SKKN Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 6 thông qua giờ sinh hoạt lớp
Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho học sinh hình thành được những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết để xử lý được những tình huống đặt ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 6 thông qua giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 6 thông qua giờ sinh hoạt lớp
c mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. - Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động. - Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề. - Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp. - Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO: Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực: Học nội dung chuyên môn Học phương pháp - chiến lược Học giao tiếp - Xã hội Học tự trải nghiệm - đánh giá - Các tri thức chuyên môn (các khái niệm, phạm trù, quy luật, mối quan hệ) - Các kỹ năng chuyên môn - Úng dụng, đánh giá chuyên môn - Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc - Các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thông tin - Các phương pháp chuyên môn - Làm việc trong nhóm - Tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội - Học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột - Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu - XD kế hoạch phát triển cá nhân - Đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hoá, lòng tự trọng ... Năng lực chuyên môn Năng lực phương pháp Năng lực xã hội Năng lực cá nhân Như vậy, ta thấy được tầm quan trọng của năng lực sáng tạo và năng lực hợp tác cần hình thành cho học sinh lớp 6 là chủ yếu thuộc nhóm năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá nhân. Năng lực hợp tác * Khái niệm: Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ. - Thỉnh thoảng có một ý tưởng là cần thiết, thỉnh thoảng cần đưa ra ý tưởng của chúng ta. Thỉnh thoảng chúng ta cần được chỉ dẫn và cần nghe theo một ý tưởng. Hợp tác phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau. - Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu thương thì có sự hợp tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống, tôi có khả năng tạo ra sự hợp tác. - Sự can đảm, quan tâm, chăm sóc, sẵn sàng đóng góp là chuẩn bị đầy đủ cho việc tạo ra sự hợp tác. * Dấu hiệu của sự hợp tác trong giờ sinh hoạt lớp Có chung mục đích Cộng đồng trách nhiệm Công việc được phân công phù hợp với năng lực của từng người Chấp hành kỷ luật, tuân theo những quy định chung và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của người đứng đầu (điều phối viên) Một người vì mọi người, mọi người vì một người. Chia sẻ nguồn lực và thông tin. Khích lệ tinh thần tập thể hơn là đề cao sự ganh đua. Hành động nhiều hơn lời nói. Năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo là khả năng thực hiện được những điều sáng tạo. Đó là biết làm thành thạo và luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng, luôn phù hợp với thực tế. Luôn biết và đề ra những cái mới khi chưa được học, nghe giảng hay đọc tài liệu hay tham quan về việc đó nhưng vẫn đạt được kết quả cao. Trong giờ sinh hoạt lớp thì năng lực sáng tạo được thể hiện ở khả năng học sinh linh hoạt, chủ động biên soạn các chương trình, trò chơi, kịch bản dẫn chương trình và thể hiện những sàn phẩm (tiết mục văn nghệ, kịch, đồ tự làm). Như vậy, chúng ta thấy, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo luôn song song và hỗ trợ đắc lực giúp hoàn thiện nhân cách học sinh. II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thuận lợi : - Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân là giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm tám năm nên tôi cũng ít gặp khó khăn trong việc quản lí và điều hành lớp, giáo dục học sinh, hướng dẫn học sinh tự quản và tổ chức điều khiển tiết sinh hoạt cuối tuần, cũng như những buổi sinh hoạt khác của lớp. - Về phía học sinh : Phần lớn các ban cá sự rất hào hứng với công việc, nhiệt tình và có hướng cầu tiến. Đây là lớp của những học sinh có nề nếp, ý thức khá tốt nên hầu hết các công việc được giao các em không quá vất cho việc điều hành tự quản, số lượng học sinh khá giỏi có nhưng không nhiều. Một số em tỏ ra rất dạn dĩ tập thể và rất chân thật. Thậm chí, có những học sinh vốn rất nhút nhát “sợ đám đông” nhưng dần dần mạnh dạn hơn. 2. Khó khăn: - Về phía giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên còn lúng túng trong việc triển khai những chủ đề cụ thể của từng tháng để học sinh thực hiện, lựa chọn đội ngũ ban cán sự và hướng dẫn tổ chức để từng học sinh phụ trách từng mảng làm việc có hiệu quả; lồng ghép nhiều nội dung trong một tiết sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình cũng như việc liên lạc. Lần đầu tiên đưa vào tiết sinh hoạt thêm nội dung giáo dục kĩ năng sống nên phần nào còn hạn chế về nội dung và phương pháp. - Một khó khăn nữa chính là việc nắm bắt thông tin của giáo viên chủ nhiệm về lớp và giữa các thành viên trong lớp không nhanh chóng, tức thì, vì thế đôi lúc nội dung tiết sinh hoạt chưa bao quát và chặt chẽ. - Về phía học sinh: Khó khăn trong việc theo dõi và ghi chép; trong việc đánh giá nhận xét vì vậy đôi lúc sơ sài; trong khi đánh giá nhận xét sợ bạn buồn phiền nên không mạnh dạn và thẳng thắn. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỢP TÁC VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 6 THÔNG QUA GIỜ SINH HOẠT LỚP. 1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp - Chọn lựa đội ngũ ban cán sự có năng lực và uy tín, học sinh phải có học lực từ trung bình trở lên, mạnh dạn và có khiếu giao tiếp, phát biểu. - Thống nhất nội dung sinh hoạt cuối tuần trong tập thể học sinh, xem tiết sinh hoạt như một tiết học bình thường. - Họp ban cán sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn cách thức làm việc, theo dõi chặt chẽ, có ghi chép và khi đánh giá nhận xét phải rõ ràng, công bằng và thẳng thắn. - Trước tiết sinh hoạt các ban cán sự hội ý với lớp phó và lớp trưởng để thống nhất nội dung sinh hoạt và đồng thời lớp trưởng nắm được tình hình chung của lớp. - Cũng như hoạt động giảng dạy, việc lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm lớp là cần thiết và quan trọng. Ngay từ đầu năm, căn cứ vào tình hình thực tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp ; căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn, của nhà trường ; căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội tại địa bàn trường đóng, giáo viên phụ trách lớp đề ra kế hoạch chủ nhiệm lớp cho cả năm học, trên cơ sở đó, cụ thể hoá thành kế hoạch học kì, tháng và từng tuần cụ thể. Khi lập kế hoạch chủ nhiệm, cần lưu ý một số điểm sau: + Tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh trong lớp về: trình độ nhận thức, sức khoẻ, hạnh kiểm, học lực, các mối quan hệ, hoàn cảnh bản thân, gia đình của học sinh, việc này giáo viên tìm hiểu và biết được qua trao đổi với giáo viên ở năm học trước đó của các em, qua học bạ, qua gia đình, bạn bè và các thầy cô khác. + Nội dung kế hoạch cần phù hợp với lứa tuổi (khối lớp). Thực tế, sát với chủ đề năm học, các chủ điểm trong từng tháng và theo trình tự thời gian trong năm học. + Kế hoạch đưa ra cần lựa chựa biện pháp, phương pháp đa dạng và phong phú để thực hiện cho từng đối tượng học sinh trong lớp. + Tránh việc đưa ra các biện pháp giáo dục không phù hợp hoặc quá mức mà các em không thể thực hiện được. Nếu vậy thì sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng ngược lại, giáo viên sẽ gặp khó khăn rất nhiều hoặc sẽ thất bại. + Qua một tuần, tháng, học kì giáo viên có đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của mình. So sánh sự tiến bộ của từng học sinh qua từng thời điểm. Rút ra được kinh nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp hơn (việc tổng kết này sẽ được đánh giá cụ thể trong tiết sinh hoạt cuối tuần). + Kế hoạch chủ nhiệm được Hiệu trưởng nhà trường xem xét và phê duyệt ngay từ đầu năm học. Dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, tôi đã xây dựng được kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt của lớp để phát huy được năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo của HS như sau: STT Tháng Chủ đề của tháng Nội dung buổi sinh hoạt lớp Thời gian thực hiện và các hình thức tổ chức 1 8 Truyền thống cách mạng Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Tìm hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của đất nước”. - Giờ sinh hoạt tuần 2 tháng 8. - Hình thức tổ chức: + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: Tổ chức trò chơi ô chữ: Thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng vẻ vang của đất nước. + Phần 3: Văn nghệ + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Cách sưu tầm tư liệu để học tốt môn lịch sử (có liên quan đến kiến thức được tìm hiểu trong giờ sinh hoạt). 2 9 Truyền thống nhà trường Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Tìm hiểu về truyền thống nhà trường và người anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót”. - Giờ sinh hoạt tuần 1 tháng 9. - Hình thức tổ chức: + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: Phần thi giữa các tổ: Trình bày, sưu tầm những hiểu biết của em về truyền thống nhà trường và người anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót. (HS phải tự tìm hiểu ở Phòng truyền thống của nhà trường). + Phần 3: Văn nghệ + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Cách trang trí lớp học ở những dịp đặc biệt. 3 10 Chăm ngoan, học giỏi Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Chăm ngoan, học giỏi”. - Giờ sinh hoạt tuần 2 tháng 10. + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: Hội vui học tập: Trò chơi rung chuông vàng (cả lớp tham gia): những câu hỏi về kiến thức ở các môn học. + Phần 3: Văn nghệ + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Phương pháp học bài nhanh, nhớ lâu. 4 11 Tôn sư trọng đạo Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam”. - Giờ sinh hoạt tuần 2 tháng 11. + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: - Ý nghĩa của ngày 20/11. - Phần thi: Những cánh hoa vui (đoán các thầy cô qua những đặc điểm cụ thể) + Phần 3: Văn nghệ + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Cách làm món quà tặng thầy cô ngày 20/11. 5 12 Uống nước nhớ nguồn Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Hướng về cội nguồn”. - Giờ sinh hoạt tuần 2 tháng 12 + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: - Ý nghĩa của ngày 22/12. - Phần thi: Theo dòng lịch sử => giáo dục lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh đi trước. + Phần 3: Văn nghệ + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: phim ngắn: “Lòng biết ơn”. 6 1 Mừng Đảng, mừng Xuân Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Chúng em ca hát mừng Đảng, mừng Xuân”. - Giờ sinh hoạt tuần 2 tháng 1. + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: Thi văn nghệ giữa các tổ: Chủ đề: Những bài hát về mùa xuân, về Đảng. + Phần 3: Trao thưởng + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Cách xây dựng một tiết mục văn nghệ đặc sắc, chuyên nghiệp. 7 2 Mừng Đảng, mừng Xuân Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Hướng tối ngày thành lập Đảng”. - Giờ sinh hoạt tuần 2 tháng 2. + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: - Ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3/2/1930. - Xem phim về Sự thành lập ĐCS Việt Nam. + Phần 3: Văn nghệ + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Cách trang trí một bài báo sưu tầm về lịch sử. 8 3 Tiến lên đoàn viên Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Chào mừng ngày 8/3”. - Giờ sinh hoạt tuần 1 tháng 3. + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: - Ý nghĩa của 8/3. - Phần thi : “Đoán tranh bí mật” (về những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử) + Phần 3: Văn nghệ: Hát về mẹ và cô. + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Cách làm thiếp tặng mẹ, côngày 8/3. Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Tiến lên đoàn viên”. - Giờ sinh hoạt tuần 3 tháng 3. + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: - Ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn 26/3.. - Phần thi : Hiểu biết về Đoàn TNCS HCM. + Phần 3: Văn nghệ. + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Làm thế nào để trở thành một đoàn viên gương mẫu? 9 4 Hòa bình, hữu nghị Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Hòa bình, hữu nghị”. - Giờ sinh hoạt tuần 2 tháng 4. + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: Xem phim: Ý nghĩa của hòa bình qua các cuộc chiến tranh. - Phần thi :Hùng biện về chủ đề: Hợp tác và phát triển giữa thời đại mới. + Phần 3: Văn nghệ. + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Cách gây ấn tượng tốt với người nước ngoài. 10 5 Bác Hồ kính yêu Sinh hoạt lớp theo chủ điểm: “Bác Hồ kính yêu”. - Giờ sinh hoạt tuần 2 tháng 5. + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề nếp học tập + nề nếp kỉ luật) + Phần 2: Xem phim: về Bác Hồ kính yêu. - Phần thi :Hiểu biết về con người, cuộc đời của Bác. + Phần 3: Văn nghệ: Hát về Người + Phần 4: Mỗi tuần một bài học: Bài học giản dị và tiết kiệm từ Người. 2. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho giờ sinh hoạt lớp : 2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm : - Việc đầu tiên và nhất thiết là soạn giáo án cho tiết sinh hoạt cuối tuần. Khi soạn, phần hoạt động của thầy cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi học sinh, dù sự tiến bộ của các em là không đáng kể so với những hạn chế. - Giáo án cần thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần đến, tháng đến và có sự phân công công việc cho từng học sinh cụ thể. - Hướng dẫn các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động trong tuần qua, tháng qua, tổng kết đợt thi đua. - Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt những hoạt động vui chơi, giải trí nào nhưng phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm. - Chuẩn bị một tâm lí thật thoải mái, vui vẻ ; tạo tâm thế gần gũi, yêu thương học sinh. 2.2. Đối với học sinh : - Các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết cho được các mặt hoạt động theo nhiệm vụ được phân công. Dự kiến sẽ bình chọn, tuyên dương bạn nào, nhắc nhở bạn nào nhưng phải đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong lớp (có sự xem xét, hướng dẫn của thầy cô). - Chuẩn bị tâm thế háo hức, vui vẻ để bước vào tiết sinh hoạt lớp. - Lựa chọn một học sinh dẫn dắt nội dung tiết sinh hoạt, trang trí bảng – nội dung trong tiết sinh hoạt, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học 3. Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức thực hiện tiết sinh hoạt lớp : 3.1. Cần tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: - Hướng dẫn HS bầu nhóm trưởng, lên kế hoạch phân công cụ thể cho nhóm theo nội dung đã cho. - Duyệt kế hoạch cho HS và góp ý về mặt tổ chức. - Phát huy hết khả năng dẫn chương trình, quản lý của đội ngữ cán bộ lớp và những HS có năng lực. - Hướng dẫn lớp trưởng và lớp phó văn thể mỹ xây dựng nội dung chương trình câu hỏi và lời dẫn. - Chọn những HS có khả năng và trình độ về công nghệ thông tin để lựa chọn hình ảnh và làm phim, cắt phim phù hợp với nội dung buổi sinh hoạt. - Chọn nhạc và làm nhạc cho chương trình văn nghệ sôi động. - Phần “Mỗi tuần một bài học”: Cần cho HS ngồi theo nhóm để tạo ra sản phẩm ngay và nhanh nhất (nếu có). - Có đánh giá những sản phẩm sáng tạo của học sinh. - Có phiếu nhận xét, đánh giá cụ thể khả năng hoạt động, hợp tác và sáng tạo của từng học sinh vào cuối tháng để xét hạnh kiểm và gửi về cho cha mẹ HS. 4. Giáo án mẫu thể hiện một nội dung sinh hoạt: Ngày soạn: 27/2/2015 Ngày thực hiện: 3/3/2015 Lớp thực hiện: 6A4 SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐIỂM MỪNG NGÀY 8 - 3 I. Yêu cầu cần đạt của hoạt động: Về nhận thức: Sơ kết tình hình của lớp trong tuần, đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tiếp theo. Phần sinh hoạt theo chủ điểm: Giúp HS nắm được ý nghĩa của ngày 8 – 3. Từ đó, tiếp tục duy trì và phát huy phong trào “Chăm ngoan, học giỏi”, thi đua giành điểm tốt để chào mừng Ngày 8 – 3 và Ngày thành lập Đoàn 26 – 3. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng giao tiếp, thuyết trình cho học sinh. - Rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, cách thức tổ chức một chương trình nhỏ. - Phát triển năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm cho học sinh. Thái độ, tình cảm: Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tập tốt theo chỉ tiêu đã đề ra. Biết bộc lộ và bày tỏ tình cảm với những người mình yêu mến. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: 1.1. Sơ kết tuần và phương hướng hoạt động của tuần tiếp theo. 1.2. Thuyết trình ý nghĩa của ngày 8 – 3. 1.3. Trò chơi: Đoán tranh bí mật 1.3. Chương trình văn nghệ: Những giai điệu trữ tình. 1.4. Mỗi tuần một bài học. 2. Hình thức: - Các tổ tổng kết thi đua. - Tổng kết của giáo viên chủ nhiệm. - Tham gia trò chơi: - Giao lưu văn nghệ. - Tự làm quà tặng 8 – 3. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: - Máy projecter, các phương tiện hỗ trợ cho chương trình. - Nội dung các câu hỏi cho trò chơi 2. Về tổ chức: a. Gíao viên chủ nhiệm: - Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu, thời gian tổ chức hoạt động. - Chuẩn bị phần thưởng. - Phân công: + Điều khiển chương trình: Bạn Ngô Thanh Lam. + MC trò chơi “”: Bạn Nguyễn Minh Hằng. + Phụ trách chương trình văn nghệ: Lớp phó văn thể mỹ:Lê Hoàng Ngân. + Trang trí lớp: Tổ 2; Kê bàn ghế: Tổ 3; Chuẩn bị chương trình: Tổ 1. + Phụ trách máy: Bạn: Nguyễn Đình Hoàn.. b. Học sinh: + Chuẩn bị phần nội dung cho cuộc thi, chương trình văn nghệ. + Chuẩn bị trang trí lớp. IV. Tiến hành hoạt động: Người điều khiển Nội dung hoạt động Năng lực được phát huy * HOẠT ĐỘNG 1: TUYÊN BỐ LÝ DO + GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU 1. Lớp phó văn – thể - mỹ (Lê Hoàng Ngân) 2. GVCN 3. Thanh Lam 1. Bắt nhịp cả lớp hát tập thể bài hát: “Mùa xuân tình bạn”. Tác giả Cao Minh Khanh. 2. Tuyên bố lý do: Các con thân mến! Tháng 3 là tháng có rất nhiều ngày kỉ niệm trọng đại: 8/3, 26/3 với chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn”. Tuần 1, chúng ta sẽ tiến hành sinh hoạt với chủ điểm “Mừng ngày 8 – 3”. (Máy) Cô đã giao nhiệm vụ cho các con chuẩn bị nội dung cho tiết sinh hoạt và sưu tầm các tài liệu về ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Sau đây, cô xin nhường lời cho bạn lớp trưởng lên điều hành tiết sinh hoạt. Bạn Nguyễn Đình Hoàn lên phụ trách máy tính. - Và bây giờ, cô xin nhường lời lại cho bạn Ngô Thanh Lam – người điều khiển chương trình hôm nay. + Bạn Nguyễn Đình Hoàn lên điều khiển máy. * Tôi xin giới thiệu, chương trình hôm nay có các nội dung sau: (chiếu máy) 1. Sơ kết tuần: + Sơ kết nếp thi đua trong tuần của các tổ. + Phương hướng hoạt động của tuần tiếp theo. 2. Trò chơi “Đoán tranh bí mật”. 3. Chương trình văn nghệ: Những giai điệu trữ tình. 4. Mỗi tuần một bài học. * HOẠT ĐỘNG 2: SƠ KẾT TUẦN - Mục đích: + Giúp cho mỗi cá nhân trong tổ theo dõi được tình hình nề nếp kỉ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_nham_phat_huy_nang_luc_hop_tac.doc