Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử tiếng anh
MỘT SỐ ỨNG DỤNG, PHẦN MỀM HỖ TRỢ SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH
3.2.1. Phần mềm Microsoft Office (Powerpoint)
3.2.2. Phần mềm Adobe Presenter
3.2.3. Phần mềm Violet
3.2.4. Phần mềm Lecture Maker
3.2.5. Phần mềm Audacity
3.2.6. Phần mềm Hotpotato
3.2.7. Ứng dụng Quizlet
3.2.8. Ứng dụng Google Form
3.2.9. Ứng dụng Storyjumper
3.3. NHỮNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC KỸ NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG TỪ VỰNG – NGỮ ÂM
3.3.1. Hoạt động từ vựng – ngữ âm
Trang web Quizlet.com
Đây website cho phép người học tạo và sử dụng flashcard trực tuyến để học từ vựng. Quizlet có thể sử dụng trên máy tính và cả điện thoại di dộng. Vì vậy, học sinh sẽ linh hoạt và chủ động hơn cho việc học và ôn tập từ mới. Flash Card là loại thẻ mang thông tin (từ, số hoặc cả hai), được sử dụng cho việc học bài trên lớp hoặc trong nghiên cứu cá nhân. Giáo viên sử dụng flashcard để dạy học từ vựng rất hiệu quả và gây hứng thú với học sinh.
Dưới đây là một ví dụ minh họa trong việc kiểm tra từ vựng với đa dạng hình thức: viết từ vựng cụ thể, trắc nghiệm, câu hỏi Đúng/ Sai.
Tiếng Anh 6: Unit 6: Our Tet holiday
Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng website này để tự tạo ra những flashcard hình ảnh dạy học từ vựng phong phú, sinh động tích hợp với âm thanh cho học sinh nghe trự tiếp khi dạy học, hoặc in thành những thẻ riêng biệt – được coi là đồ dùng tự làm.
Ví dụ minh họa: Tiếng Anh 6 - Unit 10: Our houses in the future
3.3.2. Kỹ năng nghe
Phần mềm Audacity
Audacity là một phần mềm miễn phí có thể được sử dụng để ghi âm trực tiếp, tạo ra đề thi nghe. Mặt khác, giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để chèn, chỉnh sửa âm thanh nhằm tạo ra những file hình, tiếng phục vụ công việc giảng dạy.
Trong dạy học tiếng Anh 7: Unit 8: Places – Section B: Asking the way, tôi đã ứng dụng hiệu quả phần mềm này để tạo ra một file âm thanh cho học sinh nhận diện nội dung cuộc hội thoại: hỏi và chỉ dẫn đường đi. (Đĩa CD minh họa đính kèm)
3.3.3. Kỹ năng đọc
3.3.3.1. Ứng dụng Google Form
Google Form là một ứng dụng miễn phí của Google, giúp tạo ra các biểu mẫu đẹp, có thể tích hợp được với hình ảnh, âm thanh, video. Giáo viên có thể sử dụng ứng dụng này để làm khảo sát, điều tra.
Sau đây là phiếu khảo sát dùng cho học sinh khối 6: Unit 8: Sports and games
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử tiếng anh
g bài học Về mặt tâm lý, các em ở lứa tuổi THCS hầu hết rất thích tìm tòi những cái mới, lạ. Việc đưa vào bài giảng tranh ảnh minh họa là rất cần thiết nhất là đối với môn tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu giáo viên không có sự chọn lọc trong việc sử dụng tranh minh họa thì việc ứng dụng rất dễ gây phản tác dụng hoặc có thể dẫn đến việc mất tập trung vào nội dung bài giảng. Trong thực tế, ứng dụng khi CNTT vào soạn giảng, hầu hết giáo viên đều sử dụng những tranh ảnh minh họa chủ yếu từ các nguồn ảnh tư liệu như: ảnh quét từ máy Scan, ảnh download từ internet. Do vậy, rất khó để có một hình ảnh minh họa bài giảng thích hợp về mặt sư phạm hoặc thẩm mỹ. Cụ thể, những ảnh quét từ máy Scan thường kém chất lượng hoặc không đủ độ tương phản cần thiết, những ảnh được download từ internet thông thường sẽ có rất nhiều nội dung thừa hay những dòng quảng cáo; cái mà có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung lĩnh hội kiến thức ở học sinh 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là: - Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua diễn đàn giáo dục trên mạng. - Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học. - Xây dựng trên mạng các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên). Tổ chức sân chơi trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số môn học. Từ những cơ sở lý luận trên đây cho thấy đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu rất quan trọng và cấp thiết góp phần thực hiện ứng dụng CNTT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cụ thể là đối với môn Tiếng Anh ở THCS để từ đó đáp ứng nhiệm vụ của năm học 2015 – 2016. Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Ở TRƯỜNG THCS Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên toàn quốc, các trường trong quận đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong đó có trường THCS và đã đạt được những kết quả nhất định. Cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, môn Tiếng Anh – mặc dù là một môn học có đặc trưng riêng, phong phú về nội dung, thiết thực và luôn cập nhật với sự phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội, nội dung kiến thức ở một số bài trong chương trình mang tính trừu tượng cao, nhưng giáo viên trong tổ chúng tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học: từ việc vận dụng các phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm, cho đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết dạy sinh động, có hiệu quả cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh thực sự say mê, thích thú và làm việc có hiệu quả cao trong đa số những giờ học có ứng dụng CNTT. 2.1. Thuận lợi - Nhà trường được trang bị đầy đủ máy vi tính; có các phòng chức năng, phòng đa năng, máy chiếu kết nối mạng Internet để phục vụ cho việc giảng dạy các bài học. - Ban giám hiệu nhà trường và các đồng chí giáo viên đã ý thức được vai trò của việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. -Ban lãnh đạo nhà trường luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện có thể cho giáo viên sử dụng CNTT trong giảng dạy. - Giáo viên luôn có ý thức tự học, tự tìm hiểu về công nghệ thông tin. - Học sinh hứng thú với môn học. - Nhà trường đã trang bị và cài các phần mềm cho giáo viên ứng dụng và khai thác và mở lớp tập huấn cho cán bộ - giáo viên sử dụng ứng dụng CNTT. - Nhà trường đã nối mạng Internet và cũng khuyến khích hỗ trợ giáo viên trong trường mua máy vi tính và nối mạng để khai thác thông tin, tài liệu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy ngày một tốt hơn. - Các đồng chí giáo viên đều có máy vi tính nối mạng và vì thế, 100% giáo viên trong trường biết soạn bài trên máy vi tính, biết khai thác và sử dụng mạng Internet phục vụ cho việc soạn giảng. Với những điều kiện thuận lợi trên, giáo viên trong trường có thể trao đổi học hỏi lẫn nhau để nâng cao hiệu quả mỗi tiết dạy trên lớp. 2.2. Khó khăn 2.2.1. Về phía giáo viên Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy học theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không phải lật lại từng “Slide” như khi dạy trên máy tính. Những mạch kiến thức vận dụng đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kỹ năng cho học sinh. Phần lớn giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì mất nhiều công sức và thời gian chuẩn bị. Để có một bài giảng với các kênh hình, kên tiếng sống động, dễ hiểu đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu và phải tạo ra một giáo án mới hoàn toàn so với phương pháp truyền thống chỉ có phấn trắng bảng đen. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm, người giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi tính sáng tạo, sự nhạy cảm, tính thẩm mỹ, tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Bên cạnh đó, kiến thức và kỹ năng về CNTT ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Việc dạy học tương tác giữa người – máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này, làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc vận dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học. 2.2.2. Về phía học sinh Trên thực tế, hầu hết các em học sinh đều say mê, thích thú với các tiết học được ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, tồn tại sau: Một số còn em lười học, chưa nhận thức được vị trí của môn học, chưa đầu tư thích đáng cho môn học,có thời gian vào mạng,thay cho việc học thì các em lại “chơi games”, chưa có phương pháp học tiếng, ngại thực hiện các hoạt động nghe - nói vì sợ mắc lỗi sai trước đám đông.Vốn từ của nhiều em rất hạn chế, các em không thể diễn đạt bằng Tiếng Anh những ý tưởng của mình.Các tài liệu phục vụ cho việc học trong học sinh cũng chưa phong phú. Chưa thực sự thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem các hình ảnh, không chọn lọc được thông tin ghi bài, ghi chậm hoặc không đầy đủ. Chương 3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH 3.1. NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO SOẠN BÀI GIẢNG TIẾNG ANH 3.1.1. Đối với giáo viên -Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn , các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài dạy và khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và thường xuyên khai thác trao đổi bài soạn qua mạng Internet. - Thường xuyên thảo luận trao đổi ý kiến, đúc dút kinh nghiệm về nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn với các bạn đồng nghiệp qua dự giờ thăm lớp, thao giảng, giải các đề thi, các bài tập khó. - Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân, tìm tòi phương pháp dạy Ngoại Ngữ hiện đại, tối ưu nhằm khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, hứng thú trong học tập. - Chú trọng áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy và học, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp của học sinh là chìa khoá thành công, việc cung cấp kiến thức là quan trọng trong việc dạy và học Ngoại Ngữ. - Cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cho học sinh, thiết kế, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy và học, luôn luôn sáng tạo, thay đổi các hoạt động dạy học trên lớp, tránh sự nhàm chán trong giờ học. -Trong quá trình dạy học, phải luôn luôn chú ý đến tất cả đối tượng học sinh trong lớp: khá giỏi, trung bình và học sinh còn yếu; thiết kế các hoạt động đa dạng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, ưu tiên dành thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành nhiều hơn. -Hướng dẫn học sinh áp dụng các phương pháp học tập đem lại hiệu quả cao nhất. -Hạn chế sử dụng Tiếng Việt trong khi giảng dạy, khi giao tiếp với học sinh; tăng dần mức độ sử dụng Tiếng Anh trên lớp, sử dụng Tiếng Anh và Tiếng Việt một cách hợp lý, xen kẽ các câu Tiếng Anh đơn giản trong các tình huống cụ thể cùng với các động tác hoặc điệu bộ. -Luôn chú trọng ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói cho học sinh ngay từ những lớp đầu cấp. Muốn vậy, giáo viên phải hình thành cho học sinh kỹ năng hoạt động theo nhóm (khi một học sinh không tự giải quyết được vấn đề yêu cầu, mà cần phải có sự đóng góp nhiều ý kiến), theo cặp sao cho thành thạo và thường xuyên rèn luyện kỹ năng này trong giờ học. Có thái độ vui vẻ, thân thiện với học sinh trong giờ học tạo cảm giác yên tâm, thoải mái cho học sinh, giúp các em có tâm thế tốt để tiếp thu bài (việc này chúng ta có thể bắt đầu ngay từ phần khởi động). - Một việc cũng rất quan trọng khi dạy Tiếng Anh là giáo viên phải tạo ra được “môi trường học tiếng” trong giờ học. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa một giờ học tiếng với các giờ học khác. Thầy cô giáo cần chủ động, tự giác tìm tòi, bồi dưỡng kiến thức về CNTT, thường xuyên áp dụng những kiến thức này trong quá trình dạy học. -Thường xuyên trao đổi kiến thức thông tin về CNTT với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. -Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng ứng dụng CNTT, các buổi sinh hoạt chuyên môn về CNTT, cập nhật những tiến bộ áp dụng cho bài soạn giảng. 3.1.2. Đối với học sinh -Cần lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với đặc trưng của môn học, nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình học về hệ thống từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp -Có đủ các loại tài liệu tối thiểu phục vụ cho việc học, như từ điển, sách ngữ pháp và sách nâng cao -Xác định đúng động cơ học tập, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong lớp học (hoạt động độc lập, làm việc theo cặp, nhóm). -Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh đơn giản khi giao tiếp với bạn bè trong lớp cũng như ngoài lớp học, rèn kỹ năng tư duy bằng Tiếng Anh -Tự giác chăm chỉ học ở nhà, làm đầy đủ các bài tập, thường xuyên tự học, tự thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho bản thân. -Đa dạng hoá nguồn tư liệu học tập, học qua các phương tiện truyền thông như đài, Ti vi, đọc truyện, báo viết bằng Tiếng Anh; xem hoặc nghe băng, đĩa hình, các phần mềm học Ngoại Ngữ phù hợp với lứa tuổi,.... 3.1.3. Về phía nhà trường Thường xuyên nâng cấp cơ sở vật chất hiện có trong điều kiện có thể để giáo viên và học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp, rèn luyện kỹ năng nghe - nói thông qua các thiết bị như: đài, máy vi tính, tranh ảnh. 3.2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG, PHẦN MỀM HỖ TRỢ SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH 3.2.1. Phần mềm Microsoft Office (Powerpoint) 3.2.2. Phần mềm Adobe Presenter 3.2.3. Phần mềm Violet 3.2.4. Phần mềm Lecture Maker 3.2.5. Phần mềm Audacity 3.2.6. Phần mềm Hotpotato 3.2.7. Ứng dụng Quizlet 3.2.8. Ứng dụng Google Form 3.2.9. Ứng dụng Storyjumper 3.3. NHỮNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC KỸ NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG TỪ VỰNG – NGỮ ÂM 3.3.1. Hoạt động từ vựng – ngữ âm Trang web Quizlet.com Đây website cho phép người học tạo và sử dụng flashcard trực tuyến để học từ vựng. Quizlet có thể sử dụng trên máy tính và cả điện thoại di dộng. Vì vậy, học sinh sẽ linh hoạt và chủ động hơn cho việc học và ôn tập từ mới. Flash Card là loại thẻ mang thông tin (từ, số hoặc cả hai), được sử dụng cho việc học bài trên lớp hoặc trong nghiên cứu cá nhân. Giáo viên sử dụng flashcard để dạy học từ vựng rất hiệu quả và gây hứng thú với học sinh. Dưới đây là một ví dụ minh họa trong việc kiểm tra từ vựng với đa dạng hình thức: viết từ vựng cụ thể, trắc nghiệm, câu hỏi Đúng/ Sai. Tiếng Anh 6: Unit 6: Our Tet holiday Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng website này để tự tạo ra những flashcard hình ảnh dạy học từ vựng phong phú, sinh động tích hợp với âm thanh cho học sinh nghe trự tiếp khi dạy học, hoặc in thành những thẻ riêng biệt – được coi là đồ dùng tự làm. Ví dụ minh họa: Tiếng Anh 6 - Unit 10: Our houses in the future 3.3.2. Kỹ năng nghe Phần mềm Audacity Audacity là một phần mềm miễn phí có thể được sử dụng để ghi âm trực tiếp, tạo ra đề thi nghe. Mặt khác, giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để chèn, chỉnh sửa âm thanh nhằm tạo ra những file hình, tiếng phục vụ công việc giảng dạy. Trong dạy học tiếng Anh 7: Unit 8: Places – Section B: Asking the way, tôi đã ứng dụng hiệu quả phần mềm này để tạo ra một file âm thanh cho học sinh nhận diện nội dung cuộc hội thoại: hỏi và chỉ dẫn đường đi. (Đĩa CD minh họa đính kèm) 3.3.3. Kỹ năng đọc 3.3.3.1. Ứng dụng Google Form Google Form là một ứng dụng miễn phí của Google, giúp tạo ra các biểu mẫu đẹp, có thể tích hợp được với hình ảnh, âm thanh, video. Giáo viên có thể sử dụng ứng dụng này để làm khảo sát, điều tra. Sau đây là phiếu khảo sát dùng cho học sinh khối 6: Unit 8: Sports and games 3.3.3.2. Phần mềm Hot potato Hot Potatoes là một chương trình để tạo các ứng dụng E-learning trên mạng, Hot Potatoes hỗ trợ việc tạo các bài tập điện tử đa dạng sau đó có thể xuất thành dạng HTML. Với những ưu - khuyết điểm khác nhau theo kinh nghiệm của riêng tôi, giáo viên có thể kết hợp cả hai phần mềm tuỳ tình huống để có thể tạo ra các bài tập điện tử thật thiết thực cho bài giảng của mình. Ví dụ: Khi giảng giáo án điện tử với những câu trắc nghiệm ngắn nội dung ngắn liền với bài, ta có thể dùng Violet biên soạn và nhúng thẳng vào Powerpoint. Nhưng khi ôn tập cuối chương hay học kỳ với lượng câu hỏi nhiều và dài thì nên dùng HotPotatoes thiết kế là hữu dụng nhất. Các chức năng của Hot potato: + JQuiz: Dùng tạo các bài tập hổ trợ 4 loại câu hỏi "đa lựa chọn", "câu hỏi trả lời ngắn", "câu hỏi lai" và "câu hỏi nhiều câu trả lời". + JCloze: Gồm các bài tập điền vào chổ trống. + JCross: Tạo bài tập dạng trò chơi ô chữ Crosswords. + Jmix: Môđun dùng để tạo các câu hỏi sắp xếp các từ/cụm từ lộn xộn thành một câu/đoạn hoàn chỉnh theo yêu cầu. + JMatch: Tạo bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. + The Masher: Công cụ để quản lý khi có số lượng lớn các bài thi và câu hỏi. 3.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Trước hết, không phải bài nào trong chương trình cũng có thể thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học. Việc lựa chọn bài soạn giảng phù hợp quyết định phần lớn đến thành công của tiết dạy. Trong quá trình soạn giáo án điện tử, nhiều giáo viên có thói quen lựa chọn, có phần lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu phức tạp khác nhau trong một slide và cho rằng điều đó sẽ nâng cao chất lượng tiết học, gây hứng thú cho học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng không nên chọn các hiệu ứng quá phức tạp và cầu kì khi chạy các slide. Vì như thế sẽ làm mất sự tập trung chú ý của học sinh vào nội dung bài học, đôi khi làm cho các em quá phấn khích, trầm trồ mà không chú ý đến nội dung và lời nói của giáo viên. Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản, sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng, không nên chọn những màn nền cầu kì, nhiều màu sắc, không thể hiện rõ nội dung, làm cho học sinh khó đọc và ảnh hưởng đến quá trình ghi chép của các em. Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung để chiếu lên màn hình, tránh quá nhiều chữ rườm rà (có thể trình bày theo dạng dàn bài giống như quá trình ghi bảng). Giáo viên cần kết hợp giữa trình chiếu, viết bảng và lời giảng của giáo viên một cách linh hoạt, phù hợp để đạt hiệu quả cao. Do ưu thế của giáo án điện tử nên ngày nay có nhiều trang thông tin cung cấp tư liệu hình ảnh, phim tư liệu...của tất cả các môn học, trong đó có những tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy tất cả các môn học. Khai thác các trang thông tin thông qua mạng Internet là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, giáo viên cần có kĩ năng chọn lọc trong vô số những tư liệu đó những gì phục vụ tốt nhất cho bài giảng, tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu, không cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, làm loãng nội dung bài học, dễ dẫn đến cháy giáo án. Bên cạnh đó, ở một số chuyên trang về giáo dục còn giới thiệu các giáo án điện tử mẫu. Giáo viên nên xem đó là những bài giảng tham khảo, không nên lấy đó làm của mình, đưa vào giảng dạy luôn mà trên cơ sở học hỏi để thiết kế giáo án cho phù hợp với đối tượng học sinh và địa phương mình. Tuy giáo án điện tử có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể tránh được những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế của nó là do chạy lần lượt các slide nên không để lại dàn bài như viết bảng. Khi soạn giáo án, giáo viên có thể khắc phục hạn chế này bằng cách tạo một slide dàn ý sau cùng để củng cố bài học. Cũng có những ý kiến cho rằng để khắc phục hạn chế trên giáo viên nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng. Một điều cần lưu ý là nếu kết hợp hai hình thức trên với nhau giáo viên phải thực sự nhuần nhuyễn, thành thao các thao tác, chủ động thời gian, kiến thức, công nghệ và hoạt động học của học sinh. Nếu không chính điều đó sẽ gây mất thời gian, giáo viên làm việc quá nhiều mà hiệu quả không cao. Sự kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại một cách nhuần nhuyễn tất nhiên sẽ đưa lại chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới là điều nên làm. Nhưng cho dù phương tiện kỹ thuật có hiện đại đến đâu chăng nữa thì nó chỉ hỗ trợ việc cho việc giảng dạy và tạo ra bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song nó không là tất cả và không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên phải biết phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. Người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách dẫn dắt người học tham gia tích cực bài giảng và kết quả là phải xem người học lĩnh hội được tri thức bao nhiêu. Học sinh phải tích cực, chủ động tiếp cận, khám phá tri thức mới mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. 3.5. GỢI Ý CÁC BƯỚC SOẠN BÀI G
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_soan.doc