SKKN Góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề thống kê

Bước 1: Tìm hiểu bài toán

- Đâu là ẩn? đâu là dữ kiện? đâu là điều kiện? có thể thỏa mãn điều kiện bài toán? điều kiện có đủ để xác định ẩn? Hay là thừa, hay còn thiếu? Hay có mâu thuẫn? Vẽ hình. Sử dụng các kí hiệu thích hợp, có thể biểu diễn các điều kiện, dữ kiện thành công thức được không? Phân biệt rõ các phần của điều kiện.

Bước 2: Tìm tòi lời giải bài toán

- Bạn đã gặp bài toán nào tương tự thế này chưa? Hay ở một dạng hơi khác?

- Bạn có biết một định lý, một bài toán liên quan đến bài toán này không?

- Hãy xét kỹ cái chưa biết và thử nhớ xem có bài toán nào có cùng cái chưa biết không?

- Đây là bài toán mà bạn đã có lần giải nó rồi, bạn có thể áp dụng được gì ở nó? Phương pháp? Kết quả? Hay phải đưa thêm yếu tố phụ vào mới áp dụng được?

- Hãy xét kỹ các khái niệm có trong bài toán và nếu cần hãy quay về các định nghĩa.

- Nếu bạn chưa giải được bài toán này, hãy thử giải một bài toán phụ dễ hơn có liên quan, một trường hợp riêng, tương tự, tổng quát hơn?

- Hãy giữ lại một phần giả thiết khi đó ẩn được xác định đến chừng mực nào? Từ các điều đó bạn có thể rút ra được điều gì có ích cho việc giải bài toán? Với giả thiết nào thì bạn có thể giải được bài toán này?

- Bạn đã tận dụng hết giả thiết của bài toán chưa?

Bước 3: Giải bài toán

Thực hiện lời giải mà bạn đã đề ra. Bạn có nghĩ rằng các bước là đúng? Bạn có thể chứng minh nó đúng.

Bước 4: Khai thác bài toán

- Bạn có nghĩ ra một hướng khác để giải bài toán? Lời giải có ngắn hơn, đặc sắc hơn.

- Bạn đã áp dụng cách giải đó cho bài toán nào chưa?

- Bạn có thể áp dụng bài toán này để giải các bài toán khác đã biết?

NLGQVĐ bao gồm 4 thành tố. Mỗi thành tố bao gồm một số hành vi cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình GQVĐ. Bốn thành tố đó là:

+ Nhận biết và tìm hiểu vấn đề: Nhận biết tình huống có vấn đề; xác định, giải thích thông tin; chia xẻ sự am hiểu vấn đề với người khác.

+ Thiết lập không gian vấn đề: Thu thập, sắp xếp và đánh giá độ tin cậy của thông tin; kết nối thông tin với kiến thức đã học (lĩnh vực/ môn học/ chủ đề); xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết; thống nhất cách hành động để thiết lập không gian vấn đề.

+ Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp: Thiết lập tiến trình thực hiện cho giải pháp đã lựa chọn (thu thập dư liệu, thảo luận, xin ý kiến, giải quyết các mục tiêu, xem xét lại giải pháp,. và thời điểm giải quyết từng mục tiêu); phân bổ và xác định cách sử dụng nguồn lực (tài nguyên, nhân lực, kinh phí, phương tiện,.); thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề; Tổ chức và duy trì hoạt động nhóm khi thực hiện giải pháp (điều chỉnh, giám sát để phù hợp với không gian vấn đề khi có sự thay đổi).

+ Đánh giá và phản ánh giải pháp: Đánh giá giải pháp đã thực hiện; phản ánh giá trị của giải pháp; xác nhận kiến thức và khái quát hóa cho vấn đề tương tự; đánh giá vai trò của cá nhân với hoạt động nhóm.

Từ đó, tác giả này cũng đưa ra các mức độ phát triển NLGQVĐ nhằm phác họa con đường phát triển nhận thức hay con đường phát triển NL mà HS cần đạt. Thông qua đó tạo điều kiện cho GV định hướng giảng dạy để HS đạt được các mức độ.

 

docx 79 trang Nhật Nam 03/10/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề thống kê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề thống kê

SKKN Góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề thống kê
thấp nhất, cao nhất trong bảng. Qua đó, nếu đăng kí xét tuyển thì ngành nào dễ trúngtuyển nhất?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Chính xác câu trả lời của HS, sau đó giới thiệumột số ứng dụng, ý nghĩa của bài học trong ngành Xâydựng.
GV: Em nào thích làm nghề thuộc ngành Xây dựng? Em có nghĩ rằng mình có thể thi vào trường Đào tạongành Xây dựng không? Vì sao? Kế hoạch sắp tới của em là gì để lựa chọn được nghề em thích.
Trong ví dụ minh hoạ trên, chúng tôi chọn ngành Xâydựng, tuy nhiên các GV cũng có thể tìm cơ hội để liên hệ, lồng ghép với các nghề khác: Nghề dạy học; một số ngành nghề thuộc lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp; một số ngành nghề thuộc lĩnh vực Y và Dược, các ngành nghề liên quan đến CNTT, làm việc online, . Khi giớithiệu một nghề cụ thể nào đó, GV cần lưu ý cung cấp choHS hoặc yêu cầu HS tự tìm hiểu đầy đủ về nghề đó như:Tên nghề, đặc điểm hoạt động của nghề (bao gồm: đốitượng lao động, nội dung lao động, điều kiện lao động,công cụ lao động,), các yêu cầu của nghề đối với ngườilao động, nơi đào tạo nghề và triển vọng phát triển nghề.Qua đó, giáo dục lòng yêu lao động và con người laođộng và giúp HS có cơ hội tìm hiểu sở thích cá nhân, xácđịnh năng lực cá nhân, để có định hướng sẽ tiếp tục theođuổi các nghề mình định lựa chọn hay không.
Giải pháp 2: Vận dụng có hiệu quả các phương phápvà kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp liên môn Toán (chủ đề Thống kê) với môn GDHN. Toán học nói chung và Thống kê nói riêng là công cụ cho các ngành khoa học và các lĩnh vực nghề nghiệp. Do đó, việc tích hợp liên môn Toán (khi dạy học chủ đề thốngkê) và môn GDHN đạt được mục tiêu “kép”, vừa giúp HSthấy được ứng dụng của toán học trong thực tiễn (tạo hứngthú học tập Thống kê), vừa góp phần thực hiện tốt côngtác hướng nghiệp cho HS lớp 10. Để đảm bảo hiệu quảdạy học tích hợp liên môn, GV cần lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học trảinghiệm, dạy học theo dự án; các kĩ thuật dạy học, 
Ví dụ 3.13. Sử dụng Phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học bài Biểu đồ tích hợp GDHN.
GV: Cho biểu đồ thống kê về nhu cầu nhân lực trong giai đoạn 2012-2015. Yêu cầu HS phân lớp thành 4-6/ 1nhóm trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi 1: Từ biểu đồ dưới đây, lập bảng cơcấu về nhu cầu nhân lực nước ta trong giai đoạn 2012- 2015.
Câu hỏi 2: Cho biết cơ hội việc làm của ngành hoá chất, Y dược. Em có liên hệ gì bản thân khi nhìn bảngthống kê về nhu cầu nhân lực và việc lựa chọn ngànhnghề trong tương lai?
Ví dụ 3.14. Sử dụng Phương pháp dạy học dự án dạyhọc chủ đề Thống kê Tích hợp GDHN: Sau khi dạy xong bài phương sai và độ lệch chuẩn,GV chia HS trong lớp thành 4-8 nhóm và yêu cầu gắp thăm để chọn 1 trong 4 dự án. Sau đó, GV hướng dẫn HS xác định các nội dung chính của các dự án và yêu cầu cầnđạt. Sản phẩm của dự án sẽ được trình bày. Sau đó, căn cứ vào sản phẩm và báo cáo trình bàytại lớp; bảng đánh giá cá nhân, GV đánh giá cá nhân cácthành viên trong nhóm và tính điểm thường xuyên. Tên các dự án: Ứng dụng Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt trong một số nghề thuộc ngành nông - lâm - ngư nghiệp; Ứng dụng Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt trong nghề dạy học; Ứng dụng của phương sai và độ lệch chuẩn trong ngành Y, Dược; Ứng dụng của phương sai và độlệch chuẩn trong ngành Xây dựng. Các ngành nghề liên quan đến CNTT hoặc các ngành nghề khác tùy chọn,
Giải pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy tích hợp GDHN trongdạy học chủ đề Thống kê (Toán 10).
Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiếtbị cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trởthành nhu cầu hàng ngày. Công nghệ thông tin đã tạo nênmột xã hội toàn cầu, nơi mà mọi người có thể tương tác,liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các Website là kho dữ liệu khổng lồ giúp HS tự học hiệu quả.Với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin, việc tích hợp GDHN trong dạy học thống kê lớp 10 mang lại hiệu quảcao hơn; các em dễ dàng tìm hiểu ứng dụng của thống kê trong các ngành nghề mà mình muốn biết trên mạnginternet; kiểm tra đối chứng với sở thích và khả năng của bản thân,
Ví dụ 3.15. Khi giao cho HS thực hiện các dự án học tập đã nêu ở ví dụ 3.14, GV có thể cung cấp cho HS các trang web có thể hỗ trợ dự án; hướng dẫn HS lên mạng Internet tìm kiếm thông tin liên quan đến dự án bằng tiếng Việt và tiếng Anh; HS có thể sử dụng mạng Internet để lậpcác nhóm học tập, trao đổi các vấn đề, kết quả của dự án.
Giải pháp 4: Phối hợp với GV chủ nhiệm, GV hướng nghiệp, GV dạy nghề phổ thông để cung cấp ýnghĩa, tri thức Thống kê (Toán 10) có liên quan tới cácngành nghề chủ yếu trong xã hội, góp phần xây dựng tốtcông tác hướng nghiệp trong nhà trường. Ví dụ 3.16: Khi dạy học bài Biểu đồ, trong hoạt độngvận dụng và mở rộng, GV có thể yêu cầu HS lập Dự án theo nhóm với đề tài: “Cơ cấu ngành nghề ở địa phương em, vấn đề việc làm và hướng giải quyết việclàm”, hay “ Vấn đề giới trong việc chọn nghề”. GV hướng dẫn các nhóm HS tiến hành nghiên cứu, viết báo cáo kết quả nghiên cứu dự án ở nhà. Sau đó, GVphối hợp với GV dạy môn GDHN để HS có thể tiến hành báo cáo sản phẩm ở 2 tiết Hướng nghiệp: “Nănglực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình”và “Vấn đề giới trong việc chọn nghề”.
Ví dụ 3.17. Tổ chức các HĐ trải nghiệm qua việc giaolưu khách mời để HS có cơ hội được giải đáp các thắc mắc về nghề, tăng hiệu quả của tích hợp GDHN. GVdạy Toán kết hợp với GV chủ nhiệm lớp, GV GDHN, cha mẹ HS và các cơ sở đào tạo nghề, tổ chức buổi thảo luận về “ngành nghề quanh em”. Khách mời cóthể là một số người có uy tín, nổi tiếng trong một số lĩnh vực như: kinh doanh, kĩ thuật, giáo dục,
Nội dung nghiên cứu về Tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Thống kê môn Toán lớp 10 THPT đãchỉ rõ các cơ hội tích hợp hướng nghiệp trong môn học. Hình thức dạy học này không những nêu cao vai trò của toán học (Thống kê) với thực tiễn mà còn giúp HS có thêm cơ hội tìm hiểu hoạt động ngành nghề, các yêu cầu của nghề đối với người lao động, nhữngchống chỉ định y học, nơi đào tạo nghề và triển vọng phát triển nghề. Từ đó, có cơ sở khoa học để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với sở thích và năng lực bản thân. Tuy nhiên, khi tích hợp, GV cần chú ý đến tính vừa sức của HS, không gây cho HS quá tải khi thực hiện các nhiệm vụ học tập; đồng thời không biến tiết học Toán thành tiết học hướng nghiệp. Tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Thống kê môn Toán lớp 10 THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và hiệu quả GDHN cho HSở trường THPT.
Biện pháp 5.2: Thiết kế một số chủ đề dạy học thống kê theo hướng phát triển kĩ năng STEM cho học sinh
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi thấy rằng có thể tổ chứcdạy học phát triển kĩ năng STEM cho học sinh trong dạy học môn toán, đặc biệt cần phải tổ chức dạy học STEM vì Toán học là một trong những kĩ năng thành phần quan trọng của các kĩ năng STEM. Nội dung Thống kê là một trong những nội dung phù hợp nhất có thể chọn để thiết kế các chuyên đề dạy học STEM. Tuy nhiên, để tổ chức dạy học phát triển kĩ năng STEM cho học sinh thông qua dạy học môn Toán nóichung, nội dung thống kê nói riêng còn nhiều khó khăn, giáo viên gặp khó khăn trong việc thiết kế các chủ đề. Vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết phải thiết kế các chủ đề dạy học phát triển kĩ năng STEM đồng thời đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển kĩ năng STEM cho học sinh trong dạy học môn Toán.
Do giới hạn của đề tài nên phần này xin trình bày trích lược 1 chủ đề dạy học thống kê theo hướng phát triển kĩ năng stem. Phần còn lại xin xem phần phụ lục Chủ đề : Biểu diễn, phân tích số liệu thống kê.
Mục tiêu
Kiến thức
HS sẽ được trải nghiệm việc vận dụng các kiến thức thống kê, các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ tính toán, khảo sát, điều tra một vấn đề thực tiễn.
HS biết cách lựa chọn các tiêu chí để thu thập số liệu liên quan đến vấn đề cần thống kê.
Biết các loại biểu đồ thường dùng biểu diễn số liệu, các khái niệm của thống kê như số trung bình, trung vị, mốt, phương sai, độ lệch chuẩn.
Kỹ năng
Sử dụng các công cụ kh c nhau để thu thập số liệu.
Dựa vào bảng số liệu đã thu thập được mô hình hóa thành các biểu đồ.
Đọc số liệu từ bảng số liệu.
Tính toán, xử lí số liệu đã thu thập và rút ra nhận xét.
Thái độ
Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Đảm bảo tính tự học, hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề của người học.
Năng lực
Góp phần phát triển ở người học năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô hình hóa toán học.
Sản phẩm đạt được
Khoa học (S): Vận dụng các kiến thức Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học... để giải quyết một số tình huống thực tiễn.
Công nghệ (T): Sử dụng, quản lý và truy cập các nguồn dữ liệu, phần mềm hỗ trợ việc tính toán, điều tra.
Kỹ thuật (E): Sử dụng kiến thức tin học văn phòng vẽ biểu đồ, tính toán, xử lí số liệu.
Toán học (M): Vận dụng kiến thức thống kê để giải quyết bài toán.
Giới thiệu chủ đề
Lứa tuổi HS
Lớp 10, lứa tuổi 15-16 tuổi
Mức độ năng lực
nhận thức tiếp thu
Ở mọi mức độ nhận thức
Vấn	đề	cần	tập trung
Trong chủ đề này, HS vận dụng kiến thức về thống kê để thu thập dữ liệu của một số đối tượng, mô tả được dữ liệu đã thu
thập và tập biểu diễn số liệu thống kê dưới dạng các biểu đồ.
Bối cảnh thực tế
Một số vấn đề thực tiễn cần thống kê.
Liên kết với các
môn học
Tin học văn phòng, kĩ năng vẽ biểu đồ, xử lí số liệu trên excel
cơ bản.

Các nội dung kiến
Lập bảng tần số, tần suất
thức liên quan đến
Vẽ biểu đồ
bài toán trong chủ
Số trung bình, trung vị
đề
Phương sai, độ lệch chuẩn
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn
Mục đích của hoạt động
HS phát hiện ra vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn là: Các vấn đề cần thống	kê số liệu để rút ra những suy luận cần thiết.
HS có hứng thú tìm cách giải quyết vấn đề.
Nội dung hoạt động
GV cho HS tìm hiểu đề bài 4 bài toán.
Bài toán 1. Học sinh lớp 12A1 có nhiều lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Em hãy điều tra và thống kê xu hướng lựa chọn của các HS lớp 12A1 và đưa ra nhận xét.
Bài toán 2. Trong

File đính kèm:

  • docxskkn_gop_phan_hinh_thanh_va_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_v.docx
  • pdfNguyễn Trung Thành- Đào Thị Hồng Thủy-THPT Hà Huy Tập - Lĩnh vực Toán học.pdf