Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6

 - “Tiếng Anh” là một môn học khó, đòi hỏi sự phát huy toàn diện trí lực của thầy và trò trong mọi lĩnh vực. Tiếng Anh là chìa khóa để mở mang tri thức hiểu biết cho toàn thể nhân loại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như xã hội. Chính vì lẽ đó mà phong trào học Tiếng Anh của mọi lứa tuổi và trên mọi hình thức khác nhau được lan rộng khắp mọi nơi. Đối với các trường THCS, Tiếng Anh đã trở thành một môn học chính. Xuất phát từ thực tiễn về môn học Tiếng Anh trong trường là hầu hết đầu vào của các em học sinh chất lượng chưa cao, nhiều "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng, tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm, năng lực tư duy yếu, phương pháp học tập toán chưa tốt, thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không làm bài tập ở nhà, bên cạnh đó một phần cũng từ phía gia đình, vì thế trong quá trình học tập kết quả bị hạn chế rất nhiều. Vì lý do đó mà giáo viên cần tìm ra biện pháp giảng dạy về nhiều khía cạnh của bộ môn mình nhằm giúp cho các em phát huy được khả năng tự học, trí sáng tạo, vận dụng được kiến thức sẵn có để nắm vững kiến thức, biết áp dụng để giải tốt các bài tập, thu được kết quả cao trong các kỳ thi.

doc 13 trang Phúc Lộc 31/03/2025 560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU, KÉM HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH 6
 Tác giả: Trịnh Thị Mai
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiếng Anh
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường THCS Nghĩa Bình
Nam Định, ngày 30 tháng 5 năm 2016
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
 Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tiếng Anh 6
Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Từ ngày 1 tháng 8 năm 2015 đến ngày 30 tháng 5 năm 2016 
Tác giả: 
Họ và tên: Trịnh Thị Mai
Năm sinh: 07 / 02 / 1987
Nơi thường trú: Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Nghĩa Bình
Địa chỉ liên hệ: Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam Định
Điện thoại: 01239317659
Đơn vị áp dụng chuyên đề:
Tên đơn vị: Trường THCS Nghĩa Bình
Địa chỉ liên hệ: Nghĩa Bình – Nghĩa Hưng – Nam Định
Điện thoại: 03503872280
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
 - “Tiếng Anh” là một môn học khó, đòi hỏi sự phát huy toàn diện trí lực của thầy và trò trong mọi lĩnh vực. Tiếng Anh là chìa khóa để mở mang tri thức hiểu biết cho toàn thể nhân loại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như xã hội. Chính vì lẽ đó mà phong trào học Tiếng Anh của mọi lứa tuổi và trên mọi hình thức khác nhau được lan rộng khắp mọi nơi. Đối với các trường THCS, Tiếng Anh đã trở thành một môn học chính. Xuất phát từ thực tiễn về môn học Tiếng Anh trong trường là hầu hết đầu vào của các em học sinh chất lượng chưa cao, nhiều "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng, tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm, năng lực tư duy yếu, phương pháp học tập toán chưa tốt, thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không làm bài tập ở nhà, bên cạnh đó một phần cũng từ phía gia đình, vì thế trong quá trình học tập kết quả bị hạn chế rất nhiều. Vì lý do đó mà giáo viên cần tìm ra biện pháp giảng dạy về nhiều khía cạnh của bộ môn mình nhằm giúp cho các em phát huy được khả năng tự học, trí sáng tạo, vận dụng được kiến thức sẵn có để nắm vững kiến thức, biết áp dụng để giải tốt các bài tập, thu được kết quả cao trong các kỳ thi.
- Trong quá trình giảng dạy để hạn chế số lượng học sinh yếu, kém thì công tác phụ đạo học sinh yếu, kém là một hoạt động bình thường và không thể thiếu được trong bất kỳ trường Trung học cơ sở nào. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được kiến thức cơ bản của nội dung bài học. Trường Trung học cơ sở không ngoại lệ nên việc tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh yếu kém là việc làm thường xuyên chứ không phải phong trào thi đua.
- Vì thế tôi đã chọn đề tài này với mong muốn được trình bày một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém để nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường hiện nay, tạo cho các em học sinh yếu, kém cảm thấy tự tin khi học môn Tiếng Anh 6 trong một lớp học đông học sinh ( từ 30 học sinh trở lên).
 II. Mô tả giải pháp: 
 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
* Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp:
Học sinh ở các mức độ khác nhau luôn cần có những yếu tố điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh nhất là học sinh yếu, kém. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết. Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập.
* Ưu điểm: - Ngành và nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi cũng như các giáo viên khác tham gia các đợt học chuyên đề đổi mới SGK ở các khối, lớp. Có cơ hội dạy và dự giờ thao giảng, dự giờ các đồng nghiệp ở trong và ngoài nhà trường nhằm đúc rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ tay nghề. 
- Cơ  sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy của nhà trường ngày càng đầy đủ, khai thác hợp lý và tận dụng tối đa các tranh ảnh sách giáo khoa để dạy từ vựng, băng, máy cassette, loa, USB, máy chiếu cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, sách tham khảo đầy đủ cho giáo viên và học sinh  có sách hướng dẫn học tốt, sách bài tập cơ bản và nâng cao, Internet.
 - Nhà trường thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua việc quản lý đề kiểm tra thông qua ngân hàng đề.
 - Nhà trường quản lí tốt việc giáo viên dạy phụ đạo thông qua sổ theo dõi dạy phụ đạo có ban giám hiệu kiểm tra.
* Nhược điểm:
 + Đa số học sinh ở nông thôn, nhận thức về tầm quan trọng của Tiếng Anh trong xã hội hiện nay là rất quan trọng, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường dùng sách “ Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng. Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Phòng giáo dục hoặc trường ra) chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ pháp và kỹ năng đọc hiểu.
 + Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường.
 + Một số học sinh chưa thực sự tự giác trong học tập, chưa có động cơ học tập, mất kiến thức cơ bản ngay từ lớp dưới, hoặc còn bị ảnh hưởng bởi trò chơi điện tử, chưa tự xây dựng cho mình phương pháp tự học, chưa dành nhiều thời gian cho việc thực hành tiếng anh hàng ngày, nhiều học sinh không theo kịp bạn để rồi sinh ra chán học, sợ học.
 + Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
 + Học sinh ít có môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh nên kỹ năng nói nghe còn hạn chế. Học sinh còn chưa mạnh dạn trong học tập do chưa hiểu sâu, hoặc đọc chậm, viết chậm, viết sai, không có khả năng vận dụng kiến thức. 
 + Một số học sinh đi học thất thường, ham chơi, không chịu đi học phụ đạo.
 + Ngoài môn học Tiếng Anh học sinh còn phải học, soạn bài và làm bài tập những bộ môn khác nên đối với những em không biết phân phối thời gian để luyện các kỹ năng như nghe, viết, làm bài tập về văn phạm hay học kỹ từ vựng.
 + Nội dung bài dạy nhiều, thời lượng dạy hạn chế nên giáo viên chỉ tập trung dạy theo giáo án ít thời gian quan tâm đến hết đối tượng học sinh trong lớp nhất là học sinh yếu, kém.
 + Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề quá cao hoặc quá thấp đối với học sinh.
 + Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.
 Qua thực tế cho thấy học sinh là nhân tố quyết định chất lượng và tay nghề của người thầy vì dù thầy giáo có giỏi đến đâu mà học sinh không có năng khiếu bộ môn, học tập chưa tích cực, không có lòng đam mê và yêu thích môn học thì công tác bồi dưỡng cũng sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Năng khiếu về môn học, tính tích cực, sự kiên nhẫn và lòng đam mê môn học và được hướng dẫn học tập bởi một giáo viên giỏi là những nhân tố tạo nên kết quả của quá trình phụ đạo học sinh yếu, kém. Học sinh cần có phương pháp tự học để nâng cao kiến thức và kỹ năng làm bài tập của môn học. Tích cực học thầy, học bạn, tăng cường hoạt động theo cặp, nhóm nhằm trao đổi ý kiến, ôn bài, kiểm tra kiến thức hoặc chấm chữa bài kiểm tra cho nhau, biết chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ bạn mình cùng tiến bộ. Biết rõ tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh để đầu tư thời gian học tập bộ môn một cách nhiệt tình và có hiệu quả. Có kế hoạch học tập cụ thể và điều quan trọng nhất là các học sinh tham gia bồi dưỡng phải có các phương pháp học tập tích cực, khoa học và có hiệu quả. 
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
* Vấn đề cần giải quyết: 
 Với việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học còn yếu, kém và một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh 6 ở trường Trung học cơ sở. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản, nhằm lấp lỗ hổng kiến thức của học sinh. Bản thân tôi có thể tự tin hơn trong việc soạn giảng dạy chương trình Tiếng Anh 6.
 Thực hiện theo chủ trương của cấp trên và các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học từ đó đã đưa ra một số biện pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, kém.
 Qua bước đầu nghiên cứu, kết quả khảo sát đầu năm 2014 - 2015 tỉ lệ xếp loại trung bình, yếu, kém khá cao nhưng đến cuối học kì II thì các lớp thống kê thấy tỉ lệ xếp loại yếu, trung bình có giảm, không có xếp loại kém. Đó là một bước khởi điểm rất thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài.
* Nội dung biện pháp:
- Cách thức thực hiện:
 Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Tiếng Anh  trong nhà trường, theo tôi để thực hiện tốt việc phụ đạo học sinh yếu, kém học tiến bộ đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên phải hiểu rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn đến học sinh yếu, kém để từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể, thiết thực dạy học sinh thuộc đối tượng này. Theo tôi, để thực hiện tốt việc dạy phụ đạo học sinh yếu, kém đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số biện pháp mang áp dụng cho đối tượng học sinh ở trường tôi như sau:
+ Lựa chọn đối tượng:
 Trong quá trình giảng dạy, thường xuyên theo dõi tình hình học bộ môn của học sinh đễ kịp thời phát hiện những học sinh còn yếu kém, chưa tiếp thu kịp bài học do năng lực hoặc những học sinh không học tốt do chưa có phương pháp tự học tốt ở nhà hoặc lười học từ vựng, vă

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_kem.doc