Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán Lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn

HSYK môn Toán đang tiếp tục chinh phục tri thức Toán, họ chỉ đi sau các HS khác, và rất có thể, họ cũng có thể vượt lên đi cùng, hoặc thậm chí vượt đa số các bạn vào một thời điểm nào đó. Và nhiệm vụ quan trọng nhất của GV là giúp các HSYK này, tại thời điểm hiện tại, được đánh giá là đi chậm hơn sẽ dẫn bước nhanh hơn, cố gắng vươn lên, ít nhất với mục tiêu là đuổi kịp đa số các bạn, và kết quả HT không còn những con điểm dưới trung bình.

Quah May Ling[8] đã chỉ ra nhiều đặc điểm của HSYK trong HT như là chậm phản ứng với môi trường HT, phụ thuộc nhiều vào GV, thiếu tự tin trong giờ học, chậm phát triển về thể chất Năm 2011, Sangeeta Chauhan[9] cũng đưa ra một vài đặc điểm HSYK trong HT trùng khớp với Quah May Ling, bên cạnh đó bà cũng chỉ ra một số đặc điểm khác: trí nhớ hạn chế, biểu đạt ngôn ngữ kém.

Năm 1969, Phạm Văn Hoàn[1] mô tả đặc điểm HSYK môn Toán:

- Là những HS không nắm được kiến thức Toán học hoặc nắm chậm, không vận dụng được kiến thức hoặc vận dụng chậm, thường yếu về kỹ năng (tính toán, đo lường, vẽ hình, suy luận, chứng minh, ).

- Trình độ tư duy thấp, thao tác tư duy lúng túng, việc kết hợp giữa các thao tác tư duy thường yếu, nên trong việc phân tích, khái quát hóa các em còn nhầm lẫn dấu hiệu bản chất với dấu hiệu không bản chất. Tư duy của các em thường có tính ỳ khá mạnh.

- Thiếu năng lực tự kiểm tra, thường suy luận máy móc, thiếu căn cứ.

- Ngại học Toán, không hiểu rõ nhiệm vụ HT.

- Không biết tổ chức tốt việc HT, không biết phương pháp học Toán.

Thông qua các tài liệu nghiên cứu về HSYK có thể mô tả HSYK môn Toán lớp 12 với các đặc điểm chính như sau:

- Về thái độ: thiếu tập trung, không thể hiện sự hứng thú trong giờ học môn

Toán; tự ti, thiếu tự tin trong học Toán; không sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc không tham gia các nhiệm vụ HT môn Toán.

- Về tư duy: hay ghi nhớ máy móc (thuộc lòng, học vẹt) các công thức, các khái niệm hơn là ghi nhớ bản chất của vấn đề; không thực hiện được hoặc thực hiện rất chậm các thao tác tư duy như đặc biệt hóa, cụ thể hóa, phân tích, tổng hợp ở mức độ tối thiểu.

- Về kiến thức: hổng kiến thức cơ bản; không hiểu bản chất hoặc không nắm được mối liên hệ giữa các tính chất, khái niệm, định lý.

- Về kỹ năng: hạn chế trong việc thể hiện các khái niệm, tính chất trong Toán học; kỹ năng kết nối kiến thức để vận dụng vào giải Toán yếu; kỹ năng diễn đạt hạn chế, khó khăn khi trình bày bài giải Toán.

 

docx 115 trang Nhật Nam 03/10/2024 562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán Lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán Lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán Lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn
cho thêm nài tập khó cho HSKG.
Nhận xét: Tóm lại đối với HSYK trong mỗi dạng bài tập cần nhắc lại kiến thức lí thuyết liên quan, sau đó có một bài giải thật kĩ, đầy đủ các bước để làm mẫu giúp HSYK nắm vững cách giải. Tiếp theo ra một bài tập tương tự và GV quan sát HSYK
giải bài, đánh giá xem HSYK đã nắm được cách giải chưa để hộ trợ kịp thời nếu HSYK còn chưa nắm được. Khi HSYK đã biết cách giải thì ra một hệ thống bài tập tương tự nhưng nâng dần mức độ và tạo điều kiện để HSYK tham gia vào hoạt động giải bài. Điều này giúp HS thấy rằng bản thân mình có thể làm được khuyến khích HS tự tin vào khản năng của mình, từ đó tích cực trong quá trình giải bài tập.
Biện pháp 4: Sử dụng ứng dụng Azota giúp đỡ HSYK ghi nhớ kiến thức lí thuyết và thực hành luyện tập thường xuyên.
Trong thời gian gần đây với sự hoành hành của đại dịch Covid - 19 HS không được đến trường, vì vậy có rất nhiều Tỉnh, Thành đã triển khai dạy học trực tuyến và giao bài tập về nhà qua ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó Trường THPT Cát Ngạn cũng có những khoảng thời gian học trực tuyến. Các em HS đã có đầy đủ phương tiện để HT trực tuyến và hoàn thành bài tập trực tuyến. Vì vậy GV có thể khai thác các ứng dụng của CNTT vào giảng dạy nói chung và giúp đỡ HSYK nó riêng. Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ GV trong quá trình giảng dạy, giao bài tập và chấm bài cho HS. Trong đó Azota là một phần mềm được nhiều giáo viên sử dụng. Giao diện Azota giúp GV giao bài tập cho HS và chấm bài TN nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng. Sử dụng tính năng của Azota là giúp GV dễ dàng tạo đề thi. GV chỉ việc upload file đề thi dạng PDF lên, hệ thống sẽ tự động cắt câu hỏi. Sau đó, GV chọn đáp án và lưu lại đề thi. Hoặc upload file đề thi dạng Word và đáp án lên. Khi đã hoàn thành tạo đề thi thì GV copy đường link gửi vào nhóm của HS. Hệ thống còn có tính năng lưu trữ điểm số, quá trình HT của HS. GV chỉ cần tra cứu và tải báo cáo về để in ra hoặc lưu trữ trên hệ thống. Phụ huynh cũng dễ dang xem lại kết quả HT của con trong phần lịch sử HT. Hơn thế nữa GV có thể vận dụng một cách sáng tạo các tính năng của ứng dụng Azota trong việc giúp đỡ HSYK.
Sử dụng Azota nhằm giúp đỡ HSYK Toán 12 ghi nhớ lí thuyết, các công thức.
Nếu như với HSKG sau các tiết học bài mới các em có thể dễ dàng ghi nhớ kiến thức lí thuyết, sau các tiết ôn tập dễ dàng ghi nhớ hệ thống công thức thì đối với HSYK điều đó gặp nhiều khó khăn đòi hỏi GV hỗ trợ. Ứng dụng Azota là công cụ đắc lực của GV trong việc giúp đỡ HSYK ghi nhớ lí thuyết cũng như các công thức. Thay vì yêu cầu HS về nhà học thuộc lí thuyết và công thức sau đó lên lớp gọi HS lên bảng đọc lí thuyết hoặc ghi lại công thức như bình thường thì GV có thể tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định phần kiến thức lí thuyết hoặc công thức mà HSYK cần phải ghi nhớ trong một đơn vị kiến thức.
Bước 2: Tạo một đề thi là hệ thống câu hỏi TN liên quan đến phần KT đó, hệ thống câu hỏi phải thiết kế ở mức độ nhận biết sao cho HS dễ dàng trả lời được.
Bước 3: Up load đề thi lên Azota, chuyển đến nhóm HSYK, khuyến khích các em làm bài nhiều lần cho đến khi đạt điểm tối đa. GV có thể lấy điểm này như một con
điểm kiểm tra thường xuyên để các em có động lực làm bài.
Bước 4: Giáo viên theo dõi quá trình làm bài của HSYK nếu em nào làm tích cực, hiệu quả thì khen ngợi kịp thời. Những em làm chưa tốt thì nhắc nhở động viên để các em tiếp tục làm.
Với phương pháp này GV có thể kiểm tra hết toàn bộ HSYK. Điều này là không thể trong một tiết học đồng loạt vì sẽ mất nhiều thời gian. Hơn nữa với phương pháp này sẽ không gây nhàm chán cho HSYK trong việc ghi nhớ KT. Các em làm bài trong tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng không áp lực, nếu điểm thấp có thể làm lại cho đến khi đạt điểm tối đa coi như đã ghi nhớ KT mà GV yêu cầu. (Phụ lục 4)
Ví dụ 1: Giúp HSYK ghi nhớ một số công thức hình học.
Đề ra
Câu 1. Thể tích khối chóp có diện tích đáy B và có chiều cao h là
A. Bh .	B. 4 Bh .	C. 1 Bh .	D. 3 Bh .
3	3
Câu 2.	Thể tích khối hộp chữ nhật với 3 kích thước a,b,c là
a 2 + b 2 + c 2
A. a .b .c .	B.
Câu 3.	Thể tích lập phương cạnh a là
.	C. ( a .b .c ) 2 .	D. 3 a .b .c .
A. 3 a .	B. a 2 .	C. a 3 .	D. 3 a 2 .
Câu 4.	Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B và có chiều cao h là
A. Bh .	B. 4 Bh .	C. 1 Bh .	D. 3 Bh .
3	3
Câu 5.	Diện tích xung quanh của hình trụ có độ dài đường sinh l và bán kính đáy r bằng
A. 4p rl .	B. 2p rl .	C.p rl .	D. 1 p rl .
3
Câu 6.	Gọi l , h , r lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính mặt đáy của
xq 
hình nón. Diện tích xung quanh S	của hình nón là:
xq 
A. S	=
p r 2 h .	B. S
xq 
xq 
xq 
3
= p rl .	C. S
= p rh .	D. S
= 2p r l .
Câu 7.	Gọi l , h , r lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính mặt đáy của
hình nón. Diện tích toàn phần
S tp 
của hình nón là:
A. S tp = p r l + p r 2 .	B. S tp = 2 p r l + 2 p r 2 .
C. S tp = p r h + p r 2 .	D. S tp = p r l .
Câu 8.	Gọi l , h , r lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính mặt đáy của
hình trụ. Diện tích toàn phần
S tp 
của hình trụ là:
tp	tp 
A. S	= p r l + p r 2 .	B. S	= 2 p r l + 2 p r 2 .
tp	tp
C. S	= p r h + p r 2 .	D. S	= 2p r l .
Câu 9.	Thể tích của khối nón có chiều cao h và có bán kính đáy r là
A. 2p r 2 h .	B. 1 p r 2 h .	C.p r 2 h .	D. 4 p r 2 h .
3	3
Câu 10. Thể tích của khối trụ có chiều cao h và bán kính đáy . . là
A. 4 p r 2 h .	B. 2p r 2 h .	C. 1 p r 2 h .	D.p r 2 h .
3	3
Với 10 câu hỏi mỗi câu hỏi 1 điểm (GV có thể ra thêm 10 câu tương tự thành 20 câu mỗi câu 0,5 điểm) thời gian làm bài 5 phút. GV có thể yêu cầu các em giải đề này nhiều lần cho đến khi đạt 10 điểm. Điểm số và số lần giải, thời gian giải của các em được ứng dụng Azota cập nhật nên GV dễ dàng kiểm soát được em nào đã giải em nào chưa để nhắc nhở các em thực hiện. Với cách làm này GV có thể kiểm tra hết được cả lớp. Những em HSYK có điểm số thấp GV nhắc nhở khuyến khích làm thêm nhiều lần nữa đến lúc nào các em đạt điểm tuyệt đối thì đã thuộc công thức. Khi HS đã hoàn thành đề 1, GV ra thêm đề 2 để củng cố (Phụ lục 3)
Ứng dụng Azota giúp đỡ HSYK Toán 12 trong hoạt động luyện tập với ‘‘phương pháp tái hiện nhiều lần’’
Trong những tiết học luyện tập việc gia tăng số lượng bài tập tương tự cho HSYK môn Toán là rất cần thiết tuy nhiên vì thời gian hạn chế nên trong các tiết học đồng loạt không thực hiện được nhiều. Vì vậy GV cần có kế hoạch riêng với đối tượng HS này, GV dành thời gian để các em tăng cường luyện tập vừa sức mình. Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ: Để hiểu một kiến thức, rèn luyện một kỹ năng nào đó, HSYK môn Toán cần những bài tập cùng thể loại và mức độ với số lượng nhiều hơn so với các em khá giỏi và trung bình. GV có thể giao cho HS rất nhiều bài tập tương tự mà không sợ "nhàm" như trường hợp HS khá giỏi. Phương pháp gia tăng này được thực hiện trong những tiết làm việc riêng với HSYK môn Toán. Tuy nhiên những tiết học này không thể sắp xếp được nhiều đặc biệt trong tình hình đại dich covid - 19 nên việc sử dụng Azota giúp đỡ HSYK là rất phù hợp.
Sau khi đã luyện tập giải một dạng Toán nào đó thì GV có thể up load đề lên Azota với 1 hệ thống bài tập tương tự nhau để về nhà các em HSYK có thể luyện tập lại. Thời gian trên lớp không cho phép GV có thể ra quá nhiều câu hỏi tương tự để các em HSYK thực hành nhiều lần nên ứng dụng Azota giúp GV giải quyết được vấn đề này. Hơn nữa GV có thể kiểm soát được mọi HS trong lớp về số lần làm bài, điểm mỗi
lần làm và thời gian làm của mỗi lần (Phụ lục 4), như vậy biết được HSYK có tích cực làm bài hay không, mức độ tiếp thu của các em đến đâu để có hướng giúp đỡ kịp thời các em.
Ví dụ minh họa:
Luyện tập giải phương trình logarit cơ bản
Sau khi tiến hành luyện tập dạng Toán giải phương trình logarit cơ bản trên lớp. về nhà GV up lên Azota hệ thống các bài tập tương tự nhau để các em thành thạo cách giải. GV có thể chọn những câu hỏi lấy từ các đề thi THPT QG hàng năm hoặc đề thi thử của các trường để các thấy tầm quan trọng của việc thực hành luyện tập từ đó chăm chỉ làm bài.
Câu 1.	(Đề Minh Họa 2020 Lần1) Nghiệm của phương trình lo g ( 2 x - 1 ) = 2 là:
3
9	7
A. x = 3 .	B. x = 5 .	C. x =	.	D. x =	.
2	2
Câu 2.	(Mã 101-2020 Lần1) Nghiệm của phương trình lo g ( x - 1 ) = 2 là
3
A. x = 8 .	B. x = 9 .	C. x = 7 .	D. x = 10 .
Câu 3.	(Mã 102-2020 Lần 1) Nghiệm của phương trình lo g ( x - 1 ) = 3 là
2
A. x = 10 .	B. x = 8 .	C. x = 9 .	D. x = 7 .
Câu 4.	(Mã 103-2020 Lần 1) Nghiệm của phương trình
lo g 2 ( x - 2 ) = 3
là:
A. x = 6 .	B. x = 8 .	C. x = 11 .	D. x = 10 .
Câu 5.	(Mã 104-2020 Lần 1) Nghiệm của phương trình
lo g 3 ( x - 2 ) = 2 là
A. x = 11 .	B. x = 10 .	C. x = 7 .	D.8 .
Câu 6.	(Mã 102-2020 Lần 2) Nghiệm của phương trình
lo g 2 ( x + 9 ) = 5 là
A. x = 41 .	B. x = 23 .	C. x = 1 .	D. x = 16 .
Câu 7.	(Mã 103-2020 Lần 2) Nghiệm của phương trình
lo g 2 ( x + 6 ) = 5
là:
A. x = 4 .	B. x = 19 .	C. x = 38 .	D. x = 26 .
Câu 8.	(Mã 104-2020 Lần 2) Nghiệm của phương trình
lo g 2 ( x + 7 ) = 5 là
A. x = 18 .	B. x = 25 .	C. x = 39 .	D. x = 3 .
Câu 9.	(Mã 101-2020 Lần 2) Nghiệm của phương trình
lo g ( x + 8 ) = 5
bằng
2
A. x = 17 .	B. x = 24 .	C. x = 2 .	D. x = 40 .
Câu 10. (Đề Tham Khảo 2019) Tập nghiệm của phương trình
lo g ( x 2 -
x + 2 ) = 1 là :
2
A.{ 0}
B.{ 0 ;1}
C.{ - 1; 0}
D.{1}
Giúp đỡ HSYK môn Toán lớp 12 sử dụng MTBT để giải một số dạng bài tập TN ôn thi THPT QG.
Hướng dẫn sử dụng MTBT trong quá trình ôn thi tốt nghiệp cho học sinh 12 là vô cùng cần thiết. Trong đợt tập huấn ôn thi tốt nghiệp cho GV của sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã nhấn mạnh cần hướng dẫn cho HSYK kĩ năng sử dụng MTBT đối với một số dạng Toán nhất định.
Trong quá trình ôn thi THPT QG tôi nhận thấy HSYK thường tính toán rất chậm trong khi đó đối với hình thức thi trắc nghiệm đòi hỏi phải đưa ra phương án nhanh chóng. Vì vậy trong quá trình giảng dạy và ôn tập trắc nghiệm khách quan GV cần hướng dẫn, định hướng giúp HSYK có thể tìm ra phương án trả lời bằng cách sử dụng MTBT đối với những bài Toán mà việc sử dụng MTBT có thể dễ dàng chọn đư

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_yeu.docx
  • pdfĐẶNG THỊ LOAN - TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN - LĨNH VỰC TOÁN HỌC.pdf