Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phần thơ hiện đại Ngữ văn 9
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
Có thể nói, thơ là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi. Thơ thường bộc lộ ý thức tình cảm con người một cách trực tiếp; là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động độc đáo - thơ trữ tình đến với người đọc tự nhiên mà nồng nàn, giản dị mà sâu sắc, dễ dàng mà khó quên, bất chợt để trường tồn, một chút xôn xao để rồi sâu lắng. Một cái nhìn, một ánh mắt, một tiếng gọi trong thơ ta gặp một lần để rồi cứ ngân nga trong ta mãi không thôi. Cái “tôi” trữ tình luôn cảm xúc thật sự, bộc lộ hẳn ra. Tiếng nói trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người. Quả thật nó là “lời gửi của nghệ sĩ với cuộc đời”. Nói như nhà thơ Tố Hữu: “Thơ là tiếng nói của người nào đó đến với những người nào đó dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”.
Tuy nhiên có những bài thơ ta đọc một lần rồi sau đó để trong quên lãng nhưng có những bài thơ ta đọc đi đọc lại mãi không muốn thôi. Hoặc lại cũng có bài thơ, người này đọc thấy hay, thấy xúc động, người khác chẳng thấy gì là thích thú. Đấy là do sức hấp dẫn từ bản thân tác phẩm và một điều vô cùng quan trọng nữa là do hứng thú và khả năng cảm nhận ở mỗi người khi đến với văn bản thơ. Năng lực cảm thụ của mỗi người không giống nhau, cũng không phải tự nhiên vốn sẵn có mà phải qua quá trình tìm hiểu, được bồi dưỡng. Nhất là đối với các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9 lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để các em có thể cảm nhận tốt các văn bản thơ, làm được các bài nghị luận hay, chính xác đồng thời trau dồi những nhận thức và tình cảm tốt đẹp, giúp các em tiếp tục nâng cao năng lực cảm thụ khi học văn ở cấp Trung học phổ thông, hay những kì thi vào các trường chuyên, lớp chọn, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phần thơ hiện đại Ngữ văn 9

1.TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI - NGỮ VĂN 9. 2. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1.Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu: Có thể nói, thơ là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi. Thơ thường bộc lộ ý thức tình cảm con người một cách trực tiếp; là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động độc đáo - thơ trữ tình đến với người đọc tự nhiên mà nồng nàn, giản dị mà sâu sắc, dễ dàng mà khó quên, bất chợt để trường tồn, một chút xôn xao để rồi sâu lắng. Một cái nhìn, một ánh mắt, một tiếng gọi trong thơ ta gặp một lần để rồi cứ ngân nga trong ta mãi không thôi. Cái “tôi” trữ tình luôn cảm xúc thật sự, bộc lộ hẳn ra. Tiếng nói trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người. Quả thật nó là “lời gửi của nghệ sĩ với cuộc đời”. Nói như nhà thơ Tố Hữu: “Thơ là tiếng nói của người nào đó đến với những người nào đó dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Tuy nhiên có những bài thơ ta đọc một lần rồi sau đó để trong quên lãng nhưng có những bài thơ ta đọc đi đọc lại mãi không muốn thôi. Hoặc lại cũng có bài thơ, người này đọc thấy hay, thấy xúc động, người khác chẳng thấy gì là thích thú. Đấy là do sức hấp dẫn từ bản thân tác phẩm và một điều vô cùng quan trọng nữa là do hứng thú và khả năng cảm nhận ở mỗi người khi đến với văn bản thơ. Năng lực cảm thụ của mỗi người không giống nhau, cũng không phải tự nhiên vốn sẵn có mà phải qua quá trình tìm hiểu, được bồi dưỡng. Nhất là đối với các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9 lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để các em có thể cảm nhận tốt các văn bản thơ, làm được các bài nghị luận hay, chính xác đồng thời trau dồi những nhận thức và tình cảm tốt đẹp, giúp các em tiếp tục nâng cao năng lực cảm thụ khi học văn ở cấp Trung học phổ thông, hay những kì thi vào các trường chuyên, lớp chọn, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2.2 Những thực trạng liên quan đến vấn đề được nghiên cứu: Trong quá trình giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy một số thực trạng sau: a. Về phía giáo viên: Giáo viên chưa phân biệt rạch ròi giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học mới. Người thầy đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc dạy học, giờ dạy học trên lớp giáo viên còn làm việc nhiều, người thầy giảng bài, hướng dẫn, đưa ra các mẫu câu, học sinh tiếp nhận chuyển thành kiến thức của mình, làm theo mẫu một cách thuần thục, ít tư duy, sáng tạo, thầy giảng, trò nghe, ít thực hành, giao tiếp. Giờ học văn chỉ đơn thuần là thầy giảng, trò nghe. Giáo viên chưa phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy học, tiết học diễn ra không sinh động, học sinh không muốn tư duy, sáng tạo để tham gia tìm hiểu kiến thức mới. Trong giờ học, học sinh còn thụ động chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến, cách làm, cách hiểu, cách đánh giá của mình về tác phẩm. Trong khi đó phương pháp dạy học mới, người thầy chỉ đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tự khám phá tiếp nhận kiến thức mà không đọc cho học sinh chép. Để đạt được điều đó người giáo viên phải có tâm huyết, lòng nhiệt tình, trang bị kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin thật nhuần nhuyễn vào trong bài dạy của mình. Trong một năm học, giáo viên Ngữ văn đăng kí dạy công nghệ thông tin còn hạn chế. Giáo viên cần phải nhận thức rằng: Nếu trước đây giáo viên giảng cho hay, cho sâu, phân tích, cảm thụ hộ cho học sinh thì theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học bây giờ đã đổi khác: “ Bài giảng của thầy, thầy giảng một nửa thôi Còn một nửa để cho học sinh làm lấy” ( Chế Lan Viên ) Học sinh tham gia giờ học một cách sôi nổi, cởi mở, từ đó các em sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của mình tạo cho các em năng lực lắng nghe và thấu hiểu vấn đề một cách toàn diện. Từ đó, các em biết đưa ra ý kiến của mình chính xác, tự tin, mạnh dạn, phong phú và đúng đắn hơn. Lúc đó người thầy sẽ kích thích tối đa năng lực tư duy, sự sáng tạo của học sinh, kích thích các em tự khám phá kiến thức mới, từ đó kiến thức mà các em tiếp nhận được từ bài học có tính sâu sắc và bền vững hơn. b. Về phía học sinh - Học sinh ngày nay rất lười đọc văn bản, không hiểu và không biết được cách hành văn, nhiều em không thuộc thơ mặc dù đó là bài thơ rất ngắn như “Ánh trăng”, “Viếng lăng Bác” - Nhiều em bị cuốn hút vào các trò chơi điện tử, game online, ham chơi, lười học không soạn bài, đến lớp nói chuyện, không phát biểu xây dựng bài. - Nhiều em khi thầy cô kiểm tra bài cũ thì trả lời không đắn đo “Thưa cô, em không thuộc”, bên cạnh đó có em không đem vở, khi giáo viên hỏi thì nói là quên ở nhà. - Học sinh không biết viết một đoạn văn cảm nhận, làm bài thì diễn đạt ngô nghê. Ví dụ như em Nguyễn Anh Tài – học sinh lớp 9/6 (Năm học: 2015-2016) viết đoạn phân tích về bài thơ Viếng Lăng Bác: “Viễn Phương ra thăm Bác Hồ, Bác Hồ đã hy sinh trong một lần tham gia chiến dịch”. Khi đọc câu văn như vậy, người giáo viên không khỏi xót xa về sự thiếu hiểu biết của học sinh về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thật là một lỗ hỏng kiến thức quá trầm trọng trong nhận thức và trình độ của một học sinh lớp 9. - Khi tìm hiểu bài, tiếp thu bài, học sinh không tư duy, sáng tạo, chủ yếu dựa vào sách tham khảo hoặc bài viết của anh chị lớp trước để lại để đối phó, không có khả năng tự học, không muốn suy nghĩ. Tóm lại đó là thực trạng đáng báo động về tình hình học văn hiện nay, và là nỗi trăn trở lớn đối với chúng ta – những giáo viên dạy văn. * Nguyên nhân thực trạng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: - Phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy chưa thực sự phổ biến, hợp lý và đồng bộ; bên cạnh đó trong mỗi tiết học vẫn còn tình trạng “đọc-chép” và “chiếu-chép” dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào “độc thoại”, “độc diễn” trên bục giảng Trong mỗi giờ dạy, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đánh giá về cách cảm thụ văn học, chưa đi sâu tìm hiểu tác phẩm bằng các phương tiện, biện pháp hỗ trợ như: làm việc nhóm, nêu tình huống có vấn đề, sử dụng tư liệu, hình ảnh hay chiếu phim văn học. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh không muốn định hướng cho con em mình theo học môn Ngữ văn vì sau này ít có điều kiện thi được vào các trường kinh tế, tài chính, ngân hàng, Vì thế, học sinh chỉ chú trọng đầu tư cho các môn học tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa,. Học sinh thích học những môn tự nhiên hơn, thậm chí có nhiều em học đều tất cả các môn, trong đó môn Ngữ văn học rất tốt nhưng khi giáo viên đặt vấn đề gợi ý cho em đi học bồi dưỡng và thi học sinh giỏi thì các em từ chối và chọn những môn tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa, Anh Văn Bởi các em cho rằng học văn khó rồi, viết văn càng khó hơn. Hơn nữa học sinh còn có quan niệm học lệch và học tủ. - Do không hiểu bài, các em sẽ thấy khó khăn, và khi thấy khó khăn thì học sinh sẽ không thể nắm bắt được, vì không thể nắm bắt được nên các em cảm thấy mọi thứ đều tù mù, không rõ ràng và vô hướng. Do đó, các em đương nhiên không thể có hứng thú học và kết quả học tập luôn đi xuống là điều dễ hiểu. - Đôi khi không có hứng thú học cũng bắt nguồn từ công tác giảng dạy. Chúng ta cần phải ý thức lại về việc giảng dạy. Giáo viên, trước hơn hết phải là người gợi mở, dẫn dắt và phải tạo được sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Một cô giáo nổi tiếng nghiêm khắc, thì đương nhiên khó có thể tạo hứng thú học tập cho các em, mà thay vào đó chỉ là tâm lý sợ sai mà các em luôn phải duy trì trong suốt giờ học. Không những thế, ngày nay chúng ta còn mắc một lỗi phổ biến khiến các em không hứng thú học đó là thiếu tính sáng tạo trong giảng dạy. - Học sinh chưa có ý thức sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh, văn thơ, video để bổ sung bài học thêm phong phú. - Bước đầu còn gặp khó khăn khi vận dụng phương pháp tích hợp và việc gây hứng thú học tập cho học sinh . - Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ít quan tâm đến việc học của con em, ảnh hưởng chất lượng học tập của học sinh. 2.3. Lý do chọn đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đã được đề cập bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả. Định hướng phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Để đạt được mục đích hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học môn Ngữ văn cũng như các môn học khác là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, bản thân người giáo viên phải tự tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn. Đó là động cơ khiến người thầy tâm huyết phải tích cực tìm tòi những phương pháp tối ưu trong môn Ngữ văn nói riêng và các môn học nói chung. Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn? Làm thế nào để phát huy trí lực sáng tạo của học sinh trong giờ Ngữ văn? Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu truyền đạt khối lượng khổng lồ của tri thức và bên kia là số lượng thời gian thực học của học sinh ngày càng ít đi do sự chi phối bởi nhiều nhu cầu của cuộc sống hiện đại? Phương pháp mới, sách giáo khoa mới ra đời đã bước đầu giải quyết được mâu thuẫn đó, khi chú ý đến việc tự học của học sinh tức là thông qua tri thức học mà dạy cho các em có thể tự học, giúp các em tiếp thu được nhiều hơn, nhớ kiến thức sâu sắc hơn. Cách học mới này sẽ tránh được sự nhàm chán, đơn điệu, tránh được sự quay cóp, làm bài thiếu sự sáng tạo, cảm xúc khô cứng, gượng gạo trong tâm hồn các em. Từ lý do trên, người giáo viên muốn dạy văn hay và học sinh học văn được tốt thì người dạy và người học phải có những nỗ lực nhất định để phát huy khả năng của chính mình. Với tư cách là một giáo viên đứng lớ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_t.doc