Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kiến thức môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh vào trò chơi trong hoạt động ngoại khóa
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hoạt động ngoại khóa (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, là hình thức tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia của những HS có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao những kiến thức - kĩ năng bộ môn (ở đây là những tri thức GDQP- AN) đã được học trong chương trình nội khoá, đồng thời góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện. Chính vì vậy hoạt động ngoại khoá được xem là một hình thức dạy học quan trọng, mang lại hiệu quả cao, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (theo điều 5, khoản 2, chương 1 Luật Giáo dục Việt Nam - 2005).
Trò chơi là một trong những phương thức tổ chức hoạt động được sử dụng trong thực tiễn dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ngoài các phương thức như: thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm nhỏ, diễn đàn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kiến thức môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh vào trò chơi trong hoạt động ngoại khóa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN Ứng dụng kiến thức môn học giáo dục quốc phòng-an ninh vào trò chơi tronghoạt động ngoại khóa Tác giả: Trần Thị Mỹ Lệ Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm thể dục thể thao Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác : Trường THPT Lý Nhân Tông Nam Định, tháng 5 năm 2016 1.Tên sáng kiến: Ứng dụng kiến thức môn học giáo dục quốc phòng – an ninh vào trò chơi trong hoạt động ngoại khóa 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: phương pháp dạy học môn giáo dục quốc phòng -an ninh 3. Thời gian áp dụng sáng kiến:học kì II 4. Tác giả: - Họ và tên: TRẦN THỊ MỸ LỆ - Năm sinh: 1988 - Nơi thường trú: Trung Thành – Vụ Bản - Nam Định - Trình độ chuyên môn: cử nhân. - Chức vụ công tác: Giáo viên Thể dục – giáo dục quốc phòng,an ninh - Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông. - Điện thoại: 0919328883 - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nhân Tông - Địa chỉ: Xã Yên Lợi- Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định. - Điện thoại: 03503.963939 BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Hoạt động ngoại khóa (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, là hình thức tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia của những HS có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao những kiến thức - kĩ năng bộ môn (ở đây là những tri thức GDQP- AN) đã được học trong chương trình nội khoá, đồng thời góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện. Chính vì vậy hoạt động ngoại khoá được xem là một hình thức dạy học quan trọng, mang lại hiệu quả cao, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (theo điều 5, khoản 2, chương 1 Luật Giáo dục Việt Nam - 2005). Trò chơi là một trong những phương thức tổ chức hoạt động được sử dụng trong thực tiễn dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ngoài các phương thức như: thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm nhỏ, diễn đàn. Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người, là một phương tiện giáo dục giúp cho cá nhân được rèn luyện giác quan, luyện ý chí và ý thức, tinh thần, tính tình giúp cho tập thể có bầu không khí vui vẻ, thân ái... Môn học GDQP-AN bậc trung học phổ thông với mục đích góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Với mục tiêu giáo dục đó, môn học đã cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng c cơ bản như: Hiểu được lịch sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, của quân đội và công an nhân dân. Có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ, thực hiện được các động tác từng người không có súng, biết điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội. biết xử lý đơn giản ban đầu các tai nạn giao thông, băng bó vết thương, cấp cứu chuyển thương Những kiến thức đó có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống thông qua tổ chức một số trò chơi trong các buổi ngoại khóa, nên tôi xin chọn đề tài: “ Ứng dụng kiến thức môn học GDQP- AN vào trò chơi trong hoạt động ngoại khóa”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN được hiệu quả hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của môn học. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài này. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Thuận lợi: Là một giáo viên giảng dạy môn GDQP- AN và từng tham gia công tác đoàn nên kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất thuận lợi. Đa số giáo viên trong tổ là giáo viên trẻ nên rất nhiệt tình trong công tác ngoại khóa. Công tác hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Lý Nhân Tông được BGH nhà trường rất quan tâm lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng chủ đề cho cả 3 khối. Học sinh tích cực tham gia công tác ngoại khóa cũng như được rèn luyện các kỹ năng tham quan,dã ngoại 2. Khó khăn: Kỹ năng giải mật thư hay các kỹ năng về Moree hay Simpore còn yếu. Phải có sự phối hợp nhịp nhàng của hai giáo viên trong tổ, của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Một số em học sinh còn lơ là trong công tác hoạt động ngoại khóa. Đề tài còn giới hạn áp dụng cho học sinh khối 12. NỘI DUNG Cơ sở lý luận: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo dục thời kỳ Phục Hưng đã từng nhấn mạnh: “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.” Nền giáo dục Việt nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay rất quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Hoạt động ngoại khoá là một hình thức hoạt động dạy học ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học kể cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục. Hoạt động dạy học ngoại khoá giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hoà bình, hữu nghị, hợp tác, dân số... Từ đó, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hoá, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác. Ngoài ra, trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng. Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc gia. Cách thức thực hiện: . Tóm lượt nội dung và cách thức thi: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VỚI CHỦ ĐỀ: “HÀNH QUÂN THẦN TỐC”. Trạm 1: trưởng trạm Cô Trần Thị Mỹ Lệ Địa điểm: Cổng trường Sau khi các đội tập hợp đúng đội hình, trạm trưởng phát một bản tin bằng còi Morse, đội nào nhận trước sẽ bắt đầu tính giờ thi trước. Nội dung bản tin Morse: THI XONG ĐẾN CỘT CỜ NHẬN LỆNH Phần thi liên quan đến lịch sử - quốc phòng trong thời gian 10 phút. Thi xong trưởng trạm phát giấy thông hành (có chữ ký trạm 1) và dùng bút màu vẽ lên mặt từng thành viên mỗi đội rồi cho qua trạm. Các đội hoàn thành xong thì rời trạm 1 Trạm 2: Thầy Phạm Mạnh Linh trưởng trạm. Địa điểm: Cột cờ ở sân trường. Đội nào đến trước thực hiện trước, đến sau thực hiện sau. Yêu cầu làm các động tác đội hình đội ngũ đều, đẹp. Trưởng trạm tùy tình hình khi đưa ra các yêu cầu cần thực hiện. Các đội tiếp tục tìm mật thư được giấu sẵn trước đó với nội dung: DI CHUYỂN ĐẾN SÂN BÓNG CHUYỀN Giải đúng mật thư, trình giấy thông hành để ký và đến trạm 3 theo yêu cầu. Trạm 3: Cô Trần Thị Mỹ Lệ trạm trưởng Địa điểm: sân bong chuyền. Các đội nhận lệnh của trạm trưởng thực hiện sơ cấp cứu bằng việc băng bó vết thương theo sự chỉ định của trạm trưởng. Yêu cầu chuẩn bị tải thương. Thực hiện xong phần băng bó, được phép tìm mật thư, giải và làm theo nội dung: HÀNH QUÂN ĐẾN SÂN CẦU LÔNG Ký giấy thông hành qua trạm; yêu cầu tải thương đến trạm 4 Trạm 4: Trạm trưởng thầy Phạm Mạnh Linh Địa điểm: sân cầu lông Chuẩn bị sẵn đường hẹp dài 6m, rộng 1m, chăng dây gần sát mặt đất. Yêu cầu mỗi đội thực hiện việc chui qua không đụng dây (thực hiện động tác lê, trườn địa hình bằng phẳng). Mỗi thành viên vi phạm trừ 1 điểm. Mỗi đội nhận mật thư (1) để giải, báo cáo kết thúc nhiệm vụ. Nộp lại giấy thông hành. Mật thư các trạm: Mật thư trạm 2: Khóa: điện thoại và 726-248936 DI CHUYỂN ĐẾN SÂN BÓNG CHUYỀN Mật thư trạm 3: Khóa “Đọc ngược” GNOL UAC NAS NED NAUQ HNAH HÀNH QUÂN ĐẾN SÂN CẦU LÔNG Mật thư trạm 4: Một thằng sống một thằng chết : Nội dung mật thư: VINH QUANG CHIẾN THẮNG Thang điểm: +Trạm 1: Nhận đúng Morse: 10 điểm. Nhận trước : +3 + Trạm 2: Thực hiện nhiệm vụ và giải mật thư trước : 20 điểm. Thực hiện nhiệm vụ và giải mật thư sau: 15 điểm. Thực hiện nhiệm vụ, không giải mật thư: 10 điểm. + Trạm 3, trạm 4 tương tự. + Điểm khuyến khích: + 5 tinh thần đồng đội, + 2 giấy thông hành. Lưu ý: - Mỗi trạm đều điểm danh, báo cáo sĩ số đầy đủ. + Nếu không giải được mật thư thì trạm trưởng linh động phạt rồi hướng dẫn đến trạm tiếp. + Điểm cao nhất có thể đạt: 80 điểm. Cách thức thi cụ thể liên quan đến môn GDQP- AN từng trạm: Trạm 1: Thi nội
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_kien_thuc_mon_hoc_giao_duc_qu.docx