Báo cáo biện pháp Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng dạy môn sinh học lớp 8

Hình thức kiểm tra trực quan, tự luận thường có số lượng câu hỏi ít có tính tổng quát cao, học sinh tự do diễn đạt song mất nhiều thời gian để suy nghĩ và viết. Giáo viên dễ soạn nhưng khó chấm, khó cho điểm chính xác, chất lượng tuỳ thuộc vào kỹ năng của giáo viên chấm bài.

 Hình thức kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường là nhiều câu hỏi và có tính chuyên biệt cao, học sinh cần dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. Đối với giáo viên tuy khó soạn song lại dễ chấm, dễ cho điểm chính xác. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là: trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức khác nhau, học sinh không thể học tủ, học vẹt mà phải học hiểu. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường được dùng để kiểm tra cuối bài, kiểm tra 15 phút hoặc cuối năm học.

 

doc 20 trang Chí Tường 20/08/2023 3900
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng dạy môn sinh học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng dạy môn sinh học lớp 8

Báo cáo biện pháp Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng dạy môn sinh học lớp 8
 đoạn của quá trình dạy học, đã hoàn thành đến mức độ nào về kiến thức, kỹ năng. Kiểm tra đánh giá còn phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với học sinh, qua đó tìm ra những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập của học sinh. Xác định được những nguyên nhân dẫn đến lệch lạc về phía người dạy cũng như người học từ đó điều chỉnh vê nội dung, phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.
	Kiểm tra đánh giá không phải là vấn đề mới đối với giáo viên nhưng trong quá trình dạy học đa số giáo viên không thực sự quan tâm đến vấn đề này nên việc kiểm tra đánh giá còn mang tính chiếu lệ, hời hợt , không phát huy được tính tích cực của học sinh .Vì vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
	Đổi mới khâu kiểm tra đánh giá trước hết là đổi mới trong suy nghĩ của giáo viên trong vấn đề này. Giáo viên cần vận dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau, có thể là kiểm tra trực quan, tự luận hoặc kiểm tra khách quan (sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan).
 Hình thức kiểm tra trực quan, tự luận thường có số lượng câu hỏi ít có tính tổng quát cao, học sinh tự do diễn đạt song mất nhiều thời gian để suy nghĩ và viết. Giáo viên dễ soạn nhưng khó chấm, khó cho điểm chính xác, chất lượng tuỳ thuộc vào kỹ năng của giáo viên chấm bài.
 Hình thức kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường là nhiều câu hỏi và có tính chuyên biệt cao, học sinh cần dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. Đối với giáo viên tuy khó soạn song lại dễ chấm, dễ cho điểm chính xác. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là: trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức khác nhau, học sinh không thể học tủ, học vẹt mà phải học hiểu. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường được dùng để kiểm tra cuối bài, kiểm tra 15 phút hoặc cuối năm học.
 Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của việc đổi mới về kiểm tra đánh giá tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm nhỏ được đúc rút trong thực tế giảng dạy trong thời gian vừa qua đó là: “Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng dạy môn sinh học lớp 8”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của cấp THCS, căn cứ vào nội dung chương trình , phương pháp đánh giá để phát hiện, phát huy toàn diện năng lực, trí tuệ của học sinh, đánh giá kỹ năng, kỹ xảo thì việc sử dụng trắc nghiệm khách quan là hoàn toàn hợp lý bởi vì:
Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức nhiều khía cạnh khác nhau do đó làm tăng độ tin cậy trong việc kiểm tra đánh giá học sinh.
Đảm bảo tính khách quan, chính xác khi chấm điểm, không phụ thuộc vào tâm tư tình cảm của người chấm.
Gây hứng thú, kích thích tính tích cực của học sinh vì đây là một hình thức kiểm tra mới. Học sinh có thể tự đánh giá kết quả bài làm của mình ngay sau khi làm xong.
2. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy học kỳ I vừa qua và quá trình giảng dạy sinh học trong những năm học trước, qua tình hình cơ sở vật chất của nhà trường, sự tham gia ý kiến và cùng thực hiện áp dụng của đồng nghiệp, đặc biệt là quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh tôi thấy điều này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thực trạng hiện nay nhất là của trường tôi đang giảng dạy.
III. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu và áp dụng Câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhằm mục đích thực hiện theo yêu cầu đổi mới giáo dục trong đó có khâu đổi mới kiểm tra nhằm đánh giá học sinh một cách toàn diện về năng lực, trí tuệ, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ. Phát hiện những sai sót, lệch lạc về mặt nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên để đạt được mục tiêu dạy học.
2. Đối tượng nghiên cứu
 Tất cả học sinh khối 8 trường THCS Phan Đình Giót.
3. Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu tài liệu và dựa vào thực tế giảng dạy
 Dạy thực nghiệm
 Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
B. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN
1. Trắc nghiệm khách quan là gì?
Trắc nghiệm khách quan là phương tiện nhằm khảo sát khả năng học tập của học sinh về các môn học, thông qua điểm số của các bài khảo sát để đo lường khả năng học tập của học sinh.
2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Sau đây tôi xin đưa ra một số dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, để kiểm ra đánh giá học sinh ở môn sinh học 8 với những ưu điểm, nhược điểm và những điểm cần lưu ý khi sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Dạng 1: Câu nhiều lựa chọn:
* Câu hỏi gồm 2 phần: phần dẫn và phần lựa chọn
 Phần dẫn là một câu hỏi hay là một câu chưa hoàn chỉnh.
Phần lựa chọn gồm một số phương án trả lời cho câu hỏi hay phần bổ xung cho câu được hoàn chỉnh. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trong đó chỉ có một phương án đúng những phương án còn lại gọi là “nhiễu”
 * Ưu điểm:
	 Dễ xây dựng, kiểm tra được kiến thức cơ bản của học sinh, học sinh hiểu bài.
 * Nhược điểm:
Không đánh giá được mức độ nhận thức cao hơn như phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Ví dụ : Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu cho câu trả lời đúng:
1. Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch là:
a. sự chênh lệch huyết áp trong hệ mạch.
b. nhờ sự đàn hồi của thành mạch 
c. nhờ sự co bóp của các cơ bắp ảnh hưởng thành tĩnh mạch; sức hút của lồng ngực (khi hít vào) và của tâm nhĩ (khi thở ra)
d. câu a, b đúng
2. Vai trò của da là:
a. bảo vệ cơ thể.
b. bài tiết chất cạn bã.
c. tạo nên vẻ đẹp của con người.
d. điều hòa thân nhiệt.
3. Chức năng quan trọng nhất của hệ hô hấp là sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài diễn ra ở:
a. khoang mũi
b. thanh quản
c. khí quản và phế quản
d. phổi
Chú ý:
Phần gốc có thể là một câu hỏi hoặc câu bỏ lửng và phần lựa chọn là đoạn bổ xung, để phần gốc trở nên đủ nghĩa.
Phần lựa chọn nên là từ 3 đến 5 câu. Cố gắng sao cho những câu “nhiễu” gài bẫy đều hấp dẫn như nhau.
Tránh cho ở một câu hỏi nào đó có hai câu lựa chọn, đều là đúng nhất.
Dạng 2. Câu ghép đôi
* Đây cũng là dạng đặc biệt của câu nhiều lựa chọn. Loại câu này thường có hai dãy thông tin. Một dãy thường là câu hỏi (câu dẫn). Một dãy là những câu trả lời ( câu lựa chọn ). Học sinh phải tìm ra từng cặp câu trả lời ứng với câu hỏi.
* Ưu điểm:
Dễ xây dựng, tiết kiệm thời gian và không gian xây dựng, trình bày và trả lời câu hỏi thuận lợi trong việc đánh giá kiến thức cơ bản.
* Nhược điểm:
Học sinh dễ trả lời bằng cách loại trừ, không cho thấy khả năng sử dụng thông tin đã kết nối.
Ví dụ : Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ởi cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A:
Các cơ quan (A)
Chức năng (B)
Màng xương
Mô xương cứng
Tủy xương
Mạch máu
Sụn đầu xương
Sụn tăng trưởng
a. nuôi dưỡng xương.
b. sinh hồng cầu, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa mỡ ở người già.
c. chứa tủy vàng ở người lớn.
d. giúp xương dài ra.
e. giúp cho xương lớn lên về chiều ngang.
f. làm giảm ma sát trong khớp xương.
g. chịu lực, đảm bảo vững chắc.
h. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.
Đáp án: 1.., 2., 3, 4.., 5 .., 6.
Chú ý:
- Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên cùng thuộc một loại có liên quan đến nhau để học sinh có thể nhầm lẫn.
- Cột câu hỏi và câu trả lời có thể không bằng nhau, nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chon.
Dạng 3. Câu “đúng-sai”
* Với dạng này đưa câu dẫn xác định ( thông thường không phải là câu hỏi) yêu cầu học sinh trả lời câu đó là đúng (Đ) hay sai (S). Thực chất đây là dạng đặc biệt của dạng nhiều lựa chọn.
Ưu điểm :
- Có thể đặt nhiều câu hỏi trong một thời gian nhất định
- Dễ viết hơn câu nhiều lựa chọn 
Nhược điểm:
Xác suất đoán mò cao (50%). Dễ khuyến khích học thuộc lòng
Cách dùng từ đôi khi không thống nhất giữa người soạn và người trả lời.
Ví dụ: Điền đúng (Đ), sai (S) vào đầu mỗi câu.
a. Cơ quan bài tiết chủ yếu và quan trọng nhất là thận thải nước tiểu.	
b. Phần tuỷ của thận có chứa nang thận.
c. Nước tiểu đầu được hình thành do quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận.
d. Người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường ) trong nước tiểu chính thức có xuất hiện glucozơ.
Chú ý :
Khi viết loại câu này nên:
Chọn câu dẫn mà học sinh trung bình khó nhận ra ngay là đúng hay sai.
 Không nên trích nguyên những câu trong SGK.
Cần đảm bảo tính đúng sai là chắc chắn.
Tránh dung những cụm từ “tất cả”, “không bao giờ”, “thường”, “đôi khi” Có thể dễ dàng nhận ra đúng sai.
Không nên bố trí số câu đúng bằng câu sai và sắp xếp theo tính chu kỳ.
Dạng 4. Câu điền khuyết
* Loại câu này có thể có hai dạng: có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hoặc có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống để học sinh phải điền bằng một từ, một nhóm từ hoặc ký hiệu thích hợp.
Ví dụ: Điền vào chỗ trống (.) để hoàn thành câu sau :
Tim khoẻ sẽ làm cho máu hoạt động tốt . Ta cần phải  và chế độ sinh hoạt ăn uống điều hoà , vệ sinh làm cho cơ tim khoẻ, sinh công lớn, tăng sức co tim để lượng máu đến  mà không cần tăng nhịp tim.
 * Ưu điểm :
- Dễ khảo sát khả năng nhớ kiến thức của học sinh.
- Dùng thay cho trường hợp khi không tìm được số “nhiễu” tối thiểu cần thiết cho câu nhiều lựa chọn.
 * Nhược điểm :
- Khó chấm điểm, điểm số đôi khi thiếu khách quan.
 Chú ý :
Đảm bảo cho mỗi câu để chống chỉ có thể điền một từ thích hợp
Từ điền nên là danh từ và là từ có nghĩa nhất trong câu 
Mỗi câu nên chỉ có từ 2-3 chỗ trống được bố trí ở giữa hoặc cuối câu.
 Khoảng trống nên có độ dài bằng nhau để học sinh không đoán được là từ dài hay ngắn.
Dạng 5. Câu hỏi và câu trả lời ngắn.
* Sử dụng câu hỏi ngắn để kiểm tra về một nội dung cụ thể, thường được dùng để kiểm tra về đặc điểm cấu tạo, đời sống. 
Ví dụ: 
Quan sát hình vẽ cấu tạo của tim, trả lời câu hỏi sau :
* Ưu điểm :
 - Dễ xây dựng, dễ vận dụng ở nhiều thể loại bài khác nhau
* Nhược điểm : 
- Đôi khi không thống nhất giữa người đặt câu hỏi với người trả lời câu hỏi dẫn đến câu trả lời thiếu chính xác, thiếu trọng tâm.
1, Nêu hình dạng của tim ?
2, Tim người có mấy ngăn?
3. Đặc điểm thành tâm nhĩ?
 Chú ý :
 - Câu hỏi rõ ràng, xúc tích, ngắn gọn.
 - Phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Dạng 6. Sử dụng hình vẽ hoặc tranh câm.
 * Yêu cầu học sinh chỉ trên tranh hoặc ghi chú thích cho tranh câm.
 * Ưu điểm :
 - Kiểm tra được nhiều kiến thức.
 - Phát huy được óc quan sát tìm tòi của học sinh
 * Nhược điểm :
 - Khó thiết kế, chỉ có thể áp dụng được một số loại nhất định.
6
1
10
8
9
2 
5
7
Hãy chú thích cho hình vẽ dưới đây:
4
3
11
 5
H 47.2- Bán cầu não trái
2
3
4
1
7
6
Chú ý :
 Hình vẽ phải rõ ràng. Phải là những hình mà học sinh đã được làm quen.
II. CÁC BƯỚC BIÊN SOẠN ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN	 
Bước 1. Xác định yêu cầu.
Giáo viên cần xác định rõ đề kiểm tra là phương tiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học song một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình của một lớp học, của một cấp học.
Bước 2. Xác định mục tiêu giảng dạy.
 Để xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan được tốt cần liệt kê chi tiết mục tiêu giảng dạy cụ thể của từng bài, từng chương, từng phần, từng lớp và từng cấp học .Trên cơ sở đó đánh giá mức độ nhận thức, các hành vi năng lực của người học cũng như kết quả của người dạy.
 Bước 3. Xác định nội dung, hình thức kiểm tra.
1. Lựa chọn câu hỏi ở dạng nào cho phù hợp. số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó để đánh giá ở mức độ nhận thức khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
2. Căn cứ vào đặc thù của từng môn học mà dành thời gian thích hợp cho câu hỏi dạng tự luận. dạng trắc nghiệm khách quan. Đối với bộ môn sinh học tỷ lệ giữa câu hỏi tự luận và câu trắc nghiệm khách quan nên là 70%-30%.
Bước 4. Thiết kế hệ thống câu hỏi.
- Tuỳ mức độ khó và nội dung của câu hỏi được xây dựng dựa vào hệ thống mục tiêu giảng dạy, nội dung cần kiểm tra.
 - Hình thức trắc nghiệm khách quan có nhiều câu hỏi vì vậy cần phân bố tỉ lệ hợp lý, có thể là : 80% câu nhiều lựa chọn. 10% câu ghép đôi, 5% câu điền khuyết, 5% câu đúng sai (tính theo tổng số câu trắc nghiệm khách quan).
 Bước 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm.
* Xây dựng đáp án :
Cần xây dựng đáp án cụ thể, chi tiết, từ đó một lần nữa kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý, logic của câu hỏi đặt ra.
* Biểu điểm :
+ Đối với bài kiểm tra sử dụng 100% câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Điểm tối đa toàn bài là 10 chia đều cho khối lượng câu hỏi toàn bài.
+ Đối với hình thức kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm khách quan : 
Điểm tối đa toàn bài là 10 thì dựa vào thiết kế thời gian: dành cho 70% thời gian tự luận, 30% thời gian trắc nghiệm khách quan thì điểm số cho câu hỏi tự luận là 7, các câu trắc nghiệm khách quan là 3, vậy nếu có 6 câu trắc nghiệm khách quan thì mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 
III. ÁP DỤNG CỤ THỂ - MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA 
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I
MÔN: SINH HỌC 8
Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: 
Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để được đáp án đúng trong bảng cho dưới đây:
Cột A (Các loại tế bào)
Cột B (đặc điểm tế bào)
1- Hồng cầu
a. trong suốt, kích thước lớn, có nhân
2- Bạch cầu
b. chỉ là các mảnh tế bào chất của tế bào mẹ
3- Tiểu cầu
c. màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân
Đáp án: 1., 2.., 3.
Câu 2:
Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống thành câu trả lời đúng:
- Xương gồm 2 thành phần chính là chất..và chất.
Sự kết hợp của 2 thành phần này làm cho xươngvà
- Xương người già giòn và dễ gãy hơn xương trẻ em vì tỷ lệ chất cốt giao ở người giàtỷ lệ chất vô cơ.
Câu 3:
Hãy điền dấu + (nếu đúng) vào các đặc điểm bộ xương của người hoặc thú theo bảng sau:
Đặc điểm bộ xương
Người
Thú
1- Tỷ lệ sọ lớn hơn mặt
2- Xương mặt không lồi cằm
3- Xương trán thẳng
4- Cột sống đứng có dạng chữ S
5- Lồng ngực rộng theo hướng trước sau
6- Lồng ngực rộng hai bên
7- Xương góp phát triển, kéo dài ra sau
8- Xương chi trên còn tham gia vận chuyển cơ thể
9- Lòng bàn chân có vòm cung
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 8
 Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Chức năng của cầu thận là:
a. lọc máu và hình thành nước tiểu đầu.
b. lọc máu và hình thành nước tiểu chính thức.
c. hình thành nước tiểu và thải nước tiểu.
d. lọc máu , hình thành nước tiểu và thải nước tiểu.
2. Biện pháp nào có thể dùng để rèn luyện da?
a. Để da bị xây xát.
b. Tắm nước lạnh.
c. Không cần đội mũ khi trời nắng.
d. Tập chạy buổi sáng, phơi nắng từ thời điểm 8h- 9h.
3. Hệ thần kinh gồm:
a. bộ phận ngoại biên và hạch thần kinh.
b. bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
c. não bộ, tủy sống và dây thần kinh.
d. não bộ, dây thần kinh và hạch thần kinh.
4. Cơ quan nào có chức năng điều khiển các hoạt động của nội quan?
a. Trụ não.
b. Tiểu não.
c. Đại não.
d. Não trung gian.
Câu 2: Chọn nội dung ở cột B ghép với nội dung ở cột A để có câu trả lời đúng:
A. Các tật của mắt
B. Nguyên nhân
1. Cận thị
2. Viễn thị
a. bẩm sinh do cầu mắt ngắn.
b. do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách làm cho thể thủy tinh luôn phồng.
c. bẩm sinh do cầu mắt dài.
d. thể thủy tinh bị lão hóa mất tính đàn hồi.
e. đọc sách nơi thiếu ánh sáng.
Đáp án: 1......, 2........
ĐỀ THI HỌC KÌ I. ĐỀ 1
MÔN: SINH 8
 Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: 
Chọn nội dung ở cột B ghép với nội dung ở cột A để có câu trả lời đúng:
A- Cơ quan
B- Chức năng
1. Khoang mũi
a. dẫn khí có lông rung động bảo vệ và có tuyến nhày.
2. Thanh quản.
b. thực hiện sự trao đổi khí.
3. Khí quản và phế quản.
c. cơ quan phát âm và dẫn khí.
4. Phổi
d. làm ẩm, sưởi ấm, giữ bụi diệt khuẩn cho không khí đi vào.
Đáp án: 1., 2, 3, 4
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái tước câu trả lời đúng :
1. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào xảy ra do:
	A. Sự khuếch tán khí nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn.
	B. Sự khuếch tán khí nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn.
	C. Do không có sự chênh lệch về nồng độ của các khí
	D. Cả 3 ý đều sai.
2. Sự tiêu hoá ở ruột non diễn ra:
A. Biến đổi lý học .
B. Biến đổi hoá học.
C. Không có biến đổi hoá học.
D. Có hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng.
ĐỀ THI HỌC KÌ I. ĐỀ 2
MÔN: SINH 8
 Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
1. Trong dịch vị có enzim nào sau đây:
a. amylaza
b. trepsin
c. pepsin
d. cả 3 loại
2. Người có nhóm máu A có thể cho người có nhóm máu nào?
a. Người có nhóm máu O.
b. Người có nhóm máu A.
c. Người có nhóm máu B.
d. Người có nhóm máu AB.
3. Khi tâm thất co máu được bơm tới:
a. động mạch phổi.
b. vòng tuần hoàn lớn.
c. vòng tuần hoàn nhỏ.
d. tâm nhĩ trái.
4. Ở dạ dày có thể tiêu hóa được loại thức ăn nào sau đây?
a. Thịt bò nạc .
b. Bánh mì.
c. Thịt mỡ.
d. Cả bánh mì và thịt mỡ.
Câu 2: Điền chú thích vào hình vẽ sau
Cung phản xạ
ĐỀ THI HỌC KỲ II - ĐỀ 1
MÔN: SINH HỌC 8
 Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hãy điền dấu + vào loại phản xạ nào cho phù hợp với tính chất ở cột bên
Tính chất
Phản xạ có điều kiện
Phản xạ không điều kiện
Bẩm sinh
Phải qua quá trình luyện tập
Cung phản xạ đơn giản
Mang tính cá thể
Có trung khu ở võ não
Mang tính chất loài
Có trung ở khu trụ não, tuỷ sống
Có hình thành đường liên hệ tạm thời
Có tính bền vững
Dễ mất đi nếu không được củng cố
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
1. Tuyến tuỵ là tuyến
	a. Chỉ có hoạt động nội tiết
	b. Chỉ có hoạt động ngoại tiết
	c. Vừa hoạt động nội tiết, vừa hoạt động ngoại tiết.
	d. Cả a, b c đều sai.
2. Hoóc môn có tác dụng điều hoà đường huyết là:
a. Insulin	 b. Glucagon 	 c. Ađrenalin 	 d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 3: Trong các tuyến nội tiết, tuyến nào quan trọng và giữa vai trò chỉ đạo hoạt dộng của hầu hết các tuyến nội tiết khác?
a. Tuyến giáp b. Tuyến yên	 c. Tuyến tuỵ	 d. Tuyến trên thận
ĐỀ THI HỌC KỲ II - ĐỀ II
MÔN: SINH HỌC 8
Câu 1: Đánh dấu X vào ô đúng.
Các tuyến
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
1. Tuyến nước bọt
2. Tuyến tuỵ
3. Tuyến gan
4. Tuyến ruột
5. Tuyến mồ hôi
6. Tuyến yên
7. Tuyến giáp
8. Tuyến trên thận
9. Tuyến cận giáp
10. Tuyến sinh dục
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau:
1. Làm cho tim đập nhanh và mạch co lại là các chất hoóc môn nào?
a. Ađênalin	b. Axêtincôlin	c. Insulin	d. Glucgôn
2. Chuyển hoá Glucôgen thành Glucôzơ làm tăng đường huyết là nhờ vai trò của hoóc môn:
a. glucgôn	b. ađênalin	c. insulin	d. câu a, b đúng
3. Hoóc môn của thuỳ trước tuyến yên, nếu tiết nhiều hơn bình thường sẽ:
a. Kích thước sự tăng trưởng, làm cho người cao quá mức bình thường.
b. Làm cho người lùn
c. Làm cường độ trao đổi chất tăng nhiều
d. Thần kinh luôn bị kích thích, hốt hoảng.
C. PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. KẾT QUẢ
Trong năm học 2014-2015 áp dụng đổi mới kiểm tra đánh giá đối với khối lớp 8 kết quả kiểm tra cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi được nâng lên rõ rệt. Qua thống kê tỉ lệ % giỏi, khá, trung bình, yếu của học kỳ I và nửa học kỳ II ở khối lớp 8 như sau:
Lớp
Đầu học kỳ I
Cuối học kỳ I
Giữa học kỳ II
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
8A1
27%
40%
33%
0
36%
41%
23%
0
53%
45%
2%
0
8A2
21%
39%
37%
3%
26%
38%
36%
0
39%
40%
21%
0
8A3
22%
37%
38%
3%
29%
41%
30%
0
41%
43%
16
0
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong năm học 2014-2015, quán triệt tinh thần đổi mới, kiểm tra đánh giá. Trong đó đặc biệt chú trọng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá học tập của học sinh, được vận dụng trong giảng dạy môn sinh học ở trường THCS Phan Đình Giót đã thu được kết quả tốt. Đồng thời việc “Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá học tập của học sinh” còn được xây dựng thành chuyên đề và triển khai trong tổ, nhóm chuyên môn và đã thu được những thành công rực rỡ. Qua đó chúng tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau.
- Đối với giáo viên: 
Khi ra đề kiểm tra, ph

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_bang_cau_hoi_tra.doc