Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khi dạy phát âm (pronunciation) trong Tiếng Anh trung học cơ sở
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Anh là một trong những môn học khó hiện nay ở trường phổ thông, nó càng khó hơn đối với hầu hết học sinh của chúng ta bởi cac em chưa có điều kiện tốt nhất để học tập, thiếu cơ hội thực hành, các tình huống gây hứng thú trong học tập và khắc ghi kiến thức để nhớ lâu từ các tiết học trên lớp. Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình và SGK phân ban với nhiều đổi mới về phương pháp dạy và học, đặc biệt việc tăng cường sử dụng kênh hình và sự hỗ trợ về công nghệ thông tin trong dạy học đã phần nào cải thiện được chất lượng bộ môn. Tuy nhiên việc phát âm (Pronunciation) của học sinh vẫn là vấn đề hết sức khó khăn trong chương trình giảng dạy bộ môn, các em thường hay phát âm chưa chính xác dẫn đến người nói đối diện không hiểu được mình đang nói gì, từ đó các em có cảm giác lo lắng khi giao tiếp. Phát âm là một trong những bộ môn rất khó để giảng dạy hiệu quả đối với các giáo viên Tiếng Anh, càng khó hơn khi học sinh thực hành khi nói. Phát âm đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tiếng Anh bởi đây là yếu tố rõ ràng nhất khiến mọi người biết về khả năng tiếng Anh của hoc sinh. Vì vậy, hoc sinh cần học phát âm ngay cả khi ho cho rằng mình đã giao tiếp được bằng tiếng Anh. Vậy làm thế nào để học phát âm tiếng Anh hiệu quả? Từ những trăn trở đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm khi dạy phát âm cho học sinh THCS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khi dạy phát âm (pronunciation) trong Tiếng Anh trung học cơ sở

MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI DẠY PHÁT ÂM (PRONUNCIATION) TRONG TIẾNG ANH TRUNG HỌC CƠ SỞ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Anh là một trong những môn học khó hiện nay ở trường phổ thông, nó càng khó hơn đối với hầu hết học sinh của chúng ta bởi cac em chưa có điều kiện tốt nhất để học tập, thiếu cơ hội thực hành, các tình huống gây hứng thú trong học tập và khắc ghi kiến thức để nhớ lâu từ các tiết học trên lớp. Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình và SGK phân ban với nhiều đổi mới về phương pháp dạy và học, đặc biệt việc tăng cường sử dụng kênh hình và sự hỗ trợ về công nghệ thông tin trong dạy học đã phần nào cải thiện được chất lượng bộ môn. Tuy nhiên việc phát âm (Pronunciation) của học sinh vẫn là vấn đề hết sức khó khăn trong chương trình giảng dạy bộ môn, các em thường hay phát âm chưa chính xác dẫn đến người nói đối diện không hiểu được mình đang nói gì, từ đó các em có cảm giác lo lắng khi giao tiếp. Phát âm là một trong những bộ môn rất khó để giảng dạy hiệu quả đối với các giáo viên Tiếng Anh, càng khó hơn khi học sinh thực hành khi nói. Phát âm đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tiếng Anh bởi đây là yếu tố rõ ràng nhất khiến mọi người biết về khả năng tiếng Anh của hoc sinh. Vì vậy, hoc sinh cần học phát âm ngay cả khi ho cho rằng mình đã giao tiếp được bằng tiếng Anh. Vậy làm thế nào để học phát âm tiếng Anh hiệu quả? Từ những trăn trở đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm khi dạy phát âm cho học sinh THCS. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: Qua nhiều năm giảng dạy với nhiều đổi mới về phương pháp dạy và học, song học sinh vẫn còn thụ động, chưa phát huy tính tích cực, tư duy, chủ động, sáng tạo, chưa khắc sâu kiến thức và trong một số trường hợp giáo viên vẫn chưa tạo ra ấn tượng sâu sắc, cũng như những “cái riêng” trong dạy học môn ngoại ngữ nhằm giúp học sinh học tập tích cực hơn. Giờ học thật buồn chán bởi sự chuẩn bị sơ sài của giáo viên, sự quá thiếu thốn đồ dùng và các thiết bị hỗ trợ dạy học. Các em không thể đọc hay phát âm nhiều từ đơn giản. 2. Cơ sở thực tiễn: Việc dành nhiều thời gian tập luyện không quan trọng bằng việc phải luyện tập đều đặn. Một số học sinh nhận thấy rằng, chỉ cần bắt đầu chú ý tới việc phát âm đã giúp họ nâng trình độ tiếng Anh lên rất nhiều. Có một ý kiến hay là cố gắng bắt chước nói tiếng Anh bất cứ khi nào các em nghe cái gì đó bằng tiếng Anh (như xem tivi, xem phim, v.v...). Các em cố gắng phát âm các từ tiếng Anh bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào có chút thời gian rảnh rỗi, chẳng hạn như trong khi chờ xe buýt, khi tắm hay đang lướt web... Một khi miệng và lưỡi các em đã quen với các âm mới thì chúng sẽ không có gì là khó khăn đối với các em. Tuy nhiên, nhiều em học sinh chưa biết cách đọc là do nền tảng phát âm ban đầu chưa có, chương trình phổ thông cũng không có tiết dạy nào dành riêng cho phát âm, dẫn đến ngày này qua ngày khác, các em không được luyện tập theo đúng bài bản, không thể phát âm được những từ dù đơn giản nhất. Đó là thực trạng rất phổ biến ở các lớp học. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP (ĐỀ XUẤT) 1. Giải pháp 1: Trình tự dạy phát âm theo 7 bước Mục đích của dạy phát âm (pronunciation) là hình thành các kĩ năng tiếp nhận và tái tạo lại chính xác những âm thanh, nhịp điệu và ngữ điệu. Dạy pronunciation thường được tổ chức và tiến hành theo trình tự sau: Bước 1: Giới thiệu cách cấu âm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong 2 ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ). Bước 2: Bắt chước âm thanh nhằm mục đích phát triển kĩ năng nhận biết và phân biệt những đặc tính của âm thanh đó và tái tạo lại chúng cho phù hợp với mẫu chuẩn. Bước 3: Luyện tập với âm thanh đó trong tập hợp với những âm thanh khác. Bước 4: Nghiên cứu vỏ âm thanh đó trong tập hợp với các âm thanh khác. Bước 5: Nghiên cứu vỏ âm thanh của từ, cụm từ và câu. Bước 6: Bắt chước các âm thanh trong chuỗi lời nói nhằm mục đích hình thành kĩ năng thể hiện trọng âm trong từ, ngữ điệu và nhịp điệu của câu. Bước 7: Thực hành lời nói trên với những đơn vị lớn hơn của chuỗi lời nói – đoạn văn. Lưu ý: Trước khi tiến hành dạy phát âm, một việc rất quan trọng là cung cấp những thông tin cần thiết về cấu âm. Những thông tin này càng đầy đủ và chính xác càng tốt. Điều này là vô cùng cần thiết và là cơ sở cho việc dạy phát âm. Tuy nhiên, những thông tin mang tính lý thuyết này chỉ cần để hình thành kỹ năng phát âm. Điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công là thực hành; trong đó, một trong những phương pháp thực hành hiện đại và hiệu quả là phương pháp nghe. Phương pháp này chú trọng rất nhiều đến phát âm, trong đó bên cạnh việc bắt chước, việc giải thích cấu âm cũng đóng một vai trò quan trọng. Học sinh có thể áp dụng phương pháp nghe vào bài giảng ngữ âm của mình, trong đó chú trọng áp dụng hình thức NGHE vào các bước: Bước 1: Giới thiệu cách cấu âm Sau khi giới thiệu cho học sinh cách cấu tạo của âm và so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ, giáo viên có thể bật băng/đĩa/audio file cho học sinh nghe mẫu âm đó 1 hoặc nhiều lần. Bước 3: Luyện tập âm trong tập hợp với những âm thanh khác Bạn bật băng/đĩa/audio file cho học sinh nghe âm đó trong thế đối sánh với những âm khác. Bước 6: Bắt chước âm thanh trong chuỗi lời nói Giáo viên cho học sinh nghe mẫu những chuỗi lời nói có gắn âm nhằm giúp học sinh hình dung được trọng âm trong từ, ngữ điệu và nhịp điệu của câu. Bước 7: Thực hành lời nói trên với những đơn vị lớn hơn của chuỗi lời nói – đoạn văn Giáo viên tiếp tục cho học sinh nghe những đoạn văn có chứa âm và yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn đó cho giống với giọng đọc trong đoạn văn. Kết thúc bài giảng, học sinh và giáo viên có thể tổng kết dưới một hoặc nhiều trong những hình thức sau đây: Phân biệt âm: Bạn và học viên có thể trình bày bảng/giấy viết như sau: Chơi trò chơi: “Same letters – many sounds” và “Many sounds – same letters” là ví dụ: Ngoài ra, giáo viên còn rất nhiều trò chơi ngữ âm khác như: homophones, phonetic hangman, tongue twister cho đến khi học sinh bắt đầu có thể phát âm chuẩn. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh đã từ lâu được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất làm cho giờ học sinh động và đem lại hiệu quả cao. Ngày nay vai trò của việc tổ chức dạy học qua các trò chơi trong dạy học ngoại ngữ càng được phát huy hơn nhiều nhờ sự linh hoạt năng động của giáo viên và việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là dạy học bằng giáo án điện tử. Trước đây, trong các giờ học tiếng Anh nhiều thầy cô thường xuyên làm việc nhiều và không biết làm thế nào để tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng Nói và khó tạo sự tự tin cho học sinh trong các giờ học. Lúc này các trò chơi vui nhộn, ngộ nghĩnh, mang tính tập thể cao sẽ tạo cơ hộ cho các em thể hiện và giúp các em tự tin vui để học và học mà vui. Tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các trò chơi trong dạy học phát âm là vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng và kết quả học tập của học sinh. 2. Giải pháp 2: Trình tự dạy phát âm theo 5 bước Bước 1: Mô tả, đánh giá các đặc tính cơ bản của âm sẽ được học trong bài. Bước khởi đầu này giúp học sinh nhận thức được các đặc điểm của âm được đưa ra giảng dạy trong buổi học. Cụ thể: Giáo viên có thể đưa ra một danh sách các từ vựng có ngay trong bài học hiện tại, trong đó bao gồm cả những từ được đánh dấu trọng âm đúng và cả những từ bị đánh dấu trọng âm sai. Bước 2: Học sinh được nghe cách phát âm của một hay nhiều từ có chứa âm đó (giáo viên có thể bật băng hoặc đọc mẫu cho học sinh) để nhận biết cách âm được phát ra. Cụ thể: Học sinh lắng nghe và nhận dạng một chuỗi các âm tiết không mang ý nghĩa với những độ dài khác nhau (ví dụ: da-Da, da-da-DA-da, v.v). Bước này giúp học sinh nghe và nhận biết âm. Bước 3: Giáo viên đưa ra những bài thực hành trong khuôn khổ buổi học và cho học sinh tự đánh giá khả năng phát âm của mình. Cụ thể: Học sinh quay lại với danh mục từ vựng đã được nêu ở bước 1. Với qui mô cả lớp, học sinh được yêu cầu sửa cách nhấn trọng âm của từ bằng các hành động như vỗ tay, chẳng hạn khi đến âm cần được nhấn mạnh thì vỗ tay to hơn các âm còn lại. Lưu ý: Trong quá trình tiến hành các hoạt động nói trên, các từ vựng mới có thể liên tục được cập nhật. Bước 4: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hành với các bài tập cho phép luyện tập các cấu trúc giao tiếp thông thường để qua đó, học sinh có thể chủ động điều khiển cách phát âm của mình cho đúng trong thực tế. Bước 5: Cuối cùng, giờ học có thể là nơi để học sinh giao tiếp tự do với nhau – kèm theo quan sát và phản hồi từ phía bạn và các học sinh khác (nếu có thể). Đó sẽ là cơ hội để học sinh vừa tập trung vào nội dung của câu chữ trong giao tiếp mà vẫn có thể thực hành phát âm một cách sống động. Cụ thể: Học sinh có thể làm những bài thuyết trình nho nhỏ có chủ đề liên quan đến bài học của buổi hôm đó, kèm theo trong các tiêu chí đánh giá là các dẫn chứng cụ thể về việc nhấn âm đúng và chuẩn. Một số bài tập phát âm khá hữu dụng giúp học sinh lĩnh hội tốt hơn hệ thống ngữ âm của tiếng Anh - Chạm tay vào cổ họng để cảm nhận độ rung hoặc không rung của thanh quản khi một âm cụ thể nào đó được phát ra (ví dụ: âm /r/). - Nhìn vào gương để quan sát vị trí của lưỡi và môi hoặc hình dạng cùa miệng khi một âm cụ thể nào đó được phát ra (ví dụ: âm /θ/). - Sử dụng ngón tay để chỉ ra số lượng âm tiết trong một từ. - Sử dụng những dải ruy băng có độ dài ngắn khác nhau để minh họa cho độ dài của các từ. - Sử dụng các hình vẽ hoặc âm thanh dễ nhớ, gây ấn tượng để minh họa cho các âm (ví dụ: hình một chú ong kêu vo ve để minh họa cho âm /z/). 3. Giải pháp 3: Trình tự dạy phát âm theo 3 bước 3.1. PRESENTATION – TRÌNH DIẾN ÂM 3.1.1. Giới thiệu âm riêng biệt bằng cách đọc to, rõ và chuẩn âm đó lên 2-3 lần để học sinh nhận biết. Ví dụ âm /a:/. 3.1.2. Đọc âm đó khi đặt trong một hoặc nhiều từ cụ thể. carp, heart, cart. Đối chiếu âm đó với một hay nhiều âm tương tự có thể dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ: Cap Carp Hat Heart Cat Cart 3.1.3. Viết từ đó lên bảng. 3.1.4. Giải t
File đính kèm:
mot_so_kinh_nghiem_khi_day_phat_am_pronunciation_trong_tieng.doc