SKKN Một số giải pháp khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học các chủ đề môn Toán tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Việc kiểm tra đánh giá HS có vai trò rất quan trọng, vừa giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình dạy học, lại vừa có vai trò giúp người thầy điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá giúp HS thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra nhằm đạt kết quả cao. Giáo dục phổ thông đang từng bước thay đổi chương trình và phương pháp dạy học để đáp ứng với nhu cầu của thời kỳ mới. Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá vẫn còn chủ quan, thiếu chính xác nên việc đánh giá chất lượng đào tạo chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến có nhiều vấn đề bất cập trong việc tuyển sinh ở bậc đại học, cao đẳng và sử dụng nguồn nhân lực cho xã hội trong tương lai. Với những lí do trên cho thấy rằng việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp dạy học mà không thay đổi hệ thống kiểm tra đánh giá thì không thể đạt được mục đích mong muốn.
Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường phổ thông, cùng với việc đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học thì cần phải đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong lí luận dạy học có nêu: Kiểm tra đánh giá là công đoạn quyết định chất lượng của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá giúp GV biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, giúp người học biết được chất lượng học tập, điều chỉnh phương pháp học, giúp cán bộ quản lí ra quyết định về kết quả học tập của HS, điều chỉnh chương trình và tổ chức dạy học. Điều đó cho thấy rõ việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như:
- Cần thiết kiểm tra đánh giá theo mục tiêu dạy học của từng môn học, đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kỹ năng và các bậc năng lực tư duy mà môn học dự kiến học sinh phải đạt được sau khi học xong.
- Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt ở phổ thông cần quan tâm, từng bước và ưu tiên cho các hình thứ mới: bài tập nghiên cứu, thuyết trình; dự án học tập hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học; Sản phẩm thực hành, thí nghiệm, chế tạo (sản phẩm về KHKT, sản phẩm của chủ đề STEM ); tiểu luận môn học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học các chủ đề môn Toán tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
ăng lực của người học 8 Áp dụng công nghệ thông tin 9 Sản phẩm có tính khoa học 10 Sản phẩm có tính thực tiễn, thiết thực Về phía giáo viên Tham gia các đợt tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá do Sở và Nhà trường tổ chức GV tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn vế công tác đổi mới kiểm ta đánh giá HS, đặc biệt là đổi mới kiểm tra đánh giá môn học theo chương trình GDPT 2018 GV tích cực và hoàn thành tốt các mô đun bồi dưỡng thường xuyên do Bộ giáo dục và đào tạo triển khai bồi dưỡng đại trà cho GV, trong đó mô đun 3 có nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá theo chương trình GDPT 2018, đánh giá phẩm chất năng lực Xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra đánh giá sản phẩm dự án học tập Kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học nhằm HS tiến bộ. Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu Kế hoạch kiểm tra đánh giá sản phẩm dự án học tập phải được xác định từ đầu năm học, đầu học kỳ. Việc kiểm tra đánh giá kết quả bài học cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp HS và GV nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy học. Thiết kế tình huống dạy học theo dự án trong môn Toán Quy trình dạy học theo dự án được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm Tìm trong chương trình học tập môn toán các nội dung cơ bản có liên quan hoặc có ứng dụng vào thực tế; Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm; Giáo viên phan chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn HS đề xuất, xác định tên đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với các em, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn đời sống xã hội. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để người học lựa chọn. Bước 2: Các nhóm hình thành đề cương và lập kế hoạch thực hiện GV hướng dẫn HS xác định mục tiêu của dự án. Hình dung nội dung chi tiết và các công việc cụ thể, cách thức thực hiện các điều kiện cần thiết như: nguồn tư liệu, thiết bị cần thiết, kinh phí, người tham giaDự kiến thời gian, địa điểm triển khai công việc, phân công người thực hiện, dự kiến sản phẩm cần đạt. Tất cả các vấn đề trên được trình bày trong đề cương hoạt động và kế hoạch thực hiện; Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng các phẩm chất, năng lực cần đạt của bài học/chương trình; Việc xây dựng đề cương cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nó mang lại tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả và đánh giá dự án. Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra Thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí, internet, khảo sát, điều tra, phỏng vấn, thực địa. Xử lý thông tin: tổng hợp, phân tích dữ liệu Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề và kiểm tra tiến độ Xây dựng sản phẩm, tập hợp các kết quả thành một sản phẩm cuối cùng. Tổ chức thực hiện dự án Bước 4: Thu thập kết quả, giới thiệu sản phẩm trước tập thể lớp GV hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện dự án và chuẩn bị sản phẩm trình bày, đối với môn Toán sản phẩm sẽ là bản báo cáo bằng phần mềm MS PowerPoint bao gồm nội dung các câu trả lời bộ câu hỏi định hướng. Bước 5: Đánh giá kết quả dự án, rút kinh nghiệm Học sinh những bài học từ việc học theo dự án: đã học được gì? Hình thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng kết quả thu được không?... GV đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án dựa trên những sản phẩm thu được. *Có thể tóm tắt quy trình theo sơ đồ sau: Lập kế hoạch dự án, phiếu hoạt động nghiên cứu, thang điểm, đáp án Tổ chức nhóm, phân vai Giao nhiệm vụ cho học sinh Phát tài liệu hỗ trợ cho học sinh Triển khai dự án cho học sinh Theo dõi, đôn đốc kịp thời Xử lí thông tin phản hồi Trình bày sản phẩm Góp ý nhận xét Đánh giá cho điểm Kết quả sản phẩm Nghiệm thu dự án Hướng dẫn học sinh làm dự án học tập và cách đánh giá Trong suốt quá trình thực hiện dự án, GV là người hướng dẫn, người tham vấn, người huấn luyện, người bạn cùng học cùng HS. Do vậy khi hướng dẫn HS làm dự án học tập GV cần chú trọng một số nội dung như sau: Từ nội dung bài học hình thành ý tưởng dự án mang tính thực tiễn Tạo vai cho HS trong dự án, làm cho vai trò của HS gắn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập trong dự án cho HS) Tạo môi trường học tập, chỉ dẫn, gợi lên những nghi vấn và thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn của người học Hướng dẫn người học tập trung vào việc tìm hiểu giải quyết vấn đề và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của dự án Cho phép và khuyến khích HS tự kiến tạo nên kiến thức Tổ chức kiểm tra đánh giá sản phẩm dự án học tập thay thế các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ GV xây dựng các phiếu tiêu chí đánh giá dự án: + Các tiêu chí đánh giá có thể như sau: Nội dung/tiêu chí, Giá trị của sản phẩm ở chỗ nào? + Kế hoạch làm việc hợp lý và đầy đủ, khả thi; + Hoạt động cụ thể của nhóm (chiến lược giải quyết vấn đề, PP thực hiện, phân công công việc, ...); + Tính tích cực, chủ động của cá nhân trong quá trình tham gia dự án; + Chất lượng của bài báo cáo (tính chính xác, tính thẩm mỹ, khả năng ngôn ngữ); ... + Rút ra bài học gì? GV tiến hành đánh giá sản phẩm dự án học tập theo các phiếu tiêu chí đã xây dựng thay thế các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ (phiếu đánh giá nhóm, phiếu đánh giá cá nhân, phiếu nhóm đánh giá nhóm, phiếu đánh giá đồng đẳng, ) Sử dụng các thiết bị thông minh trong kiểm tra đánh giá GV sử dụng và khai thác hiệu quả các phòng chức năng: phòng máy tính, phòng STEM, phòng học thông minh.trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá HS. Ngoài việc thành thạo và sự dụng hợp lý GV cần hướng dẫn HS sử một cách có hiệu quả các phần mềm hỡ trợ công tác kiểm tra đánh giá, tạo học liệu số phong phú và đa dạng nhằm phát triển năng lực số cho HS như: phần mềm Master test online, Note Test, Emp Test, Google Classroom, Google Form, Azota, . Về phía học sinh Chủ động nghiên cứu SGK, tài liệu học tập HS chủ động nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu; HS xử lý các thông tin từ các nguồn tài liệu Vận dụng kiến thức để thiết kế, thử nghiệm thực tế Các nhóm tiến hành thiết kế thử nghiệm Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân Các nhóm hoàn thành sản phẩm và báo cáo kết quả thực nghiệm Tìm hiểu, khám phá các phần mềm học tập, phần mềm kiểm tra đánh giá, tham gia vào thư viện học liệu HS chủ động tìm tòi sử dụng các phần mềm học tập, các phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá Tích cực khai thác thông tin, tư liệu trên Internet Tích cực tìm các thông tin, tư liệu trên kho học liệu số điện tử bài giảng STEM, violet, HS trường THPT Nguyễn Duy Trinh tích cực ứng dụng các phần mềm học tập Tích cực tham gia câu lạc bộ STEM, chương trình ngoại khóa, hoạt động thực hành, trải nghiệm HS đăng ký tham gia câu lạc bộ STEM theo năng lực của bản thân và là thành viên tích cực, năng động của câu lạc bộ. Tham gia tích cực, năng động các chương trình ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm tại trường. THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM MỘT SỐ SẢN PHẨM HỌC TẬP (DỰ ÁN HỌC TẬP) DÙNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Một số dự án học tập môn Toán THPT dùng trong kiểm tra đánh giá Căn cứ vào mục tiêu và nội chương trình môn Toán lớp 10, lớp 11 hiện hành, một số chủ đề dạy học theo dự án và dùng để kiểm tra đánh giá thay thế kiểm tra thường xuyên, định kỳ. TT Chủ đề Tên dự án Ghi chú 1 Véctơ Phân tích các lực tác dụng lên vật 2 Hàm số bậc hai Thiết kế dụng cụ đo chiều cao của Parabol Có thể thay thế bài kiểm tra giữa HKI-Lớp 10 3 Hệ thức lượng trong tam giác Vận dụng kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác để giải một số bài toán thực tế Có thể thay thế bài kiểm tra giữa HKII-Lớp 10 4 Bất phương trình bậc nhất hai ẩn Bài toán kinh tế 5 Thống kê Thực hành làm điều tra viên 6 Hàm số lượng giác - Phương trình lượng giác Vận dụng kiến thức về Hàm số lượng giác, phương trình lượng giác trong giải quyết các vấn đề thực tiễn có thể thay thế bài kiểm tra giữa HKI-Lớp 11 7 Quan hệ song song Thiết kế các mô hình hình học không gian như đèn ngủ, hộp quà. 8 Dãy số-Cấp số cộng-Cấp số nhân Vận dụng kiến thức về Dãy số, Cấp số cộng, Cấp số nhân trong giải quyết vấn đề thực tiễn Có thể thay thế bài kiểm tra giữa HKII-Lớp 11 Thiết kế một số sản phẩm học tập (dự án học tập) dùng trong kiểm tra đánh giá môn Toán THPT Do tính chất đặc thù của bộ môn Toán, cùng với thực trạng tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh hiện nay nên tôi thiết kế một số dự án học tập thay thế bài kiểm tra định kì: Dự án học tập thay thế bài kiểm tra giữa HKI môn Toán 11 Chủ đề Hàm số lượng giác, phương trình lượng giác Tóm tắt dự án: Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong chương Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác để: + Xây dựng một sơ đồ tư duy liên kết các nội dung kiến thức trong chương Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác. + Tìm hiểu một số vấn đề trong thực tiễn của lượng như: Bài toán đo lường, Bài toán về con lắc lò xo Lĩnh vực dự án: Phần Đại số 11. Mục tiêu dự án Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực. Năng lực Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự bố trí thời gian tìm tòi kiến thức hoàn thành sản phẩm. + Giao tiếp và hợp tác: Trong hoạt động nhóm. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trong thiết kế và xây dựng sản phẩm. Năng lực Toán học: + Năng lực giải quyết vấn đề Toán học, Mô hình hoá Toán học: Hệ thống được kiến thức trong chương thành sơ đồ tư duy và ứng dụng giải quyết vấn đề thực tiễn. + Năng lực giao tiếp Toán học: Hoạt động nhóm tìm hiểu, trao đổi để xây dựng được sơ đồ tư duy và một số vấn đề trong thực tiễn như: Bài toán đo lường, Bài toán về con lắc lò xo + Năng lực tư duy và lập luận Toán học: Bài toán đo lường, Bài toán về con lắc lò xo Bộ câu hỏi định hướng sản p
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_khi_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_qua_san.docx
- Đinh Xuân Luyện - Trường THPT Nguyễn Duy Trinh - Toán(1).pdf