SKKN Thiết kế bài tập và tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh THPT qua dạy chủ đề phương trình đường thẳng
Dạy học theo nhóm - hình thức tổ chức dạy học hợp tác hiệu quả.
- Khái niệm dạy học theo nhóm.
Về mặt thuật ngữ, dạy học theo nhóm được các tác giả nêu ra dưới những cách gọi khác nhau: là phương pháp dạy học; là hình thức tổ chức dạy học hoặc là phương tiện theo nghĩa rộng. Tuy có những quan niệm rộng, hẹp khác nhau nhưng các tác giả đều đưa ra những dấu hiện chung của dạy học theo nhóm là mối quan hệ giúp đỡ, gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm.
Trên cơ sở những quan niệm khác nhau, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau: ''Dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm''.
Định nghĩa này nhấn mạnh một số điểm sau: dạy học theo nhóm ở đây được coi là một phương pháp dạy học; những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm học sinh; học sinh trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm.
- Vai trò của dạy học theo nhóm.
+ Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho học sinh tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.
+ Đặc biệt, khi học sinh học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, động cơ bên trong, thời gian dành cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán. Nhóm làm việc còn cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình - hỏi, biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận và giải thích. rất nhiều những kỹ năng nhận thức được hình thành, như: biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau bằng ngôn ngữ và phương thức tác động qua lại, phát triển sự tự tin vào bản thân như là người học và trong việc chia sẻ ý tưởng với sự tiếp thu có phê phán (của nhiều người cùng nghe về một vấn đề). Hay nói cách khác, học sinh trở thành chủ thể đích thực của hoạt động học tập của cá nhân mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế bài tập và tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh THPT qua dạy chủ đề phương trình đường thẳng
tạo môi trường làm việc cởi mở thân thiện cho cả nhóm, thư kí có trách nhiệm ghi chép tất cả các ý kiến, ý tưởng của các thành viên. Tóm lại, hoạt động làm việc nhóm diễn ra dưới hình thức và thứ tự như thế nào thì công việc của các thành viên là tìm kiếm thông tin, tài liệu cố gắng hiểu được vấn đề, sau đó là sự chia sẻ hiểu biết với các thành viên còn lại và cuối cùng nhóm phải tổng hợp, phân tích các ý kiến, phù hợp hay không để giải quyết nhiệm vụ được giao. KĨ THUẬT MẢNH GHÉP, KWL, SƠ ĐỒ TƯ DUY Thiết kế các hoạt động có sử dụng kĩ thuật mảnh ghép Nguyên tắc thiết kế Để định hướng cho việc thiết kế và vận dụng các hoạt động có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, chúng tôi đã xây dựng một số hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau: Về nội dung: các nhiệm vụ giao cho học sinh tìm hiểu phải đảm bảo tính vừa sức và cụ thể. Thành lập nhóm “mảnh ghép” phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”. Các học sinh “chuyên gia” có thể có trình độ khác nhau, nhưng cần đảm bảo sự cân bằng ở mức độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở nhóm “mảnh ghép”. Các hoạt động cần hướng đến việc phát huy năng lực giải quyết vấn đề, kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Số lượng mảnh ghép không quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể dạy lại kiến thức cho nhau. Quy trình thiết kế Quy trình thiết kế gồm 6 bước sau đây: Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. Bước 2: Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia”: các nội dung chủ đạo, bổ trợ, các nội dung nội môn và liên môn Bước 3: Xác định và chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan cần thiết để hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia” Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép” Bước 6: Tổ chức thực hiện Kĩ thuật KWL Nguyên tắc tổ chức cơ bản của kĩ thuật KWL là mỗi nhóm học sinh viết ra tất cả các kiến thức, những điều mà học sinh trong nhóm đã biết (Know) và những nội dung mà các học sinh trong nhóm muốn học hỏi, tiếp thu về vấn đề đang thảo luận (Want) trước khi trải nghiệm, thực hiện các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, sau khi được tham gia trãi nghiệm, thực hiện hoạt động học tập, các em trong nhóm viết lại những điều, nội dung các em vừa học được (Learn). Kĩ thuật sơ đồ tư duy Khi cần tổng hợp lại kiến thức sau mỗi bài, chương việc tổng hợp lại kiến thức là bước quan trọng không thể thiếu để giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện nhất về bài học cũng như giúp ta tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức. Từ đó giúp hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, những phương pháp như kẻ bảng hay tổng hợp bằng cách ghi chép thường mang tới cho người học sự nhàm chán và hiệu quả không cao vì thế lựa chọn sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức là giải pháp vô cùng hữu hiệu. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP, KWL, SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG BÀI PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG HÌNH HỌC 10 VÀ HÌNH HỌC 12 Bài thứ nhất: Bài 3: Phương trình đường thẳng (Hình học lớp 10) Thời lượng: 2 tiết MỤC TIÊU Kiến thức Học sinh biết: Khái niệm vectơ chỉ phương - phương trình tham số của đường thẳng. Khái niệm vectơ pháp tuyến - phương trình tổng quát của đường thẳng. Năng lực - Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót. Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập. Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp. Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học. Phẩm chất Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới ,biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao. Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Kiến thức về đồ thị hàm số bậc nhất, vectơ, các phép toán về hệ trục tọa độ. Máy tính, ti vi. Bảng phụ. Bút lông Giấy A0 Phiếu học tập. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Phần véc tơ chỉ phương - phương trình tham số của đường thẳng, véc tơ pháp tuyến - phương trình tổng quát của đường thẳng chúng tôi sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy. Trước buổi học giáo viên giao cho 1 nhóm ở nhà tìm hiểu SGK chuẩn bị sơ đồ tư duy về phương trình đường thẳng. Các bước thực hiện kĩ thuật mảnh ghép: Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kĩ thuật mảnh ghép phần vectơ chỉ phương của đường thẳng, phương trình tham số của đường thẳng, vectơ pháp tuyến đường thẳng, phương trình tổng quát của đường thẳng. Bước 2: Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia” Có 4 nhóm “chuyên gia” tương ứng với 4 nội dung sau: Nhóm 1: Ôn tập các kiến thức về đồ thị hàm số bậc nhất; điều kiện để hai đường thẳng song song, vuông góc; điều kiện hai véc tơ cùng phương, vuông góc; tích vô hướng hai véc tơ đã biết. Nêu vectơ chỉ phương của đường thẳng. Nhóm 2: Nghiên cứu phương trình tham số, phương trình chính tắc của đường thẳng. Liên hệ giữa véc tơ chỉ phương và hệ số góc của đường thẳng Nhóm 3: Nghiên cứu vecto pháp tuyến, phương trình tổng quát của đường thẳng Nhóm 4: Nghiên cứu các trường hợp đặc biệt của phương trình đường thẳng Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan Chuẩn bị dụng cụ: Giấy A0, bút lông, thước kẻ, bảng phụ, máy tính, tivi. Các phiếu học tập cho nhóm “chuyên gia”: Nhóm 1 - Phiếu học tập số 1A; nhóm 2 - Phiếu học tập số 2A; nhóm 3 - Phiếu học tập số 3A; nhóm 4 - Phiếu học tập số 4A. Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia” PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1A Nêu dạng phương trình của hàm số bậc nhất và vị trí tương đối của hai đồ thị hàm số bậc nhất đã học. Nêu điều kiện để hai vectơ cùng phương, vuông góc đã học. Nêu định nghĩa và công thức tích vô hướng của hai vectơ đã biết. Trong mặt phẳng Oxy , cho đường thẳng D là đồ thị hàm số y = 1 x. 2 Tìm tung độ của hai điểm 2 và 6. M0 ; M nằm trên D, có hoành độ lần lượt là Cho vecto u = (2;1). Hãy chứng tỏ M0M cùng phương với u . - Từ đó nêu định nghĩa véc tơ chỉ phương của đường thẳng? Một đường thẳng có bao nhiêu vecto chỉ phương? Các véc tơ này có mối quan hệ với nhau như thế nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2A - Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng D đi qua điểm M0 ( x0 ; y0 ) và nhận u (u1;u2 ) làm vectơ chỉ phương. Tìm điều kiện cần và đủ để điểm M ( x; y) thuộc đường thẳng D. Từ đó nêu định nghĩa phương trình tham số của đường thẳng? Phương trình tham số của đường thẳng được xác định khi nào? ) Viết phương trình đường thẳng D đi qua điểm M ( x0 ; y0 ) và có hệ số góc k ? Cho đường thẳng D có phương trình tham số: ì x = x0 + u1t (t Î í y = y + u t î 0 2 Hãy đưa phương trình tham số của đường thẳng D về dạng y = kx + b? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3A Cho đường thẳng D có phương trình ìx = -5 + 2t và vectơ n = (3;-2). Hãy î í y = 4 + 3t chứng tỏ n vuông góc với vectơ chỉ phương của D. - Nêu định nghĩa vecto pháp tuyến của đường thẳng? Một đường thẳng có bao nhiêu vectơ pháp tuyến? Các vectơ này như thế nào với nhau? - Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng D đi qua điểm M0 ( x0 ; y0 ) và nhận n(a;b) làm vectơ pháp tuyến. Tìm điều kiện cần và đủ để điểm M ( x; y) thuộc đường thẳng D? thẳng? Từ đó rút ra được công thức phương trình tổng quát của đường nào? Để viết phương trình tổng quát của đường thẳng ta cần xác định yếu tố PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4A Cho đường thẳng D có phương trình ax + by + c = 0 . a.Khi a = 0 hoặc b = 0 hoặc c = 0 đường thẳng D có đồ thị như thế nào? b.Khi a;b;c ¹ 0 đường thẳng cắt 2 trục tọa độ tại điểm nào? Nêu các trường hợp đặc biệt của phương trình đường thẳng? Hãy vẽ hình minh hoạ cho từng trường hợp. Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép” GV chia lớp thành 4 nhóm mới, đảm bảo mỗi nhóm mới đều có 1-2 thành viên của từng nhóm ban đầu. Phiếu học tập cho nhóm “mảnh ghép”: nhóm 1 - Phiếu học tập số 1B, nhóm 2 - Phiếu học tập số 2B, nhóm 3 - Phiếu học tập số 3B, nhóm 4 - Phiếu học tập số 4B. Tổng hợp các thông tin đã được nghiên cứu từ vòng “chuyên gia” để tìm được vecto chỉ phương, phương trình tham số của đường thẳng, mối liên hệ giữa véc tơ chỉ phương và hệ số góc của phương trình đường thẳng đã hoàn thành phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1B Để viết phương trình đường thẳng ta cần xác định những yếu tố nào? Có mấy dạng phương trình đường thẳng? Nêu công thức phương trình đường thẳng tương ứng với từng dạng? Trong mặt phẳng Oxy , cho đường thẳng d : ì x = x0 + u1t í y = y + u t Tìm 1 điểm thuộc đường thẳng d ? î 0 2 Xác định một véc tơ chỉ phương, một véc tơ pháp tuyến của đường thẳng d ? Bước 6: Tổ chức thực hiện Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm “chuyên gia” và phát phiếu học tập cho học sinh tương ứng với mỗi nhóm. Mỗi nhóm có thời gian 10 phút để thảo luận Sau đó, giáo viên tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm “mảnh ghép”, phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”, phát giấy A0, bút lông và phiếu học tập, cho học sinh tương ứng với mỗi nhóm. Thời gian để mỗi nhóm thảo luận là 7 - 10 phút. Học sinh sẽ thảo luận theo gợi ý trong phiếu học tập và trình bày lên giấy A0 dưới dạng sơ đồ Giáo viên mời đại diện mỗi nhóm
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_bai_tap_va_to_chuc_hoat_dong_nhom_nham_phat_tr.docx
- 17 PHẠM THỊ HIỀN-NGUYỄN THỊ QUÝ HOÀ -THPT DIỄN CHÂU 2-TOÁN.pdf