liên đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hoạt động do Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tổ chức, bản thân học sinh sẽ được rèn luyện tốt, phát triển nhân cách toàn diện, đề kháng với những ảnh hưởng xấu từ bạn bè, từ những thông tin không chính thống, từ mạng internet .... Giải pháp 4. Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội dung giáo dục giới tính cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Long Biên, thành phố Hà Nội * Mục tiêu của biện pháp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả GDGT, góp phần tích cực cho vệc nâng cao, mở rộng vốn tri thức nói chung; đồng thời, tăng cường hướng thú học tập, tìm hiểu kiến thức về giới nói riêng; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em tự bảo vệ mình, nhận diện đúng những vấn đề liên quan đến nội dung giới tính; chăm sóc sức khỏe, hình thành kỷ năng tự quyết định, xử lý mâu thuẫn trong mọi hoàn cảnh,... Khối lượng tri thức nhân loại, trong đó có tri thức sinh học, lịch sử, văn học, GDCD,... ngày càng tăng nhanh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường để học sinh bổ sung, mở rộng những kiến thức cần thiết, khám phá tri thức chưa được cập nhật trong chương trình chính khóa nhằm góp phần phát triển thể lực, trí tuệ và tâm hồn của các em. Hơn nữa, mỗi học sinh là một chủ thể của hoạt động học tập. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ phát huy tiềm năng cá nhân về trí nhớ, lập luận, quan sát, giao tiếp,... Với quan điểm “học tập suốt đời”, và “xã hội học tập”, bài học trên lớp không còn giữ vai trò độc quyền nữa. Ngày nay, xuất hiện những phương tiện, cách thức, cơ hội học tập mới, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong số đó. Những vấn đề nêu ra trên đây không những khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng mà còn khẳng định tính mục đích của giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do đó, hoạt động GDGT cho học sinh cũng không nằm ngoài tính tất yếu, tính mục đích và khẳng định vai trò của nó. Sau khi kết thúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh hệ thống được các hoạt động GDGT ngoài giờ lên lớp, có khả năng tự giáo dục, tự bảo vệ trước những tình huống nhạy cảm có thể xẩy ra. * Nội dung của biện pháp Việc tích hợp nội dung GDGT trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dựa vào đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức, hoàn cảnh học tập của học sinh tham gia; phù hợp với điều kiện vật chất, thời gian, không gian, đặc điểm của các trường THCS quận Long Biên. Nội dung tích hợp GDGT trong tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn với việc kết hợp chặt chẽ nội khóa, một mặt bổ sung, mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức nội khóa vào thực tiễn; mặt khác gây hứng thú học tập, phát huy năng lực sở trường vốn có của từng học sinh. Tạo điều kiện, cơ hội lôi cuốn tất cả học sinh cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của từng học sinh, kích thích tinh thần học tập, tìm hiểu về những nội dung giới tính. * Cách thức thực hiện biện pháp Sử dụng nhiều hình thức, ở nhiều thời điểm khác nhau trong tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để rèn luyện cho học sinh khả năng thích nghi, chủ động; sự năng động; tinh thần tập thể, tính cộng đồng, thói quen quan sát, phán xét, suy luận; biết tự quản toàn bộ quá trình hoạt động. Luôn đổi mới, đa dạng hóa các các thức tổ chức ngoại khóa lòng ghép nội dung GDGT cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú của học sinh khi tham gia. Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của nhà trường, PHHS, các cơ quan, đoàn thể, chuyên gia trên địa bàn của quận Long Biên cũng như thành phố Hà Nội để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Phân công cán bộ phụ trách, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tích hợp nội dung GDGT cho học sinh. Phát huy vai trò của GVCN trong GDGT, vì “Không một sách giáo khoa, một lời khuyên răn nào, một hình phạt, một khen thưởng, nào có thê thay thế ảnh hưởng cá nhân người thầy giáo đối với học sinh” [12]. Đối với học sinh THCS, GVCN là người trực tiếp quản lý, giáo dục và rất gần gũi với học sinh và có ảnh hưởng to lớn đối với sự suy nghĩ và hành động của các em. Trong công tác GDGT, để phát huy vai trò của GVCN, BGH các trường cần giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể về GDGT cho các GVCN. Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ được giao, mỗi GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm dựa vào thực tế học sinh trong lớp, nắm vững học sinh trong một lớp được giao về mọi mặt để có biện pháp giáo dục sát đối tượng. Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh của lớp mình làm chủ nhiệm. Thường xuyên giáo dục thuyết phục, uốn nắn, nhắc nhở học sinh chấp hành các quy định của nhà trường về ăn mặc, giao tiếp, thái độ, nề nếp, tác phong trong sinh hoạt học tập, phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội để tổ chức các sân chơi, giúp học sinh trưởng thành, hoàn thiện nhân cách. Bổ sung biện pháp tổ chức tư vấn GDGT bằng nhân lực lưu động. Để giải quyết tình hình thiếu tư vấn GDGT ở các trường THCS, có thể bố trí một giáo viên tâm lý công tác lưu động ở các trường (mỗi trường 1 ngày trong tuần). Có thể bố trí một phòng bộ môn trong trường có vị trí thuận lợi cho học sinh, thông báo lịch cụ thể, số điện thoại liên lạc để giúp học sinh kịp thời tư vấn những vấn đề “nóng”. Giải pháp 5. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong quá trình giáo dục giới tính cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Long Biên, thành phố Hà Nội * Mục tiêu của biện pháp Sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy cô giáo với PHHS và các lực lượng khác thường xuyên, kịp thời nhằm cùng nhau tìm ra các giải pháp thích hợp trong việc GDGT cho học sinh. Khi gia đình, nhà trường và xã hội cùng chung tay, góp sức trang bị những kiến thức giới tính cần thiết học sinh sẽ giúp các em tránh được những rủi ro không đáng có, như: bị dụ dỗ, quấy rối và xâm phạm tình dục,... Gia đình là tế bào xã hội. Gia đình có êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới phát triển bền vững. Ngoài việc PHHS ứng xử với nhau hoàn thuận, bình đẳng, gia đình còn có một trọng trách là nuôi dạy các cháu học sinh chăm học, ngoan ngoãn, trưởng thành là một công tốt của xã hội. Thế hệ tương lai của đất nước trước hết là do gia đình gây dựng nên. Theo đó, trong hoạt động GDGT cho học sinh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Việc GDGT cho học sinh ở mỗi gia đình là trách nhiệm của cả gia đình, trước hết là trách nhiệm của cả bố và mẹ. Vì vậy, phương pháp GDGT cho các em phải thống nhất, tránh hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. GDGT cho các em phải hướng vào sự yêu thương, kính trọng trong ứng xử. Làm gương sáng cho các em là nhiệm vụ vẽ vang nhất của các bậc PHHS. * Nội dung của biện pháp Thiết lập mối quan hệ bền vững giữa gia đình với nhà trường và xã hội. Trong cuộc sống chúng ta luôn có những khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. PHHS phải chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho gia đình nên đôi lúc không thể có thời gian theo sát con cái để có những biện pháp giáo dục nói chung, GDGT nói riêng thích hợp, hướng các em phấn đấu tiếp nhận cái tốt, cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống. Do vậy, PHHS muốn con em học sinh của mình trở thành công dân tốt đòi hỏi tất yếu là phải tạo sự gắn kết với nhà trường (đặc biệt thường xuyên liên lạc với GVCN) và xã hội. Với nhà trường, thường xuyên liên lạc với PHSH, nhất là những học sinh yếu, thường xuyên vi phạm nội quy, nề nếp, những học sinh có biểu hiện tâm lý, hành vi không bình thường liên quan đến quan hệ về giới,... để hiểu hơn con em học sinh của mình và có giải pháp phối hợp khắc phục hữu hiệu, giáo dục có hiệu quả. Đồng thời, cả gia đình, nhà trường và xã hội luôn có sự kết nối và thống nhất trong hoạt động vui chơi giải trí và lòng ghép nội dung GDGT với những biện pháp giáo dục thích hợp. Chính quyền phường - quận Long Biên, thành phố Hà Nội có trách nhiệm can thiệp, quản lý những hoạt động văn hóa - xã hội, đảm bảo tạo môi trường sống lành mạnh cho học sinh. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động GDGT cho học sinh có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Tạo một môi trường sống, môi trường giao tiếp và học tập tốt ở gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là một trong những nội dung cần thiết của việc tổ chức phối hợp của các lực lượng giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình nhân cách cũng như GDGT cho học sinh. Có môi trường sống, học tập tốt, học sinh sẽ ít có cơ hội trở thành người xấu. Hiện nay, môi trường xung quanh cũng như trên địa bàn quận Long Biên không thuần nhất, tương đối phức tạp, ảnh hưởng tới sự hình thành đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội của học sinh. Do vậy, PHHS, giáo viên và các lực lượng khác phải nắm được những hoạt động văn hóa, thương mại, các trò chơi giải trí xung quanh nhà và trường, nhất là những trò chơi liên quan đến quan hệ khác giới. Nếu môi trường xung quanh phức tạp thì chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những hậu quả xấu xảy ra, trong đó có vấn đề liên quan trực tiếp về quan hệ giới tính, sức khỏe vị thành niên. Những người giáo dục phải gương mẫu, hiểu tâm sinh lý của học sinh và có tâm huyết với việc giáo dục học sinh trở thành công dân tốt. PHHS, giáo viên luôn là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo; có hình thức khen thưởng và xử phạt công bằng giữa đối với học sinh, không phân biệt đối xử giữa các học sinh; biết khen chê đúng lúc, nên khen nhiều hơn chê để động viên khích lệ học sinh. PHHS, giáo viên thường xuyên đặt mình vào vị trí của các em; hiểu được tâm sinh lý của học sinh để có phương pháp GDGT thích hợp, đúng đắn phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Giáo viên, PHHS phải có sự hòa nhập và hợp tác với các con, với học sinh; vừa là các bậc tiền bối, cũng vừa là những người bạn và là những nhà tư vấn tâm lý đáng tin cậy để các em có thể chia sẽ những vui buồn và những bế tắc trong cuộc sống và trong quan hệ bạn bè cũng như trong quan hệ xã hội nói chung, quan hệ khác giới nói riêng. * Cách thức thực hiện biện pháp Nhà trường cung cấp kiến thức, tư vấn cho PHHS về nội dung, phương pháp GDGT. Theo kết quả nghiên cứu ở trên, cả giáo viên và PHHS đều cho rằng, trong các lực lượn
File đính kèm:
- giai_phap_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_gioi_tinh_o_truong_thcs.docx