Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn cấp trung học cơ sở qua hình thức tổ chức hoạt động nhóm

Như chúng ta đã biết, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới ”. Đồng thời, nghị quyết đã chỉ rõ một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục đào tạo là: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của người học”. Nhằm thực hiện được nhiệm vụ của Đảng giao phó, từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục - Đào tạo luôn đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng tới hiệu quả giáo dục cao nhất để tạo ra nguồn lực con người có chất lượng cho đất nước. Đó là những con người phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, biết chiếm lĩnh đỉnh cao trong học tập và lao động sáng tạo, có nếp sống văn minh thanh lịch, biết kế thừa và phát huy những nét đẹp trong truyền thống đạo lý của dân tộc.

Về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đưa phương pháp dạy học mới vào giảng dạy trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều, lối học thụ động, máy móc sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau.

 

doc 35 trang Chí Tường 21/08/2023 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn cấp trung học cơ sở qua hình thức tổ chức hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn cấp trung học cơ sở qua hình thức tổ chức hoạt động nhóm

Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ngữ văn cấp trung học cơ sở qua hình thức tổ chức hoạt động nhóm
 giải, học sinh nghe, ghi, tái hiện. Cũng có những giáo viên đã thực hiện đổi mới dạy học về mặt phương pháp nhưng còn nặng về tính hình thức nên hiệu quả giờ dạy học bị hạn chế.
III. Các biện pháp đã tiến hành
1. Chú trọng công tác chuẩn bị
1.1. Thiết kế giáo án
Một nét nổi bật dễ nhận thấy của bài học theo phương pháp dạy học tích cực là hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao so với hoạt động của giáo viên, về mặt thời gian cũng như cường độ làm việc. Thực ra, để có một tiết học phát huy tính tích cực của học sinh ở trên lớp thì trong khâu soạn bài, giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức và tâm sức. Khi soạn giáo án theo hướng sử dụng phương pháp tích cực, những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh. Hay nói đúng hơn là những hoạt động nhận thức của học sinh. Do vậy, giáo án phải thể hiện được các hoạt động nhận thức mà giáo viên dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh. Ở mỗi bài soạn, giáo viên phải suy nghĩ một cách công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị “cháy” giáo án. Như vậy, giáo án phải được giáo viên thiết kế theo nhiều phương án và cần linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học, lôi cuốn sự tham gia tích cực của học sinh. Mặt khác, cần hiểu rằng tổ chức học sinh hoạt động nhóm chỉ là một trong số những phương phương pháp giáo viên sử dụng hài hoà với các phương pháp và hình thức tổ chức khác. Đặc biệt, sẽ không thể có một giờ dạy học hiệu quả nếu như không có được cách thiết kế bài giảng hợp lí, sáng tạo. Để phát huy mặt tích cực của hình thức hoạt động nhóm, trước hết, giáo viên phải lựa chọn nội dung cho phù hợp vì không phải bất kì nội dung nào trong bài học cũng áp dụng được phương pháp này một cách hiệu quả.
Một điều cần chú ý là khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy, giáo viên cần xây dựng các tình huống, các vấn đề vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa phải thật gần gũi với nhận thức, tâm lý lứa tuổi học sinh mà vẫn phải phải đậm chất văn chương.Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương, có thể đưa ra nội dung thảo luận nhóm: “ So sánh hình ảnh thô sơ da thịt (ở hai lần xuất hiện trong bài thơ) để thấy ngôn ngữ thơ Y Phương rất giản dị, trong sáng; hình ảnh thơ mộc mạc, cô đọng, phong phú và sinh động”. Sau khi các nhóm trình bày ý kiến, tranh luận, phản bác, giáo viên dẫn dắt học sinh đi đến kết luận. Lần thứ nhất cụm từ thô sơ da thịt được dùng để nói với con về sức sống mạnh mẽ, sức mạnh truyền thống của quê hương. Lần thứ hai, ở cuối bài, người cha nhắc lại để con khắc cốt ghi xương một điều: Quê hương mình tuy mộc mạc, chất phác; người đồng mình tuy thô kệch nhưng ẩn chứa vẻ đẹp về ý chí, nghị lực, phẩm chất, tâm hồn, tính cách rất đáng tự hào. Vì vậy, trên con đường đời, con phải làm được những điều đẹp đẽ, phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng là người đồng mình. Qua đây, học sinh vừa hiểu được thứ “ngôn ngữ thổ cẩm” quyến rũ, ngọt ngào của Y Phương, vừa thấy được lời cha nói với con chính là lời gửi trao thiêng liêng giữa hai thế hệ. Từ đó, hướng học sinh tới những vẫn đề nghị luận xã hội gần gũi qua hình thức thảo luận nhóm như “Bài thơ Nói với con của Y Phương gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình, quê hương đất nước?”
1.2. Giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm
Trên thực tế, trong một số bài học về Tiếng Việt, Tập làm văn cũng như một số văn bản (với các giờ Hướng dẫn tự học, ôn tập), cần cân nhắc để giao nội dung thảo luận nhóm ngay trong phần hướng dẫn học bài cuối giờ học trước để học sinh có nhiều thời gian chuẩn bị và phát huy năng lực tự học của các em. Chú ý các dạng giới thiệu về tác giả, tác phẩm; các bài ôn tập hoặc tổng kết; đặc biệt là chương trình địa phươngCần chú ý đến những câu hỏi phát huy khả năng tư duy, kích thích khả năng sáng tạo cho học sinh. Cần tạo cho học sinh thói quen chủ động, giáo viên có kế hoạch trong công việc và cần giám sát để động viên, hướng dẫn các em kịp thời.
2. Quá trình thực hiện trong giờ dạy học
2.1. Kết hợp hiệu quả hình thức hoạt động nhóm với các phương pháp dạy học truyền thống 
Để phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng phương pháp sao cho hiệu quả chứ không phải bản thân phương pháp đó. Việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nội dung bài học, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường, sự dẫn dắt của giáo viên Giáo viên cần lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học để học sinh được hoạt động tích cực về mặt nhận thức cũng như về mặt thực hành và tự khám phá tri thức mới. Mặt khác, chúng ta cũng không nên quan niệm một cách cứng nhắc rằng phương pháp này tích cực hơn hay phương pháp kia tốt hơn mà vấn đề là ở chỗ trên cơ sở nắm vững đặc điểm của chúng cần vận dụng sao cho hiệu quả theo mục đích dạy học, khả năng của giáo viên và học sinh. Do đặc trưng của dạy học môn Ngữ văn là sức mạnh của ngôn từ nên rất cần chú ý đến phương pháp thuyết trình. Đây là phương pháp tưởng như có thể làm cho học sinh thụ động nhưng chính ngôn ngữ của giáo viên đã ẩn chứa sức mạnh vô hình, vừa để lại những dư âm sâu lắng, vừa gợi ra bao nghĩ suy trong học trò. Như vậy, mặt bên trong của phương pháp thuyết trình đã thể hiện mức độ tính tích cực nhận thức của học sinh, đòi hỏi tư duy tìm tòi, sáng tạo của các em. Giáo viên phải nhận thức sâu sắc rằng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ hoặc thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống. Đối với môn Ngữ văn, do đặc thù tri thức của bộ môn, nên các phương pháp truyền thống nếu biết vận dụng hợp lý thì vẫn rất hiệu quả. Cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp thuyết trình, vấn đáp (những phương pháp này đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của nó trong những thập niên trước của thế kỉ hai mươi) Đồng thời, cần vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các phương pháp hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập phù hợp với hoàn cảnh dạy học bộ môn hiện nay như phương pháp thảo luận nhóm. Thực tiễn giảng dạy đã cho tôi hiểu rằng vận dụng hợp lý, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại sẽ mang lại hiệu quả khả quan.
2.2. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
Như chúng ta đã biết, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều năm gần đây, các giáo viên đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học theo hướng sử dụng CNTT như một phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học.Vì vậy, từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại như: máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, projector... vào dạy học là con đường hữu hiệu có tác dụng nâng cao hiệu quả tiết học. Mặt khác, nếu ứng dụng thành công CNTT vào dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung, vào việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nói riêng, thì chắc chắn học sinh sẽ hứng thú hơn. Đặc biệt, ở cấp THCS, do các em đã được trang bị kiến thức về CNTT nên giáo viên có thể huy động học sinh cùng tham gia xây dựng bài giảng qua các tình huống được thể hiện trên clip hoặc trình chiếu Powerpoint dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
2.3. Rèn luyện để tạo thói quen tốt cho học sinh trong thảo luận nhóm
Trước hết, cần yêu cầu học sinh soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. Đây là công việc phải được thực hiện một cách tự giác để học sinh bước đầu tự khám phá tri thức, cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Cần rèn cho học sinh có thói quen đọc tác phẩm kỹ càng, ghi nhớ và suy ngẫm những câu, những đoạn mà mình tâm đắc nhất.
Bên cạnh đó, cần rèn cho các em thói quen sẵn sàng hợp tác trong nhóm, trong lớp, có ý thức chuẩn bị các tình huống đóng vai được thầy cô giao về nhà một cách thật nhiệt tình, say mê và sáng tạo.	Rèn kỹ năng nói qua việc mạnh dạn trình bày ý kiến trước lớp và tranh luận phản bác với các nhóm khác.
Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến hình thức trình bày để phát huy sự sáng tạo cùng các năng lực cho học sinh như làm clip, trình chiếu Powerpoint.. Bên cạnh đó, cần rèn cho học sinh thói quen sử dụng hình thức sử dụng sơ đồ tư duy, nhằm giúp các em nắm vững kiến thức một cách khoa học, sáng tạo nhất. Tôi xin minh hoạ những cách trình bày ngộ nghĩnh mà thú vị của các em với một nội dung cụ thể trong bài “Ôn tập văn miêu tả” lớp 6 ở phần phụ lục.
2.4. Phát huy vai trò của giáo viên
Cần phải hiểu rằng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh không có nghĩa là hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò của giáo viên. Muốn vận dụng phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải thực sự trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập độc lập hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành kỹ năng, thái độ, tình cảm và niềm tin theo yêu cầu của nội dung, chương trình. Để đạt được điều đó, hoạt động của giáo viên phải đa dạng hơn, phức tạp hơn và khó khăn hơn nhiều. Khi vận dụng các phương pháp tích cực, giáo viên có sự giao tiếp thường xuyên với học trò. Vì vậy, giáo viên phải có chuyên môn, có kinh nghiệm sư phạm vững vàng, làm chủ được diễn biến của tiết học thì mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập của học sinh. Trên hết, giáo viên cần có tâm huyết và lòng nhiệt tình, thật sự say mê để sáng tạo và đổi mới không ngừng trong quá trình dạy học.
Về cách thức tổ chức học sinh thảo luận nhóm, trước hết, giáo viên phải dứt khoát trong động thái, nghiêm túc về tư thế tác phong sư phạm, linh hoạt trong xử lý tình huống. Ngoài ra, cần phải duy trì nề nếp lớp học do việc sử dụng hình thức hoạt động nhóm dễ gây ra những xáo trộn trong lớp. Cần phải có quy định về các nguyên tắc thảo luận nhóm cho học sinh. Bởi một lớp học không phải tất cả học sinh đều có ý thức tự giác trong học tập. Chính vì vậy, trong thời gian thảo luận giáo viên phải đề ra các quy định cho các nhóm, cụ thể là tất cả học sinh phải tham gia thảo luận cùng với nhóm. Ngoài ra, cần quy định rõ về thời gian thảo luận, thời gian trình bày để tránh tình trạng học sinh trình bày lan man, không đảm bảo thời gian cho tiết học. Phương pháp thảo luận nhóm nên chú trọng đối thoại, phát huy dân chủ rộng rãi, thông tin đa chiều nhưng cũng cần hướng vào trọng tâm, mục đích yêu cầu nội dung thảo luận tránh nói lan man, dài dòng. Giáo viên cũng cần hết sức chú ý đến phần nhận xét, đánh giá học sinh để khích lệ các em.
3. Một số ví dụ minh họa hình thức hoạt động nhóm
3.1. Bài “Thầy bói xem voi”( lớp 6)
Đây là một truyện ngụ ngôn xúc tích, truyền tải ý nghĩa rất sâu xa. Tác giả dân gian đã rất tinh tế và sâu sắc xây dựng cốt truyện đơn giản mà đầy dụng ý: năm ông thầy bói mù từ việc ngồi chuyện gẫu đến việc cùng “xem” voi và kết quả là một cuộc khẩu chiến gay gắt rồi một cuộc hỗn chiến đến “ toác đầu, chảy máu” chỉ vì ai cũng kiên quyết cho là mình phán đúng nhất về voi, nhất quyết phủ nhận ý kiến của người khác. Để học sinh nhận thức bài học ngụ ngôn một cách tự nhiên, tôi đã cho các em thảo luận nhóm: “Nếu được chứng kiến cảnh các thầy bói lao vào đánh nhau, em sẽ làm gì ?”. Đưa tình huống mở như vậy, học sinh đã rất hào hứng đưa ra ý kiến của nhóm mình và bổ sung, phản bác cùng các nhóm bạn. Qua đó, các em đã nhận thức được cần xem xét sự vật, sự việc một cách toàn diện, thấu đáo.
3.2. Bài “Cảnh ngày xuân”(lớp 9)
Để thấy rõ nét tài hoa của thi hào Nguyễn Du trong cách dùng từ, tôi đã đưa ra chủ đề thảo luận: “Chứng minh rằng trong sáu câu thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng từ láy rất tài tình”. Sau khi các nhóm trình bày, giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm, giúp học sinh nhận thấy: chỉ trong sáu câu thơ, Nguyễn Du sử dụng tới năm từ láy (tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ); có từ láy vừa gợi sắc thái cảnh vật, vừa gợi tâm trạng con ngườivà còn góp phần dự báo về điều không hay sắp xảy ra. Cảnh vật hiện lên với nét thanh, dịu dàng, tĩnh lặng đồng điệu với tâm trạng bâng khuâng tiếc nuối của con người.
Tiếp đó là một nội dung thảo luận về sự tài tình trong bút pháp tả cảnh ngụ tình của thi sĩ: Hai cặp câu thơ sau đều tả hình ảnh cây cầu và dòng sông. Vì sao chúng lại có sắc thái ý nghĩa khác nhau ?
“ Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
và “Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
Các ý học sinh cần nhận ra là cùng miêu tả một đối tượng (một cây cầu, một dòng sông) qua cái nhìn của cùng một nhân vật ở hai thời điểm rất gần nhau nhưng lại gắn với tâm trạng không giống nhau. Vì vậy, sắc thái cảnh vật cũng khác nhau. Khi Kiều đi du xuân trở về trong niềm bâng khuâng tiếc nuối, lại chuẩn bị gặp mộ Đạm Tiên thì cảnh vật vắng lặng, ảm đạm gợi buồn (cặp câu thơ thứ nhất). Nhưng ngay sau đó, khi nàng gặp Kim Trọng, những rung cảm về mối tình đầu “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e” đã khiến không không gian trở nên trong sáng, êm đềm, dịu nhẹ như ở chốn thần tiên. Qua hai tình huống tổ chức thảo luận nhóm, học sinh hiểu rõ hơn về tài năng sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình của thi hào Nguyễn Du.
3.3. Bài “Chuyện người con gái Nam Xương”(lớp 9)
Tôi đã cho học sinh thảo luận nhóm với nội dung: Nêu ý nghĩa của chi tiết “cái bóng” trong câu chuyện. 
Sau khi các nhóm trình bày, giáo viên chốt lại: Chi tiết này hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Trước hết, nó giúp người đọc hiểu được đức hạnh của Vũ Nương; đồng thời tạo ra bi kịch (chứa đựng những yếu tố dễ nghi ngờ, được nói ra từ miệng một đứa trẻ) của Vũ Nương; khắc hoạ đậm nét nỗi oan vô bờ của nàng khiến người đọc thêm căm phẫn xã hội phong kiến bất công, tàn ác. Đây là chi tiết làm câu chuyện phát triển, không có nó ta không thể biết được hoàn cảnh và số phận, tính cách của Vũ Nương.
Sau đó là nội dung: “Chuyện người con gái Nam Xương” đáng lẽ có thể kết thúc ở chi tiết Vũ Nương tự tử ở bến Hoàng Giang nhưng tác giả đã thêm vào một đoạn truyện có rất nhiều yếu tố truyền kì. Nêu ý nghĩa của những yếu tố đó.
Từ ý kiến các nhóm, giáo viên tổng kết những ý nghĩa của chi tiết này: Trước hết, chi tiết cái bóng khẳng định được bản chất tốt đẹp của Vũ Nương: được sống bình yên, đầy đủ dưới thuỷ cung vẫn ý thức được bổn phận làm vợ, làm con. Nó còn góp thêm một tiếng nói chứng minh cho chân lý “ ở hiền gặp lành”, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta: người tốt gặp oan ức sẽ có ngày được đền trả. Đặc biệt, nó tạo ra kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện vì Vũ Nương trở về lộng lẫy, trang trọng từ một cuộc sống bình yên, sung sướng; nàng trở về từ chính nơi âm thầm ra đi khiến người đọc cảm nhận được cuộc sống của nàng như không hề đứt đoạn, nàng đã trở về trong ánh sáng của đàn tràng giải oan do chính Trương Sinh dựng nên. Tuy nhiên, đây cũng là kết thúc không có hậu vì cuộc sống dưới thuỷ cung chỉ là cuộc sống ảo, tác giả chỉ thêm vào câu chuyện nhằm làm tăng thêm tính chất truyền kì và hoàn chỉnh nét đẹp của nhân vật; hình ảnh Vũ Nương trở về chỉ là hình ảnh ảo, lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất bởi nếu nàng có trở về thì cũng không thể chắp vá được những mảnh vỡ của hạnh phúc; bé Đản mãi mãi thiếu vắng sự chăm chút yêu thương của người mẹ, vợ chồng mãi xa nhau và phần mộ tổ tiên vẫn thiếu một bàn tay chăm sóc.
3.4. Bài “Bến quê” (hướng dẫn đọc thêm) của Nguyễn Minh Châu (lớp 9)
Trước hết, sau khi học sinh nêu được tình huống truyện, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận về ý nghĩa của những tình huống truyện để các em hiểu được thông qua tình huống truyện, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm tới người đọc những suy tư chiêm nghiệm về cuộc đời con người. Đó là cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn; trên đường đời, con người thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình; bình thường, con người không dễ gì nhận ra sự giàu có và mọi vẻ đẹp ở những sự vật bình dị quanh ta. Tuy nhiên, đây là bài hướng dẫn đọc thêm nên giáo viên có thể đưa ra nội dung để học sinh thảo luận, tìm hiểu ở nhà. Giáo viên kết hợp tổng kết trong giờ ôn tập.
Cũng trong bài học này, để học sinh hiểu sâu sắc ý nghĩa tác phẩm cũng như sự tài hoa của Nguyễn Minh Châu trong việc sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, giáo viên cho các em thảo luận nội dung: Nêu ý nghĩa nhan đề “Bến quê”. Từ đó, giáo viên tổng kết ý kiến của các em: Nghĩa thực là bến đò quê hương, bờ bãi bên kia sông, nơi con người sinh ra và lớn lên. Nghĩa tượng trưng là vẻ đẹp gần gần gũi, bình dị, thân thiết và giàu có mà đến tận cuối đời Nhĩ mới phát hiện và trân trọng. Bến quê thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt của Nhĩ trước những gì thân quen, thương yêu nhất như người vợ của anh và những gì hồn nhiên, gần gũi nhất như bầy trẻ, ông lão hàng xóm... Bến quê còn biểu tượng cho những gì thuần phác nhất, cổ xơ nhất của mảnh đất đã sinh ra và nhận ta về khi nhắm mắt xuôi tay...Từ đó, học sinh càng hiểu sâu sắc chủ đề của truyện ngắn có kiểu nhân vật tư tưởng. Đồng thời các em cũng hiểu được thông qua “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu muốn thức tỉnh ở mỗi con người những vẻ đẹp bình dị, gần gũi và rất giàu có của gia đình, quê hương
3.5. Bài “Nghĩa tường minh và hàm ý”(lớp 9)
Đây là bài học nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về ý nghĩa ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày và trong thơ văn. Trong khi soạn bài, tôi đã xây dựng nội dung hoạt động thảo luận nhóm sao cho thật gần gũi, đời thường để các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên nhất từ những tình huống do chính các em xây dựng. Tôi đã giao bài tập thảo luận nhóm cho học sinh chuẩn bị ở nhà với nội dung: Xây dựng đoạn đối thoại có sử dụng hàm ý trong thời gian tối đa là hai phút để người theo dõi giải đoán được hàm ý và nhận xét tác dụng của hàm ý. Các học sinh trong nhóm đã thảo luận để thống nhất việc xây dựng kịch bản theo nội dung bài tập dưới sự gợi ý của giáo viên. Sau đó, các nhóm đã phân công thực hiện tình huống dưới hình thức sắm vai và chính các em ở hai nhóm đã quay phim (bằng máy ảnh, điện thoại,) rồi đưa lên máy tính và sử dụng để trình chiếu. Trên lớp, khi được xem đoạn clip, học sinh rất bất ngờ trước khả năng diễn xuất của các bạn và hào hứng nhận xét, bày tỏ quan điểm. Từ đó, các em hiểu được hiệu quả của việc sử dụng hàm ý trong giao tiếp là tạo ra sự tế nhị, kín đáo. Đồng thời, học sinh cũng hiểu được cần sử dụng hàm ý với thái độ thân thiện, hướng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Như vậy, các em đã hiểu được kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ một cách hết sức tự nhiên.
Bên cạnh đó, để học sinh tránh những tình huống sử dụng hàm ý với mục đích không đẹp (mỉa mai, dè bỉu người khác), giáo viên cũng có thể giao bài tập về nhà từ giờ học trước: xây dựng tình huống sử dụng hàm ý với mục đích không đẹp này. Sau đó, cho học sinh nhận xét về cách sử dụng hàm ý của nhân vật. Một số nhóm đã ghi hình đoạn hội thoại thể hiện tình huống và diễn xuất khá tự nhiên. Vì đây là một tình huống rất đời thường (hai bạn bàn luận về trường hợp một bạn cùng lớp được điểm cao môn Văn, một bạn tỏ ý ngưỡng mộ, một bạn tỏ ý ghen tị một cách kín đáo bằng cách sử dụng hàm ý) nên các em đã rất hào hứng bày tỏ quan điểm của mình. Đại đa số các em đều thấy được là không nên có thái độ như nhân vật trong tình huống. Theo tôi, qua đó, học sinh đã có sự nhận thức của riêng mình để từ đó biết tránh sử dụng hàm ý vào những mục đích không tốt. 
3.6. Bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (lớp 9)
Trong hoạt động thứ nhất: Hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ, giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận: Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu từ “giọt” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được nói đến ở câu thơ trước đó. Ý kiến của em thế nào?
Các nhóm có rất nhiều ý kiến trái chiều và đều đưa ra lý lẽ để bảo vệ ý kiến của mình. Tôi đã tổng kết ý kiến của các nhóm để tự các em nhận thấy ý kiến nào là phù hợp hơn: Hiểu từ “giọt” ở đây là giọt mưa xuân hay giọt âm thanh đều có phần hợp lý. Mưa xuân cũng là một nét quen thuộc của khun

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_day_ho.doc