Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh

- “Test” theo Tiếng Anh tức là thử, phép thử hay sát hạch, hay bài kiểm tra. Theo tiếng Hán “ trắc nghiệm ” là từ ghép của hai từ: “ trắc ” có nghĩa là đo lường, “ nghiệm ” có nghĩa là suy xét, chứng thực. Trắc nghiệm xuất hiện từ thế kỉ 19, do một nhà khoa học người Mỹ nghĩ ra nhằm thủ đánh giá trí thông minh của con người. Sau đó, hai nhà tâm lý học người Pháp soạn ra bộ giáo án trắc nghiệm.

- Trong lĩnh vực giáo dục, một trắc nghiệm cần phải đạt được những tính chất sau:

+ Tính khách quan: là độ phù hợp giữa những phán xét được đưa ra bởi những giám định viên độc lập.

+ Tính giá trị: là mức độ mà một bài trắc nghiệm đo lường được đúng cái mà nó cần đo.

+ Tính tin cậy: là trắc nghiệm đo được bất cứ cái gì, nó đo chính xác

 đến đâu, ổn định đến mức độ nào.

+ Tính thuận tiện: xác định bởi thời gian cần thiết để xây dựng một bài trắc nghiệm, giải thích kết quả.

+ Tính phù hợp: là tôn trọng những tiêu chí đã được xác định trong việc lựa chọn những câu hỏi nhằm làm cho chúng phù hợp với mục đích trắc nghiệm

 

doc 26 trang Chí Tường 21/08/2023 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh

Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh
 suy diễn, tổng hợp......
Nhược điểm của loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
+ Khó soạn những câu, từ, cụm từ làm nhiễu. Những câu, từ hoặc cụm từ làm nhiễu nên ít nhiều có liên quan đến phần kiến thức đang được kiểm tra. VD như trong một câu bỏ lửng, học sinh cần phải điền thêm một động từ, thì đáp án nên dùng vẫn động từ ấy nhưng được chia ở các dạng (nếu mục đích của giáo viên muốn kiểm tra dạng đúng của động từ), hay các từ loại khác như danh từ, tính từ, trạng từ 
(khi mục đích của giáo viên là kiểm tra về từ loại) .......... chứ không nên cho một đáp án đúng, rồi những câu nhiễu muốn là gì cũng được. 
+ Đối với học sinh thông minh, có nhiều sáng kiến thì một đáp án đúng chưa chắc đã khiến các em thoả mãn, nếu các em tìm thấy cách trả lời khác 
tương đương, hoặc thậm chí còn hay hơn.
Tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội so với các loại câu trắc nghiệm khác nên đây vẫn là loại được dụng nhiều nhất.
2.2. Loại câu hỏi đúng sai (True or False?): Câu trắc nghiệm loại này thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết định là đúng – sai.
* Ưu điểm của loại câu đúng sai: 
+ Dễ soạn thảo đối với giáo viên.
+ Có thể tiến hành nhanh chóng ở học sinh.
+ Thích hợp để trắc nghiệm về các sự kiện.
* Nhược điểm:
+ Độ tin cậy, khả năng phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém thấp.
+ Trong thực tế không chỉ có trường hợp đúng hoàn toàn và sai hoàn toàn mà còn có những trường hợp ngoại lệ. Do vậy học sinh chỉ có hai phương án để lựa chọn là quá hạn hẹp.
Nhiều chuyên gia cho rằng loại câu trắc nghiệm này có thể dựa vào sự may rủi.
2.3. Loại câu điền vào chỗ trống (Gap-filling).
Loại câu trắc nghiệm này đòi hỏi trả lời bằng một từ, hay là một cụm từ, cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ. Thực ra loại trắc nghiệm điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn chỉ là một. Nếu trình bày dưới dạng câu hỏi thì gọi là câu trả lời ngắn, còn nếu được trình bày dưới dạng một câu phát biểu chưa đầy đủ thì được gọi là câu điền khuyết.
Loại trắc nghiệm này có những ưu điểm sau:
+ Tạo cho học sinh có cơ hội để trả lời về một chủ đề nào đó. Chính điều này phát huy được óc sáng tạo của học sinh.
+ Do học sinh phải nhớ lại hoặc nghĩ ra câu trả lời nên dạng bài tập trắc nghiệm này khiến học sinh khó có thể đoán mò.
+ Loại câu trắc nghiệm này dễ soạn thảo hơn loại trắc nghiệm đa phương án và câu ghép đôi.
 Tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
+ Khi có nhiều chỗ trống trong câu, học sinh thường hay bị hoang mang, khó làm chính xác hết được.
+ Loại câu trắc nghiệm này khó có thể xây dựng cho rõ ràng vì có thể có nhiều câu trả lời có giá trị như nhau và do đó cũng gây nên khó khăn khi chấm bài.
+ Chấm bài loại trắc nghiệm này thường mất nhiều thời gian hơn so với các loại câu trắc nghiệm khác.
2.4. Loại câu ghép đôi (Matching).
Có tác giả cho rằng loại câu này là hình thức đặc biệt của câu trắc nghiệm đa phương án, trong đó một dãy phương án lựa chọn được dùng để trả lời hoặc để gắn kết với các câu khác. Loại câu trắc nghiệm này thường bao gồm hai hoặc ba dãy thông tin gọi là câu dẫn và câu đáp. Trong những dãy thông tin này, số câu được đưa ra có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau. Nhiệm vụ của học sinh là ghép chúng lại với nhau một cách thích hợp.
Loại bài tập trắc nghiệm này có những ưu điểm sau:
+ Kiểm tra được nhiều loại thông tin, kiến thức của học sinh.
+ Giáo viên không mất nhiều thời gian để soạn thảo.
+ Học sinh rất hứng thú khi sử dụng loại bài tập trắc nghiệm này do dễ định hướng, dễ sử dụng.
+ Yếu tố đoán mò ở học sinh giảm đi nhiều.
Những nhược điểm còn lại:
+ Nếu soạn thảo những câu để đo mức độ kiến thức cao thì giáo viên phải soạn thảo rất công phu, mất rất nhiều thời gian.
+ Nếu bài tập loại này được soạn thảo quá dài thì học sinh phải mất nhiều thời gian để đọc, lựa chọn và tìm câu ghép. Học sinh cũng dễ bị rối mắt khi phải nhìn hết cột này sang cột kia.
Nói tóm lại mỗi loại câu trắc nghiệm đều có những ưu điểm và nhược điểm của chúng. Nhưng chúng ta cần nắm rõ đặc điểm của chúng để có thể hạn chế nhược điểm và tận dụng những ưu điểm để việc dùng câu trắc nghiệm đạt được hiệu quả cao.
 3. Nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm.
	Các chuyên gia đã đưa ra những kỹ thuật khác nhau để soạn thảo câu trắc nghiệm. Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi nghĩ giáo viên chúng ta nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau: 
a. Mô tả tổng quát về nội dung cần trắc nghiệm. Giáo viên cần định hình trong đầu những nội dung chi tiết mà mình sẽ chuẩn bị kiểm tra học sinh.
 b. Lựa chọn dạng bài tập trắc nghiệm phù hợp, sao cho đảm bảo tính thuận tiện khi sử dụng.
c. Chú ý đến các đặc điểm của kích thước và đáp ứng.
d. Các cách sắp xếp để thay đổi (giúp cho người soạn thảo tạo ra nhiều câu trắc nghiệm khác nhau trong một lĩnh vực.)
 4. Các bước xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Để xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá.
Để xác định được mục tiêu đánh giá, giáo viên cần căn cứ vào:
	+ Mục đích, yêu cầu của môn học.
	+ Chương trình giảng dạy.
	+ Yêu cầu về từng mức độ nhận thức.
Bước 2: Viết câu trắc nghiệm.
Trước khi viết câu trắc nghiệm giáo viên cần thành lập bảng đặc trưng 	dạng bài tập mình chuẩn bị kiểm tra học sinh:
* Với dạng bài trắc nghiệm đa phương án.
- Đối với câu dẫn: 
+/ Dùng một câu hỏi hay câu nhận định không đầy đủ làm câu dẫn, câu dẫn phải chứa đựng đủ khối lượng thông tin cần thiết và không quá 45 từ.
+/ Hoàn toàn không dùng câu mang tính chất phủ định kép, viết câu dẫn và câu trả lời khi gắn với nhau phải
hợp ngữ pháp.
- Đối với phần trả lời: 
Phần trả lời thường bao gồm từ 3 đến 5 lựa chọn, nhưng hợp lí nhất là bốn. Viết những câu nhiễu sao cho có vẻ hợp lí và có sức hấpdẫn tương đương. Câu đúng được sắp xếp theo một trật tự ngẫu nhiên.
* Với dạng bài trắc nghiệm đúng - sai.
 - Viết thật ngắn gọn, không trích dẫn nguyên mẫu những câu trong tài liệu hay trong sách giáo khoa. Không viết những câu mang tính phủ định kép.
* Với dạng bài điền từ vào chỗ trống.
- Không để quá nhiều chỗ trống làm cho câu trở nên khó hiểu. Cố gắng viết câu hỏi sao cho để chỉ thấy rõ duy nhất một câu trả lời đúng, hạn chế dùng nguyên mẫu trong tài liệu vì chúng chỉ có nghĩa khi nằm trong một ngữ cảnh cụ thể.
* Loại câu ghép đôi: 
- Sắp xếp các danh mục một cách rõ ràng, đảm bảo hai danh mục là đồng nhất, có giải thích cơ sở để ghép đôi, tránh việc sắp xếp để tạo nên kiểu ghép 1 – 1 , vì điều này sẽ mang tới sự loại trừ dần dần.
 - Để tăng phần hấp dẫn cho dạng bài tập này, giáo viên có thể cho một bên danh mục ít hơn hoặc nhiều hơn danh mục còn lại, tạo sự thách thức khiến học sinh phải tăng cường suy nghĩ, không dám làm mò.
Bước 3: Kiểm soát đề sau khi soạn bài tập.
- Xem xét sự chính xác về thuật ngữ và cách diễn đạt.
- Phát hiện những câu không có phương án nào trả lời đúng trong số những phương án đã cho, hoặc lại có nhiều phương án đúng như nhau trong câu lựa chọn phương án đúng. Đồng thời phát hiện những câu nhiễu chưa hợp lí.
Bước 4: Hoàn thiện câu trắc nghiệm.
Để hoàn thiện câu trắc nghiệm giáo viên cần đánh giá chỉ số của bài trắc nghiệm theo độ khó của bài trắc nghiệm, độ tin cậy của bài trắc nghiệm, độ phân biệt của bài trắc nghiệm, và mức độ lôi cuốn của các câu trả lời.
5. Hệ thống câu trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập 
môn Tiếng Anh của học sinh lớp 6 ( Unit 1, 2, 3, 4)
	Trong phạm vi của bài viết này tôi chỉ xin được nêu ra một số ví dụ về cách viết bài tập trắc nghiệm dùng cho bài 1,2,3,4 Sách Giáo Khoa lớp 6 mà tôi đã làm và áp dụng.
EXERCISES for Unit 1
I. Choose the correct answers to fill in the gaps . 
( am, is, are)
1. This .Lan.	4. How..you ?
2. My nameLinda.	5. I fine, thanks.
3. How oldyou ?	6.She ............... my teacher.
II. Write the right words after the times. 
(morning, afternoon, evening or night)
1. 8.00 a.m .
2. 14.00 p.m	. 
3. 18.00 p.m	.
4. 22.00 p.m .
III. Fill in the blanks.
A __ TE __N __ __ N
 __ O __ N__ ING
__ E __ E __ ING
__ E __ LO
__ R __ ETING
NI __ H __
IV. Put the sentences below in the correct order to make a complete dialogue.
 - Hello, Mai.
 - Fine, thank. And you?
 - Hello, Linh.
 - How are you?
 - I’m fine, thank you.
V. Choose and fill in the gaps with suitable words. 
( years, thanks, this, are, good, old, how, hello, am )
Huong:	..(1) morning, Mr Hung .
Mr Hung:	Hi, children .(2) . ..(3) you, Huong?
Huong:	I ..(4) fine, thank you. And you?
Mr Hung:	Fine, ..(5).
Huong: 	Mr Hung, ...(6) is Nhung.
Mr Hung:	Oh, ........(7), Nhung. How(8) are you?
Nhung: 	I’m twelve .........(9) old.
VI. Matching column A with column B.
 A
 B
1. Good
2. How are
3. My name
4. I’m
5. Fine,
a. fourteen years old 
b. you, today?
c. night. 
d. thanks 
e. is John.
VII. Choose the correct answer
1. My name . Minh. 
A. is 	B. are C. am
2. I . Lan.
A. is 	B. am 	C. are
3. - How are you ? - I ............ fine.
A. are 	B. is 	C. am
4. How are you ? - ................... are fine.
A. we 	B. I 	C. you
5. I’m fine,  .
A. thank 	B. thanks you 	C. thank you 
EXERCISES for Unit 2.
I. Choose one word having pronunciation different from others words: 
A. afternoon 	B. school 	C. classroom 	D. door
A. open 	B. close 	C. come 	D. old
A. eraser 	B. desk 	C. house 	D. student
A. clock 	B. city	C. class 	D. come
A. waste 	B. stand 	C. bag 	D. that
II. Put “my, your, I, you or it” into the blanks. 
1.	. live on LeLoi street.
2.	Hello,  name’s David.
3.	What’s . name and how do  spell ?
4.	Where do  live? 
5.	How old are , Lien ?  am twelve.
6.	Is this  classroom?
III. Put “in or on” into the blanks.
1.	Mary and Tom live .. London. 
2.	I live . the Huong river. 
3.	 She lives  Tran Hung Dao Street.
4.	We live .. Hue City.
5.	 Peter and David live  the USA.
6.	They live a small flat Leloi Street.
IV. Put “Where, What or How ’’ into the blanks.
1.	 are you?
2.	 old are you?
3.	........ do you live? 
4.	.... is your name?
5.	.... do you spell it? 
6.	........................ is your pen?
V. Which word is different?
1.	A. pen 	B. board	C. desk 	D. teacher
2.	A. ruler	B. pencil	C. pen	D. student
3.	A. classroom	B. eraser	C. pen	D. pencil 
4.	A. class	B. door	C. window	D. clock
5.	A. house	 	B. school	C. eraser	D. classroom 
VI. Put true (T) into the correct sentences, false (F) into the wrong sentences. 
 1.	What is your names?	...........
 2.	What is your name?	...........
 3.	Where do you live?	...........
4.	I lives in a small house.	...........
5.	I’m threeteen years old.	...........
6.	This is a eraser.	...........
7.	That is my classroom.	...........
8.	He lives at Tran Phu street.	...........
9.	She is fourteen years old.	...........
10. He is on Ba Trieu Street.	...........
EXERCISES for Unit 3
I. Choose the correct answer.
1. What this?
 	 A. is 	B. am 	C. are 
2. This is armchair.
 	A. the 	B. a 	C. an
3. They are ..
 A. bench 	B. benchs C. benches 
4. How many people .there in your family? 
A. have	B. do	C. are
5. What she do ? 
 	 A. is 	B. do 	C . does 
6. They .students.
 	 A. do 	B. have C. are 
II. Match the questions and the answers.
1. Who is that?
2. What is this?
3. What are these?
4. Is that your teacher?
5. Are those your desks?
6. What does he do?
 a. They are telephone.
 b. No, it isn’t.
 c. It’s my sister, Mary.
 d. Yes, they are.
 e. He is a student.
 f. It is a television. 
III. Put “ how, is, there, does, are ” in the blanks .
1.	Who ...... this?
2.	They .. armchairs.
3	... many students are there in your class?
4.	What . she do?
5.	 are two windows in my classroom.
IV. Fill (T) if the sentence is true, and fill (F) if it is false.
1.	I am a student.	...........
2.	This is armchair.	...........
3.	What is these?	...........
4.	How many desks are there in your classroom?	...........
5.	They are nurses.	...........
6.	There have books on the table.	...........
7.	What do they do?	...........
8.	There are a board in the classroom.	...........
9.	She is a teacher.	...........
EXERCISES for Unit 4
I. Fill (V) if the sentence is true, fill(X) if it is false.
1.	How many people are there in your family?	
 How many people is there in your family?
2.	How many classrooms are there in your school?
 	How many classroom are there in your school?
3.	Our school is beautiful.
 	Our school are small.
4.	There are ten classroom in our school.
 	There are ten classrooms in our school.
5.	Where are your school?	
 	Where is your school?
6.	Which class are you in?
 	Which class do you in?
7.	Where are your classroom?
 	Where is your classroom?
8.	There is one hundred students in grade 6.
	There are one hundred students in grade 6.
II. Choose the correct answer to fill in the blanks.
1.	What time you get up ?
 A. does 	B. doing 	C. do 
2.	I.up at six o’clock.
 A. get 	B. gets 	C. getting 
3.	What time .your mother have breakfast?
 A.is 	B. does 	C. do.
4.	My mother ..breakfast at 6.30 every morning.
 A. having 	B. has 	C. have 
5.	My father .his teeth at 6 o’clok every morning.
 A. brushes 	B. brush 	C. brushs
III. Read the following passage and choose the item (a,b,c,or d)that best answers each of the question about it.
Hi, My name’s Hoa. I am Vietnamese. Now I am in California, at the International school. I am in class 7 with eight other students. They are all from different countries – France,Japan,China and Mexico.
Classes start at 8.30 each morning and the school day ends at 3.30 or 4 o’clock. We have one hour for lunch and two twenty-minutes breaks each day. We often go to the school cafeteria and buy snacks and drinks at break or at lunch time.
The lesson are very interesting and my favourite subject is Biology.
1. Hoa is _____________.	
a. in California	b. at the International school
c.in class7 with eight other students	c.All are correct
2. How long does the school day last?
a. 6 hours	b.7 hours	c. 7.5 hours	d. b and c
3.What do they do at break?
a. They go to the cafeteria	b. They read books.
c. They talk	d. they play sports
4. What is her favourite subject?
a.Geography	 b. Physical Education	
c.Biology	 d. No information
5.According to the passage, Hoa is a_________.
a. doctor	b.teacher	c. student	d. worker
 6. Một số kinh nghiệm cho học sinh khi làm bài tập trắc nghiệm.
Để làm tốt một bài thi trắc nghiệm tiếng Anh, ngoài kiến thức, học sinh cần có những kỹ năng và chiến lược làm bài tốt. Sau đây là một số kinh nghiệm nhỏ dành cho học sinh.
 	 1, Đối với các câu hỏi kiểm tra kiến thức ngữ pháp chung.
	Ngay sau khi nhận đề bài kiểm tra trắc nghiệm, học sinh nên phân loại ngay các câu hỏi thành 3 nhóm:
Nhóm 1: là những câu hỏi học sinh có thể trả lời được ngay.
Nhóm 2: là những câu hỏi cần tính toán và suy luận.
Nhóm 3:là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình
thì học sinh cần đọc kỹ,dành thêm thời gian.
	Ở lần đầu tiên,học sinh sẽ làm những câu thuộc nhóm 1 và phải nhớ đánh dấu những câu chưa làm được trong đề kiểm tra.
Lần thứ hai,học sinh vẫn nên chọn câu nào dễ để làm trước, câu nào quá khó thì tiếp tục để lại vòng 3.
Vì thi trắc nghiệm là cuộc chạy đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào. Với những câu không chắc chắn đáp án chính xác,các em vẫn có thể để lại sau cùng và dùng phương pháp loại trừ để có thể may mắn tăng thêm số điểm.Nếu đến cuối cùng vẫn không có đáp án trả lời nào thì học sinh có thể lựa chọn theo cảm tính. Hãy dặn học sinh đừng bỏ trống bất cứ một câu nào bởi nếu may mắn thì các em có 25% cơ hội được tăng thêm điểm,còn nếu sai thì cũng không bị trừ điểm. Nếu đáp án câu trả lời của học sinh hoàn toàn là đoán mò thì hãy nhớ rằng đáp án C và B thường hay là đáp án đúng nhất.Theo tính toán, trong bài thi trắc nghiệm số câu trả lời rơi vào đáp án B và C chiếm khoảng 60-65%.Câu trả lời rơi vào đáp án A chỉ chiếm 15-20%. Đáp án D chiếm khoảng 20-25%.
	2, Đối với bài nghe, học sinh nên đọc lướt qua tất cả các câu trả lời và đoán đáp án trước khi nghe.Làm như vậy sẽ giúp chúng ta nghe có định hướng trước, nghĩa là ta sẽ thật chú ý đến những thông tin có liên quan đén câu trả lời thay cho việc cứ căng tai lên để nghe được từng câu ,từng chữ trong phần tapescript.
	3,Đối với bài đọc.
Ví dụ một bài đọc như sau:
	Hi, My name’s Hoa.I am Vietnamese. Now I am in California, at the International school. I am in class 7 with eight other students. They are all from different countries – France,Japan,China and Mexico.
Classes start at 8.30 each morning and the school day ends at 3.30 or 4 o’clock. We have one hour for lunch and two twenty-minutes breaks each day. We often go to the school cafeteria and buy snacks and drinks at break or at lunch time.
The lesson are very interesting and my favourite subject is Biology.
1. Hoa is _____________.	
a. in California	b. at the International school
c.in class7 with eight other students	c.All are correct
2. How long does the school day last?
A. 6 hours	b.7 hours	c. 7.5 hours	d. b and c
3.What do they do at break?
a. They go to the cafeteria	b. They read books.
c. They talk	d. they play sports
4. What is her favourite subject?
a.Geography	b. Physical Education	
c.Biology	 d. No information
5.According to the passage, Hoa is a_________.
a. doctor	b.teacher	c. student	d. worker
Đối với loại bài tập này, lời khuyên đầu tiên là hãy loại bỏ ngay những phương án trả lời sai. Nếu loại được một phương án,khả năng trả lời đúng của bạn tăng lên 33%.Nếu loại được 2 phương án,khả năng đúng sẽ tăng lên 50%.Và đừng quên ,các bạn vẫn có thể dùng khả năng đoán trong loại bài này.Thông thường gặp một bài đọc học sinh sẽ ngay lập tức đọc toàn bộ phần passage. Sau đó đọc câu hỏi số 1 và quay trở lại bài đọc để tìm câu trả lời. Tiếp tục đọc câu hỏi thứ 2 và lại vẫn chiến thuật đó áp dụng cho đến câu cuối cùng. Chiến thuật đó rất tốn thời gian vì hầu hết các câu hỏi đều sắp xếp theo thứ tự lô gic của đoạn văn ,nếu làm theo cách trên có nghĩa là có bao nhiêu câu hỏi thì bạn sẽ đọc lại đoạn văn bấy nhiêu lần.Có một gợi ý khác là các bạn hãy đọc câu hỏi và các phương án trả lời trước rồi đi thẳng vào đoạn văn tìm những thông tin cần thiết cho câu trả lời hay còn gọi là trả lời có định hướng. Như vậy bạn chỉ phải đọc đoạn văn một lần thay vì nhiều lần đọc đi đọc lại như chiến thuật trên .Các chuyên gia khuyên chúng ta nên trả lời các câu hỏi trong bài đọc theo cách có định hướng vì những câu hỏi có từ “định hướng” sẽ cho học sinh biết câu hỏi là về vấn đề gì, và định hướng cho học sinh phải tìm thông tin gì trong bài đọc.
Nếu gặp câu hỏi như sau: “According to the passage, Hoa is”, thì cần phải tìm trong đoạn văn nội dung nói về Hoa. Như vậy, “Hoa” chính là từ định hướng trong câu hỏi này. Từ định hướng thường là những danh từ hoặc cụm danh từ, là những từ in hoa, con số và từ viết tắt.
Học sinh nên làm theo những bước sau để trả lời dạng câu hỏi này:
Bước 1: Đọc câu hỏi và tìm ra từ “định hướng”
Bước 2: Tìm từ “định hướng” trong đoạn văn
Bước 3: Khi đã tìm ra từ “định hướng”, đọc câu phía trước từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”.
Bước 4: Nếu đã tìm ra thông tin, trở lại phần câu hỏi và câu trả lời để tìm câu trả lời gần nhất với thông tin trong đoạn văn.
Bước 5: Nếu không tìm thấy thông tin cần cho câu trả lời, từ “định hướng” có thể xuất hiện trở lại trong phần sau của đoạn văn. Lặp lại bước 2 đến bước 4 mà học sinh gặp từ “định hướng”.
Nếu từ định hướng xuất hiện 5 đến 6 lần trong đoạn văn thì có thể phải đọc cả đoạn. Học sinh không nên làm điều đó mà hãy quay thật nhanh trở lại câu hỏi và chọn một từ “định hướng” khác.
Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời thì có thể câu hỏi này thuộc diện khó. Học sinh có thể áp dụng phương pháp phỏng đoán và tiếp tục làm câu hỏi tiếp theo. Cần lưu ý rằng, học sinh không nên dành quá 1 phút cho mỗi câu hỏi.
	Học sinh cũng nên ghi nhớ nội dung mình đã đọc để có thể trả lời câu hỏi về nội dung chính của đoạn văn.
4,Đối với bài trắc nghiệm cách phát âm
I. Choo

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_vai_kinh_nghiem_kiem_tra_va_danh_gia_h.doc